accessdeny
Thanh viên kỳ cựu
Cách cư xử với 6 mẫu bạn chơi "không đẹp"
Sẽ không có quả cầu thủy tinh nào giúp bạn đoán trước được ai bỗng chốc trở mặt với mình “một ngày đẹp trời” nào đó. Hoặc vào thời điểm bất chợt, bạn mới biết được người bạn tốt nhất không phải là người vẫn thường ca ngợi bạn.
Tuy thế, vẫn có những dấu hiệu gợi ý trước giúp bạn phần nào định hướng được mẫu người mình đang quan hệ là ai. Sau đây là 6 mẫu điển hình bạn có thể tham khảo cùng gợi ý hướng giao thiệp tốt với họ:
Mẫu “chú Cuội”: Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa "văng mạng” nhưng làm không tới đâu. Có thể bản thân người ấy cũng thường bị “cho leo cây” khi còn niên thiếu, và điều này hình thành phản xạ tự vệ ở họ bằng cách cũng hứa cuội với người khác. Sẽ rất khó thay đổi thói quen này của họ. Bạn cần xác định liệu mối quan hệ với mẫu người này là lâu dài hay chỉ giao tiếp xã hội đơn thuần.
Nếu đó là quan hệ xã giao, bạn hãy chấp nhận nó và tự bảo vệ mình bằng cách hạ thấp khả năng trở thành hiện thực của những lời hứa từ họ, để tránh quá thất vọng. Trường hợp đây là mối quan hệ lâu dài, bạn hãy giúp họ hạn chế bớt tính xấu ấy bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen xác nhận lại một lần trước khi ngày hẹn thật sự diễn ra hoặc công việc bắt đầu.
Mẫu “lá mặt lá trái”: Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Bạn cần có quyết định dứt khoát với mẫu người này: Chấm dứt ngay tình bạn.
Dù chưa trở thành nạn nhân trực tiếp của họ, nhưng nếu có bằng chứng xác đáng về thói “lá mặt lá trái” này của họ đối với người khác, bạn vẫn nên cương quyết từ bỏ tình bạn ấy hơn là phập phồng không biết đến một khi nào mình bị "bắn tỉa". Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy khi chấm dứt tình bạn với họ. Hãy nhẹ nhàng và tế nhị.
Mẫu ích kỷ: Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc khăn tay và tính chịu đựng cao nhất có thể vì đây là mẫu người luôn nói về những khó khăn, va vấp của họ. Hơn thế, họ luôn lặp đi lặp lại “tình cảnh đáng thương” của bản thân mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào, và điều mình than phiền có nhất thiết phải tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay tự bản thân có thể giải quyết được.
Với họ, mối bận tâm lớn nhất là “sao mọi người ích kỷ quá, không ai chịu chia sẻ với mình cả? Mình đáng thương lắm chứ!” Để giao thiệp với mẫu này, bạn cần biết cách lái “câu chuyện thương tâm” họ đang kể sang những chủ đề khác hoặc mời họ tham gia những hoạt động có thể giảm thiểu tối đa khả năng kể lể ấy như xem phim, chơi thể thao…
Mẫu “ruột để ngoài da”: Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.
Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Chắc chắn bạn không thể nói rằng bạn đặt cược tất cả cho một tình bạn với mẫu người này rồi.
Mẫu đố kỵ: Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi. Nó sẽ kích thích và giúp bạn có mục tiêu rõ rệt để phấn đấu hơn. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh gay gắt từ những người bạn thì nó lại chỉ đem đến đổ vỡ. Một trong những yếu tố tạo nên tình bạn đẹp là một hay cả hai đều cảm thấy không bị “chơi gác” dù cho lúc đó chỉ có nhau hoặc ở chốn đông người; biết nhận ra điểm mạnh và yếu của nhau để cùng giúp nhau tiến bộ, khắc phục là được rồi. Nhưng với mẫu đố kỵ, họ sẽ luôn tìm cách đánh bại bạn, trong học tập, trong việc làm, trong các mối giao tế xã hội, nói chung trên mọi lĩnh vực.
Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong học tập hoặc công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Để khắc phụ tính xấu này, bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.
Mẫu “bới lông tìm vết”: Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.
Bạn có thể nói thẳng những gì mình nghĩ khi nhận những phê phán quá khắt khe như vậy nếu nhận thấy người ấy vẫn còn điểm tốt và muốn duy trì tình bạn này. Có thể nói: “Mình biết bạn có ý tốt với mình, nhưng nếu tiếp tục phê phán bất cứ điều gì mình nói hay làm khe khắt như vậy, bạn sẽ khiến mình không tự tin lắm”.
