[IT] Kỹ năng Googling

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Những điều cần biết để nâng cao khả năng Google (Ken tổng hợp từ nhiều nguồn và tóm gọn để mọi người sử dụng dễ dàng nhất) Phần trong quote là ví dụ.

Hướng dẫn chung:
- Từ khóa càng chính xác, càng cụ thể thì càng dễ tìm đúng cái mình cần. Ngược lại, nếu không biết mình đang cần tìm gì (đang tìm ý tưởng thì nên dùng những từ phổ thông).

Trích:
Ví dụ Ken gõ là: tai nghe (tức là Ken chưa xác định đúng thứ mình cần, nó có thể ra cả earphone, headphone, customphone,điện thoại và đủ thứ trên đời liên quan) nhưng nếu gõ là: HD800 (thì nó ra đúng loại Sennheiser HD800).
- Đăng nhập tài khoản google rồi tìm thì nó sẽ ghi nhớ thói quen của bạn.

- Google sẽ giảm độ chính xác khi bạn có trên 10 từ. Vậy nên từ khóa càng ngắn gọn càng tốt.

- Google tự động nhận biết từ AND cho nên lúc gõ đừng mất công gõ vào từ này.

- Google không phân biệt viết hoa và viết thường (trừ vài từ khóa kiểu thuật toán)

- Gõ tiếng Việt có dấu chính xác hơn nhiều so với không dấu.

- Google sẽ tự bỏ qua các từ như: why, when, where, how,...đại loại như vậy. Cho nên muốn tìm với các từ này, thì nên sử dụng thủ thuật bên dưới (+how, "how",...)

- Nếu muốn tìm ý tưởng hoặc chưa biết lĩnh vực của mình cần gì, hay nói chung là muốn tìm hiểu các lĩnh vực liên quan, bạn có thể tìm kiếm trực tiếp ở trang http://directory.google.com

Thủ thuật: (dùng kết hợp để cho kết quả đúng nhất)

1. Tìm chính xác: bỏ từ khóa vào trong dấu ngoặc kép.

2. Cộng: dấu cộng (+) rất hữu dụng khi bạn muốn kết hợp tìm kiếm (tương tự thuật toán AND trong IT)
Trích:
Ví dụ: bạn muốn xem giá của máy SONY WALKMAN nhưng được bán trên ebay thì bạn gõ: walkman +ebay (bạn không cần phải gõ +price nếu bạn đã hiểu cách bán hàng của ebay)
3. Trừ: Các bạn thường rất hay gõ vào cả dấu gạch nối (-) trong tìm kiếm, nhưng Google hiểu đó là dấu trừ. Cho nên kết quả thường ko đúng.
Trích:
Ví dụ bạn muốn tìm N8 nhưng không muốn nó hiển thị thông tin từ trang raovat.com, vậy bạn gõ: N8 -raovat.com
4. OR: đây là thuật toán. Từ này phải được viết hoa. Ý nghĩa thì chắc các bạn đã hiểu, là tìm cả 2 thôi.
Trích:
Ví dụ: Ken có thể gõ: "Trần Thế Công" OR Thủy Top, các bạn có thể đoán được kết quả hiển thị
5. Tìm trong trang chỉ định: nếu bạn muốn tìm từ một trang web mà bạn muốn, thì bạn dùng thuật toán sau: [từ khóa][space][dấu hai chấm][domain]
Các bạn ko cần gõ http://.
Trích:
Ví dụ: tôi muốn tìm thông tin thầy Giản Tư Trung trong trang của IPL thì tớ sẽ gõ: "giản tư trung" :forum.ipl.edu.vn
6. Định dạng: rất hữu dụng cho các bạn muốn tìm kiếm tài liệu, giáo trình, sách,... Gõ kiểu: từ khóa filetype:định_dạng
Trích:
Ví dụ: Sale skill filetype:ppt (bạn có thể gõ pptx, thay cho ppt)
Tìm bài giảng thì dùng filetype:ppt
Tìm sách thì để đúng định dạng cần tìm, ví dụ như filetype:epub
Tìm tài liệu để "xào" thì filetype:doc (hoặc docx)
Vân vân, nói chung là rất hữu dụng
7. Tìm trong tên miền: cái này hữu dụng cho ai định đặt tên miền, google sẽ tìm từ khoá của bạn trong tất cả các tên miền hiện có. Thuật toán allinurl: từ khóa
Trích:
Ví dụ: allinurl:vanhoakinhdoanh
Bạn sẽ tìm được những thông tin bổ ích, hay các trang web lớn có phân trang là cái bạn muốn tìm
8. Tìm trong tên miền và nội dung: mạnh hơn cách trên 1 tí. Thuật toán: inurl:từ_khóa_1 từ_khóa_2... Tức là tên miền bắt buộc có từ khóa 1, và nội dung có từ khoá 2.

