Hương Trà
Thanh viên kỳ cựu
Những thói quen thường ngày nho nhỏ đôi khi trở thành trở ngại lớn trong giao tiếp. Bạn có biết nhiều về chúng không?
Giao tiếp xã hội được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau với những mục đích riêng biệt, nhưng chúng đều dựa trên một nền tảng cơ bản chung. Về cơ bản, trong mỗi cuộc nói chuyện, màn mào đầu tốt là khi nó khởi đầu cho một cuộc trao đổi. Chẳng hạn, khi bạn giới thiệu một người bạn của mình với một người bạn khác, bạn có thể nói: "Này, đây là bạn học ngày xưa của mình - người mà mình đã kể là rất thích mặc áo màu trắng giống như cậu đấy!".
Cách giới thiệu như vậy sẽ tạo ra không gian trao đổi gần gũi giữa hai bên. Hoặc khi bạn gặp một người bạn nghĩ đã quen trước đó, nhưng không nhớ rõ tên người đó. Bạn nên nói: "Tôi có nhớ bạn nhưng tôi trót quên tên bạn rồi...". Bạn sẽ thấy hơi bối rối, thậm chí ngượng, nhưng còn hơn bạn không thèm đá mắt, và tỏ ra thờ ơ, bất lịch sự. Hãy cười và thể hiện rằng bạn rất vui khi gặp họ.
Động Chạm
Một cuộc khảo sát cho thấy hành động khẽ chạm của người bồi bàn khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách giúp họ tăng 25% tiền boa. Hay bạn càng đứng gần người nói chuyện với mình thì nhưng câu chuyện cười của bạn càng có sức hấp dẫn. Nếu mối quan hệ của bạn với người nói chuyện cũng đã khá thân thiết, bạn hoàn toàn có thể có những cử chỉ thân thiết nhưng bạn cũng không nên quá đà, chẳng hạn nắm chặt cánh tay họ để nhấm mạnh một điều gì đó trong câu chuyện của bạn.
Chạm nhẹ vào vai, hay khuỷu tay của ai đó khi giới thiệu họ với người nhà, hay người quen của bạn là một cách rất tốt giúp họ đễ hòa nhập, nên xoa nhẹ vào cánh tay người kia khi bạn muốn nhấn mạnh, hay muốn xóa đi khoảng cách tâm lý. Mặc dù việc khê chạm vào người mình nói chuyện cũng thường có thể củng cố sự thân mật, nhưng thỉnh thoảng nó cũng gây tác dụng ngược. Vì mức độ thân thiết nhé!
Mở đầu khéo léo
Nếu bạn muốn gây dựng mối quan hệ tốt với ai đó, thay vì cười những tràng dài trước những chuyện vặt vãnh tầm phào, hãy chuyển đề tài. Tình hình thời sự có gì hay không, trong phòng tiệc có gì hấp dẫn không? Hãy quan sát xem chủ tiệc đã cố gắng chuẩn bị kĩ càng ra sao.
Hãy nghĩ kĩ trước khi bạn thử hỏi người đối diện: bạn làm nghề gì? Nếu họ không thích công việc của mình, hay hiện còn chưa có công việc phù hợp, họ sẽ thấy như bị trêu chọc.
Nếu mở đầu một cách khoa trương - chính câu chuyện sẽ chỉ cho người khác thấy sự không an toàn, thiếu tự tin của bạn. Còn nếu bạn tỏ ra trêu chọc (trừ khi bạn biết rõ về khiếu hài hước của người đối diện) - nó khiến cuộc nói chuyện dễ bị hiểu lầm, thậm chí bạn dễ bị coi là thô lỗ. Khi đưa ra bình luận về một người lạ, nên đưa ra những nhận xét có đầu có cuối để tránh hiểu nhầm. Chẳng hạn, bạn nói: "Nhìn cái áo kia kìa!" và câu tiếp theo nên chuyển nó thành một lời khen: "Tôi phải mua một cái như thế mới được" hoặc "Cô ấy mua nó ở đâu thế nhỉ?".
Có chính kiến
Chính kiến làm tăng gia vị cho các cuộc nói chuyện, khiến không gian trở nên đậm đà. Nhưng khi bắt đầu bạn nên hiểu "khán giả" của mình là ai. Bạn cũng không nên quá tập trung vào thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình do như vậy dễ khiến người khác trở nên e dè với bạn. Có 4 bước để có được cảm tình của người khác, biến họ từ chỗ xa lạ trở nên thân thiết hơn với bạn:
- Tỏ ra lịch sự, nhã nhặn ("Xin chào, anh khỏe không?")
- Khai thác thông tin thường ("Vậy điều gì đưa anh đến đây?")
- Thể hiện quan điểm ("Anh thích loại nhạc này không? Ahh nghĩ sao?").
- Bày tỏ cảm xúc ("Vâng, tôi cũng ghét loại này!").
Khen tặng
Để làm giàu cuộc chuyện trò, khen tặng nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng tỏ ra "đãi bôi". Hãy biết dùng lời khen một cách thông minh. Nếu lời khen quá cá nhân, quá cầu kì hay không có thực, nó sẽ khiến người được khen xấu hổ và cuộc nói chuyện thất bại. Cách khen ngợi thông minh nhất là tán đồng ý kiến vủa người khác. Những phản hồi nhiệt tình kiểu như "Chính xác!" hay "Tôi cũng nghĩ giống anh!" luôn luôn có hiệu quả.
