mercury
Thanh viên kỳ cựu
Trong khi phần lớn các loài vật đều yêu thương và chăm sóc con mình cho đến lúc chúng có khả năng kiếm ăn và tự vệ thì cũng tồn tại các hiện tượng đi ngược với tình mẫu tử.
Bọ “chôn xác” nuôi con bằng cách ăn xác động vật rồi nhả lại thức ăn cho lũ ấu trùng. Thông thường, ấu trùng con sẽ bò tới nhiều lần để xin thức ăn từ bọ mẹ. Những con đầu tiên thường được cho ăn đầy đủ, ngược lại, con ấu trùng cuối cùng nào còn béng mảng đến xin, sau khi nguồn thức ăn đã cạn kiệt, sẽ trở thành bữa ăn của chính mẹ nó.
Nguyên nhân là do bọ mẹ có thể đang cân đối số lượng ấu trùng con sao cho vừa đủ với nguồn thức ăn. Bọ thường sinh sản nhiều hơn lượng thức ăn chúng kiếm được để nuôi con từ xác động vật. Khi đó, một vài hiện tượng ăn thịt con sẽ xảy ra để tăng thêm cơ hội sống sót cho toàn bộ lũ ấu trùng lớn khỏe hơn.
Gấu trúc lớn: “Bà mẹ” bỏ rơi con
Gấu trúc cái thi thoảng vẫn sinh đôi, nhưng thường chúng chỉ nuôi một đứa con. Gấu con nhỏ hơn sẽ bị gấu mẹ bỏ mặc trong môi trường hoang dã.
Nguyên nhân là khi chú gấu con được chiều chuộng hơn lớn dần, nó được quan tâm hơn và cũng sẽ ăn rất nhiều lá trúc hơn. Có lẽ những “bà mẹ” gấu sẽ không đủ khả năng “cung phụng” cùng lúc cho cả hai con trong suốt giai đoạn 8-9 tháng đầu cho đến khi cai sữa. Do vậy, chúng thà chăm cho một đứa cho khỏe mạnh, cường tráng còn hơn là nuôi hai đứa yếu ớt về sau.
Chuột đồng: Thêm một “bà mẹ” ăn thịt con
Trái với vẻ âu yếm bề ngoài, chuột đồng mẹ có thể là "những kẻ máu lạnh" thường xuyên ăn thịt con mình.
Nguyên nhân là do chuột đồng mẹ muốn cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất, nên sẽ “giải quyết” những đứa ốm yếu còn lại. Chúng không biết chắc về nguồn thức ăn sắp sửa cạn kiệt tại nơi sinh sống. Mỗi lứa, chúng chỉ sinh một số lượng ít ỏi chuột con để chắc chắc luôn có ít nhất một con trong số đó phát triển tốt.
Đại bàng đen: “Bà mẹ” dửng dưng
Những con đại bàng con ở cùng một ổ hay cắn mổ lẫn nhau và chim mẹ chỉ dửng dưng đứng nhìn con đầu đàn sát hại đứa con nhỏ yếu nhất của mình.
Sự thờ ơ của đại bàng mẹ xem ra có vẻ độc ác nhưng cũng là hiện tượng thường thấy ở nhiều loài chim khác. Các cuộc cãi vã chết người giữa anh em nhà đại bàng có thể giúp phân chia nguồn thức ăn và đảm bảo khả năng sống sót cho những chú đại bàng con khỏe nhất.
Thỏ: “Bà mẹ” thường xuyên vắng nhà
Thỏ mẹ thường bỏ lại con mình trong hang ngay sau khi sinh. Trong suốt thời gian 25 ngày đầu tiên, thỏ mẹ chỉ trở về nuôi con khoảng 2 phút mỗi ngày. Sau giai đoạn làm mẹ ngắn ngủi này, thỏ con sẽ bị mẹ bỏ lại trong hang để tự lo liệu.
