accessdeny
Thanh viên kỳ cựu
Trong khi làm việc, không thể tránh khỏi đôi lúc giữa bạn và đồng nghiệp nảy sinh xung đột. Khi đó, bạn có xu hướng né tránh với hy vọng sẽ "giữ được hoà bình", hay bạn sẽ quyết đụng độ, ganh đua; hoặc bạn hòa giải, thoả hiệp và tích cực hợp tác?
Né tránh. Một vài người có khuynh hướng phủ nhận, lấp liếm hoặc gạt đi sự khác biệt. Phong cách tránh né này nảy sinh từ mong muốn gìn giữ sự hoà thuận và ngăn việc tạo ra những phản ứng tiêu cực. Mong ước này là chính đáng và hợp lý nếu chúng ta không để hết vấn đề nọ đến vấn đề kia tích tụ lại. Sự bất đồng và xung đột nếu cứ tích tụ lâu ngày sẽ dễ tạo ra sự bùng nổ.
Nếu bạn có xu hướng này, hãy nói chuyện một cách tôn trọng với đồng nghiệp của mình về những điều làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Bạn có thể để cho người đang xung đột với bạn thấy bạn hiểu và muốn hiểu anh ta/cô ta cảm thấy thế nào trong hoàn cảnh này. Sau đó hãy giải quyết vấn đề từng bước một.
Cạnh tranh. Có một số người xem xung đột ở nơi làm việc là cơ hội để "chiến thắng" và họ thấy rất hả hê. Họ xem cái giá người khác phải trả là thắng lợi của mình. Sự xung đột cạnh tranh này có thể hình thành nên một cuộc công kích.
Nếu bạn có xu hướng xem các mối quan hệ như một cuộc ganh đua, bạn sẽ sa vào cái bẫy của một cuộc tranh giành quyền lực không bao giờ chấm dứt. Thậm chí nếu bạn thắng và nhấn chìm ai đó, người đó cũng sẽ coi thường bạn và sẽ tìm cơ hội để giành lại điểm của mình.
Nếu bạn là người có xu hướng tích luỹ sự tức giận và tìm cách để trả đũa, điều này sẽ chỉ buộc chặt bạn với tình huống tiêu cực và trói buộc sức lực và sự hiệu quả của bạn. Hãy học cách đương đầu trực tiếp với các tình huống, giải quyết chúng và gạt bỏ hận thù vì rốt cuộc, ghét người khác cũng giống như đốt nhà mình để giết chuột mà thôi.
Cách duy nhất để thực sự chiến thắng là rời bỏ cảm giác của người chiến thắng khi có xung đột với ai đó. Phản ứng một cách lý trí và có chừng mực khi đã bình tĩnh. Hãy trò chuyện với người đang xung đột với mình theo lời khuyên thông minh của Steven Covey: "Đầu tiên là tìm hiểu người, sau đó người sẽ hiểu mình".
Hoà giải. Khi hoà giải nghĩa là bạn nhân nhượng mối quan tâm riêng của mình với những mối quan tâm của người khác. Cách này để tránh xung đột, hoặc có thể để cho người đó dẹp bỏ suy nghĩ rằng quyền lợi, cảm xúc hoặc mong ước của anh ta/cô ta không được coi trọng.
Thật là đáng ngưỡng mộ nếu bạn quan tâm đến những người khác. Sự quan tâm đó phải đi kèm với sự tôn trọng quyền lợi, ý kiến và giới hạn của một người. Nguyên tắc chính trở nên hiệu quả là sự cân bằng. Có một câu cổ ngữ nói rằng: "Yêu hàng xóm của mình như yêu mình". Đây là sự cân bằng mà sẽ giữ các thành viên trong tổ chức thực hiện chức năng của mình mà không bị suy sụp sau xung đột.
Thoả hiệp. Thoả hiệp được xem là cách tích cực để giải quyết xung đột. So sánh với sự tiêu cực của một số cách giải quyết xung đột, đây là cách giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là cách tốt nhất. Thoả hiệp - xác định cả hai bên và mỗi bên từ bỏ một số điều không muốn và làm một số điều họ muốn. Nếu bạn sử dụng chiến lược "phân loại sự khác biệt" thì đây là một ý định tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể trở nên hiệu quả hơn bằng việc trở thành một người hợp tác. Hợp tác đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sự thoả hiệp và sáng tạo hơn.
Hợp tác. Khi bạn hợp tác, bạn cùng với với người khác giải quyết các vấn đề theo cách thừa nhận và tôn trọng mục tiêu của nhau. Hãy trung thực, thẳng thắn và tử tế. Chia sẻ trách nhiệm cho giải pháp. Lắng nghe chủ động những điều mà người khác đánh giá và làm việc để giúp mọi người giành được những điều này cũng như cố gắng để đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Khi hợp tác, xung đột sẽ được giải quyết.