Một khi bạn nhấn mạnh ảnh hưởng của sự khe khắt ấy đối mình, người này sẽ bớt chỉ dạy bạn phải làm sao cho “đúng”. Xa hơn, việc nói thẳng suy nghĩ ấy sẽ làm giảm đi lòng căm phẫn ngấm ngầm của bạn với họ, điều không tốt cho bất kỳ mối quan hệ nào.
Một cách hay khác là dùng chính “gậy ông đập lưng ông”. Chỉ khi nào họ cũng bị phê phán như vậy, họ mới hiểu được những gì họ đã gây ra. Biện pháp này sẽ khả dĩ thay đổi cách sống của họ. Song cần lưu ý chỉ dùng biện pháp này nếu bạn chắc rằng xác suất thành công cao và người bạn muốn thay đổi cũng không quá quắt lắm. Bằng không, bạn chắc chắn sẽ mất đi một người bạn do mẫu này thích “phê” nhiều hơn “nhận".
Sẽ không có quả cầu thủy tinh nào giúp bạn đoán trước được ai bỗng chốc trở mặt với mình “một ngày đẹp trời” nào đó. Hoặc vào thời điểm bất chợt, bạn mới biết được người bạn tốt nhất không phải là người vẫn thường ca ngợi bạn.
Tuy thế, vẫn có những dấu hiệu gợi ý trước giúp bạn phần nào định hướng được mẫu người mình đang quan hệ là ai. Sau đây là 6 mẫu điển hình bạn có thể tham khảo cùng gợi ý hướng giao thiệp tốt với họ:
Mẫu “chú Cuội”: Mẫu này luôn luôn khiến bạn thất vọng với những lời hứa "văng mạng” nhưng làm không tới đâu. Có thể bản thân người ấy cũng thường bị “cho leo cây” khi còn niên thiếu, và điều này hình thành phản xạ tự vệ ở họ bằng cách cũng hứa cuội với người khác. Sẽ rất khó thay đổi thói quen này của họ. Bạn cần xác định liệu mối quan hệ với mẫu người này là lâu dài hay chỉ giao tiếp xã hội đơn thuần.
Nếu đó là quan hệ xã giao, bạn hãy chấp nhận nó và tự bảo vệ mình bằng cách hạ thấp khả năng trở thành hiện thực của những lời hứa từ họ, để tránh quá thất vọng. Trường hợp đây là mối quan hệ lâu dài, bạn hãy giúp họ hạn chế bớt tính xấu ấy bằng cách đưa ra những dẫn chứng hậu quả của việc họ làm. Ngoài ra, bạn cần tập cho mình thói quen xác nhận lại một lần trước khi ngày hẹn thật sự diễn ra hoặc công việc bắt đầu.
Mẫu “lá mặt lá trái”: Họ có thể vừa cười nói thân mật với bạn nhưng khi bạn quay lưng thì lập tức bĩu môi và buông ra những lời khó nghe. Đặc biệt, mẫu này rất biết đoán ý nạn nhân để có những lời xoa dịu nhằm… tiếp tục trò nói xấu. Bạn cần có quyết định dứt khoát với mẫu người này: Chấm dứt ngay tình bạn.
Dù chưa trở thành nạn nhân trực tiếp của họ, nhưng nếu có bằng chứng xác đáng về thói “lá mặt lá trái” này của họ đối với người khác, bạn vẫn nên cương quyết từ bỏ tình bạn ấy hơn là phập phồng không biết đến một khi nào mình bị "bắn tỉa". Tuy nhiên, đừng gây cho họ sự căm phẫn kẻo dẫn đến các hệ lụy khi chấm dứt tình bạn với họ. Hãy nhẹ nhàng và tế nhị.
Mẫu ích kỷ: Bạn hãy chuẩn bị cho mình một chiếc khăn tay và tính chịu đựng cao nhất có thể vì đây là mẫu người luôn nói về những khó khăn, va vấp của họ. Hơn thế, họ luôn lặp đi lặp lại “tình cảnh đáng thương” của bản thân mà không cần biết cảm xúc của người nghe như thế nào, và điều mình than phiền có nhất thiết phải tìm sự giúp đỡ bên ngoài hay tự bản thân có thể giải quyết được.
