[Kinh tế] MLM là gì ?

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Phần 1 :

MLM là cụm từ viết tắt của "Multi Level Marketing", tại Việt nam thuật ngữ này được dịch ra tiếng Việt với nhiều tên gọi khác nhau nhau như "Kinh doanh theo mạng (Network Marketing)", "Kinh doanh đa cấp", "Bán hàng đa cấp" "Tiếp thị đa tầng"...

dùng để chỉ một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập.

Những cá nhân này không phải là nhân viên của công ty, họ là đối tác phân phối hàng hoá cho công ty. Họ là các doanh nhân kinh doanh độc lập, giới thiệu sản phẩm tới những khách hàng và như vậy, họ có khoản thu nhập nhất định. Ngoài ra họ còn giúp đỡ những người khác cùng tham ra doanh nghiệp MLM, dậy họ cách xây dựng mạng lưới phân phối viên của riêng mình, mạng lưới đó thường được gọi là downline (tuyến dưới).

Trong "Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp" do Chính phủ Việt nam ban hành, tại Điều 2 đã định nghĩa: "Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hóa của mình và của người khác trong mạng lưới do người đó tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chấp thuận."

Phần 2 :

"Bán hàng đa cấp không có gì sai, nếu không muốn nói là rất thuyết phục, đặc biệt đối với những doanh nhân mới khởi nghiệp" _ Lý Trường Chiến, chuyên viên tư vấn cấp cao về kinh tế và chiến lược phát triển doanh nghiệp, nguyên trưởng phòng Kinh doanh của Unilever Vietnam
MLM (Multi Level Marketing, trong "Luật cạnh tranh" của Việt nam thuật ngữ này đựơc dịch là "Bán hàng đa cấp") là một phương thức bán hàng trực tiếp trong đó việc lưu hành, bán và phân phối sản phẩm (nói cách khác là tiêu thụ hàng hóa) được thực hiện qua một cơ cấu nhiều tầng bao gồm những cá nhân riêng biệt hoạt động độc lập. Ngành kinh doanh này có lịch sử phát triển gần 70 năm. Trên thế giới có hơn 30.000 công ty phân phối hàng theo mô hình MLM. Doanh số toàn ngành MLM đạt hơn 400 tỷ USD. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 30%. Ở các nước phát triển phương thức phân phối hàng hoá này đã trở nên quen thuộc với người dân.
Ở Mỹ hiện có 2.000 công ty hoạt động và cứ mười gia đình thì có một người làm trong ngành MLM chiếm khoảng 15% dân số. Nhật bản: có 2,5 triệu Nhà Phân Phối đạt Doanh thu 30 tỷ USD. Đài loan: Cứ 12 người có 1 người làm trong ngành MLM. Tại Việt nam, phương thức phân phối hàng hoá này đã bắt đầu được nhiều công ty áp dụng (khoảng 4-5 năm trở lại đây). Tuy nhiên trong thời kỳ đầu (trước ngày 1/7/2005) do không có luật điều chỉnh nên nhiều công ty, cá nhân đã lợi dụng mô hình này nhằm thu lợi bất chính. Nhiều công ty, cá nhân làm sai đã bị báo chí, xã hội lên án. Nhiều người đã bị truy tố trước pháp luật. Trong thời kỳ đó nhiều công ty làm ăn chân chính cũng bị ảnh hưởng.
Trong Bài báo của tác giả Hiểu Long đăng trên báo Đầu tư: Phó Giáo sư Tiến sĩ Đặng Văn Thanh, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Quốc hội khẳng định, bản chất của hoạt động kinh doanh đa cấp là một phương thức kinh doanh hiện đại, hiệu quả, rất phổ biến ở các nước đang phát triển.
Việc phương thức này xuất hiện ở Việt Nam gây ảnh hưởng tiêu cực tới xã hội và quyền lợi của người tiêu dùng thời gian qua chỉ là hiện tượng nhỏ lẻ, bị biến tướng và bóp méo bởi một số thương nhân làm ăn không chân chính nhằm phục vụ mục đích tư lợi cá nhân.
Theo GS Thanh, nếu chỉ vì một vài hiện tượng cá biệt này mà không thừa nhận sự tồn tại của phương thức kinh doanh đa cấp cũng như những tác động tích cực của nó trong việc kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tăng cường lưu thông hàng hoá để thúc đẩy kinh tế phát triển sẽ là một quan điểm hết sức sai lầm và không phù hợp với chủ trương hội nhập kinh tế.

Phần 3 :

Donald J. Trump - ông trùm tỷ phú bất động sản thế giới.

Donald J. Trump là tấm gương điển hình cho câu chuyện thành công của nước Mỹ. Kể từ khi tốt nghiệp trường tài chính Wharton, các dự án địa ốc của ông là những địa chỉ uy tín nhất cả ở nước Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Trong số đó có tòa nhà cao ốc nổi tiếng thế giới trên Đại lộ số Năm (New York), tháp Trump, Trump Park Avenue, câu lạc bộ Mar-a-Lago ở Palm Beach và Palm Trump International Hotel & Tower đang xây dựng ở Dubai. Sân gôn đạt bố giải thưởng và là một sân khác sắp hoàn thành ở Scotland thể hiện niềm đam mê của ông đối với gôn. Còn là ngôi sao truyền hình được đề cử giải Emmy và đồng sản xuất chương trình truyền hình thực tế ăn khách Người học việc (The Apprentice), và là tác giả của bảy quyển sách bán chạy nhất. Ông thực sự là một người khổng lồ trong giới truyền thông.

Với góc nhìn của một người tỷ phú, một người xuất thân từ gia đình giàu có và là một tỷ phú kiếm ra tiền từ lúc còn rất trẻ, ông sẽ cho chúng ta thấy những tầm nhìn của ông về một lĩnh vực kinh tế khá mới mẻ: Kinh doanh theo mạng - Franchise cá nhân.

- Trích Quyển sách: "Why we want you to be rich" của Donald J. Trump & Robert T. Kiyosaki

- Phần: "Tại sao tôi đề nghị Tiếp thị qua mạng" - trang 394 --> 394


Câu trả lời của Donald J. Trump:

Tiếp thị là một công cụ uy lực và tiếp thị qua mạng có thể tăng cường sức mạnh ấy, chừng nào bạn còn phấn đấu. Nói đơn giản, hãy nhìn một sản phẩm và cắt bỏ công ty quảng cáo ra khỏi nó. Việc tiếp thị và quảng cáo phụ thuộc vào bạn.

Đó là một khối lượng công việc khổng lồ nhưng có thể thực hiện được nếu bạn có niềm đam mê tự thực hiện và luôn giữ cường độ và tinh thần ở mức cao. Nó đòi hỏi tinh thần làm chủ, tức sự tập trung và kiên cường. Tôi không đề nghị tiếp thị qua mạng với những ai không có tinh thần tự phấn đấu cao.

Một thành tố quan trọng nữa của tiếp thị qua mạng là sự tiếp xúc xã hội rộng mở, vì thế nếu bạn không phải là con người xã hội hay cởi mở thì nên suy nghĩ kỹ trước khi bước chân vào. Tính xã hội là một điều kiện cần.

Cũng giống như quảng cáo, có một chương trình quảng cáo tuyệt vời cũng trở thành vô nghĩa nếu sản phẩm không có mức độ tuyệt vời tương quan. Cũng xin nhớ rằng nếu bạn quyết định trở thành nhà phân phối, bạn chịu trách nhiệm pháp lý những gì bạn nói về sản phẩm, về công ty và những vận hội sẵn có. Nhưng hơn cả, hãy đảm bảo là sản phẩm xứng đáng với công sức và lòng nhiệt huyết của bạn. Nếu không thì bạn chỉ đang phí sức mình mà chẳng đi đến đâu.

Robert nói đến tầm quan trọng của việc vượt ra khỏi vùng an toàn của bạn khi đi vào tiếp thị qua mạng. Anh cũng nói đến việc dành cho mình đủ thời gian. Đây là những điểm hay để bạn suy xét. Tôi cũng đồng ý khả năng lãnh đạo rất quan trọng để thành công. Chắc chắn bạn phải có tinh thần trách nhiệm và thái độ "mọi việc đều có thể".

Cũng như khi bắt tay vào làm bất cứ việc gì, hãy tìm hiểu mọi thứ có thể về những gì mình đang làm trước khi khởi sự. Tiếp thị qua mạng đã chứng tỏ là một nguồn thu nhập đáng kể và những thử thách cũng có thể xứng tầm cho bạn. Đã có những điển hình thành công đáng nói và những thành công đó đến từ sự cần cù, sự nhiệt tình và sản phẩm tốt cộng với thời gian. Với rất nhiều những vấn đề chúng ta đã bàn luận trước, có cả những yếu tố hữu hình và vô hình liên quan, nhưng thành công không phải là cái gì bí ẩn và nó cũng đúng trong tiếp thị qua mạng.

