Muốn vượt qua một trở lực nào đó,chúng ta cần có ý chí. Ý chí là một sức mạnh tâm lý mà ta có thể phát triển, giúp nó mạnh lên và đặt cho nó mục đích để chúng ta thành công trong cuộc sống.Một số chuyên gia tâm lý đã đề ra những phương pháp để rèn luyện ý chí:
+ Tích cực:
Một người biết mình uống rượu hơi nhiều. Tuy nhiên công việc của anh ta cũng rất căng thẳng, anh uống vài ly để thư giãn tinh thần. Nhưng khi có rượu, anh ta lại ngủ. Một hôm anh nhận thức ra cuộc đời mình lại đang trôi qua một cách hững hờ.Anh quyết định bỏ ruợu. Những cơn nhớ rượu giày vò anh. Mỗi lần như vậy anh đều tự nhủ mình không thể “ thua “. Bên cạnh đó, tình cảm gia đình trở nên êm ấm hơn, anh thấy mình được an ủi và anh đã “thắng “. Ý tưởng tích cực đã giúp anh ta thắng được quán tính.
+ Cương quyết:
Giáo sư tâm lý học James Prochaska chỉ ra rằng khi muốn thay đổi một thói quen, ta thường qua 4 giai đoạn:
- Chống lại sự thay đổi
- Cân nhắc giữa sự chống lại và sự tuân theo
- Hành động để thay đổi
- Dùng ý chí để duy trì sự thay đổi tốt
Nhiều người thường đến giai đoạn hai là ngừng lại.Biết rằng nên thay đổi thói uống rượu, nhưng trong khi đang cân nhắc thì uống thêm một vài ly chơi.Và … cứ như thế!
Phải đặt ra một hạn định. Giáo sư Marge Collins được bầu làm chủ tịch một tổ chức dân sự. Bà mập quá, bèn quyết định tập cho ốm bớt. Bà tự đề ra hạn định là trong 3 tháng phải xuống 15 cân.Đúng hôm bà đạt được đủ 15 cân thì cũng là ngày đại hội của tổ chức. Hôm đó bà xuất hiện trong một dáng gọn gàng, xinh đẹp trong một chiếc áo mới.
+ Mục tiêu rõ ràng:
Nghiên cứu một nhóm người muốn thay đổi một thói xấu,Giáo sư Marlatt đã ghi nhận là người nào đề ra được mục tiêu rõ ràng thì thành công.Đừng đưa ra những mục tiêu chung chung như: tôi sẽ tập thể dục nhiều hơn, tôi sẽ đọc sách nhiều hơn.Hãy nên xác định rõ: mỗi sáng tôi sẽ đi bộ 45 phút; mỗi tuần tôi sẽ dành 3 buổi tối đọc sách, mỗi buổi tối một tiếng đồng hồ…
+ Tin tưởng mục tiêu:
Định bỏ hút thuốc.Tin tưởng rằng mình sẽ để dành được một món tiền nho nhỏ. Ban đầu tuy nhỏ thật, cứ tin tưởng.Đến cuối tuần, cuối nửa tháng, cuối một tháng… tính lại số tiền để dành được thấy cũng kha khá. Điều này sẽ giúp ta dễ dàng với ý chí bỏ thuốc.
+ Nghĩ đến cái tôi:
Khi không thuết phục được bằng lý luận thì hãy viện đến cái tôi của mình.Một người ghiền thuốc, bác sĩ khuyên mãi không được. Một hôm anh chợt nghĩ đến thân thể mình và tự nhủ: Tại sao mình ngu thế? Tại sao mình lại tự làm hại mình?Phải bỏ thuốc thôi!
Phải biết trân trọng cái tôi tốt đẹp của mình, đừng chiều theo cái tôi yếu đuối.
+ Rèn ý chí:
Ý chí rất dễ bị cùn nhụt nếu không siêng năng mài giũa. Nhà tâm lý học Boyd Barett đưa ra các phương pháp rèn ý chí như: bước lên bước xuống một chiếc ghế 30 lần, đổ một hộp quẹt ra rồi cẩn thận xếp lại từng cây.Phương pháp tuy rất cổ điển nhưng lại rất hiệu nghiệm.
+ Lường trước những trở ngại:
Bạn có được ý chí, nhưng bạn cũng phải dự trù đối phó với những trở ngại. Những trở ngại đôi khi rất “ dễ chịu “. Nhà tâm lý học Saul Shiffman quan sát một số người đã bỏ hút thuốc, nhưng chỉ cần hút một điếu thuốc mời là hỏng. Trở ngại có khi dễ chịu nhưng hậu quả của nó lại không dễ chịu một chút nào.
