Trước ngày “ra đi”, cô Nguyễn Thị Oanh đã chủ trì một buổi thảo luận nhóm tại hội quán Đến Với Nhau. Cô Oanh chia sẻ: “Mục tiêu, chủ đề thảo luận rõ ràng mới tạo được sự tập trung và có trách nhiệm”.
Kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork) là một cách để khai phá tiềm năng con người. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, teamwork là việc cả nhóm cùng “sờ mó” vào vấn đề thông qua sự tương tác với nhau. Muốn vậy, số lượng hợp lý nhất là 5-7 người và phải “đúng người”. Để tương tác tốt, chỗ ngồi thảo luận cần được sắp xếp theo kiểu “face to face” (mặt đối mặt) sao cho mỗi người đều thấy và nghe được mọi người. Bắt đầu đúng giờ để tránh làm mất thời gian và cả cảm xúc bực bội.
Khi nhiều cây chụm lại...
Mở đầu buổi trao đổi về teamwork, cô Oanh nêu câu chuyện: “Người ta nói một người Việt bằng hay thậm chí giỏi hơn một người Nhật, nhưng ba người Nhật lại giỏi hơn ba người Việt. Vì sao lạ vậy?”. Nhiều cánh tay giơ lên, ai cũng thừa nhận điểm yếu của nhiều người VN khi làm việc chung với nhau chính là về mặt hợp tác, vì dường như ai cũng muốn “làm vua một cõi”.
Cô Oanh đưa ra ba câu hỏi liên quan đến teamwork, giải thích rõ nội dung từng câu rồi yêu cầu bắt đầu thảo luận nhóm. Gần 20 người được chia thành ba nhóm nhỏ. E dè ban đầu đã nhanh chóng tan biến khi chỉ một lát không khí thảo luận tại các nhóm sôi nổi hẳn. Trong năm phút thảo luận nhóm, cô Oanh đến từng nhóm gợi ý, thúc đẩy, động viên, định hướng nội dung...
Với câu hỏi đầu tiên: “Thế nào là buổi thảo luận nhóm thành công?”, đại diện nhóm 1 liệt kê: chủ đề thảo luận phải rõ ràng, mọi người tập trung vào chủ đề, các thành viên đều cho ý kiến... Theo yêu cầu, hai nhóm còn lại bổ sung: bàn ra được giải pháp, lên kế hoạch triển khai thực hiện. Đến câu hỏi thứ hai: “Vai trò và nhiệm vụ của nhóm trưởng?”, cô Oanh yêu cầu nhóm 2 chuyển ghi chép thảo luận cho hai nhóm còn lại đọc, bổ sung rồi trình bày trước lớp...
Cô Oanh lắng nghe, ghi nhận rồi phân tích sâu thêm từng cụm ý kiến. “Có gì trục trặc trong quá trình thảo luận nhóm không?” - cô Oanh hỏi. Nhiều ý kiến cho biết chưa bầu được nhóm trưởng, đi xa chủ đề, tranh nhau nói... Chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình, Hùng (SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Tôi cảm nhận có phần đóng góp của mình vào đó”.
Nhóm là hiện tượng bình thường trong cuộc sống và được ứng dụng rộng rãi để giáo dục trẻ phạm pháp, tâm lý trị liệu, hỗ trợ bệnh nhân... Sau khi thảo luận nhóm, kết quả sẽ thuộc về mỗi người, từ đó thôi thúc họ hành động và nhận về cảm xúc sung sướng được “cho và nhận”, tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi, tức là tạo ra sự thay đổi về nhân cách. Cần tạo ra (và người trẻ cũng nên tham gia) nhiều nhóm mở, thay vì nhóm khép kín và kình địch với nhau.
“Đừng tạo ngôi sao trong nhóm”
Ai sẽ là nhóm trưởng? Người Việt có thói quen bầu cho người lớn tuổi, có uy tín, chức vụ, hiểu việc...Cô Oanh cho rằng không nhất thiết phải như thế, bởi nhóm trưởng không cần là người tài ba xuất chúng để “bao cấp” hết công việc. Cái cần có là kỹ năng điều phối để phát huy khả năng mọi người, nói nôm na là “biết cách làm cho người khác cùng làm”. Muốn vậy, trưởng nhóm phải biết “nghe sao cho người ta nói”, biết lắng nghe để tiếp nhận, phản hồi, tóm lược...
Trưởng nhóm còn cần kỹ năng “nói sao cho người ta nghe” bằng cách định hướng nội dung, động viên sự tham gia đồng đều, đúc kết khái quát, mài giũa các ý kiến thô, dẫn dắt theo đúng trình tự thảo luận... Bạn sẽ làm gì với tình huống cả nhóm vừa mới kết thúc công đoạn thảo luận về “thực trạng” thì có người vội đưa ra “giải pháp”? Khi đó, trưởng nhóm cần kiên quyết và khéo léo “kéo” anh ta quay trở lại công đoạn “phân tích nguyên nhân” trước khi cùng đi tìm giải pháp.
