mercury
Thanh viên kỳ cựu
Nấu nướng đem lại cho teen mình nhiều cái lợi lắm bởi những “yêu cầu” và “đòi hỏi” của nó. Các bạn không tin ư, xem này....
Thứ nhất: tự tin
Nếu bạn đã từng nấu ăn thì bạn có công nhận với mình rằng, chỉ mỗi cái chuyện cân bằng gia vị, bỏ mắm muối bột ngọt sao cho vừa cũng là cả một vấn đề. Mình – và nhiều bạn chắc cũng vậy, đã phải loay hoay hoài bên nồi canh chỉ vì hết bỏ chút cái này, thêm chút cái kia mà chả được vị như ý mình... Và hậu quả của cái việc thêm thêm bớt bớt không ngừng tay ấy là ..... nồi canh mặn kè hết phương cứu chữa, hoặc chăm chỉ vào khâu gia vị quá mà quên rằng rau trong canh đã nhừ và nhũn ra hết cả rồi, hoặc là ti tỉ những thứ khác để rồi đến người sáng tạo ra nó cũng không thể nuốt trôi.....Nhưng khi bạn tự tin vào bản thân mình, bạn tin rằng món ăn này sau khi mình nấu sẽ rất ngon, rồi nêm nếm gia vị một cách tự tin, quyết đoán.... không lo lo lắng lắng nó sẽ như thế này, như thế kia đẻ rồi táy máy chân tay mà phá hư món ăn thì ít ra nó vẫn được mọi người đón nhận, và thậm chí là rất ngon chỉ sau vài lần bạn luyện chưởng.
Thứ hai: bình tĩnh
Lần đầu tiên rán cá, bạn phát hoảng lên khi không hiểu sao cá nó cứ dính chặt vào nồi, không sao trở mặt bên kia được. Hay luộc thịt rồi mà khi cắt ra nó cứ đỏ hồng hồng , eo ơi, gớm thế.....Những lúc như vậy, nếu không bình tĩnh bạn có thể luống cuống đến mức chả biết làm gì..... và nghĩ rằng mình đã làm hỏng rồi, vậy là phải đổ thôi.........Nhưng khoan đã nào. Hãy thật bình tĩnh....... Sử dụng cái đầu một xí đi..... Nếu cá dính quá nhiều, cố khéo léo thế nào cũng không thể lấy nó ra một cách hoàn hảo thì bạn nên chấp nhận để nó hơi trơn da tróc vẩy một tí vậy.....vì cá rán có bị mất một chút xíu da nhìn vẫn không đến nổi nào đâu....còn thịt thì luộc lại chứ có sao đâu.....Dĩ nhiên là món ăn sẽ không được như ý, nhưng như thế vẫn tốt hơn nhiều so với việc phải tống khứ chúng đi..........
Thứ ba: sáng tạo
Điều này có lẽ dễ dàng để các bạn nhận ra nhất. Sáng tạo trong mọi lĩnh vực, công việc dù là nhỏ nhất..... và trong nấu nướng cũng thế. Sáng tạo ngay từ lúc đi chợ, bạn suy nghĩ định nấu gì với gì......Khi nấu ăn, chẳng may nhà bạn không có dụng cụ đầy đủ thì......... là lúc cái đầu làm việc chứ sao. Ví như mình đây, có lần làm một món hấp nhưng dụng cụ không có, thế là mình lấy 3 cái cốc nhôm (dùng để làm đá) úp ngược lại trong nồi rồi để dĩa đựng thức ăn cần hấp lên đó.......sản phẩm cũng ngon phết đấy. Nhưng cái chính là tự dưng lúc ấy mình thấy tự hào về mình quá, thông minh thế cơ mà......
Thứ tư: kiên trì
Bạn không thể nấu ăn ngon được nếu cứ nóng vội và hấp tấp. Có nhiều món ăn, đòi hỏi sự kiên trì của bạn lắm đấy. Vẫn là con cá bị dính chặt vào nồi mà mình đã nói trước đó, trước khi chấp nhận nó bị “xây xát” đôi chỗ thì bạn hãy kiên trì từng chút một dùng đũa tách nó ra khỏi nồi và rồi lật mặt sau rán tiếp. Có vất vả một tí, nhưng khi nhận được thành quả thì sẽ không uổng công bạn chút nào đâu.
Thứ năm: khéo léo.
Cái này thì mình chẳng nói nữa, vì đó là điều và chắc hẳn ai cũng biết. Còn cụ thể như thế nào, sao không hỏi những người “tiền bối” nhỉ....?