Hầu hết đều nghe nói đến thảo luận nhóm, một công cụ nghiên cứu mà các công ty quảng cáo vẫn sử dụng khi khảo sát một sản phẩm mới. Họ sẽ ra ngoài, đến nhiều nơi và hỏi những người tiêu dùng thích gì và không thích gì về sản phẩm mới. Có được ý kiến của nhóm thảo luận là điều tốt nhất khi bạn quyết định về một sản phẩm. Vì bạn thích nó không có nghĩa mọi người khác cũng thích. Tìm được điểm chung trong sự hấp dẫn của sản phẩm đóng vai trò quan trọng.

Lời khuyên thật tâm của tôi về tiếp thị qua mạng là hãy nghiên cứu và đặt mọi thứ bạn có vào sản phẩm của bạn. Có lòng nhiệt thành thật sự sẽ khó mà bị đánh bại và những trở ngại sẽ thuận theo bạn.

Phần 4 :

Robert T. Kiyosaky, tác giả của bộ sách Dạy con làm giàu, một bộ sách "best-seller" toàn thế giới, là một nhà đầu tư, một doanh nhân chuyên về khai khoáng và địa ốc, đồng thời là một nhà giáo dục với các nhìn về đồng tiền và đầu tư đánh dổ những suy nghĩ thông thường. Dạy con làm giàu xuất bản lần đầu tiên năm 1997, đã nằm trong danh sách danh giá của New York Times suốt gần sáu năm. Được dịch ra 46 thứ tiếng và có mặt ở 97 quốc gia, bộ sách đã bán được hơn 26 triệu bản trên khắp thế giới và chiếm lĩnh danh sách sách bán chạy nhất khắp châu Á, Úc, Nam Mỹ, Mexico, Nam Phi và châu Âu. Ông gần như đơn thương độc mã thách thức và thay đổi cách nghĩ của hàng chục triệu con người trên thế giới này về đồng tiền.

Với góc nhìn của một nhà triệu phú, một người chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư lão luyện, ông sẽ cho chúng ta thấy những tầm nhìn của ông về một lĩnh vực kinh tế khá mới mẻ: Franchise cá nhân.

- Trích Quyển sách: "Why we want you to be rich" của Donald J. Trump & Robert T. Kiyosaki

- Phần: "Tại sao tôi đề nghị Tiếp thị qua mạng" - trang 388 --> 394

Câu trả lời của Robert T. Kiyosaki:

" Lần đầu tiên nghe về tiếp thị qua mạng ( Franchise cá nhân), tôi đã phản đối। Nhưng sau khi đả thông, tôi bắt đầu thấy được những lợi điểm mà ít có cơ hội kinh doanh nào có được.

Thành công lâu dài trong cuộc sống là sự phản ánh trình độ, kinh nghiệm sống và cá tính của bạn. Nhiều công ty tiếp thị qua mạng cung cấp huấn luyện phát triển cá nhân trong những mảng chính đó.

Hầu hết trường học đào tạo người cho nhóm L và T và hẳn là tuyệt rồi nếu đó là những nhóm mà bạn muốn dành cả đời mình cho nó. Hầu hết các chương trình MBA (Thạc sĩ Quản trị kinh doanh) đào tạo ra sinh viên cho những nghề lương cao trong thế giới công ty, họ thuộc nhóm L chứ không phải C.

Vậy nếu bạn đang ở nhóm L và T và muốn thay đổi thì sao? Nếu bạn muốn vào nhóm C thì sao? Bạn tìm được trường đào tạo cho nhóm đó ở đâu? Tôi xin giới thiệu công ty tiếp thị qua mạng. Tôi giới thiệu ngành này cho những ai muốn thay đổi và lĩnh hội được những kỹ năng và tinh thần cần thiết để thành công trong nhóm C.

Làm chủ doanh nghiệp và xây dựng một công ty nhóm C không phải dễ. Thực sự, tôi tin rằng xây dựng một công ty nhóm C là một trong những thử thách cam go nhất mà một gnười có thể gặp. Lý do có nhiều người ở nhóm L và T hơn đơn giản vì những nhóm đó ít đòi hỏi như nhóm C. Người ta cũng nói, "Nếu dễ thì ai cũng đã làm rồi."

Bản thân tôi đã phải học cách làm thế nào để vượt qua sự nghi ngờ chính mình, sự nhút nhát và nỗi lo sợ bị từ chối. Và tôi đã phải học cách tự xốc mình lên và tiến tới sau thất bại. Đó là một phần những tính cách mà bạn phải vun xới nếu muốn thành công trong nhóm C, dù đó là công ty tiếp thị qua mạng, nhượng quyền hay khởi đầu một công ty.

Một kỹ năng cá nhân quan trọng cho bất kỳ công ty nhóm C nào là sự lãnh đạo. Bạn có thể vượt qua được nỗi lo sợ riêng và giúp người khác vượt qua nỗi sợ của họ để hoàn thành công việc? Đây là kỹ năng mà Thủy quân lục chiến đã dạy tôi. Là lính thủy quân lục chiến, bắt buộc chúng tôi phải có khả năng lãnh đạo người khác vào chiến trận cho dù tất cả đều sợ chết.

Tôi gặp nhiều người ở nhóm T, các chuyên gia hay những chủ doanh nghiệp nhỏ, những người muốn mở rộng nhưng đơn giản là thiếu kỹ năng lãnh đạo. Không ai muốn theo họ. Nhân viên không tin người lãnh đạo hoặc người lãnh đạo không tạo cảm hứng cho nhân viên tự nâng cao mình hơn.

Như đã nói, Forbes định nghĩa chủ doanh nghiệp lớn, một chủ công ty thuộc nhóm C, là người quản lý công ty có hơn 500 nhân viên. Định nghĩa này cho thấy tại sao kỹ năng lãnh đạo lại là chuyện sống còn cho nhóm C.

Bạn có thể tìm thấy ở đâu một công ty sẽ đầu tư thời gian vào đào tạo kiến thức, phát triển cá nhân và xây dựng chuyện kinh doanh của riêng bạn? Câu trả lời là hầu hết các công ty tiếp thị qua mạng.

Xây dựng một công ty nhóm C không phải là nhiệm vụ đơn giản. Vì thế bạn cần tự hỏi mình, " Mình có những thứ cần thiết? Mình có sẵn sàng vượt khỏi vùng an toàn của mình? Mình có sẵn sàng chịu lãnh đạo và sẵn sàng học lãnh đạo? Có chăng một người rất giàu trong mình sẵn sàng bước ra?" Nếu câu trả lời là "Có" thì hãy tìm một công ty tiếp thị qua mạng có chương trình đào tạo tốt. Tôi ít lưu tâm hơn đến sản phẩm và lợi nhuận mà tập trung hơn vào chương trình đào tạo và phát triển cá nhân mà công ty mang lại.

Một công ty tiếp thị qua mạng là một công ty nhóm C vì nó đáp ứng nhiều tiêu chí mà tôi tìm kiếm ở một công ty hay một dự án đầu tư. Những tiêu chí đó là:

1. Đòn bẩy: Tôi có thể huấn luyện người khác làm việc cho tôi?

2. Kiểm soát: Tôi có một hệ thống bảo vệ cho tôi?

3. Sáng tạo: Công ty có cho phép tôi sáng tạo và phát triển phong cách và tài năng cá nhân không?

4. Mở rộng: Công ty tôi có thể phát triển vô hạn định?

5. Dự đoán được: Có thể dự báo được thu nhập của tôi nếu tôi làm những gì được kỳ vọng? Nếu tôi thành công và liên tục mở rộng công việc kinh doanh của mình, thu nhập của tôi có tăng cùng với thành công và làm việc siêng năng?

Tiếp thị qua mạng không phải là một mô hình kim tự tháp sao?

Tôi vẫn thường được hỏi tiếp thị qua mạng có phải là một mô hình kim tự tháp. Câu trả lời của tôi là các công ty lớn mới thực sự là mô hình kim tự tháp. Công ty chỉ có một người trên cùng, thường là giám đốc điều hành và tất cả đều ở dưới.

Dưới đây là ví dụ về một tập đoàn đặc trưng hình kim tự tháp (H1)

So sánh nó với hệ thống công ty tiếp thị qua mạng (H2).


Một công ty tiếp thị qua mạng thực sự là hình ảnh trái ngược của một công ty truyền thống. Công ty tiếp thị qua mạng được thiết kế để đưa bạn lên đỉnh chứ không phải giữ bạn ở dưới đáy. Một công ty tiếp thị qua mạng không thể thành công trừ khi nó đưa mọi người lên đến đỉnh.


