trtrungviet
Thanh viên kỳ cựu
Bất cứ một tổ chức hay một đội khi thành lập đều qua các bước cơ bản sau: Thành lập, sóng gió, hình thành chuẩn mực, hoạt động thành công và thay đổi chuẩn mực
a.Thành lập
Đây là bước rất đơn giản. Chỉ cần cá thể có cùng chung một mục tiêu với nhau, ngồi lại với nhau là có thể thành lập được một đội. Giống như trong một lớp học chỉ cần các học viên đăng kí học là có thể thành lập được một lớp - một đội. Tuy nhiên các cá thể lại đến với đội với mục tiêu và mục đích khác nhau nên sau bước thành lập sẽ là bước sóng gió.
Có nhiều hình thức thành lập một tập thể, có thể là do nhu cầu công việc cần lập một đội để thực hiện một công việc trong một khoảng thời gian nhất định gọi là “đội dự án”, nhưng cũng có những đội được thành lập và hoạt động với nhau lâu dài và không có định hướng trước gọi lại “đội tự vận hành”
b.Sóng gió
Sau quá trình hoạt động sóng gió xuất hiện là điều tất yếu. Các mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Trong một bữa tiệc đón mừng năm mới một người đàn ông trung niên bước lên sân khấu thu hút sự chú ý của những người tham gia bằng những động tác năng động và giọng nói trầm ấm thể hiện sự nhiệt huyết của mình, ông đề nghị tất cả hội trường nhắm mắt lại và giơ cánh tay phải chỉ lên trần nhà sau đó ông đề nghị các thành viên trong khi nhắm mắt dùng tay phải chỉ hướng Đông ở đâu, kểt quả là cả hội trường được một trận cười đã đời vì mỗi người chỉ một hướng thậm chỉ chỉ vào mặt nhau. Khái niệm đơn giản như hướng Đông mà mỗi người một quan điểm thì khi họp hành các vấn đề lớn như mở rộng thị trường, công nghệ, nhân sự sao tránh khỏi mâu thuẫn, mỗi người một ý. Tuy nhiên đa số người Việt Nam thường sợ xung đột, sợ mâu thuẫn không thừa nhận xung đột, nghĩ rằng xung đột là xấu nên có tâm lý né tránh bước này trong quá trình hoạt động. Chúng ta thường không thừa nhận nó tồn tại và phủ nhận nó. Và đó cũng là một trong các nguyên nhân thất bại, đổ vỡ của các tổ chức.
Các tổ chức muốn hoạt động thành công phải dám đối diện với các xung đột này: thừa nhận sự có mặt của nó và quản lý, giải quyết nó để chuyển sang bước thứ 3.
c.Hình thành chuẩn mực
Các mâu thuẫn được giải quyết và hình thành nên một số chuẩn mực chung, những nguyên tắc chung trong hệ thống.
Một tập thể mạnh hay yếu thể hiện qua các chuẩn mực mà tập thể đó xây dựng nên và mức độ cam kết thực hiện. Các chuẩn mực có thể là các khẩu hiệu, cam kết hành động, ngôn ngữ riêng trong giao tiếp. Với các tập thể mới hoạt động các chuẩn mực nên văn bản hóa và treo lên để các thành viên đều nhìn thấy và tự răn mình.
Để chuẩn mực được thực hiện nghiêm túc các thành viên cần cam kết bằng văn bản, trong khi thực hiện các cam kết theo chuẩn mực cần có hoạt động giám sát, báo cáo thường xuyên, thưởng phạt rõ ràng và có giải thích lý do thưởng phạt.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý không nên quá cầu toàn, nhiều người kỳ vọng tất cả mọi việc sẽ diễn ra hoàn hảo và khi có ai đó làm không đúng theo những chuẩn mực dù là rất nhỏ đã tỏ ra rất bực tức, cáu gắt và không thể thực hiện tốt vai trò của mình. Những thay đổi sẽ diễn ra nhưng chậm dần và lúc đầu phải chấp nhận có sai sót nhưng số lượng phải ít hơn và không được mắc lại lỗi cũ.
d.Hoạt động thành công
Khi có những chuẩn mực chung hệ thống sẽ đi đến bước cuối cùng là hoạt động thành công. Các thành viên phối hợp với nhau nhịp nhàng, họ biết mình phải làm gì, mình được người khác kỳ vọng ra sao, cụ thể, chính xác và thống nhất cao độ. Cái tôi cá nhân dường như không còn, trong mỗi thành viên là một linh hồn khác, linh hồn đồng đội, họ là những mảnh ghép hoàn hảo và hài hòa cho một bức kiệt tác.
e.Thay đổi chuẩn mực
Tuy nhiên không dừng ở đó, tất cả luôn phát triển và thay đổi vì vậy sau một thời gian hoạt động thành công, hệ thống sẽ xuất hiện những mâu thuẫn mới, sóng gió mới. Lúc này nếu tổ chức nhìn ra sóng gió và chấp nhận nó và giải quyết nó để hình thành chuẩn mực mới thì tổ chức sẽ tiếp tục hoạt động thành công nhưng ở một bước mới, tầm mới cao hơn. Tuy nhiên nếu tổ chức không dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, không dám thay đổi mà vẫn duy trì những chuẩn mực cũ, thói quen cũ thì sẽ dẫn tới thất bại.
