Một tháng nữa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 sẽ diễn ra (7-8/7). Dù Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề tham khảo từ cuối tháng 3, nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12 và không gồm các phần đã tinh giản, nhiều địa phương vẫn lo lắng kết quả thi của thí sinh bị ảnh hưởng nếu đề không phù hợp với bối cảnh chất lượng dạy và học giảm sút.
Tại hội nghị trực tuyến về công tác thi giữa Bộ Giáo dụcvà 63 tỉnh thành ngày 8/6, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, nhận định lứa học sinh tốt nghiệp THPT năm nay bị tác động tiêu cực của dịch bệnh suốt ba năm, các em gặp khó khăn hơn các khóa trước rất nhiều do thường xuyên bị gián đoạn học trực tiếp.
"Chúng tôi đã chỉ đạo các trường bám sát chương trình tinh giản mà Bộ đã công bố. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đề nghị Bộ xem xét, ra đề thi tốt nghiệp THPT sao cho phù hợp", ông Hùng nói.
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục, với sự tham gia của hơn 95.300 giáo viên, khoảng 65% giáo viên các cấp học đánh giá việc dạy và học trực tuyến trong thời gian phòng, chống Covid-19 chỉ "tương đối hiệu quả". Khoảng 20% thậm chí nhận định "không hiệu quả".
Đại diện tỉnh Quảng Trị cũng chia sẻ chất lượng học sinh khối 12 năm nay bị ảnh hưởng do có thời gian dài phải học trực tuyến. Cùng kiến nghị như Nam Định, Quảng Trị cho rằng xem xét ra đề thi phù hợp với thực tế là cách để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Ông Lê Mỹ Phong nói về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngày 8/6. Ảnh: MOET
Ông Lê Mỹ Phong, Cục phó Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định các nội dung được tinh giản do tác động của Covid-19 trong ba năm học qua sẽ không có trong đề thi năm nay. Điều này cũng thể hiện ở đề tham khảo do Bộ công bố hôm 31/3 và các nhà trường, giáo viên, học sinh có thể yên tâm ôn tập theo định hướng đó.
Cũng theo ông Phong, Bộ đã rà soát ma trận đề thi của 15 môn, đảm bảo nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đến nay, ngân hàng câu hỏi cơ bản bảo đảm cả về số lượng và chất lượng.
Do ảnh hưởng của Covid-19, học sinh phải học trực tuyến nhiều, Bộ Giáo dục nhiều lần ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn.
Ví dụ với chương trình môn Ngữ văn lớp 12 năm học vừa qua, hàng loạt tác phẩm được đưa vào diện "khuyến khích tự đọc" chứ không bắt buộc như "Đàn ghi ta của Lor-ca" của tác giả Thanh Thảo, "Thuốc" của Lỗ Tấn, "Ông già và biển cả" của Hemingway. Ở môn Lịch sử, học sinh chỉ cần tự đọc nhiều mục trong bài "Liên Xô và các nước Đông Âu" hay "Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ". Những phần được tinh giản như vậy sẽ không xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT.
Đề xuất ra đề thi phù hợp có thể giúp đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết đại học sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đầu vào, nhiều trường đại học top đầu như Y Hà Nội, Y Dược TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội lại mong muốn tăng số lượng câu hỏi khó trong đề thi nhằm đảm bảo tính phân hóa, giúp các trường thuận lợi trong tuyển sinh, tránh tình trạng một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn không đỗ ngành mong muốn.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng các trường đại học rất muốn nâng cao chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT. Ông đánh giá đề thi năm 2017 và 2018 có tính phân hóa tốt, phù hợp cho các trường sử dụng kết quả thi để xét tuyển. "Tôi mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề thi THPT đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp nhưng cũng giúp phân loại thí sinh tốt hơn", ông Đức chia sẻ.