Nguyên nhân là do thịt thỏ rất thơm ngon và các loài thú ăn thịt đặc biệt thích ăn những chú thỏ non mới sinh chưa có khả năng tự vệ. Thỏ mẹ phải tránh tiếp xúc với con mình để giữ bí mật nơi ở của chúng dưới mặt đất và giúp thỏ con có cơ may sống sót.
Bọ “chôn xác”: “Bà mẹ” ăn thịt con
Nguyên nhân là do bọ mẹ có thể đang cân đối số lượng ấu trùng con sao cho vừa đủ với nguồn thức ăn. Bọ thường sinh sản nhiều hơn lượng thức ăn chúng kiếm được để nuôi con từ xác động vật. Khi đó, một vài hiện tượng ăn thịt con sẽ xảy ra để tăng thêm cơ hội sống sót cho toàn bộ lũ ấu trùng lớn khỏe hơn.
Gấu trúc lớn: “Bà mẹ” bỏ rơi con
Gấu trúc cái thi thoảng vẫn sinh đôi, nhưng thường chúng chỉ nuôi một đứa con. Gấu con nhỏ hơn sẽ bị gấu mẹ bỏ mặc trong môi trường hoang dã.
Nguyên nhân là khi chú gấu con được chiều chuộng hơn lớn dần, nó được quan tâm hơn và cũng sẽ ăn rất nhiều lá trúc hơn. Có lẽ những “bà mẹ” gấu sẽ không đủ khả năng “cung phụng” cùng lúc cho cả hai con trong suốt giai đoạn 8-9 tháng đầu cho đến khi cai sữa. Do vậy, chúng thà chăm cho một đứa cho khỏe mạnh, cường tráng còn hơn là nuôi hai đứa yếu ớt về sau.
Chuột đồng: Thêm một “bà mẹ” ăn thịt con
Trái với vẻ âu yếm bề ngoài, chuột đồng mẹ có thể là "những kẻ máu lạnh" thường xuyên ăn thịt con mình.
Nguyên nhân là do chuột đồng mẹ muốn cho ra đời những đứa con khỏe mạnh nhất, nên sẽ “giải quyết” những đứa ốm yếu còn lại. Chúng không biết chắc về nguồn thức ăn sắp sửa cạn kiệt tại nơi sinh sống. Mỗi lứa, chúng chỉ sinh một số lượng ít ỏi chuột con để chắc chắc luôn có ít nhất một con trong số đó phát triển tốt.
Đại bàng đen: “Bà mẹ” dửng dưng
Những con đại bàng con ở cùng một ổ hay cắn mổ lẫn nhau và chim mẹ chỉ dửng dưng đứng nhìn con đầu đàn sát hại đứa con nhỏ yếu nhất của mình.
Sự thờ ơ của đại bàng mẹ xem ra có vẻ độc ác nhưng cũng là hiện tượng thường thấy ở nhiều loài chim khác. Các cuộc cãi vã chết người giữa anh em nhà đại bàng có thể giúp phân chia nguồn thức ăn và đảm bảo khả năng sống sót cho những chú đại bàng con khỏe nhất.
Thỏ: “Bà mẹ” thường xuyên vắng nhà
Thỏ mẹ thường bỏ lại con mình trong hang ngay sau khi sinh. Trong suốt thời gian 25 ngày đầu tiên, thỏ mẹ chỉ trở về nuôi con khoảng 2 phút mỗi ngày. Sau giai đoạn làm mẹ ngắn ngủi này, thỏ con sẽ bị mẹ bỏ lại trong hang để tự lo liệu.
Nguyên nhân là do thịt thỏ rất thơm ngon và các loài thú ăn thịt đặc biệt thích ăn những chú thỏ non mới sinh chưa có khả năng tự vệ. Thỏ mẹ phải tránh tiếp xúc với con mình để giữ bí mật nơi ở của chúng dưới mặt đất và giúp thỏ con có cơ may sống sót.