Những điểm khác đáng đề cập

Sau đây là những điểm khác đáng nói đến:

1. Miễn thuế tăng dần: Với việc bắt đầu kinh doanh tiếp thị qua mạng trong thời gian rãnh và vẫn tiếp tục làm việc chính, bạn bắt đầu hưởng các lợi điểm về thuế của người giàu. Người có việc làm thêm có thể được giảm nhiều thuế hơn là các nhân viên. Ví dụ, bạn có thể khấu trừ phí xe cộ, xăng nhớt, tiền ăn, giải trí. Dĩ nhiên bạn cần kiểm tra với một CPA những quy định cụ thể trong hoàn cảnh của bạn. Và chi phí cho CPA cũng được khấu trừ. Trong hầu hết các trường hợp, nhân viên thường không thể khấu trừ phí CPA. Nói cách khác, chính phủ sẽ miễn thuế cho bạn khi bạn đi tư vấn làm thế nào để trả thuế ít hơn.

2. Gặp những người cùng chí hướng: Một trong những lợi thế tôi có là bạn bè tôi cũng muốn nhập vào nhóm C. Khi lần đầu tôi khởi nghiệp, số đông bạn bè trong nhóm L nghĩ tôi bị điên. Họ không thể hiểu được tại sao tôi không muốn có công việc ổn định hay lương tháng đều đặn. Như vậy, phần quan trọng để trở thành một người nhóm C là tập trung quanh mình những người thuộc nhóm C và muốn bạn trở thành nhóm C.

3. Cho bạn thời gian: Để thành công ở nhóm nào cũng cần có thời gian.

Cũng giống như cần thời gian để leo lên đỉnh một công ty của một người nhóm L hay trở thành một bác sĩ hay luật sư tài ba trong nhóm T, thành công trong nhóm C cũng cần thời gian và lòng quyết tâm. Tôi mất nhiều năm mới xây dựng thành công một công ty nhóm C.

Vì thế hãy cho bạn thời gian. Tôi cho rằng mất ít nhất năm năm để học và phát triển thành một người nhóm C.

4. Các công ty tiếp thị qua mạng kiên nhẫn: Một trong những cái hay của công ty tiếp thị qua mạng là nó sẽ đầu tư cho bạn dù bạn có thành công hay không.

Trong thế giới công ty, nếu bạn không thành công trong sáu thành đến một năm thì thường bạn sẽ bị sa thải. Trong thế giới tiếp thị qua mạng, chừng nào bạn còn sẵn sàng dồn thời gian vào đó thì hầu hết các công ty sẽ hỗ trợ cho bạn phát triển. Rốt lại, họ muốn bạn lên đến đỉnh.

5. Tận dụng các hệ thống có sẵn:

Những hệ thống này đã được thử nghiệm và chứng minh, cho phép bạn đặt chân vào đường đua ngay thay vì cố gắng xây dựng các hệ thống nội bộ của một công ty mới.

Kết luận

Sau khi mở ra trí tuệ từng khép kín, cuối cùng tôi đã có thể thấy những giá trị độc đáo của ngành tiếp thị qua mạng mang lại cho những người muốn nhiều hơn từ cuộc sống của mình.

Nói chung, chi phí để bắt đầu trong một công ty tiếp thị qua mạng ít hơn nhiều khi xây một công ty riêng của bạn.
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Nếu đã đưa ra đây để bàn thì cần có nhiều tài liệu lại hơn nữa đấy chủ topic, đây là một đề tài tranh cãi rất sôi nổi trong suốt nhiều năm đấy, dù có biết rõ MLM là gì nhưng khi đưa vào thực tế áp dụng tại Việt Nam thì lại có nhiều điều để bàn tới đó
 

nguyenminhthi90

Ban Cố Vấn
Thành viên BQT
Mình biết về MLM cũng tình cờ thôi. Thằng bạn thân của mình vướng vào vụ này, tất nhiên công ty đó kinh doanh bất chính. Thế là mình mất ~ 1 tháng trời để nghiên cứu về MLM cũng như cty đó để biết mà khuyên nó. Sau đây là 1 vài tư liệu hữu ích...

DẤU HIỆU BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN HÀNG ĐA CẤP BẤT CHÍNH



Ban hàng đa cấp (multi-level sales) hay tiếp thị đa cấp (multi-level marketing) là một hình thức bán lẻ đã xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng đầu năm 2000 và phát triển với tốc độ rất nhanh chóng
Đến nay đã có khoảng 20 doanh nghiệp bán hàng đa cấp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam với các mặt hàng kinh doanh chủ yếu liên quan đến sức khỏe con người như thực phẩm, đồ uống dinh dưỡng, mỹ phẩm, máy ozone, và các đồ dùng trong gia đình như máy massage, nồi cơm điện … Sự xuất hiện và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp đã trở thành một hiện tượng ở nhiều thành phố lớn ở Việt Nam trong thời gian gần đây và đã thu hút được sự chú ý của dư luận trong nước. Tuy nhiên, trên thế giới thì bán hàng đa cấp không phải là điều gì mới lạ vì ngay đầu thế kỷ 20, ở Mỹ đã hình thành Hiệp hội các Công ty bán hàng trực tiếp-một tên gọi khác của bán hàng đa cấp (Direct Sales Association-DSA). Tới đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, hình thức bán hàng này được phát triển mạnh ở khu vực Châu Á, đặc biệt là ở một số nước như Trung Quốc, Thái lan, Singapore, Malaysia, Indonesia …

Bên cạnh các doanh nghiệp bán hàng đa cấp kinh doanh hợp pháp và minh bạch; trên thị trường Việt Nam cũng xuất hiện khá nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng có dấu hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo người tiêu dùng, mà Nghị định 110 của Chính phủ gọi là “hoạt động bán hàng đa cấp bất chính”, hay bán hàng đa cấp theo mô hình kim tự tháp.

Trước ngưỡng cửa gia nhập WTO, dự kiến Việt Nam sẽ có các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, trong đó có phân ngành dịch vụ bán lẻ dưới hình thức bán hàng đa cấp và trong bối cảnh đó sẽ có nhiều tập đoàn lớn kinh doanh theo hình thức bán hàng đa cấp của nước ngoài thâm nhập thị trường trong nước theo lộ trình thực hiện cam kết. Việc xác định và ngăn chặn được hoạt động phi pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính, do vậy, càng trở nên cấp thiết. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải phân biệt được hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp và bất hợp pháp thông qua các dấu hiệu khác nhau để có sự quản lý, giám sát phù hợp[1][1][1].

Dấu hiệu đầu tiên để có thể phân biệt hoạt động bán hàng đa cấp hợp pháp hay không đó là mô hình trả thưởng của thành viên của mạng lưới bán hàng. Nếu hoa hồng (remuneration) của một thành viên có được từ doanh số bán hàng của thành viên đó thì đó là dấu hiệu của bán hàng đa cấp hợp pháp, nhưng nếu khoản thu nhập được doanh nghiệp trả cho thành viên do đã giới thiệu thêm các thành viên khác vào mạng lưới thì đó chính là dấu hiệu của doanh nghiệp kinh doanh bất chính.

Ta có thể lấy ví dụ về quy định của công ty Nino Vina, một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7 triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm. Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo trong mạng lưới.

Dấu hiệu tiếp theo có thể dễ nhận biết để xác định được một doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính là bắt buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hóa ban đầu với giá tiền cao hơn giá trị bán ngoài thị trường nhiều lần mà không được hoàn lại. Ví dụ, máy ozone được Công ty Sinh Lợi bán với giá 3 triệu đồng, gấp 3 lần giá thị trường của sản phẩm, đầu đĩa DVD giá 4,5 triệu đồng, đồng hồ đeo tay 3,5 triệu đồng, bộ mỹ phẩm 3 triệu đồng, … Thông thường, các sản phẩm của các công ty bán hàng đa cấp bất chính không được quảng cáo và rao bán trong các chợ và siêu thị và để có thể trở thành viên của mạng lưới bán hàng, một điều kiện bắt buộc là phải mua sản phẩm của công ty. Sau khi sản phẩm đã được bán cho thành viên đầu tiên, công ty sẽ không chịu trách nhiệm hoàn lại tiền cũng như không có chính sách bảo hành, hậu mãi gì đối với các sản phẩm bán ra. Mục đích của người mua không phải là để sử dụng sản phẩm mà là để trở thành thành viên của mạng lưới và lôi kéo được những người khác tham gia và hưởng hoa hồng trên chính việc tham gia của những người đó. Với việc giá thành sản phẩm cao hơn rất nhiều giá thực tế (ngay cả khi đã cộng cả tiền hoa hồng trả cho đại lý phân phối các cấp), doanh nghiệp bán hàng đa cấp sẽ thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ mà không cần quan tâm nhiều lắm tới năng suất lao động và chất lượng sản phẩm mình bán ra.