Ý chí mạnh mẽ không phải một sớm một chiều là đạt được.Nó được hình thành dần dần. Vì vậy cần phải nhẫn nại và nhẫn nại.
( Sưu tầm )
+ Tích cực:
Một người biết mình uống rượu hơi nhiều. Tuy nhiên công việc của anh ta cũng rất căng thẳng, anh uống vài ly để thư giãn tinh thần. Nhưng khi có rượu, anh ta lại ngủ. Một hôm anh nhận thức ra cuộc đời mình lại đang trôi qua một cách hững hờ.Anh quyết định bỏ ruợu. Những cơn nhớ rượu giày vò anh. Mỗi lần như vậy anh đều tự nhủ mình không thể “ thua “. Bên cạnh đó, tình cảm gia đình trở nên êm ấm hơn, anh thấy mình được an ủi và anh đã “thắng “. Ý tưởng tích cực đã giúp anh ta thắng được quán tính.
+ Cương quyết:
Giáo sư tâm lý học James Prochaska chỉ ra rằng khi muốn thay đổi một thói quen, ta thường qua 4 giai đoạn:
- Chống lại sự thay đổi
- Cân nhắc giữa sự chống lại và sự tuân theo
- Hành động để thay đổi
- Dùng ý chí để duy trì sự thay đổi tốt
Nhiều người thường đến giai đoạn hai là ngừng lại.Biết rằng nên thay đổi thói uống rượu, nhưng trong khi đang cân nhắc thì uống thêm một vài ly chơi.Và … cứ như thế!
Phải đặt ra một hạn định. Giáo sư Marge Collins được bầu làm chủ tịch một tổ chức dân sự. Bà mập quá, bèn quyết định tập cho ốm bớt. Bà tự đề ra hạn định là trong 3 tháng phải xuống 15 cân.Đúng hôm bà đạt được đủ 15 cân thì cũng là ngày đại hội của tổ chức. Hôm đó bà xuất hiện trong một dáng gọn gàng, xinh đẹp trong một chiếc áo mới.
+ Mục tiêu rõ ràng:
Nghiên cứu một nhóm người muốn thay đổi một thói xấu,Giáo sư Marlatt đã ghi nhận là người nào đề ra được mục tiêu rõ ràng thì thành công.Đừng đưa ra những mục tiêu chung chung như: tôi sẽ tập thể dục nhiều hơn, tôi sẽ đọc sách nhiều hơn.Hãy nên xác định rõ: mỗi sáng tôi sẽ đi bộ 45 phút; mỗi tuần tôi sẽ dành 3 buổi tối đọc sách, mỗi buổi tối một tiếng đồng hồ…
+ Tin tưởng mục tiêu:
Định bỏ hút thuốc.Tin tưởng rằng mình sẽ để dành được một món tiền nho nhỏ. Ban đầu tuy nhỏ thật, cứ tin tưởng.Đến cuối tuần, cuối nửa tháng, cuối một tháng… tính lại số tiền để dành được thấy cũng kha khá. Điều này sẽ giúp ta dễ dàng với ý chí bỏ thuốc.
+ Nghĩ đến cái tôi:
Khi không thuết phục được bằng lý luận thì hãy viện đến cái tôi của mình.Một người ghiền thuốc, bác sĩ khuyên mãi không được. Một hôm anh chợt nghĩ đến thân thể mình và tự nhủ: Tại sao mình ngu thế? Tại sao mình lại tự làm hại mình?Phải bỏ thuốc thôi!
Phải biết trân trọng cái tôi tốt đẹp của mình, đừng chiều theo cái tôi yếu đuối.
+ Rèn ý chí:
Ý chí rất dễ bị cùn nhụt nếu không siêng năng mài giũa. Nhà tâm lý học Boyd Barett đưa ra các phương pháp rèn ý chí như: bước lên bước xuống một chiếc ghế 30 lần, đổ một hộp quẹt ra rồi cẩn thận xếp lại từng cây.Phương pháp tuy rất cổ điển nhưng lại rất hiệu nghiệm.
+ Lường trước những trở ngại:
Bạn có được ý chí, nhưng bạn cũng phải dự trù đối phó với những trở ngại. Những trở ngại đôi khi rất “ dễ chịu “. Nhà tâm lý học Saul Shiffman quan sát một số người đã bỏ hút thuốc, nhưng chỉ cần hút một điếu thuốc mời là hỏng. Trở ngại có khi dễ chịu nhưng hậu quả của nó lại không dễ chịu một chút nào.
Ý chí mạnh mẽ không phải một sớm một chiều là đạt được.Nó được hình thành dần dần. Vì vậy cần phải nhẫn nại và nhẫn nại.
( Sưu tầm )