[IT] 12 kỹ năng để "đánh gục" đối thủ CNTT

mercury

Thanh viên kỳ cựu
Trong hàng trăm ứng viên CNTT, nhà tuyển dụng sẽ chọn bạn nếu bạn...

1. Hiểu biết máy tính


Khi các công ty xây dựng các phần mềm lọc thư rác và phát hiện sự lừa đảo, làm sinh ra những núi dữ liệu khổng lồ, thì nhu cầu tuyển chuyên viên CNTT có kiến thức sâu về máy tính tăng vọt.

Người có kiến thức về máy tính không chỉ hiểu biết cơ chế vận hành của máy mà phải có khả năng thiết kế, phát triển các thuật toán (algorithm) và kỹ thuật cải thiện hoạt động của hệ thống.

2. Am hiểu ứng dụng di động

Cuộc đua sáng tạo nội dung cho các loại thiết bị di động đang diễn ra sôi nổi cùng với sự phổ dụng các loại điện thoại di động thông minh như Blackberry, Treo, O2...

Vì vậy, các công ty đang cần những chuyên viên CNTT có khả năng đưa các ứng dụng về quản lý nguồn lực doanh nghiệp (ERP), kế toán... vào thiết bị di động.


Để trở thành người nổi bật trong hàng nghìn cử nhân CNTT ra trường
ngay từ bây giờ teen hãy giắt lưng cho mình những kỹ năng cần thiết
3. Mạng không dây

Các giao thức truyền dữ liệu không dây như Wi-Fi, WiMAX, Bluetooth... đã trở thành những công cụ không thể thiếu của cộng đồng cư dân mạng. Từ đó, nỗi lo hàng đầu của nhà quản trị là làm sao tuyển được chuyên viên CNTT có khả năng bảo đảm an toàn dữ liệu và bảo đảm sự hoạt động thông suốt của mạng.

Thị trường cần là kỹ năng quản trị mạng cộng thêm sự hiểu biết sâu về công nghệ không dây, nghĩa là biết rõ mạng không dây sẽ hoạt động thế nào khi kết nối với mạng máy tính nói chung.

4. Khiếu thẩm mỹ và thiết kế

Nhu cầu về thiết kế giao diện con người - máy tính (human-computer interaction) hay nói gọn là giao diện người dùng (user interface) cho tất cả các ứng dụng web đang rất cấp bách.

Nhờ những công ty như Apple Inc., người tiêu dùng ngày càng có ý thức về sản phẩm đẹp, thiết kế ấn tượng nên chuyên viên CNTT không thể chỉ biết có kỹ thuật.

5. Quản lý dự án thứ thiệt

Thị trường cần những chuyên viên quản lý dự án “thứ thiệt” chứ không phải những người có bằng cấp, nghĩa là có kỹ năng và kinh nghiệm trong việc xử lý những tình huống khác nhau, chẳng hạn sự mâu thuẫn trong nội bộ nhóm làm việc chung quanh những vấn đề công nghệ.
6. Kỹ năng mạng

Điều cấp thiết là các chuyên viên làm việc “ngoài mạng” như kỹ sư phần mềm cũng phải có những hiểu biết căn bản về mạng máy tính, chẳng hạn như về TCP/IP, Ethernet, cáp quang... và có kiến thức khả dụng (working knowledge) về phương thức phân phối và tính toán trên mạng.

7. Kỹ thuật viên hội tụ mạng

Việc các công ty sử dụng ngày càng nhiều điện thoại trên giao thức Internet (VoIP) đã làm phát sinh nhu cầu bổ sung nhân lực ngành quản trị mạng hiểu biết tất cả các kiểu mạng - mạng LAN, WAN, Voice, Internet..., và cách thức kết nối chúng.
8. Mã nguồn mở

Sự bất mãn của người tiêu dùng cộng với những nỗi lo về an ninh máy tính đã thúc đẩy sự bùng nổ của mã nguồn mở, đặc biệt trong lĩnh vực hệ điều hành và cơ sở dữ liệu. Giới quản trị công ty ngày càng quan tâm tìm kiếm những chuyên gia về mã nguồn mở (open-source), có khả năng lập trình cả hệ điều hành lẫn ứng dụng.

Những người có kinh nghiệm về Linux, Apache, MySQL và PHP – gọi chung là LAMP – sẽ không phải lo thiếu việc làm.
9. Xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp

Dù muốn hay không, trong thời cạnh tranh quyết liệt này các doanh nghiệp đều có ý hướng xây dựng hệ thống thông tin kinh doanh (business intelligence – BI). Nhưng họ không cần những chuyên viên kỹ thuật thuần túy chỉ biết soạn câu hỏi (query) hoặc viết mã (script).

Để trở thành người khai thác dữ liệu có tài năng, bạn cần kiến thức chuyên sâu về loại hình kinh doanh bạn sẽ làm việc.

10. “Ăn” bảo mật, “ngủ” bảo mật

Kỹ năng bảo mật và an ninh là cần thiết ở mọi người, mọi việc, ngay cả nhân viên kỹ thuật tập sự cũng phải biết về an ninh. Xu thế này phản ánh hiện tượng tích hợp công tác an ninh và bảo mật vào mọi hoạt động hằng ngày của doanh nghiệp hơn là xem an ninh là một bộ phận cộng thêm do một chuyên viên an ninh đảm trách.

Chuyên viên CNTT muốn tìm được việc làm nhất thiết phải có sự hiểu biết về công tác an ninh và bảo mật trong phạm vi chuyên ngành của mình.

11. Mái nhà công nghệ số

Một thị trường sinh động nhất là thị trường chuyên viên về công nghệ số ở gia đình (digital home technology).

Gia đình ngày càng trở thành “bến đậu” công nghệ cao (hi-tech haven) nhờ sự phổ biến của công nghệ âm thanh, hình ảnh kỹ thuật số, bảo vệ an ninh, thậm chí công nghệ chiếu sáng và phân phối năng lượng tiên tiến.


Học CNTT cơ hội làm việc toàn cầu
12. "Đa di năng"

Các nhà tuyển dụng không muốn thuê những người viết mã (coder) suốt ngày ngồi lặng lẽ sau máy tính. Họ muốn có những người am hiểu Java nhưng đồng thời là thành viên của một tập thể, một người lãnh đạo nhóm hoặc điều phối dự án.


Nếu phát hiện mình có duyên với CNTT thì đây chính là thời điểm bạn nên tích cực chuẩn bị đầu tư học tập, nghiên cứu và rèn luyện cho sự nghiệp tương lai trong lĩnh vực CNTT.

 
Last edited by a moderator:

Bình luận bằng Facebook

Top