Một doanh nghiệp bán hàng đa cấp bất chính sẽ không minh bạch về địa điểm đặt trụ sở chính, không có con dấu và không đăng ký hoạt động kinh doanh với các cơ quan có trách nhiệm, hoặc có đăng ký trụ sở chính nhưng lại không đăng ký kinh doanh cho các chi nhánh mới mở. Ở Việt Nam, nhiều công ty bán hàng đa cấp chuyển địa bàn hoạt động sang các tỉnh vùng sâu, vùng xa, nơi người dân (chủ yếu là nông dân) ít có điều kiện tiếp cận với các thông tin mới và dễ bị “lôi kéo” tham gia vào mạng lưới bán hàng. Các công ty bán hàng đa cấp cũng thường tổ chức các buổi tuyên truyền, quảng bá sản phẩm và hình thức bán hàng thu hút một số lượng rất đông người đến xem, dễ gây mất ổn định trật tự xã hội. Trên các tờ rơi, tờ quảng cáo của các công ty này cũng không đóng dấu của công ty, việc chi trả tiền hoa hồng cho các thành viên cũng không kèm theo các hóa đơn, chứng từ hợp lệ.

Để có thể xử lý những bất cập nêu trên của hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, ngày 24 tháng 8 năm 2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Tiếp theo Nghị định là Thông tư số 19/2005/TT-BTM của Bộ Thương mại hướng dẫn chi tiết việc thi hành Nghị định, Bộ Tài chính cũng có quy định cụ thể về chính sách thuế thu nhập và thu lệ phí cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.

Nghị định 110 đã đưa ra một số quy định để “thắt chặt” quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời cũng là để loại bỏ các dấu hiệu hoạt động bất minh của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.

Theo Nghị định, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Thương mại) sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Bộ trưởng Thương mại quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bán hàng đa cấp.

Để hạn chế hiện tượng gần đây có nhiều người nước ngoài và Việt kiều đứng ra tổ chức các hoạt động bán hàng đa cấp bất hợp pháp, Nghị định quy định các đối tượng này cần phải có Giấy phép lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải nộp đơn xin Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại Sở Thương mại tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp hoạt động và ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 1 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam và có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần với Sở Thương mại nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về các nội dung hoạt động của mình.

Các mặt hàng bị cấm kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp bao gồm một số mặt hàng tương đối nhạy cảm, đặc thù do các cơ quan chuyên ngành quản lý như thuốc phòng chữa bệnh cho người, vắc xin, thiết bị y tế, thuốc thú y, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm diệt côn trùng và diệt khuẩn, hóa chất độc hại. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp cũng phải đáp ứng các yêu cầu về dãn nhãn mác, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, vệ sinh thực phẩm và có xuất xứ rõ ràng theo quy định của pháp luật.

Nghị định 110 cũng cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc hay mua hàng để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Đặc biệt, Nghị định không cho phép doanh nghiệp cản trở người mua hàng trả lại hàng hóa phát sinh từ hoạt động bán hàng đa cấp và cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp. Tất cả các người tham gia đều phải được doanh nghiệp bán hàng đa cấp cấp thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định.

Có thể nói, nếu nắm vững bản chất của hoạt động bán hàng đa cấp sẽ không khó khăn để có thể nhận biết các dấu hiệu của bán hàng đa cấp bất chính và trên cơ sở đó có thể đề ra chính sách quản lý thích hợp. Nghị định 110 của Chính phủ và các văn bản pháp quy có liên quan về hoạt động bán hàng đa cấp đã góp phần tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽ để loại trừ hoạt động bán hàng đa cấp bất chính, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bán hàng đa cấp hợp pháp hoạt động. Sau khi các quy định cụ thể của pháp luật đã được ban hành, hy vọng rằng hoạt động bán hàng đa cấp ở Việt Nam trong thời gian tới sẽ đi vào “khuôn phép”, một mặt bảo đảm quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ được quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 

nguyenminhthi90

Ban Cố Vấn
Thành viên BQT
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 110/2005/NĐ-CP NGÀY 24 THÁNG 8 NĂM 2005
VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cạnh tranh ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,
NGHỊ ĐỊNH :

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam .

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 3. Bán hàng đa cấp
1. Bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11 Điều 3 Luật Cạnh tranh.
2. Doanh nghiệp chỉ được tổ chức bán hàng đa cấp sau khi được cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.

Điều 4. Người tham gia bán hàng đa cấp…
Điều 5. Hàng hóa được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp
1. Tất cả hàng hóa đều được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp, trừ những trường hợp sau đây:
a) Hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá cấm lưu thông, Danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng giả, hàng nhập lậu theo quy định của pháp luật;
b) Hàng hoá là thuốc phòng chữa bệnh cho người; các loại vắc xin, sinh phẩm; trang thiết bị y tế và dụng cụ y tế; các loại thuốc thú y (bao gồm cả thuốc thú y thủy sản), thuốc bảo vệ thực vật; hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế; nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh; các loại hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại theo quy định của pháp luật.
2. Hàng hoá được kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn, vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Đảm bảo rõ ràng, hợp pháp về nguồn gốc, xuất xứ, tính năng, công dụng của hàng hóa;
c) Có nhãn hàng hóa theo đúng quy định của pháp luật.

CHƯƠNG II
HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Điều 6. Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm xây dựng và công bố công khai Quy tắc hoạt động của doanh nghiệp và người tham gia trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp về các nội dung sau đây:
a) Chương trình bán hàng, bao gồm cách thức trả thưởng; hợp đồng mẫu mà doanh nghiệp sẽ ký với người tham gia và mọi thoả thuận khác quy định về quyền và nghĩa vụ của người tham gia; thông tin về tiêu chuẩn chất lượng hoặc chứng chỉ chất lượng (nếu có), giá cả, công dụng và cách thức sử dụng hàng hóa được bán; quy định liên quan đến bảo hành, trả lại, mua lại hàng hoá được bán;
b) Chương trình đào tạo người tham gia, bao gồm nội dung đào tạo; thời gian đào tạo; trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ đào tạo; thời gian và nội dung bồi dưỡng định kỳ cho người tham gia;
c) Quy tắc hoạt động trong đó hướng dẫn cách thức giao dịch và quy định liên quan đến bán hàng đa cấp;
d) Trách nhiệm của người tham gia;
đ) Lợi ích kinh tế mà người tham gia có thể có được bằng việc tiếp thị hay trực tiếp bán hàng hoá và các điều kiện để có được lợi ích kinh tế đó;
e) Điều kiện chấm dứt hợp đồng của người tham gia và quyền, nghĩa vụ phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng này;
g) Các vấn đề khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
3. Ngoài trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp còn có các trách nhiệm sau đây:
a) Bảo đảm tính trung thực và độ chính xác của các thông tin cung cấp cho người tham gia;
b) Bảo đảm chất lượng của hàng hóa được bán theo phương thức bán hàng đa cấp;
c) Giải quyết các khiếu nại của người tham gia và người tiêu dùng;
d) Khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân của người tham gia để nộp vào ngân sách nhà nước trước khi chi trả hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác cho người tham gia;
đ) Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bán hàng đa cấp, pháp luật về bán hàng đa cấp cho người tham gia;
e) Quản lý người tham gia qua hệ thống thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp theo mẫu do Bộ Thương mại quy định;
g) Thông báo cho người tham gia những hàng hoá thuộc diện không được doanh nghiệp mua lại trước khi người đó tiến hành mua hàng.

Điều 7. Những hành vi bị cấm của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
3. Yêu cầu người muốn tham gia phải trả tiền hoặc trả bất kỳ khoản phí nào dưới hình thức khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, trừ tiền mua tài liệu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
4. Không cam kết cho người tham gia trả lại hàng hoá và nhận lại khoản tiền đã chuyển cho doanh nghiệp theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
5. Cản trở người tham gia trả lại hàng hoá phát sinh từ việc chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp.
6. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
7. Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh tế khác mà người tham gia có quyền hưởng.
8. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.
9. Cung cấp thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 8. Trách nhiệm và những hành vi bị cấm của người tham gia
1. Khi tham gia hoạt động bán hàng đa cấp, người tham gia có những trách nhiệm sau đây:
a) Xuất trình thẻ thành viên mạng lưới bán hàng đa cấp trước khi giới thiệu hàng hoá hoặc tiếp thị bán hàng;
b) Thông báo đầy đủ những nội dung quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này khi bảo trợ một người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Đưa tin trung thực, chính xác về loại, chất lượng, giá cả, công dụng, cách thức sử dụng của hàng hoá được bán;
d) Tuân thủ quy định trong Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
2. Cấm người tham gia thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người được mình bảo trợ tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp trả bất kỳ khoản phí nào dưới danh nghĩa khoá học, khoá đào tạo, hội thảo, hoạt động xã hội hay các hoạt động tương tự khác;
b) Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá, về hoạt động của doanh nghiệp bán hàng đa cấp để dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp.