Dương Tâm
Tại hội nghị trực tuyến về công tác thi giữa Bộ Giáo dụcvà 63 tỉnh thành ngày 8/6, ông Cao Xuân Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định, nhận định lứa học sinh tốt nghiệp THPT năm nay bị tác động tiêu cực của dịch bệnh suốt ba năm, các em gặp khó khăn hơn các khóa trước rất nhiều do thường xuyên bị gián đoạn học trực tiếp.
"Chúng tôi đã chỉ đạo các trường bám sát chương trình tinh giản mà Bộ đã công bố. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn đề nghị Bộ xem xét, ra đề thi tốt nghiệp THPT sao cho phù hợp", ông Hùng nói.
Theo khảo sát của Bộ Giáo dục, với sự tham gia của hơn 95.300 giáo viên, khoảng 65% giáo viên các cấp học đánh giá việc dạy và học trực tuyến trong thời gian phòng, chống Covid-19 chỉ "tương đối hiệu quả". Khoảng 20% thậm chí nhận định "không hiệu quả".
Đại diện tỉnh Quảng Trị cũng chia sẻ chất lượng học sinh khối 12 năm nay bị ảnh hưởng do có thời gian dài phải học trực tuyến. Cùng kiến nghị như Nam Định, Quảng Trị cho rằng xem xét ra đề thi phù hợp với thực tế là cách để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.

Ông Lê Mỹ Phong nói về công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, ngày 8/6. Ảnh: MOET
Ông Lê Mỹ Phong, Cục phó Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, khẳng định các nội dung được tinh giản do tác động của Covid-19 trong ba năm học qua sẽ không có trong đề thi năm nay. Điều này cũng thể hiện ở đề tham khảo do Bộ công bố hôm 31/3 và các nhà trường, giáo viên, học sinh có thể yên tâm ôn tập theo định hướng đó.
Cũng theo ông Phong, Bộ đã rà soát ma trận đề thi của 15 môn, đảm bảo nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu lớp 12. Đến nay, ngân hàng câu hỏi cơ bản bảo đảm cả về số lượng và chất lượng.
Do ảnh hưởng của Covid-19, học sinh phải học trực tuyến nhiều, Bộ Giáo dục nhiều lần ban hành hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông theo hướng giữ lại yêu cầu tối thiểu cần đạt với mỗi môn.
Ví dụ với chương trình môn Ngữ văn lớp 12 năm học vừa qua, hàng loạt tác phẩm được đưa vào diện "khuyến khích tự đọc" chứ không bắt buộc như "Đàn ghi ta của Lor-ca" của tác giả Thanh Thảo, "Thuốc" của Lỗ Tấn, "Ông già và biển cả" của Hemingway. Ở môn Lịch sử, học sinh chỉ cần tự đọc nhiều mục trong bài "Liên Xô và các nước Đông Âu" hay "Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ". Những phần được tinh giản như vậy sẽ không xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp THPT.
Đề xuất ra đề thi phù hợp có thể giúp đảm bảo tỷ lệ tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, trong bối cảnh hầu hết đại học sử dụng điểm thi tốt nghiệp để xét tuyển đầu vào, nhiều trường đại học top đầu như Y Hà Nội, Y Dược TP HCM và Đại học Quốc gia Hà Nội lại mong muốn tăng số lượng câu hỏi khó trong đề thi nhằm đảm bảo tính phân hóa, giúp các trường thuận lợi trong tuyển sinh, tránh tình trạng một số thí sinh đạt 30 điểm vẫn không đỗ ngành mong muốn.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng các trường đại học rất muốn nâng cao chất lượng đề thi tốt nghiệp THPT. Ông đánh giá đề thi năm 2017 và 2018 có tính phân hóa tốt, phù hợp cho các trường sử dụng kết quả thi để xét tuyển. "Tôi mong Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề thi THPT đáp ứng được yêu cầu của kỳ thi tốt nghiệp nhưng cũng giúp phân loại thí sinh tốt hơn", ông Đức chia sẻ.
Dương Tâm