mercury
Thanh viên kỳ cựu
Nhiều sinh vật phải lột xác để phát triển. Một tiến trình then chốt của cuộc sống nhưng cũng đầy nguy hiểm: đó là lúc rất dễ bị kẻ thù xơi tái!
1. Ve sầu cởi bỏ nịt ngực trong nửa giờ
Ấu trùng ve sầu trải qua 3-6 năm sống trong lòng đất. Trong lần lột xác cuối cùng, con nhộng chui ra khỏi chỗ ẩn nấp và bò lên cây, tự gồng mình, làm nứt vỏ và từ từ chui ra theo ngõ lưng, sau đó nằm bất động mấy giờ liền cho lớp da và cánh mới khô ráo để có thể bò đi.
2. Cách của cua Nhật
Con cua cái này bắt đầu một lần lột xác mới. Một năm trước, nó phát triển từ bên trong lớp vỏ có đường kính 1,5m. Khi cảm thấy quá chật chội, nó mở tung vỏ ngoài bằng cách đi thụt lùi và phải mất mấy giờ liền mới ra khỏi được chiếc áo cũ. Loài cua này có thể thọ đến 100 năm, kích thước lên đến 3,7m, nặng 20kg!
3. Tắc kè: xé áo từng mảnh
Con tắc kè này cọ mình vào cành cây để lột xác. Mỗi năm nó phải lột da nhiều lần, vì da không đủ đàn hồi cho sự phát triển của cơ thể. Sau đó nó còn ăn cả da của mình, một nguồn thực phẩm bổ béo với nhiều vitamin.
4. Chỉ treo bằng một sợi tơ
Treo lủng lẳng trên cành chỉ bằng một sợi tơ nhỏ, con nhện vằn đu đưa thân mình trong gió. Vị thế này cho phép nó hoàn toàn tự do chuyển động để cởi bỏ lớp áo và chui ra ngoài.
5. Chim cánh cụt thay lông
Lúc mới ra đời, chim cánh cụt có lớp lông thấm nước. Khoảng 13 tháng tuổi, lớp lông không thấm nước mới xuất hiện. Khi đó nó mới dám mò ra biển để kiếm ăn và chỉ quay trở lại đất liền ba năm sau đó để sinh con.
6. Lông cũ vẫn tốt
Lạc đà bắt đầu cởi bỏ lớp lông cũ vào mùa đông. Đến mùa xuân lông rụng từng mảng lớn, và người ta thu lượm lại để dệt thảm hay áo quần.
7. Mỗi tháng một lần
Loài dế cơm Hoa Kỳ sống ở vùng khí hậu ẩm ướt. Trong cuộc đời ngắn ngủi chừng sáu tháng, nó phải lột xác đến 5-6 lần.
8. Trong lớp vải nhung
Vào cuối mùa đông, tuần lộc phô trương chiếc sừng mới bọc một lớp da cực mịn, đẹp như nhung. Đến mùa thu, lớp da này khô cằn đi và tách ra từng mảng. Chiếc sừng lại bị trần trụi và rụng xuống sau mùa động dục.
1. Ve sầu cởi bỏ nịt ngực trong nửa giờ
Ấu trùng ve sầu trải qua 3-6 năm sống trong lòng đất. Trong lần lột xác cuối cùng, con nhộng chui ra khỏi chỗ ẩn nấp và bò lên cây, tự gồng mình, làm nứt vỏ và từ từ chui ra theo ngõ lưng, sau đó nằm bất động mấy giờ liền cho lớp da và cánh mới khô ráo để có thể bò đi.
2. Cách của cua Nhật
Con cua cái này bắt đầu một lần lột xác mới. Một năm trước, nó phát triển từ bên trong lớp vỏ có đường kính 1,5m. Khi cảm thấy quá chật chội, nó mở tung vỏ ngoài bằng cách đi thụt lùi và phải mất mấy giờ liền mới ra khỏi được chiếc áo cũ. Loài cua này có thể thọ đến 100 năm, kích thước lên đến 3,7m, nặng 20kg!
3. Tắc kè: xé áo từng mảnh
Con tắc kè này cọ mình vào cành cây để lột xác. Mỗi năm nó phải lột da nhiều lần, vì da không đủ đàn hồi cho sự phát triển của cơ thể. Sau đó nó còn ăn cả da của mình, một nguồn thực phẩm bổ béo với nhiều vitamin.
4. Chỉ treo bằng một sợi tơ
Treo lủng lẳng trên cành chỉ bằng một sợi tơ nhỏ, con nhện vằn đu đưa thân mình trong gió. Vị thế này cho phép nó hoàn toàn tự do chuyển động để cởi bỏ lớp áo và chui ra ngoài.
5. Chim cánh cụt thay lông
Lúc mới ra đời, chim cánh cụt có lớp lông thấm nước. Khoảng 13 tháng tuổi, lớp lông không thấm nước mới xuất hiện. Khi đó nó mới dám mò ra biển để kiếm ăn và chỉ quay trở lại đất liền ba năm sau đó để sinh con.
6. Lông cũ vẫn tốt
Lạc đà bắt đầu cởi bỏ lớp lông cũ vào mùa đông. Đến mùa xuân lông rụng từng mảng lớn, và người ta thu lượm lại để dệt thảm hay áo quần.
7. Mỗi tháng một lần
Loài dế cơm Hoa Kỳ sống ở vùng khí hậu ẩm ướt. Trong cuộc đời ngắn ngủi chừng sáu tháng, nó phải lột xác đến 5-6 lần.
8. Trong lớp vải nhung
Vào cuối mùa đông, tuần lộc phô trương chiếc sừng mới bọc một lớp da cực mịn, đẹp như nhung. Đến mùa thu, lớp da này khô cằn đi và tách ra từng mảng. Chiếc sừng lại bị trần trụi và rụng xuống sau mùa động dục.