Thứ sáu: đừng quá cầu toàn.
Tâm lý nhiều bạn lần đầu tập nấu nướng nhưng lại cứ muốn sản phẩm của mình phải thật hoàn hảo, phải khiến cho mọi người khen tấm tắc....thế mới ....sướng. Và rồi bạn sẵn sang đổ đi cả một nồi “tâm huyết” (cho dù “tâm huyết” đó cũng không đến nỗi tệ) của mình nếu như thấy nó không như tưởng tượng, hay khác hẳn với những gì mà bạn đã từng thưởng thức trước đó. Như vậy không chỉ lãng phí mà tài nghệ nấu ăn của bạn cũng sẽ chẳng bao giờ khá hơn đựơc.....
Thứ bảy: Biết lắng nghe
Nấu ăn mà bị chê trách, ấy là điều không tránh khỏi. Nhiều khi bạn thấy tự ái, thậm chí tức giận khi mình đã cố hết sức vào bếp, trổ tài vậy mà vừa đụng đũa hết người này nói đến người kia nhận xét. Không ít bạn ngúng nguẫy chân tay, mặt mũi bí xị và thề là “không bao giờ” vào bếp nữa. Nhưng bạn ơi! Hãy lắng nghe. Xem mọi người nói những gì. Có thể bạn thấy ngon rồi nhưng sao mẹ lại bảo mặn, còn ông anh thì kêu cay quá.......Có thể khẩu vị mỗi người khác nhau, nên điều đơn giản là lần sau bạn chú ý điều chỉnh để xung hoà cho vừa khẩu vị của cả nhà. Hoặc lỡ may có bị chê thẳng thừng ngay từ lần đầu ra mắt......thì một lần nữa...... “thỉnh giáo” các vị “tiền bối”. Đó cũng là một cách thể hiện tinh thần ham học của bạn. Chỉ là việc nấu ăn, nhưng qua đó bạn cũng học được sự tự tin, bình tĩnh, tính sáng tạo, sự kiên trì khéo léo, cách biết lắng nghe .......và nhiều nhiều những thứ khác nữa. Và những “đức tính” đó, quan trọng hơn, sẽ giúp ít cho bạn trong học tập và cả trong cuộc sống nữa đấy. Bạn không tin ư, sao không thử nhỉ?
Thứ nhất: tự tin
Nếu bạn đã từng nấu ăn thì bạn có công nhận với mình rằng, chỉ mỗi cái chuyện cân bằng gia vị, bỏ mắm muối bột ngọt sao cho vừa cũng là cả một vấn đề. Mình – và nhiều bạn chắc cũng vậy, đã phải loay hoay hoài bên nồi canh chỉ vì hết bỏ chút cái này, thêm chút cái kia mà chả được vị như ý mình... Và hậu quả của cái việc thêm thêm bớt bớt không ngừng tay ấy là ..... nồi canh mặn kè hết phương cứu chữa, hoặc chăm chỉ vào khâu gia vị quá mà quên rằng rau trong canh đã nhừ và nhũn ra hết cả rồi, hoặc là ti tỉ những thứ khác để rồi đến người sáng tạo ra nó cũng không thể nuốt trôi.....Nhưng khi bạn tự tin vào bản thân mình, bạn tin rằng món ăn này sau khi mình nấu sẽ rất ngon, rồi nêm nếm gia vị một cách tự tin, quyết đoán.... không lo lo lắng lắng nó sẽ như thế này, như thế kia đẻ rồi táy máy chân tay mà phá hư món ăn thì ít ra nó vẫn được mọi người đón nhận, và thậm chí là rất ngon chỉ sau vài lần bạn luyện chưởng.
Thứ hai: bình tĩnh
Lần đầu tiên rán cá, bạn phát hoảng lên khi không hiểu sao cá nó cứ dính chặt vào nồi, không sao trở mặt bên kia được. Hay luộc thịt rồi mà khi cắt ra nó cứ đỏ hồng hồng , eo ơi, gớm thế.....Những lúc như vậy, nếu không bình tĩnh bạn có thể luống cuống đến mức chả biết làm gì..... và nghĩ rằng mình đã làm hỏng rồi, vậy là phải đổ thôi.........Nhưng khoan đã nào. Hãy thật bình tĩnh....... Sử dụng cái đầu một xí đi..... Nếu cá dính quá nhiều, cố khéo léo thế nào cũng không thể lấy nó ra một cách hoàn hảo thì bạn nên chấp nhận để nó hơi trơn da tróc vẩy một tí vậy.....vì cá rán có bị mất một chút xíu da nhìn vẫn không đến nổi nào đâu....còn thịt thì luộc lại chứ có sao đâu.....Dĩ nhiên là món ăn sẽ không được như ý, nhưng như thế vẫn tốt hơn nhiều so với việc phải tống khứ chúng đi..........