Điều 9. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký kết hợp đồng tham gia bằng văn bản với người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn về các nội dung cơ bản của hợp đồng mẫu cho hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 10. Chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Người tham gia có quyền chấm dứt hợp đồng tham gia bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bán hàng đa cấp trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có quyền chấm dứt hợp đồng với người tham gia khi người tham gia vi phạm các quy định tại Điều 8 Nghị định này và phải thông báo cho người tham gia biết bằng văn bản trước khi chấm dứt hợp đồng tối thiểu là 7 ngày làm việc.
3. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Mua lại từ người tham gia hàng hoá đã bán cho người tham gia theo quy định tại Điều 11 Nghị định này;
b) Thanh toán cho người tham gia tiền hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế mà người tham gia có quyền nhận trong quá trình tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.

Điều 11. Mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải mua lại hàng hoá đã bán cho người tham gia khi hàng hoá đó đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có thể bán lại theo mục đích sử dụng ban đầu của hàng hoá;
b) Trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày người tham gia nhận hàng.
2. Trong trường hợp phải mua lại hàng hoá theo quy định tại khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm:
a) Hoàn lại tổng số tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó nếu không có căn cứ để khấu trừ theo quy định tại điểm b khoản này;
b) Trong trường hợp doanh nghiệp phải chịu các chi phí quản lý, tái lưu kho và các chi phí hành chính khác thì phải hoàn lại tổng số tiền không ít hơn 90% khoản tiền mà người tham gia đã trả để nhận được hàng hoá đó.
3. Khi hoàn lại tiền theo quy định tại khoản 2 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có thể khấu trừ tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác mà người tham gia đã nhận từ việc nhận hàng hoá đó.
4. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không áp dụng đối với trường hợp hàng hoá thuộc diện không phải mua lại bao gồm: hàng hoá khi trả lại đã hết hạn sử dụng, hàng hoá theo mùa hoặc hàng hoá dùng để khuyến mại.

Điều 12. Ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường cho người tiêu dùng hoặc người tham gia trong các trường hợp sau đây:
a) Người tham gia gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác khi thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp;
b) Người tham gia không được thông tin đầy đủ về hàng hóa theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định này.
2. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm thường xuyên giám sát hoạt động của người tham gia để bảo đảm người tham gia thực hiện đúng Quy tắc hoạt động và Chương trình bán hàng của doanh nghiệp.
3. Trường hợp không tuân thủ các quy định tại Điều 8 Nghị định này và gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc người tham gia khác, người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đã gây ra.

Điều 13. Thông tin về các lợi ích khi tham gia bán hàng đa cấp
Trường hợp sử dụng một cá nhân tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp để giới thiệu hoạt động bán hàng, doanh nghiệp bán hàng đa cấp hoặc người tham gia phải nêu rõ tên, tuổi, địa chỉ, thời gian tham gia, lợi nhuận thu được từng kỳ có biên lai xác nhận của cơ quan thuế đã thu thuế của người đó.

CHƯƠNG III
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG ĐA CẤP

Điều 14. Điều kiện cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp …
Điều 15. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
Điều 16. Thủ tục cấp, bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
Điều 17. Ký quỹ
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải ký quỹ 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng Việt Nam tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam .
2. Khi có thông báo ngừng hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp được sử dụng tiền ký quỹ để chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa từ người tham gia.
3. Khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ được rút toàn bộ số tiền ký quỹ trong trường hợp không có bất cứ khiếu kiện nào từ phía người tham gia bán hàng đa cấp liên quan đến việc chi trả tiền hoa hồng, tiền thưởng hoặc tiền mua lại hàng hóa.

Điều 18. Thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp
1. Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp trong những trường hợp sau đây:
a) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
b) Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp kinh doanh hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện;
c) Hồ sơ xin cấp Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp có thông tin gian dối do cố ý;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động bán hàng đa cấp.
2. Trong trường hợp bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp theo quy định khoản 1 Điều này, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải đình chỉ ngay việc bán hàng đa cấp, đình chỉ việc tuyển dụng người tham gia mới và phải thực hiện trách nhiệm đối với người tham gia theo quy định tại Điều 11 Nghị định này hoặc bồi thường cho người tiêu dùng, người tham gia đối với các vụ việc phát sinh từ những giao kết trước ngày bị thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp.
3. Quyết định thu hồi Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp được Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch gửi tới cơ quan quản lý cạnh tranh thuộc Bộ Thương mại và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Điều 19. Tạm ngừng, chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp
1. Khi muốn tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp có nghĩa vụ sau đây:
a) Tuân thủ các quy định về tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Thông báo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh; đồng thời, thông báo công khai ở trụ sở chính và thông báo cho những người tham gia biết trong thời hạn 30 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động.
2. Trong trường hợp tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp, doanh nghiệp bán hàng đa cấp phải tiến hành thanh lý hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với người tham gia theo quy định tại Điều 10 Nghị định này trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày tạm ngừng hoặc chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp.

Điều 20. Báo cáo định kỳ của doanh nghiệp bán hàng đa cấp
Định kỳ 6 tháng doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm báo cáo với Sở Thương mại hoặc Sở Thương mại - Du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đăng ký kinh doanh về số lượng người tham gia, doanh thu và số thuế đã nộp của doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người tham gia mà doanh nghiệp đã nộp hộ.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Thương mại
Điều 22. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW
Điều 23. Xử lý vi phạm đối với doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp, người tham gia bán hàng đa cấp có hành vi vi phạm sau đây thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Tổ chức bán hàng đa cấp khi chưa đủ điều kiện quy định;
b) Vi phạm quy định về đối tượng được tham gia bán hàng đa cấp;
c) Vi phạm quy định về hàng hoá được phép kinh doanh theo phương thức bán hàng đa cấp;
d) Không thông báo đầy đủ thông tin theo quy định khi bảo trợ người tham gia mới vào mạng lưới bán hàng;
đ) Thực hiện những hành vi mà doanh nghiệp bán hàng đa cấp và người tham gia bán hàng đa cấp không được phép thực hiện;
e) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp không ký hợp đồng bằng văn bản với người tham gia;
g) Vi phạm các quy định về chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
h) Không chấp hành chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 20 Nghị định này;
i) Thay đổi nội dung của Chương trình bán hàng mà không làm thủ tục đề nghị cấp bổ sung Giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp;
k) Doanh nghiệp bán hàng đa cấp vi phạm quy định về số tiền ký quỹ, chi trả từ tiền ký quỹ trong quá trình hoạt động;
l) Không nộp thuế theo quy định của pháp luật;
m) Không chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành kiểm tra, thanh tra;
n) Vi phạm các quy định khác của Nghị định này.
2. Trường hợp doanh nghiệp hoặc người tham gia bán hàng đa cấp vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích vật chất của tổ chức, cá nhân liên quan thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
 

swynts

Cây đang thụ phấn
Nếu không đọc những bài viết trên thì tớ chưa hiểu ( rõ ) bán hàng đa cấp là cái gì . Nhưng theo kinh nghiệm của tớ ( được nghe , được lôi kéo , được nhìn ...) tất cả những người tham gia loại hình công việc có tên gọi như trên đêu ko thõa mãn được một phần mong muốn ban đâu của bản thân họ , hoặc được hứa hẹn . Một vài kiếm được một ít số khác mất thơi gian vô ích ... và hầu hết họ thì mất thời gian , con tớ thì ko ưa nổi cái cách bạn mình thuyết phục mình vào " rễ " của nó một cách ngớ ngẩn . Với những người tư vấn 4 sao 5 sao ( hay các biểu tưởng và cách gọi " cấp bậc cao " tương tự ) họ thuyết phục khá tự tin và "biết cách" đứng trước đám đông , họ sẽ thuyết phục bạn , có lẽ là được huấn luyện những kỹ năng gt và thuyết trình tốt nên họ cũng có kha khá , tạo cảm giác rất " giả " , tất nhiên rồi , nhưng vấn đề ko phải ở đó mà là những điều họ nói rất thiếu logic , coi như kỹ năng mềm họ có mà kỹ năng cứng họ cùi bắp quá ( bạn có thể đi dự "hội thảo" của họ ghi âm lại những lời họ nói và đưa cho một người có chút ít kiến thức kt xem họ có cười ko ? - có lẽ tại vì tớ chưa gặp được những người " không cùi bắp " chút nào ,.
Chỉ là kinh nghiệm của tớ .
Tất cả những gì tớ nói chỉ đơn giản là : theo tớ thấy thì MLN ( như chủ thớt nói ) là một công việc làm thêm cho sinh viên ( nếu bạn là sv và bạn muốn tìm việc làm thêm ) mang tính rủi ro cao và hiệu quả thấp ( ít nhất là ở tphcm này ) , tất nhiên mỗi người có một mục đích riếng , nhưng nếu bạn muốn kiếm tiền thì tớ khuyên bạn nên tìm một công việc mang tính ổn định hơn như gia sư , sửa xe ,máy tính...tùy vào khả năng và yêu cầu ., ko cần phải bắt chước thằng nào cả .,