Với họ, mối bận tâm lớn nhất là “sao mọi người ích kỷ quá, không ai chịu chia sẻ với mình cả? Mình đáng thương lắm chứ!” Để giao thiệp với mẫu này, bạn cần biết cách lái “câu chuyện thương tâm” họ đang kể sang những chủ đề khác hoặc mời họ tham gia những hoạt động có thể giảm thiểu tối đa khả năng kể lể ấy như xem phim, chơi thể thao…
Mẫu “ruột để ngoài da”: Những người này vừa hứa giữ bí mật câu chuyện với bạn xong đã hăm hở kể với người khác. Có thể họ không ác ý khi làm vậy nhưng ở họ, thói quen thích đưa chuyện cùng sự kiêu hãnh được là người nắm được mọi “thâm cung bí sử” đã khiến họ không tài nào giữ được lời hứa.
Nếu bạn không thể khuyên họ thay đổi thói quen xấu này, tốt nhất là giữ lại những chuyện quan trọng cho ai đó tin cậy hơn, và dành cho họ những chuyện vô thưởng vô phạt. Chắc chắn bạn không thể nói rằng bạn đặt cược tất cả cho một tình bạn với mẫu người này rồi.
Mẫu đố kỵ: Một ít sự cạnh tranh luôn được coi là liều thuốc tốt và đáng mong đợi. Nó sẽ kích thích và giúp bạn có mục tiêu rõ rệt để phấn đấu hơn. Nhưng nếu quá nhiều cạnh tranh gay gắt từ những người bạn thì nó lại chỉ đem đến đổ vỡ. Một trong những yếu tố tạo nên tình bạn đẹp là một hay cả hai đều cảm thấy không bị “chơi gác” dù cho lúc đó chỉ có nhau hoặc ở chốn đông người; biết nhận ra điểm mạnh và yếu của nhau để cùng giúp nhau tiến bộ, khắc phục là được rồi. Nhưng với mẫu đố kỵ, họ sẽ luôn tìm cách đánh bại bạn, trong học tập, trong việc làm, trong các mối giao tế xã hội, nói chung trên mọi lĩnh vực.
Để tránh biến mình thành nạn nhân của mẫu người này, bạn cần rất tế nhị khi chia sẻ vinh quang trong học tập hoặc công việc với họ, nếu không, ngay lập tức bạn sẽ biết thế nào là câu: “Hãy đợi đấy!”. Để khắc phụ tính xấu này, bạn hãy giúp họ nhận thấy điểm mạnh của chính họ, giúp họ có cái nhìn tốt hơn về bản thân. Điều này sẽ giúp họ bớt dần sự cạnh tranh trong mọi điều bạn nói hay làm.
Mẫu “bới lông tìm vết”: Với họ, phương châm là: “Mọi thứ chỉ tương đối”. Và bạn dù cố gắng làm điều tốt mấy, xử sự khéo mấy hay ăn mặc kỹ mấy cũng vẫn lòi ra khuyết điểm, để từ đó họ vin vào mà chỉ trích.
Bạn có thể nói thẳng những gì mình nghĩ khi nhận những phê phán quá khắt khe như vậy nếu nhận thấy người ấy vẫn còn điểm tốt và muốn duy trì tình bạn này. Có thể nói: “Mình biết bạn có ý tốt với mình, nhưng nếu tiếp tục phê phán bất cứ điều gì mình nói hay làm khe khắt như vậy, bạn sẽ khiến mình không tự tin lắm”.
Một khi bạn nhấn mạnh ảnh hưởng của sự khe khắt ấy đối mình, người này sẽ bớt chỉ dạy bạn phải làm sao cho “đúng”. Xa hơn, việc nói thẳng suy nghĩ ấy sẽ làm giảm đi lòng căm phẫn ngấm ngầm của bạn với họ, điều không tốt cho bất kỳ mối quan hệ nào.
Một cách hay khác là dùng chính “gậy ông đập lưng ông”. Chỉ khi nào họ cũng bị phê phán như vậy, họ mới hiểu được những gì họ đã gây ra. Biện pháp này sẽ khả dĩ thay đổi cách sống của họ. Song cần lưu ý chỉ dùng biện pháp này nếu bạn chắc rằng xác suất thành công cao và người bạn muốn thay đổi cũng không quá quắt lắm. Bằng không, bạn chắc chắn sẽ mất đi một người bạn do mẫu này thích “phê” nhiều hơn “nhận".