Thứ ba: sáng tạo
Điều này có lẽ dễ dàng để các bạn nhận ra nhất. Sáng tạo trong mọi lĩnh vực, công việc dù là nhỏ nhất..... và trong nấu nướng cũng thế. Sáng tạo ngay từ lúc đi chợ, bạn suy nghĩ định nấu gì với gì......Khi nấu ăn, chẳng may nhà bạn không có dụng cụ đầy đủ thì......... là lúc cái đầu làm việc chứ sao. Ví như mình đây, có lần làm một món hấp nhưng dụng cụ không có, thế là mình lấy 3 cái cốc nhôm (dùng để làm đá) úp ngược lại trong nồi rồi để dĩa đựng thức ăn cần hấp lên đó.......sản phẩm cũng ngon phết đấy. Nhưng cái chính là tự dưng lúc ấy mình thấy tự hào về mình quá, thông minh thế cơ mà......
Thứ tư: kiên trì
Bạn không thể nấu ăn ngon được nếu cứ nóng vội và hấp tấp. Có nhiều món ăn, đòi hỏi sự kiên trì của bạn lắm đấy. Vẫn là con cá bị dính chặt vào nồi mà mình đã nói trước đó, trước khi chấp nhận nó bị “xây xát” đôi chỗ thì bạn hãy kiên trì từng chút một dùng đũa tách nó ra khỏi nồi và rồi lật mặt sau rán tiếp. Có vất vả một tí, nhưng khi nhận được thành quả thì sẽ không uổng công bạn chút nào đâu.
Thứ năm: khéo léo.
Cái này thì mình chẳng nói nữa, vì đó là điều và chắc hẳn ai cũng biết. Còn cụ thể như thế nào, sao không hỏi những người “tiền bối” nhỉ....?
Thứ sáu: đừng quá cầu toàn.
Tâm lý nhiều bạn lần đầu tập nấu nướng nhưng lại cứ muốn sản phẩm của mình phải thật hoàn hảo, phải khiến cho mọi người khen tấm tắc....thế mới ....sướng. Và rồi bạn sẵn sang đổ đi cả một nồi “tâm huyết” (cho dù “tâm huyết” đó cũng không đến nỗi tệ) của mình nếu như thấy nó không như tưởng tượng, hay khác hẳn với những gì mà bạn đã từng thưởng thức trước đó. Như vậy không chỉ lãng phí mà tài nghệ nấu ăn của bạn cũng sẽ chẳng bao giờ khá hơn đựơc.....
Thứ bảy: Biết lắng nghe
Nấu ăn mà bị chê trách, ấy là điều không tránh khỏi. Nhiều khi bạn thấy tự ái, thậm chí tức giận khi mình đã cố hết sức vào bếp, trổ tài vậy mà vừa đụng đũa hết người này nói đến người kia nhận xét. Không ít bạn ngúng nguẫy chân tay, mặt mũi bí xị và thề là “không bao giờ” vào bếp nữa. Nhưng bạn ơi! Hãy lắng nghe. Xem mọi người nói những gì. Có thể bạn thấy ngon rồi nhưng sao mẹ lại bảo mặn, còn ông anh thì kêu cay quá.......Có thể khẩu vị mỗi người khác nhau, nên điều đơn giản là lần sau bạn chú ý điều chỉnh để xung hoà cho vừa khẩu vị của cả nhà. Hoặc lỡ may có bị chê thẳng thừng ngay từ lần đầu ra mắt......thì một lần nữa...... “thỉnh giáo” các vị “tiền bối”. Đó cũng là một cách thể hiện tinh thần ham học của bạn. Chỉ là việc nấu ăn, nhưng qua đó bạn cũng học được sự tự tin, bình tĩnh, tính sáng tạo, sự kiên trì khéo léo, cách biết lắng nghe .......và nhiều nhiều những thứ khác nữa. Và những “đức tính” đó, quan trọng hơn, sẽ giúp ít cho bạn trong học tập và cả trong cuộc sống nữa đấy. Bạn không tin ư, sao không thử nhỉ?
Last edited by a moderator: