longteo
[♣]Thành Viên CLB
Nghệ thuật giao tiếp của cựu Tổng thống Mỹ Washington và Clinton
Việc sử dụng khéo léo lời nói, cử chỉ, điệu bộ trong giao tiếp đã giúp cho người ta luôn cảm thấy tự tin và cuốn hút. Các chính trị gia đều là những bậc thầy về nghệ thuật giao tiếp, trong đó đặc biệt phải kể đến 2 cựu tổng thống Mỹ: Washington và Bill Clinton.
Washington là một người không giỏi trong lĩnh vực giao tiếp. Tuy vậy, ông là người hiểu và vận dụng tốt phương châm nói ít hiểu nhiều. Ông còn biết thể hiện ngôn ngữ bằng cử chỉ, thậm chí sử dụng rất khéo khả năng cảm xúc để thể hiện và làm tăng tính uy nghiêm và phong cách của mình.
Giọng nói cử chỉ hoá giải nguy cơ làm phản
Năm 1786, sau khi chiến tranh giành độc lập kết thúc, binh sĩ ba quân dưới quyền ông Washington đã lâu không hề nhận được đồng lương nào, chính phủ lâm thời đã lên tiếng nhiều lần nhưng vẫn không có kết quả. Chán nản vì cảnh này, quan quân tỏ ra rất bất bình và có ý định làm phản. Nhiều đội quân tiến về thành phố trung tâm của chính phủ lâm thời...
Vào thời điểm ngàn cân treo sợi tóc đó, ông Washington đã làm được một việc mang tính lịch sử trọng đại đối với nước Mỹ. Ông bất ngờ xuất hiện tại cuộc họp kín của những quan chức quân sự cấp cao. Ông lôi ra từ túi áo một bản diễn văn nhưng không đọc ngay như những lần trước, mà chậm rãi mở cặp lấy kính đeo lên mắt, rồi mới lên tiếng: “Xin lỗi các vị, tôi đã rất cố gắng vì sự độc lập của chúng ta nhiều năm qua. Thời gian trôi nhanh quá, tóc tôi đã bạc nhiều và đôi mắt không còn được sáng như trước, nó sắp bị hỏng”.
Trước những lời lẽ chân tình và cảm động của ông Washington, mọi người nhận thấy sức khỏe Tổng thống giảm nhiều so với trước nên rất xúc động. Họ cảm thấy xấu hổ trước những hành động muốn làm phản của mình. Lần lượt từng người bước ra xin lỗi vị Tổng thống của mình, nguy cơ làm phản bùng phát đã được dập tắt.
Im lặng là ngôn ngữ tốt nhất
Buổi sáng một ngày khi ông Washington còn đương nhiệm cương vị Tổng thống, gần 300 phần tử bạo loạn lăm lăm gậy gộc trong tay, kéo về dinh Tổng thống biểu tình đòi Chính phủ Mỹ phải giữ thái độ trung lập trong chiến tranh giữa Anh và Pháp. Biết tin này, ông Washington lẳng lặng bước về phía cửa sổ “ném” ánh mắt sắc lạnh về nhóm những người biểu tình, hai tay khoanh trước ngực, thể hiện một phong thái vừa oai phong vừa uy nghiêm. Đám đông biểu tình ngày càng tiến sát về phía Tổng thống khi chỉ còn cách bức tường và chiếc cửa sổ, họ dừng lại. Trước ánh mắt sắc lạnh và uy phong của Tổng thống phía trong cửa sổ, họ không dám làm gì thêm và chỉ một lúc sau đã tự động giải tán.
Một lần nữa ông Washington đã dùng cử chỉ của mình để chiến thắng một thách thức. Có thể nói, hầu hết các lãnh tụ chính trị đều hiểu rõ sự lợi hại của từ “im lặng”. Napoléon cũng vậy, trước khi đọc diễn văn hoặc diễn thuyết một chủ đề nào đó, ông đều im lặng trong giây lát.
Bill Clinton, một điển hình trong giao tiếp
Cựu Tổng thống Bill Clinton cũng là một trong những người được coi là rất khéo trong giao tiếp. Ông biết kết hợp rất linh hoạt việc thể hiện diễn đạt ngôn từ với cử chỉ điệu bộ. Một ví dụ điển hình cho thấy, tháng 1/1998, trước mặt khá đông phóng viên, ông biện hộ cho mình về vụ bê bối với cô nữ thực tập sinh Nhà Trắng bằng gương mặt đăm chiêu và kiên định, ngón tay trỏ gõ nhẹ trên mặt bàn và một cái nhún vai điệu nghệ rồi nói: “Từ trước tới nay, tôi đâu có biết gì về cô nữ sinh này”. Một câu nói dối nhưng cũng đủ cho người khác rất tin vì điệu bộ của ngài Tổng thống
Theo Ái Nhi