Nguồn: Tư vấn Tiêu dùng
Giao tiếp xã hội được sử dụng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau với những mục đích riêng biệt, nhưng chúng đều dựa trên một nền tảng cơ bản chung. Về cơ bản, trong mỗi cuộc nói chuyện, màn mào đầu tốt là khi nó khởi đầu cho một cuộc trao đổi. Chẳng hạn, khi bạn giới thiệu một người bạn của mình với một người bạn khác, bạn có thể nói: "Này, đây là bạn học ngày xưa của mình - người mà mình đã kể là rất thích mặc áo màu trắng giống như cậu đấy!".
Cách giới thiệu như vậy sẽ tạo ra không gian trao đổi gần gũi giữa hai bên. Hoặc khi bạn gặp một người bạn nghĩ đã quen trước đó, nhưng không nhớ rõ tên người đó. Bạn nên nói: "Tôi có nhớ bạn nhưng tôi trót quên tên bạn rồi...". Bạn sẽ thấy hơi bối rối, thậm chí ngượng, nhưng còn hơn bạn không thèm đá mắt, và tỏ ra thờ ơ, bất lịch sự. Hãy cười và thể hiện rằng bạn rất vui khi gặp họ.
Động Chạm
Một cuộc khảo sát cho thấy hành động khẽ chạm của người bồi bàn khi đưa hóa đơn thanh toán cho khách giúp họ tăng 25% tiền boa. Hay bạn càng đứng gần người nói chuyện với mình thì nhưng câu chuyện cười của bạn càng có sức hấp dẫn. Nếu mối quan hệ của bạn với người nói chuyện cũng đã khá thân thiết, bạn hoàn toàn có thể có những cử chỉ thân thiết nhưng bạn cũng không nên quá đà, chẳng hạn nắm chặt cánh tay họ để nhấm mạnh một điều gì đó trong câu chuyện của bạn.
Chạm nhẹ vào vai, hay khuỷu tay của ai đó khi giới thiệu họ với người nhà, hay người quen của bạn là một cách rất tốt giúp họ đễ hòa nhập, nên xoa nhẹ vào cánh tay người kia khi bạn muốn nhấn mạnh, hay muốn xóa đi khoảng cách tâm lý. Mặc dù việc khê chạm vào người mình nói chuyện cũng thường có thể củng cố sự thân mật, nhưng thỉnh thoảng nó cũng gây tác dụng ngược. Vì mức độ thân thiết nhé!
Mở đầu khéo léo
Nếu bạn muốn gây dựng mối quan hệ tốt với ai đó, thay vì cười những tràng dài trước những chuyện vặt vãnh tầm phào, hãy chuyển đề tài. Tình hình thời sự có gì hay không, trong phòng tiệc có gì hấp dẫn không? Hãy quan sát xem chủ tiệc đã cố gắng chuẩn bị kĩ càng ra sao.
Hãy nghĩ kĩ trước khi bạn thử hỏi người đối diện: bạn làm nghề gì? Nếu họ không thích công việc của mình, hay hiện còn chưa có công việc phù hợp, họ sẽ thấy như bị trêu chọc.
Nếu mở đầu một cách khoa trương - chính câu chuyện sẽ chỉ cho người khác thấy sự không an toàn, thiếu tự tin của bạn. Còn nếu bạn tỏ ra trêu chọc (trừ khi bạn biết rõ về khiếu hài hước của người đối diện) - nó khiến cuộc nói chuyện dễ bị hiểu lầm, thậm chí bạn dễ bị coi là thô lỗ. Khi đưa ra bình luận về một người lạ, nên đưa ra những nhận xét có đầu có cuối để tránh hiểu nhầm. Chẳng hạn, bạn nói: "Nhìn cái áo kia kìa!" và câu tiếp theo nên chuyển nó thành một lời khen: "Tôi phải mua một cái như thế mới được" hoặc "Cô ấy mua nó ở đâu thế nhỉ?".
Có chính kiến
Chính kiến làm tăng gia vị cho các cuộc nói chuyện, khiến không gian trở nên đậm đà. Nhưng khi bắt đầu bạn nên hiểu "khán giả" của mình là ai. Bạn cũng không nên quá tập trung vào thể hiện thái độ, suy nghĩ của mình do như vậy dễ khiến người khác trở nên e dè với bạn. Có 4 bước để có được cảm tình của người khác, biến họ từ chỗ xa lạ trở nên thân thiết hơn với bạn:
- Tỏ ra lịch sự, nhã nhặn ("Xin chào, anh khỏe không?")
- Khai thác thông tin thường ("Vậy điều gì đưa anh đến đây?")
- Thể hiện quan điểm ("Anh thích loại nhạc này không? Ahh nghĩ sao?").
- Bày tỏ cảm xúc ("Vâng, tôi cũng ghét loại này!").
Khen tặng
Để làm giàu cuộc chuyện trò, khen tặng nhau là điều cần thiết. Tuy nhiên, đừng tỏ ra "đãi bôi". Hãy biết dùng lời khen một cách thông minh. Nếu lời khen quá cá nhân, quá cầu kì hay không có thực, nó sẽ khiến người được khen xấu hổ và cuộc nói chuyện thất bại. Cách khen ngợi thông minh nhất là tán đồng ý kiến vủa người khác. Những phản hồi nhiệt tình kiểu như "Chính xác!" hay "Tôi cũng nghĩ giống anh!" luôn luôn có hiệu quả.
Nguồn: Tư vấn Tiêu dùng