Theo các nhà tâm lý học, sau khi đạt được mục đích mong muốn, trong con người chúng ta có thể xuất hiện một cảm giác trống rỗng và bất lực, một thái độ bi quan, một trạng thái kìm hãm, không tha thiết gì cả…Người ta gọi đó là những giây phút “ trầm uất bởi sự thành công”. Một điều có vẻ nghịch lý là con người càng vững vàng,càng có ý chí, mục đích đạt được càng trọng đại và có ý nghĩa thì nó lại càng có thể làm cho con người mất thăng bằng hơn.
Theo M.Melia, chuyên gia thuộc trung tâm Tâm lý học Nga – Mỹ Ecopsi, để vượt qua những giây phút khó khăn đó thì cần phải:
+ Hãy vui mừng vì điều đó đã xảy ra cho dù nó có vẻ kỳ lạ. Những cơn trầm uất như vậy cũng cần thiết cho con người như những niềm vui vậy.Đó là dấu hiệu mà cơ thể đưa ra để chúng ta hiệu chỉnh các mục tiêu của mình trong thời gian tới.Vì vậy , đừng cố gắng xua đuổi những ý nghĩ buồn bã đó mà hãy cho phép bản thân tạm thời ở trạng thái đơn độc, từ đó rút ra được một điều gì bổ ích.
+ Hãy nhìn lại những điều mà chúng ta vừa đạt được xem chúng ta đã hướng vào những chuẩn mực nào để xem xét nó? Những chuẩn mực đó có quá thấp với ta không? Ta đủ sức hay thừa sức để thực hiện việc đó ?
+ Hãy đề ra cho mình những mục tiêu có triển vọng và nội dung phong phú để định hướng cho cuộc đời và cho hành động tiếp theo của chúng ta.Những mục tiêu này chúng ta có thể hoàn thiện từng bước mà các chuẩn mực của nó sẽ luôn được nâng cao.
+ Tiếp theo, hãy đề ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được trong một thời gian ngắn, có tính hiện thực, cụ thể và có thể ước tính được. Những mục tiêu này có tác dụng thúc đẩy lòng khao khát thành công của chúng ta ở những mục tiêu xa hơn.
+ Nếu tất cả những mục tiêu lâu dài được cụ thể hóa trong những mục tiêu trước mắt mà những mục tiêu trước mắt lại được gắn vào một triển vọng lâu dài phù hợp với dự tính của chúng ta về con đường đã chọn thì chúng ta sẽ đạt được một sự vững vàng về tâm lý và khả năng làm việc tuyệt vời.
( Sưu tầm )
Theo M.Melia, chuyên gia thuộc trung tâm Tâm lý học Nga – Mỹ Ecopsi, để vượt qua những giây phút khó khăn đó thì cần phải:
+ Hãy vui mừng vì điều đó đã xảy ra cho dù nó có vẻ kỳ lạ. Những cơn trầm uất như vậy cũng cần thiết cho con người như những niềm vui vậy.Đó là dấu hiệu mà cơ thể đưa ra để chúng ta hiệu chỉnh các mục tiêu của mình trong thời gian tới.Vì vậy , đừng cố gắng xua đuổi những ý nghĩ buồn bã đó mà hãy cho phép bản thân tạm thời ở trạng thái đơn độc, từ đó rút ra được một điều gì bổ ích.
+ Hãy nhìn lại những điều mà chúng ta vừa đạt được xem chúng ta đã hướng vào những chuẩn mực nào để xem xét nó? Những chuẩn mực đó có quá thấp với ta không? Ta đủ sức hay thừa sức để thực hiện việc đó ?
+ Hãy đề ra cho mình những mục tiêu có triển vọng và nội dung phong phú để định hướng cho cuộc đời và cho hành động tiếp theo của chúng ta.Những mục tiêu này chúng ta có thể hoàn thiện từng bước mà các chuẩn mực của nó sẽ luôn được nâng cao.
+ Tiếp theo, hãy đề ra cho mình những mục tiêu ngắn hạn cần đạt được trong một thời gian ngắn, có tính hiện thực, cụ thể và có thể ước tính được. Những mục tiêu này có tác dụng thúc đẩy lòng khao khát thành công của chúng ta ở những mục tiêu xa hơn.
+ Nếu tất cả những mục tiêu lâu dài được cụ thể hóa trong những mục tiêu trước mắt mà những mục tiêu trước mắt lại được gắn vào một triển vọng lâu dài phù hợp với dự tính của chúng ta về con đường đã chọn thì chúng ta sẽ đạt được một sự vững vàng về tâm lý và khả năng làm việc tuyệt vời.
( Sưu tầm )