 

ivenle

Thanh viên kỳ cựu
Nếu không đọc những bài viết trên thì tớ chưa hiểu ( rõ ) bán hàng đa cấp là cái gì . Nhưng theo kinh nghiệm của tớ ( được nghe , được lôi kéo , được nhìn ...) tất cả những người tham gia loại hình công việc có tên gọi như trên đêu ko thõa mãn được một phần mong muốn ban đâu của bản thân họ , hoặc được hứa hẹn . Một vài kiếm được một ít số khác mất thơi gian vô ích ... và hầu hết họ thì mất thời gian , con tớ thì ko ưa nổi cái cách bạn mình thuyết phục mình vào " rễ " của nó một cách ngớ ngẩn . Với những người tư vấn 4 sao 5 sao ( hay các biểu tưởng và cách gọi " cấp bậc cao " tương tự ) họ thuyết phục khá tự tin và "biết cách" đứng trước đám đông , họ sẽ thuyết phục bạn , có lẽ là được huấn luyện những kỹ năng gt và thuyết trình tốt nên họ cũng có kha khá , tạo cảm giác rất " giả " , tất nhiên rồi , nhưng vấn đề ko phải ở đó mà là những điều họ nói rất thiếu logic , coi như kỹ năng mềm họ có mà kỹ năng cứng họ cùi bắp quá ( bạn có thể đi dự "hội thảo" của họ ghi âm lại những lời họ nói và đưa cho một người có chút ít kiến thức kt xem họ có cười ko ? - có lẽ tại vì tớ chưa gặp được những người " không cùi bắp " chút nào ,.
Chỉ là kinh nghiệm của tớ .
Tất cả những gì tớ nói chỉ đơn giản là : theo tớ thấy thì MLN ( như chủ thớt nói ) là một công việc làm thêm cho sinh viên ( nếu bạn là sv và bạn muốn tìm việc làm thêm ) mang tính rủi ro cao và hiệu quả thấp ( ít nhất là ở tphcm này ) , tất nhiên mỗi người có một mục đích riếng , nhưng nếu bạn muốn kiếm tiền thì tớ khuyên bạn nên tìm một công việc mang tính ổn định hơn như gia sư , sửa xe ,máy tính...tùy vào khả năng và yêu cầu ., ko cần phải bắt chước thằng nào cả .,

:biumoi: Liệu em đã nghĩ đúng và đầy đủ về ngành MLM chưa? Hay đó chỉ là suy nghĩ và quan điểm của em về ngành này?

:biumoi: Liệu những việc truyền thống em đã, đang và sẽ làm có thực sự tốt như em nghĩ không?

Không có ngành nào, công việc nào là xấu cả. Chỉ có con người, khi vì danh lợi và để đồng tiền sai khiến thì họ sẽ bất chấp hậu quả để đạt được điều mình muốn.

Hãy cho một cái nhìn công bằng...
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
:biumoi: Liệu em đã nghĩ đúng và đầy đủ về ngành MLM chưa? Hay đó chỉ là suy nghĩ và quan điểm của em về ngành này?

:biumoi: Liệu những việc truyền thống em đã, đang và sẽ làm có thực sự tốt như em nghĩ không?

Không có ngành nào, công việc nào là xấu cả. Chỉ có con người, khi vì danh lợi và để đồng tiền sai khiến thì họ sẽ bất chấp hậu quả để đạt được điều mình muốn.

Hãy cho một cái nhìn công bằng...
Nếu tham gia vào thì bạn mới có thể biết rõ mà thôi, đừng có nhận xét 1 phía, em thích câu nói của anh "Chỉ có con người, khi vì danh lợi và để đồng tiền sai khiến thì họ sẽ bất chấp hậu quả để đạt được điều mình muốn.":hon:

Nhưng thật sự có nhiều đó anh, kiếm tiền mà nghiện rồi thì có khó cứu hơn là nghiện ma túy, cái này em nghe từ anh Triết trong chương trình đánh thức tiềm năng bản thân:mimcuoi:
 

swynts

Cây đang thụ phấn
Liệu em đã nghĩ đúng và đầy đủ về ngành MLM chưa? Hay đó chỉ là suy nghĩ và quan điểm của em về ngành này?

Liệu những việc truyền thống em đã, đang và sẽ làm có thực sự tốt như em nghĩ không?

Không có ngành nào, công việc nào là xấu cả. Chỉ có con người, khi vì danh lợi và để đồng tiền sai khiến thì họ sẽ bất chấp hậu quả để đạt được điều mình muốn.

Hãy cho một cái nhìn công bằng...
ya , đó là quan điểm của em , em đã có thể hiện rõ điều đó và em cũng ko có ý vơ đũa cả nắm rằng đó là một công việc tồi trên tổng thể địa cầu hay đất nước này ^^ , những gì em thấy khiến em nghĩ vậy , ko giấu gì anh đôi khi em thấy ác cảm với cụm từ " bán hàng đa cấp " . Có nhiều người nói với em nó là một hình thức lừa đảo , ko ít người bảo họ là bọn lừa đảo . Tóm lại là có rất nhiều phản cảm về nó , bản thân em cũng từng thử ... và em cảm thấy công việc và những người em tiếp xúc ko có gì đáng để em luyên tiếc nó . Nhiều người đã khiến cụm từ này khó nghe . Hẳn là nếu thể hiện như đúng bản chất thì nó phải rất thú vị cho những người hứng thú .
 

nguyenminhthi90

Ban Cố Vấn
Thành viên BQT
Công bằng mà nói, bản chất của MLM là rất tốt. Nhưng trong môi trường xung quanh, ta đã thấy quá nhiều hiện tượng MLM bất chính, nên dần dà hình thành ác cảm với MLM cũng không có gì lạ. Nói thật, ngay chính bản thân mình cũng chưa từng gặp MLM hợp pháp bao giờ, có lẽ vì nó phức tạp, khó tiếp cận và kém hấp dẫn sinh viên hơn là MLM bất chính. Chính mình cũng đã từng "được" mời mọc hình thức này, kể ra để mọi người tham khảo nhé:
Mới vài ngày trước, vì buồn quá không có chuyện làm, mình ra CV 23-09 ngồi chơi, tình cờ gặp 1 người ăn mặc rất lịch sự đi ngang:
- Excuse me! Can you speak English?
- Yes. May I help you?
- I want to show you a part-time job. You can earn about $500 a month! Have you ever heard about Herbal Life?
- No, I haven't. But I think I have no free time to do it.
- Ok. Here's my name-card. You can tell your friends about this and contact me on this number. You can earn about $500 a month!
- $500 a month? Ok. I'll call you if necessary. Thank you!
- Thank you. Good bye!

Mình xem lại tấm card và lên mạng điều tra thì mới biết đây là 1 công ty kinh doanh đa cấp chuyên bán thực phẩm chức năng với các công dụng như giảm cân, tăng cân, cải thiện sức khỏe v.v.. Giá mỗi hộp hình như vài trăm k thì phải. Mọi người có thể search trên Google để biết thêm chi tiết. Khuyến cáo là nên xem những lời nhận xét nhé, các lời giới thiệu chủ yếu là do bên bán cung cấp thôi. Buồn cười là quảng cáo chức năng ầm ầm, nhưng chỉ trưng ra được mỗi cái giấy chứng nhận của ... Cục vệ sinh an toàn thực phẩm :cuoihaha:, thế mới shock. Thôi, ko nói nhiều nữa, pakon thích thì search đi nhá :)
 

thaihabooks

Thanh viên kỳ cựu
Chủ đề này không biết bao nhiêu người đã bàn, nhưng vấn đề mình bàn thế này chỉ thay đổi 1 phần cách nhìn thôi, dù sao thì các cty lừa đảo ra tiền bằng phương thức kinh doanh này họ sẽ không dừng lại để cho người ta có cái nhìn tốt hơn về MLM đâu (ở VN thôi nhé, còn ở nước ngoài, đây là một phương thức bán hàng khoa học, và họ làm ăn đàng hoàng nên rất uy tín ).

Chỉ có 1 cách, thắt chặt luật pháp về MLM ở VN!
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Mình biết về MLM cũng tình cờ thôi. Thằng bạn thân của mình vướng vào vụ này, tất nhiên công ty đó kinh doanh bất chính. Thế là mình mất ~ 1 tháng trời để nghiên cứu về MLM cũng như cty đó để biết mà khuyên nó. Sau đây là 1 vài tư liệu hữu ích...
=> Cảm ơn bài viết thật đầy đủ về MLM của anh Thi.