Một tập thể mạnh là tập thể luôn nhìn lại mình và tự điều chỉnh vì thế tập thế đó luôn đi đúng hướng và đạt những điều họ muốn, các tập thể không có thói quen nhìn lại mình sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc hướng, không biết mình đang ở đâu, làm gì, để làm gì…
st (Nguyễn Bảo Ngọc - Tâm Việt Group)
a.Thành lập
Đây là bước rất đơn giản. Chỉ cần cá thể có cùng chung một mục tiêu với nhau, ngồi lại với nhau là có thể thành lập được một đội. Giống như trong một lớp học chỉ cần các học viên đăng kí học là có thể thành lập được một lớp - một đội. Tuy nhiên các cá thể lại đến với đội với mục tiêu và mục đích khác nhau nên sau bước thành lập sẽ là bước sóng gió.
Có nhiều hình thức thành lập một tập thể, có thể là do nhu cầu công việc cần lập một đội để thực hiện một công việc trong một khoảng thời gian nhất định gọi là “đội dự án”, nhưng cũng có những đội được thành lập và hoạt động với nhau lâu dài và không có định hướng trước gọi lại “đội tự vận hành”
b.Sóng gió
Sau quá trình hoạt động sóng gió xuất hiện là điều tất yếu. Các mâu thuẫn bắt đầu nảy sinh. Trong một bữa tiệc đón mừng năm mới một người đàn ông trung niên bước lên sân khấu thu hút sự chú ý của những người tham gia bằng những động tác năng động và giọng nói trầm ấm thể hiện sự nhiệt huyết của mình, ông đề nghị tất cả hội trường nhắm mắt lại và giơ cánh tay phải chỉ lên trần nhà sau đó ông đề nghị các thành viên trong khi nhắm mắt dùng tay phải chỉ hướng Đông ở đâu, kểt quả là cả hội trường được một trận cười đã đời vì mỗi người chỉ một hướng thậm chỉ chỉ vào mặt nhau. Khái niệm đơn giản như hướng Đông mà mỗi người một quan điểm thì khi họp hành các vấn đề lớn như mở rộng thị trường, công nghệ, nhân sự sao tránh khỏi mâu thuẫn, mỗi người một ý. Tuy nhiên đa số người Việt Nam thường sợ xung đột, sợ mâu thuẫn không thừa nhận xung đột, nghĩ rằng xung đột là xấu nên có tâm lý né tránh bước này trong quá trình hoạt động. Chúng ta thường không thừa nhận nó tồn tại và phủ nhận nó. Và đó cũng là một trong các nguyên nhân thất bại, đổ vỡ của các tổ chức.
Các tổ chức muốn hoạt động thành công phải dám đối diện với các xung đột này: thừa nhận sự có mặt của nó và quản lý, giải quyết nó để chuyển sang bước thứ 3.
c.Hình thành chuẩn mực
Các mâu thuẫn được giải quyết và hình thành nên một số chuẩn mực chung, những nguyên tắc chung trong hệ thống.
Một tập thể mạnh hay yếu thể hiện qua các chuẩn mực mà tập thể đó xây dựng nên và mức độ cam kết thực hiện. Các chuẩn mực có thể là các khẩu hiệu, cam kết hành động, ngôn ngữ riêng trong giao tiếp. Với các tập thể mới hoạt động các chuẩn mực nên văn bản hóa và treo lên để các thành viên đều nhìn thấy và tự răn mình.
Để chuẩn mực được thực hiện nghiêm túc các thành viên cần cam kết bằng văn bản, trong khi thực hiện các cam kết theo chuẩn mực cần có hoạt động giám sát, báo cáo thường xuyên, thưởng phạt rõ ràng và có giải thích lý do thưởng phạt.
Trong quá trình thực hiện cần lưu ý không nên quá cầu toàn, nhiều người kỳ vọng tất cả mọi việc sẽ diễn ra hoàn hảo và khi có ai đó làm không đúng theo những chuẩn mực dù là rất nhỏ đã tỏ ra rất bực tức, cáu gắt và không thể thực hiện tốt vai trò của mình. Những thay đổi sẽ diễn ra nhưng chậm dần và lúc đầu phải chấp nhận có sai sót nhưng số lượng phải ít hơn và không được mắc lại lỗi cũ.
d.Hoạt động thành công
Khi có những chuẩn mực chung hệ thống sẽ đi đến bước cuối cùng là hoạt động thành công. Các thành viên phối hợp với nhau nhịp nhàng, họ biết mình phải làm gì, mình được người khác kỳ vọng ra sao, cụ thể, chính xác và thống nhất cao độ. Cái tôi cá nhân dường như không còn, trong mỗi thành viên là một linh hồn khác, linh hồn đồng đội, họ là những mảnh ghép hoàn hảo và hài hòa cho một bức kiệt tác.
e.Thay đổi chuẩn mực
Tuy nhiên không dừng ở đó, tất cả luôn phát triển và thay đổi vì vậy sau một thời gian hoạt động thành công, hệ thống sẽ xuất hiện những mâu thuẫn mới, sóng gió mới. Lúc này nếu tổ chức nhìn ra sóng gió và chấp nhận nó và giải quyết nó để hình thành chuẩn mực mới thì tổ chức sẽ tiếp tục hoạt động thành công nhưng ở một bước mới, tầm mới cao hơn. Tuy nhiên nếu tổ chức không dám nhìn nhận thẳng vào sự thật, không dám thay đổi mà vẫn duy trì những chuẩn mực cũ, thói quen cũ thì sẽ dẫn tới thất bại.
Một tập thể mạnh là tập thể luôn nhìn lại mình và tự điều chỉnh vì thế tập thế đó luôn đi đúng hướng và đạt những điều họ muốn, các tập thể không có thói quen nhìn lại mình sẽ dễ rơi vào trạng thái lạc hướng, không biết mình đang ở đâu, làm gì, để làm gì…
st (Nguyễn Bảo Ngọc - Tâm Việt Group)