"St"
Né tránh. Một vài người có khuynh hướng phủ nhận, lấp liếm hoặc gạt đi sự khác biệt. Phong cách tránh né này nảy sinh từ mong muốn gìn giữ sự hoà thuận và ngăn việc tạo ra những phản ứng tiêu cực. Mong ước này là chính đáng và hợp lý nếu chúng ta không để hết vấn đề nọ đến vấn đề kia tích tụ lại. Sự bất đồng và xung đột nếu cứ tích tụ lâu ngày sẽ dễ tạo ra sự bùng nổ.
Nếu bạn có xu hướng này, hãy nói chuyện một cách tôn trọng với đồng nghiệp của mình về những điều làm bạn cảm thấy khó chịu hoặc về các vấn đề có thể ảnh hưởng đến khả năng hoàn thành mục tiêu của tổ chức. Bạn có thể để cho người đang xung đột với bạn thấy bạn hiểu và muốn hiểu anh ta/cô ta cảm thấy thế nào trong hoàn cảnh này. Sau đó hãy giải quyết vấn đề từng bước một.
Cạnh tranh. Có một số người xem xung đột ở nơi làm việc là cơ hội để "chiến thắng" và họ thấy rất hả hê. Họ xem cái giá người khác phải trả là thắng lợi của mình. Sự xung đột cạnh tranh này có thể hình thành nên một cuộc công kích.
Nếu bạn có xu hướng xem các mối quan hệ như một cuộc ganh đua, bạn sẽ sa vào cái bẫy của một cuộc tranh giành quyền lực không bao giờ chấm dứt. Thậm chí nếu bạn thắng và nhấn chìm ai đó, người đó cũng sẽ coi thường bạn và sẽ tìm cơ hội để giành lại điểm của mình.
Nếu bạn là người có xu hướng tích luỹ sự tức giận và tìm cách để trả đũa, điều này sẽ chỉ buộc chặt bạn với tình huống tiêu cực và trói buộc sức lực và sự hiệu quả của bạn. Hãy học cách đương đầu trực tiếp với các tình huống, giải quyết chúng và gạt bỏ hận thù vì rốt cuộc, ghét người khác cũng giống như đốt nhà mình để giết chuột mà thôi.
Cách duy nhất để thực sự chiến thắng là rời bỏ cảm giác của người chiến thắng khi có xung đột với ai đó. Phản ứng một cách lý trí và có chừng mực khi đã bình tĩnh. Hãy trò chuyện với người đang xung đột với mình theo lời khuyên thông minh của Steven Covey: "Đầu tiên là tìm hiểu người, sau đó người sẽ hiểu mình".
Hoà giải. Khi hoà giải nghĩa là bạn nhân nhượng mối quan tâm riêng của mình với những mối quan tâm của người khác. Cách này để tránh xung đột, hoặc có thể để cho người đó dẹp bỏ suy nghĩ rằng quyền lợi, cảm xúc hoặc mong ước của anh ta/cô ta không được coi trọng.
Thật là đáng ngưỡng mộ nếu bạn quan tâm đến những người khác. Sự quan tâm đó phải đi kèm với sự tôn trọng quyền lợi, ý kiến và giới hạn của một người. Nguyên tắc chính trở nên hiệu quả là sự cân bằng. Có một câu cổ ngữ nói rằng: "Yêu hàng xóm của mình như yêu mình". Đây là sự cân bằng mà sẽ giữ các thành viên trong tổ chức thực hiện chức năng của mình mà không bị suy sụp sau xung đột.
Thoả hiệp. Thoả hiệp được xem là cách tích cực để giải quyết xung đột. So sánh với sự tiêu cực của một số cách giải quyết xung đột, đây là cách giải quyết đúng đắn. Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là cách tốt nhất. Thoả hiệp - xác định cả hai bên và mỗi bên từ bỏ một số điều không muốn và làm một số điều họ muốn. Nếu bạn sử dụng chiến lược "phân loại sự khác biệt" thì đây là một ý định tích cực. Tuy nhiên, bạn có thể trở nên hiệu quả hơn bằng việc trở thành một người hợp tác. Hợp tác đòi hỏi nhiều thời gian, nhiều sự thoả hiệp và sáng tạo hơn.
Hợp tác. Khi bạn hợp tác, bạn cùng với với người khác giải quyết các vấn đề theo cách thừa nhận và tôn trọng mục tiêu của nhau. Hãy trung thực, thẳng thắn và tử tế. Chia sẻ trách nhiệm cho giải pháp. Lắng nghe chủ động những điều mà người khác đánh giá và làm việc để giúp mọi người giành được những điều này cũng như cố gắng để đáp ứng được nhu cầu của bản thân. Khi hợp tác, xung đột sẽ được giải quyết.
"St"