Nếu không đọc những bài viết trên thì tớ chưa hiểu ( rõ ) bán hàng đa cấp là cái gì . Nhưng theo kinh nghiệm của tớ ( được nghe , được lôi kéo , được nhìn ...) tất cả những người tham gia loại hình công việc có tên gọi như trên đêu ko thõa mãn được một phần mong muốn ban đâu của bản thân họ , hoặc được hứa hẹn . Một vài kiếm được một ít số khác mất thơi gian vô ích ... và hầu hết họ thì mất thời gian , con tớ thì ko ưa nổi cái cách bạn mình thuyết phục mình vào " rễ " của nó một cách ngớ ngẩn . Với những người tư vấn 4 sao 5 sao ( hay các biểu tưởng và cách gọi " cấp bậc cao " tương tự ) họ thuyết phục khá tự tin và "biết cách" đứng trước đám đông , họ sẽ thuyết phục bạn , có lẽ là được huấn luyện những kỹ năng gt và thuyết trình tốt nên họ cũng có kha khá , tạo cảm giác rất " giả " , tất nhiên rồi , nhưng vấn đề ko phải ở đó mà là những điều họ nói rất thiếu logic , coi như kỹ năng mềm họ có mà kỹ năng cứng họ cùi bắp quá ( bạn có thể đi dự "hội thảo" của họ ghi âm lại những lời họ nói và đưa cho một người có chút ít kiến thức kt xem họ có cười ko ? - có lẽ tại vì tớ chưa gặp được những người " không cùi bắp " chút nào ,...
=> Đạt biết swynts là dân kỹ thuật nên không thích tìm hiểu kinh tế lắm. MLM như con dao hai lưỡi. Tùy vào cách sử dụng của bạn. Nếu bạn hiểu đúng thì đơn giản nó để cắt gọt, còn bạn hiểu sai thì bạn dùng con dao để giết người. Đừng nên kết luận khi mình chưa hiểu một vấn đề nào đó !

Chủ đề này không biết bao nhiêu người đã bàn, nhưng vấn đề mình bàn thế này chỉ thay đổi 1 phần cách nhìn thôi, dù sao thì các cty lừa đảo ra tiền bằng phương thức kinh doanh này họ sẽ không dừng lại để cho người ta có cái nhìn tốt hơn về MLM đâu (ở VN thôi nhé, còn ở nước ngoài, đây là một phương thức bán hàng khoa học, và họ làm ăn đàng hoàng nên rất uy tín ).

Chỉ có 1 cách, thắt chặt luật pháp về MLM ở VN!
=> Đúng là luật pháp VN còn lỏng lẻo nên các cty MLM bất chính làm ảnh hưởng đến những cty MLM chân chính.
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
ya , đó là quan điểm của em , em đã có thể hiện rõ điều đó và em cũng ko có ý vơ đũa cả nắm rằng đó là một công việc tồi trên tổng thể địa cầu hay đất nước này ^^ , những gì em thấy khiến em nghĩ vậy , ko giấu gì anh đôi khi em thấy ác cảm với cụm từ " bán hàng đa cấp " . Có nhiều người nói với em nó là một hình thức lừa đào , ko ít người bảo họ là bọn lừa đảo . Tóm lại là có rất nhiều phản cảm về nó , bản thân em cũng từng thử ... và em cảm thấy công việc và những người em tiếp xúc ko có gì đáng để em luyên tiếc nó . Nhiều người đã khiến cụm từ này khó nghe . hẳn là nếu thể hiện như đúng bản chất thì nó phải rất thú vị cho những người hứng thú .

yeah, vote cho cậu một phiếu, nếu như bạn đã bước chân vào đó thì bạn sẽ thấy phải không ?:mimcuoi:

Chủ đề này không biết bao nhiêu người đã bàn, nhưng vấn đề mình bàn thế này chỉ thay đổi 1 phần cách nhìn thôi, dù sao thì các cty lừa đảo ra tiền bằng phương thức kinh doanh này họ sẽ không dừng lại để cho người ta có cái nhìn tốt hơn về MLM đâu (ở VN thôi nhé, còn ở nước ngoài, đây là một phương thức bán hàng khoa học, và họ làm ăn đàng hoàng nên rất uy tín ).

Chỉ có 1 cách, thắt chặt luật pháp về MLM ở VN!

Bà chị nói rất đúng đó, nhưng ở Việt Nam không phải chỉ có 1 con sâu đâu, thật tiếc quá, MLM thật tốt nhưng lại thay đổi quá nhiều khi qua Việt Nam, chừng nào Việt Nam mới có được những công ty MLM thực sự đây:phatsau:
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Bà chị nói rất đúng đó, nhưng ở Việt Nam không phải chỉ có 1 con sâu đâu, thật tiếc quá, MLM thật tốt nhưng lại thay đổi quá nhiều khi qua Việt Nam, chừng nào Việt Nam mới có được những công ty MLM thực sự đây:phatsau:
=>> Đúng là một con sâu làm sầu nồi canh thôi. Làm Đạt nhớ đến câu danh ngôn : "Người không biết phân biệt được đúng sai thì làm sao phân biệt được tốt hay xấu".
 

nhungmtv

Thanh viên kỳ cựu
MLN ở VN wả thật còn wá nhìu điều bất cập , khi mình lọt vào ma trận của 1 công ty bán hàng đa cấp , mình lấn cấn k biết là thật hay giả nữa. Có lẽ người VN thông minh wá nên đã thiên biến vạn hóa bản chất của bán hàng đa cấp rùi
 

vermouth

Thanh viên kỳ cựu
Nói tóm gọn lại 1 câu: Đại bộ phận bán hàng đa cấp hiện nay ở Việt Nam đều là lừa đảo!!!
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB
Nói tóm gọn lại 1 câu: Đại bộ phận bán hàng đa cấp hiện nay ở Việt Nam đều là lừa đảo!!!

Ya! Chị có một ý kiến tuyệt vời...đó là cái gì mà em muốn nói bây giờ đó...
 

ivenle

Thanh viên kỳ cựu
Nói tóm gọn lại 1 câu: Đại bộ phận bán hàng đa cấp hiện nay ở Việt Nam đều là lừa đảo!!!
Ya! Chị có một ý kiến tuyệt vời...đó là cái gì mà em muốn nói bây giờ đó...

Như vậy hai bạn cho mình biết là họ đã lừa đảo cái gì của bạn??? :nghihoac:
 

vermouth

Thanh viên kỳ cựu



Như vậy hai bạn cho mình biết là họ đã lừa đảo cái gì của bạn??? :nghihoac:

Bán sản phẩm chất lượng thấp với 1 cái giá trên trời thì không phải là lừa đảo sao? Theo như quan sát của bản thân, đa số những sản phẩm của mạng lưới bán hàng đa cấp là những sản phẩm chức năng, thiên về chữa bệnh... nói chung là dùng cho sức khoẻ. Và những loại sản phẩm này hầu như không phổ biến nên rất khó để dò giá trên thị trường. Khi mua chỉ biết đặt hết niềm tin vào người bán, đến khi bị lừa lại chả biết kêu ai. Đã thế, sau khi "dụ" được mình mua rồi, họ còn tiếp tục kêu mình đi "dụ" người khác mua nữa, với niềm tin "làm giàu không khó"!!!! Mà đâu dễ dàng để "dụ" được người khác, thế là, anh em, gia đình, bạn bè được đưa ra làm "vật thí nghiệm" đầu tiên...Và một chuỗi "bi kịch" bắt đầu... Và khi tham gia vào mạng lưới này ở Việt Nam, bạn không chỉ mất thời gian, công sức, tiền bạc ... mà còn đánh mất luôn những mối quan hệ đã có nữa. Không biết ở nước ngoài làm ăn ra sao, nhưng riêng ở Việt Nam, đứng trên cái nhìn thực tế, thì mình có thể khẳng định: Đại bộ phận BHDC = lừa đảo!!!!

Còn về câu hỏi của bạn, mình xin được phép không trả lời. Vì điều đó không cần thiết. Có thể hình dung ra luận điệu của những người kinh doanh đa cấp sẽ như sau nếu mình trả lời câu hỏi trên:
- Nếu câu trả lời là "chưa": Nếu chưa bị thì biết gì mà dám nói như vậy hả? Bla bla....
- Nếu câu trả lời là "rồi" : Vậy ra "đằng ấy" đang cay cú vì bị lừa nên mới vơ đũa cả nắm đấy hử?? Chỗ nào lừa chứ chỗ này là không có lừa nhé! Không tin thì mua sản phẩm thử đi...hờ hờ

Còn về cụm từ Multi Level Marketing_MLM, có rất nhiều tranh cãi xung quanh cụm từ này. Rất nhiều ý kiến không đồng ý bán hàng đa cấp là 1 hoạt động Marketing, mà đó là hoạt động Sales. Các nhà Marketing chân chính họ không đồng tình với cụm từ Marketing trong MLM. Lý lẽ họ đưa ra là: có sự khác nhau rõ ràng giữa 2 khái niệm Marketing và Sales:
- Marketing: lấy tiền doanh nghiệp dùng để quảng cáo cho sản phẩm của DN, hỗ trợ cho Sales
- Sales: là hoạt động bán hàng và thu tiền về cho doanh nghiệp.
Khi bạn là 1 nhân viên bán hàng đa cấp, công việc của bạn là vừa quảng cáo sản phẩm, vừa bán hàng. Bạn không hề nhận được khoản tiền nào cho hoạt động quảng cáo của mình, mà chỉ nhận được tiền cho việc bán sản phẩm. Vì vậy, không thể nói BHDC là Multi Level Marketing được, phải là Multi Level Sales mới đúng.
 

tritai

[♣]Thành Viên CLB

Như vậy hai bạn cho mình biết là họ đã lừa đảo cái gì của bạn??? :nghihoac:

Em đã từng vào một công ty BHĐC, tại sao ở Việt Nam lại gọi là Bán hàng đa cấp ? Em từng đặt vấn đề với một tên trưởng phòng của công ty đó " anh đã là trưởng phòng vậy anh cho em hỏi, công ty sẽ có chế độ như thế nào đối với những Đổng Sự hay Phi Ưng (những người này lương tháng lãnh hơn 200 triệu, cá biệt có người lãnh đến 250 triệu ).

