cobala đọc trên mạng và thấy mấy trò chơi về kỹ năng làm việc nhóm này cũng hay đó, anh xem thử nha :mimcuoi: Chúc anh thực hiện tốt ct sắp tới:thangloi:
Trò chơi kĩ năng: 8 vai trò trong làm việc nhóm
1)Tìm vai
Số lượng: 8 bạn + "khán giả" (bao nhiêu cũng được).
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ nhận được 1 tờ giấy, ghi rõ vai trò của từng bạn (ví dụ lãnh đạo, người chống đối, ủng hộ…). Bạn không được "bật mí" cho các thành viên còn lại biết vai trò của mình. Nhiệm vụ của các bạn là cùng nhau "diễn" (thảo luận về 1 chủ đề nào đó) để "khán giả" nhận ra người nào đang giữ vai trò gì trong nhóm.
Ý nghĩa: Theo các nhà tâm lí, có 8 vai trò phổ biến trong nhóm (hình bên). Trò chơi giúp các bạn nhận đúng vai trò của từng thành viên trong nhóm, qua đó sẽ giúp các bạn hiểu được tâm lí, tính cách của mỗi người để có cách ứng xử đúng và làm việc nhóm hiệu quả hơn.
2)Lắng nghe
Số lượng: 5
Luật chơi: Mỗi bạn sẽ được phát 1 cây viết và 1 tờ giấy. Trong vòng 1 phút, các bạn sẽ ghi lại tất cả những tiếng động xung quanh mình. Ai ghi nhiều hơn, người đó sẽ thắng.
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm rèn luyện kĩ năng lắng nghe, một trong những kĩ năng quan trọng nhất để làm việc nhóm hiệu quả, phản ánh sự tôn trọng hay xây dựng ý kiến lẫn nhau giữa các thành viên. Khi chịu lắng nghe, chắc chắn bạn sẽ có nhiều thông tin để giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Cụ thể nè, cùng lắng nghe tiếng động trong phòng nhưng các teen trường THPT Bình Khánh có những kết quả rất khác nhau. Có bạn nghe được 6 tiếng động nhưng cũng có bạn nghe được đến…13 tiếng động. Sự khác nhau ấy chính là hiệu quả của công việc.
3)180 độ…xoay!
Số lượng: Lí tưởng nhất là 6 - 8 bạn
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn, quay mặt ra ngoài. Sau đó tìm cách đổi chỗ cho nhau, sao cho tất cả thành viên đều quay mặt vào trong hình tròn mà không được chéo tay nhau.
Ý nghĩa: Đây là trò chơi nhằm trang bị cho các teen kĩ năng "giải quyết vấn đề". Lúc đầu, các bạn trường THPT Cần Thạnh, những người tham gia trò chơi này, đã "bó tay" và cho rằng đây là công việc không thể thực hiện được. Nhưng khi được thảo luận, các bạn đã tìm ra giải pháp và thực hiện rất thành công. "Khi gặp một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nếu tham khảo ý kiến của nhiều người, chắc chắn sẽ tìm ra được giải pháp tốt"- bạn Trúc Lam (lớp 11A1 trường THPT Cần Thạnh) nói về "công dụng" của trò chơi mà bạn học được.
4)Chuyền bóng
Số lượng: 10 bạn là tốt nhất.
Luật chơi: Người chơi xếp thành hình tròn với yêu cầu là phải biết tên của nhau. Lần lượt người chơi sẽ chuyền bóng cho người đối diện, rồi người tiếp theo (theo chiều kim đồng hồ) cho đến hết vòng tròn. Khi chuyền bóng cho người nào, bạn phải gọi tên người đó. Lúc đầu, chỉ cần 1 trái bóng, sau đó tăng thêm 2, thêm 3, thêm 4 để gia tăng độ khó cũng như tốc độ chuyền. Trò chơi sẽ kết thúc khi bóng chạm đất. Trò chơi này có thể có 2 - 3 nhóm tham gia, nhóm nào giữ bóng lâu chạm đất nhất sẽ giành phần thắng.
Ý nghĩa: Khi có 1 trái bóng, công việc của người chơi xem ra khá dễ dàng. Nhưng khi có nhiều trái bóng thì tình hình sẽ khác. Điều này cho thấy, với những vấn đề đơn giản, bạn có thể giải quyết một cách dễ dàng. Nhưng với vấn đề phức tạp, rắc rối hoặc cùng lúc xuất hiện nhiều vấn đề thì bạn cần biết ưu tiên giải quyết vấn đề nào trước, vấn đề nào sau, tránh để xảy ra tình trạng "ùn tắc", dễ dẫn bạn đến thất bại. Ngoài ra, sự bình tĩnh cũng là điều quan trọng khi đối mặt với những tình huống như vậy.