Jerry
[♣]Thành Viên CLB
Dân gian có câu “Giận quá mất khôn”. Thế nhưng các trạng thái cảm xúc vui, buồn, phẫn nộ trong mỗi chúng ta vẫn diễn ra hàng ngày. Có ai dám quả quyết rằng mình chưa từng nổi giận bao giờ? Quan trọng hơn là làm sao “nhận diện” được bản chất của cơn giận và làm chủ được cảm xúc đó?
Giải mã cảm xúc
Phần lớn những cảm xúc tiêu cực của mỗi người đều bắt nguồn từ cuộc sống thường nhật và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa người với người; đó có thể là sự nóng giận của cấp trên khi cấp dưới làm sai việc, hoặc đó là sự ganh tỵ, đố kỵ giữa các đồng nghiệp với nhau… và nếu không biết cách “giải mã” cảm xúc của đối tượng, những mối quan hệ mà chúng ta thiết lập được sẽ trở nên mong manh và dễ đổ vỡ.
Thành công của một cá thể là sự dung hòa các mối quan hệ mà cá nhân đó tạo ra. Có người tuy năng lực bình thường nhưng vẫn thành công vì họ biết quan sát, tìm hiểu và giải mã tâm trạng của đối tượng trong các mối quan hệ, rồi vận dụng những thời điểm thuận lợi để đưa ra những quyết định thích hợp. Thường họ vận dụng hai chiến lược: “biết người biết ta” và “tiến lùi đúng lúc”.
Vậy, làm sao ứng dụng các kỹ năng trừu tượng này vào thực tế cuộc sống, khi mà những cung bậc của “hỉ, nộ, ái, ố” vẫn diễn ra hàng ngày? Chúng ta dễ dàng nhận biết những trạng thái cảm xúc đơn giản như khi đói, cơ chế phản xạ theo bản năng và cảm giác đói xuất hiện; hay khi thấy một người khác phái mà mình yêu thích, cảm giác hưng phấn tràn về thúc đẩy việc làm quen, tiếp cận. Nhưng có các trạng thái cảm xúc diễn biến phức tạp khó nhận biết vẫn tạo ra những hành vi tương ứng.
Phạm Minh T., nhân viên trẻ của một công ty marketing, trong thời gian gần đây bỗng trở nên khác thường, anh luôn có cảm giác bất an và không thể tập trung làm việc. Nguyên nhân chính là do mối quan hệ trục trặc giữa T. và sếp. T. tâm sự: “Mình không hiểu làm sao dạo này sếp rất hay nổi nóng với mình và các đồng nghiệp, hễ sai một chút thôi cũng bị chửi cả buổi, cứ như thế thì mình làm sao có tinh thần làm việc được chứ”.
Nhưng thực ra, T. đâu biết rằng sở dĩ sếp “bất thường” như thế là do gia đình sếp có những vấn đề nên mới có thái độ cư xử như vậy. Rõ ràng là nếu T. nhạy bén để nắm bắt nguyên nhân thì anh đã không quá lo lắng và căng thẳng như thế.
Có thể nguyên nhân dẫn đến sự bất hòa trong mối quan hệ không nhất thiết bắt nguồn từ chính hai người trong cuộc, nhưng có thể bắt nguồn từ một mối quan hệ khác của một đối tượng, để rồi sự bất hòa “vãng lai” đó tiếp tục “xâm nhập” vào các mối quan hệ khác. Chính vì thế, người trong cuộc luôn phải tỉnh táo, nhạy bén để tìm ra nguyên nhân của nó.
Ngay cả trong tình cảm nam nữ cũng thế, có những anh chàng suốt cả ngày đêm mất ăn mất ngủ vì không biết liệu nàng có “mở cửa lòng” với mình hay chưa? Những phỏng đoán, trăn trở dường như chiếm hết tâm trí anh ta. Tuy nhiên, thật ra, có những khi “người ấy” đã bật đèn xanh lâu lắm rồi mà chàng lại chẳng nhạy bén để nhận ra.
Để nhận biết được các trạng thái cảm xúc, điều cơ bản chúng ta phải quan sát diện mạo, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, tư thế và cách nói năng của đối phương. Bên cạnh việc quan sát, để hiểu được trạng thái cảm xúc cần thông qua cả việc trò chuyện nữa. Trên phương diện quan hệ yêu đương, nếu một cô gái “phải lòng” chàng trai trong bối cảnh cả hai người đang ở giữa đám đông, những biểu hiện cảm xúc của cô gái rất dễ nhận biết, ánh mắt luôn hướng về “đối tượng”.
Cô cười nhiều hơn bình thường và luôn có những cử chỉ duyên dáng nhằm tạo sự chú ý. Thái độ bồn chồn thông qua các hành vi nghịch các món trang sức cũng là một biểu hiện đáng yêu. Điều đó “tố cáo” tim cô gái đang loạn nhịp và cô cần giải tỏa theo cách đó. Tín hiệu “đèn xanh” đã bật lên cho đối tượng.
Việc phán đoán cảm xúc trong các mối quan hệ với đối tác làm ăn phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Bởi họ là những đối tượng đã có kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường. Nhưng không vì thế mà họ không biểu lộ một sơ suất nào. Đôi khi ánh mắt, nét mặt hay nói nôm na là “thần sắc” sẽ nói lên thực tế tâm trạng.