Trích:
Ví dụ: inurl:khaiphabanthan khóc
9. Tìm trong tiêu đề: Google bình thường sẽ tìm từ khóa của bạn trong tất cả các nội dung có text, nhưng nếu bạn dùng thuật toán này nó sẽ tìm chính xác từ khóa trong tiêu đề. Hữu dụng khi bạn muốn tìm tên 1 bài báo, bài nghiên cứu, 1 topic,... Thuật toán allintitle:từ khóa
Trích:
ví dụ: allintitle:IPL acoustic (bạn sẽ thấy được sự khác biệt của kết quả nếu ko sử dụng thuật toán này
10. Tìm cả tiêu đề và nội dung: tương tự như trên, nhưng mạnh hơn. Thuật toán intitle:từ_khóa_1 từ_khoá_2... Có nghĩa là tiêu đề bắt buộc phải có từ khóa 1, và nội dung (hoặc tiêu đề) có từ khóa 2 (ưu tiên tìm từ khóa 2 trong tiêu đề). Công cụ này khá mạnh, giúp thu hẹp phạm vi tìm kiếm.
Trích:
Ví dụ: intitle:IPL Hương Thư (bạn sẽ tìm được ngay bài đang khá hot hiện nay)
11. Tìm trang tương tự: các bạn có khi tự hỏi có trang web nào tương tự như trang web chúng ta đang xem ko, vậy ta sử dụng 1 thuật toán đơn giản related:URL để tìm.
Trích:
Ví dụ: muốn tìm trang tìm kiếm khác, gõ related:google.com
Muốn tìm trang bán hàng khác, gõ related:amazon.com
12. Tìm thông tin trang web: chỉ sử dụng được với những trang web lớn. Nó sẽ hiển thị nếu trang web đó có cung cấp. Thuật toán: info:URL
Trích:
Ví dụ: info:google.com
13. Tìm trong khoảng nhất định: thuật toán này yêu cầu bạn gõ con_số..con_số, chú ý phải có đơn vị. Các bạn có thể tìm trong khoảng năm nào tới năm nào, kích thước, số tiền,vân vân...
Trích:
Ví dụ: Ken muốn tìm blackberry trong khoảng $100 tới $300 thì gõ blackberry $100..300
14. Cache: nếu bạn được gửi 1 link thông tin mà hiện nay nó đã "die", bạn muốn xem nó đã viết cái gì. Ồ, google có 1 cách, đó là cache trang đó lại. Chú ý, chỉ đúng cái link bạn gõ vào thôi nhe. Thuật toán cache:URL
Trích:
Ví dụ: cache:http://www.chungta.net/PortletBlank....int=1929880031 (trang chungta.com đã die, nhưng vẫn đọc bài cũ được)
Đó là cơ bản những thứ mình thường dùng, nếu bạn nào có chiêu gì hay hay nữa thì nêu lên cho mọi người luôn. Tính năng của google còn nhiều lắm

IPLer Ken

__________________
 

Quyen.Tran

Thành viên mới
Bài viết này rất bổ ích, mình muốn hỏi kỹ hơn về tìm trong khoảng tg nhất định mình sẽ dùng cú pháp gì
VD như mình muốn tìm hiểu về cnăng promote mới đây đc add cho fanpage thì mình dùng key gì để search, vì Q.T search nó "promote" "fanpage" "facebook" Google trả về toàn các KQ trong năm 2011 thôi.
Cảm ơn Kendy:)
 

Hoàng Dung

Thành viên mới
mọi người đều dùng google và không phải ai cũng nghĩ rằng cần trang bị kiến thức cho việc tìm kiếm này. thanks!
 

Bình luận bằng Facebook

Top