Tên trưởng phòng tìm cách phớt lờ câu hỏi này và nói rằng : em đã từng nghiên cứu gì về bán hàng đa cấp ? ( thực sự lúc đó em chưa biết gì, em cũng chỉ tình cờ vào hội thảo mà thôi, em cũng không rõ gì về nó, nhưng tại em thắc mắc nên hỏi)

Em là người được nói chuyện sau cùng, và cuối cùng thì em cũng có quyết định sau khi đã về nhà suy nghĩ suốt 2 ngày

Đồng tiền đúng là có ma lực kì lạ, lúc đó em đã chọn cách không tham gia vì em đã nghiên cứu và đưa ra 3 câu hỏi:

1.Mặt hàng của các công ty chưa từng được kiểm tra, không ghi nơi sản xuất, chất lượng không đảm bảo đã đành lại còn giá thành cao hơn ít nhất là 1/2 so với giá thị trường ( nhiều loại còn cao hơn )
2.Họ là những người 1 tháng lương là 200 triệu nhưng tại sao trong danh sách triệu phú việt nam lại không thấy tên họ xuất hiện
3.Như em đã hỏi, công ty sẽ có chế độ như thế nào đây khi mà một tháng lương của họ quá cao, họ sẽ được làm suốt đời không?

Em thừa nhận rằng MLM không xấu mà trái lại rất tốt nhưng khi qua Việt Nam thì vẫn còn rất nhiều chuyện để nói, quy định của nhà nước là khi cá nhân tham gia nhưng không phải mua hàng mới được tham gia hay vì khoản tiền đưa vào ngân sách nhà nước quá lớn ( gần 6 tỷ/1 năm) mà nhà nước lại trao tặng cúp vàng doanh nghiệp dịch vụ xuất sắc nhất năm cho công ty Thiên Ngọc Minh Uy - một công ty đã thay đổi tên và địa chỉ nhiều lần vì bị xử phạt. Rồi anh có nghe công ty quốc tế nào lại chỉ cần 100k là đã trở thành thành viên của họ Yago Việt Nam đấy !

Chỉ có người trong cuộc mới rõ, có thề vì họ quá ngây thơ mà thôi !
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
@ vermouth : chị nói "Đại bộ phận bán hàng đa cấp hiện nay ở Việt Nam đều là lừa đảo!!!" là không chính xác. Bởi khi chị nói câu đó là chị đang nhìn ở một khía cạnh khuất của sự việc. Dĩ nhiên là trong đó sẽ có một số công ty lợi dụng sự sơ hở của quy trình hoạt động của ngành MLM để chuộc lợi. Khi chị nói là lừa đảo thì chẳng khác nào chị đang khiêu khích đến nhà nước VN. Vì luật BHĐC đã được ban hành từ năm 2005.

...Còn về ý nghĩa MLM hay MLS thì em có thể hoàn toàn đồng ý với quan điểm trên.

@ Khi tham gia vào một cty MLM để biết bạn có lừa đảo hay không hãy xem điều cơ bản đầu tiên "Họ có bắt bạn đầu tư một số tiền nào để được tham gia không ? Và họ có phát cho bạn cuốn luật BHĐC khi tham gia không ? (vì theo luật thì cty MLM có nghĩa vụ phát cuốn luật BHĐC cho người tham gia). Về cty Thiên Ngọc Minh Uy mình đã vào cty đó và tìm hiểu theo yêu cầu giúp đỡ từ một bạn cũng trong forum KNS). Cty TNMU được đặt tại một khu chợ ở Q.6. Cái cách đặt cty cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ rồi, chứ đừng nói chi đến việc tham gia. Ấy vậy mà khi bước vào bên trong mới thấy được sự chuyên nghiệp, họ tạo thành từng bàn tròn nói chuyện rất huyên thuyện và đông. Tạo cảm giác cho mình đây là cty rất phát triển. Khi cậu bạn ấy dẫn mình vào cty, họ liền hỏi "ai đây ?" , "có lịch hẹn trước chưa ?"...Vì trước khi cậu bạn rủ mình vào cty này có nói muốn được tham gia phải đóng hơn 3 triệu đồng...thì mình đã biết ngay là cty lừa đảo rồi. Họ cũng khá bất ngờ khi mình giới thiệu mình là dân thành phố. Phải chăng những cty lừa đảo lựa chọn những người ở dưới quê mới lên "lạ nước lạ cái" để làm mục tiêu săn đuổi ? Đã là lừa đảo thì mục tiêu chính của họ cũng chỉ là moi tiền những người thiếu kiến thức mà hầu như ít đề cập đến sản phẩm. Trái ngược với câu "Sản phẩm là linh hồn của cty". Đôi điều chia sẻ cùng các bạn.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
huxu456 [Kinh tế] Luận án của Thỏ Kinh Tế - Quản Trị 0
elsonhoang [Kinh tế] TÌm tài liệu về Toán Kinh tế Kinh Tế - Quản Trị 2
benny [Kinh tế] Mô hình quản trị 1.10 và 10.10: Không thể và có thể Kinh Tế - Quản Trị 1
KendyDat [Kinh tế] 10 bí mật của các triệu phú Mỹ Kinh Tế - Quản Trị 0
KendyDat [Kinh tế] 21 nguyên tắc của các triệu phú “tay trắng làm nên” Kinh Tế - Quản Trị 2
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (7) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (6) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (5) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gầy dựng cơ đồ (4) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] 10 CEO giàu nhất Trung Quốc Kinh Tế - Quản Trị 1
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (3) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (2) Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Tay không gần dựng cơ đồ (1) Kinh Tế - Quản Trị 0
bachtuocdo [Kinh tế] Download Sách của "Cha đẻ" chiến lược cạnh tranh_Michael E.Porter Kinh Tế - Quản Trị 0
O [Kinh tế] Trở thành triệu phú thật đơn giản !!!!! Kinh Tế - Quản Trị 2
nhoccan219 [Kinh tế] thương trường có phải là chiến trường Kinh Tế - Quản Trị 1
E [Kinh tế] Tàng kinh các - Tài liệu kinh doanh chọn lọc và tổng hợp Kinh Tế - Quản Trị 1
vermouth [Kinh tế] Khủng hoảng tài chính Mỹ_ Cái nhìn toàn diện Kinh Tế - Quản Trị 2
C [Kinh tế] Chiến tranh kinh tế Mỹ - Trung Kinh Tế - Quản Trị 1
ungtiendung [Kinh tế] Hệ số lương khởi điểm của bậc thạc sỹ, đại học và cao học? Kinh Tế - Quản Trị 0
ungtiendung [Kinh tế] 9 sự kiên kinh tế thế giới 2009 Kinh Tế - Quản Trị 0
steward [Kinh tế] Cái Tâm là gốc của thành công Kinh Tế - Quản Trị 4
vermouth [Kinh tế] Tuổi nào có thể làm giàu? Kinh Tế - Quản Trị 0
vermouth [Kinh tế] Thế nào là nền kinh tế bong bóng? Kinh Tế - Quản Trị 5
T [Kinh tế] Bí quyết viết bản kế hoạch kinh doanh Kinh Tế - Quản Trị 1
TQV [Kinh tế] Quản lý là gì ? Kinh Tế - Quản Trị 0
Bhji Onj [Kinh tế] Kinh tế Học Kinh Tế - Quản Trị 2
Trần Mít [Kinh tế] Thuật cái nêm Kinh Tế - Quản Trị 0
kidoto [Kinh tế] Bài toán "Kinh doanh đa cấp" Kinh Tế - Quản Trị 0
TQV [Kinh tế] Ebook Kinh Tế - Quản Trị 1
TQV [Kinh tế] Nhật ký quản trị - TQV Kinh Tế - Quản Trị 5
M [Kinh tế] Ăn Mày Cũng Phải Học Kinh Tế Kinh Tế - Quản Trị 22
Lu Song Qing [Kinh tế] Quản trị nguồn nhân lực Kinh Tế - Quản Trị 7

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top