Vì vậy, để giải mã được cảm xúc của một người trong mối quan hệ thì ngoài kiến thức, kinh nghiệm cũng cần có sự quan sát tinh tế và ít nhiều đòi hỏi độ nhạy cảm của người trong cuộc.
Giải mã cảm xúc
Phần lớn những cảm xúc tiêu cực của mỗi người đều bắt nguồn từ cuộc sống thường nhật và đặc biệt là trong mối quan hệ giữa người với người; đó có thể là sự nóng giận của cấp trên khi cấp dưới làm sai việc, hoặc đó là sự ganh tỵ, đố kỵ giữa các đồng nghiệp với nhau… và nếu không biết cách “giải mã” cảm xúc của đối tượng, những mối quan hệ mà chúng ta thiết lập được sẽ trở nên mong manh và dễ đổ vỡ.
Thành công của một cá thể là sự dung hòa các mối quan hệ mà cá nhân đó tạo ra. Có người tuy năng lực bình thường nhưng vẫn thành công vì họ biết quan sát, tìm hiểu và giải mã tâm trạng của đối tượng trong các mối quan hệ, rồi vận dụng những thời điểm thuận lợi để đưa ra những quyết định thích hợp. Thường họ vận dụng hai chiến lược: “biết người biết ta” và “tiến lùi đúng lúc”.
Vậy, làm sao ứng dụng các kỹ năng trừu tượng này vào thực tế cuộc sống, khi mà những cung bậc của “hỉ, nộ, ái, ố” vẫn diễn ra hàng ngày? Chúng ta dễ dàng nhận biết những trạng thái cảm xúc đơn giản như khi đói, cơ chế phản xạ theo bản năng và cảm giác đói xuất hiện; hay khi thấy một người khác phái mà mình yêu thích, cảm giác hưng phấn tràn về thúc đẩy việc làm quen, tiếp cận. Nhưng có các trạng thái cảm xúc diễn biến phức tạp khó nhận biết vẫn tạo ra những hành vi tương ứng.
Phạm Minh T., nhân viên trẻ của một công ty marketing, trong thời gian gần đây bỗng trở nên khác thường, anh luôn có cảm giác bất an và không thể tập trung làm việc. Nguyên nhân chính là do mối quan hệ trục trặc giữa T. và sếp. T. tâm sự: “Mình không hiểu làm sao dạo này sếp rất hay nổi nóng với mình và các đồng nghiệp, hễ sai một chút thôi cũng bị chửi cả buổi, cứ như thế thì mình làm sao có tinh thần làm việc được chứ”.
Nhưng thực ra, T. đâu biết rằng sở dĩ sếp “bất thường” như thế là do gia đình sếp có những vấn đề nên mới có thái độ cư xử như vậy. Rõ ràng là nếu T. nhạy bén để nắm bắt nguyên nhân thì anh đã không quá lo lắng và căng thẳng như thế.
Có thể nguyên nhân dẫn đến sự bất hòa trong mối quan hệ không nhất thiết bắt nguồn từ chính hai người trong cuộc, nhưng có thể bắt nguồn từ một mối quan hệ khác của một đối tượng, để rồi sự bất hòa “vãng lai” đó tiếp tục “xâm nhập” vào các mối quan hệ khác. Chính vì thế, người trong cuộc luôn phải tỉnh táo, nhạy bén để tìm ra nguyên nhân của nó.
Ngay cả trong tình cảm nam nữ cũng thế, có những anh chàng suốt cả ngày đêm mất ăn mất ngủ vì không biết liệu nàng có “mở cửa lòng” với mình hay chưa? Những phỏng đoán, trăn trở dường như chiếm hết tâm trí anh ta. Tuy nhiên, thật ra, có những khi “người ấy” đã bật đèn xanh lâu lắm rồi mà chàng lại chẳng nhạy bén để nhận ra.
Để nhận biết được các trạng thái cảm xúc, điều cơ bản chúng ta phải quan sát diện mạo, nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, tư thế và cách nói năng của đối phương. Bên cạnh việc quan sát, để hiểu được trạng thái cảm xúc cần thông qua cả việc trò chuyện nữa. Trên phương diện quan hệ yêu đương, nếu một cô gái “phải lòng” chàng trai trong bối cảnh cả hai người đang ở giữa đám đông, những biểu hiện cảm xúc của cô gái rất dễ nhận biết, ánh mắt luôn hướng về “đối tượng”.
Cô cười nhiều hơn bình thường và luôn có những cử chỉ duyên dáng nhằm tạo sự chú ý. Thái độ bồn chồn thông qua các hành vi nghịch các món trang sức cũng là một biểu hiện đáng yêu. Điều đó “tố cáo” tim cô gái đang loạn nhịp và cô cần giải tỏa theo cách đó. Tín hiệu “đèn xanh” đã bật lên cho đối tượng.
Việc phán đoán cảm xúc trong các mối quan hệ với đối tác làm ăn phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều. Bởi họ là những đối tượng đã có kinh nghiệm và bản lĩnh thương trường. Nhưng không vì thế mà họ không biểu lộ một sơ suất nào. Đôi khi ánh mắt, nét mặt hay nói nôm na là “thần sắc” sẽ nói lên thực tế tâm trạng.
Vì vậy, để giải mã được cảm xúc của một người trong mối quan hệ thì ngoài kiến thức, kinh nghiệm cũng cần có sự quan sát tinh tế và ít nhiều đòi hỏi độ nhạy cảm của người trong cuộc.