“Đừng tạo ra ngôi sao trong nhóm” - cô Oanh kết luận. Trong nhóm luôn có người tích cực, giỏi giang nổi trội hơn nên họ có xu hướng tranh nói, “lấn át” khiến các thành viên khác thụ động, vì thế không phát huy hết tiềm năng của nhóm. Chưa hết, còn dạng “sao xẹt” - người không có thực tài, kém đức nhưng cố làm mình nổi bật để được lãnh đạo nhóm. Để phòng tránh hai kiểu “ngôi sao” này, theo cô Oanh, nhóm cần xây dựng “luật chơi” tích cực, chẳng hạn: ai cũng phải đóng góp ý kiến, luân phiên làm trưởng nhóm...
Nguy hiểm nhất là việc nhóm trưởng tự biến mình thành “ngôi sao” của nhóm, từ đó “lên lớp dạy đời”, ôm đồm mọi việc. Theo cô Oanh, trưởng nhóm đơn giản chỉ là chất keo (tổ chức, kết nối), chất men (cho mọi người “bùng nổ”) và đầu bếp (xử lý thông tin). Muốn vậy, anh ta cần biết tự “chìm” xuống để người khác “nổi” lên, tự biến mình thành người “vô ích” để những người khác thấy mình “lớn” và tự lớn lên. Việc nhóm trưởng hòa mình đồng đẳng vào nhóm rất quan trọng như câu nói: “Nhìn vào một nhóm tốt người ta không biết ai là lãnh đạo nhóm”.
Kỹ năng làm việc theo nhóm (teamwork) là một cách để khai phá tiềm năng con người. Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh, teamwork là việc cả nhóm cùng “sờ mó” vào vấn đề thông qua sự tương tác với nhau. Muốn vậy, số lượng hợp lý nhất là 5-7 người và phải “đúng người”. Để tương tác tốt, chỗ ngồi thảo luận cần được sắp xếp theo kiểu “face to face” (mặt đối mặt) sao cho mỗi người đều thấy và nghe được mọi người. Bắt đầu đúng giờ để tránh làm mất thời gian và cả cảm xúc bực bội.
Khi nhiều cây chụm lại...
Mở đầu buổi trao đổi về teamwork, cô Oanh nêu câu chuyện: “Người ta nói một người Việt bằng hay thậm chí giỏi hơn một người Nhật, nhưng ba người Nhật lại giỏi hơn ba người Việt. Vì sao lạ vậy?”. Nhiều cánh tay giơ lên, ai cũng thừa nhận điểm yếu của nhiều người VN khi làm việc chung với nhau chính là về mặt hợp tác, vì dường như ai cũng muốn “làm vua một cõi”.
Cô Oanh đưa ra ba câu hỏi liên quan đến teamwork, giải thích rõ nội dung từng câu rồi yêu cầu bắt đầu thảo luận nhóm. Gần 20 người được chia thành ba nhóm nhỏ. E dè ban đầu đã nhanh chóng tan biến khi chỉ một lát không khí thảo luận tại các nhóm sôi nổi hẳn. Trong năm phút thảo luận nhóm, cô Oanh đến từng nhóm gợi ý, thúc đẩy, động viên, định hướng nội dung...
Với câu hỏi đầu tiên: “Thế nào là buổi thảo luận nhóm thành công?”, đại diện nhóm 1 liệt kê: chủ đề thảo luận phải rõ ràng, mọi người tập trung vào chủ đề, các thành viên đều cho ý kiến... Theo yêu cầu, hai nhóm còn lại bổ sung: bàn ra được giải pháp, lên kế hoạch triển khai thực hiện. Đến câu hỏi thứ hai: “Vai trò và nhiệm vụ của nhóm trưởng?”, cô Oanh yêu cầu nhóm 2 chuyển ghi chép thảo luận cho hai nhóm còn lại đọc, bổ sung rồi trình bày trước lớp...
Cô Oanh lắng nghe, ghi nhận rồi phân tích sâu thêm từng cụm ý kiến. “Có gì trục trặc trong quá trình thảo luận nhóm không?” - cô Oanh hỏi. Nhiều ý kiến cho biết chưa bầu được nhóm trưởng, đi xa chủ đề, tranh nhau nói... Chia sẻ về kết quả thảo luận của nhóm mình, Hùng (SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) cho biết: “Tôi cảm nhận có phần đóng góp của mình vào đó”.
Nhóm là hiện tượng bình thường trong cuộc sống và được ứng dụng rộng rãi để giáo dục trẻ phạm pháp, tâm lý trị liệu, hỗ trợ bệnh nhân... Sau khi thảo luận nhóm, kết quả sẽ thuộc về mỗi người, từ đó thôi thúc họ hành động và nhận về cảm xúc sung sướng được “cho và nhận”, tạo ra sự thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi, tức là tạo ra sự thay đổi về nhân cách. Cần tạo ra (và người trẻ cũng nên tham gia) nhiều nhóm mở, thay vì nhóm khép kín và kình địch với nhau.
(cố thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh)
“Đừng tạo ngôi sao trong nhóm”
Ai sẽ là nhóm trưởng? Người Việt có thói quen bầu cho người lớn tuổi, có uy tín, chức vụ, hiểu việc...Cô Oanh cho rằng không nhất thiết phải như thế, bởi nhóm trưởng không cần là người tài ba xuất chúng để “bao cấp” hết công việc. Cái cần có là kỹ năng điều phối để phát huy khả năng mọi người, nói nôm na là “biết cách làm cho người khác cùng làm”. Muốn vậy, trưởng nhóm phải biết “nghe sao cho người ta nói”, biết lắng nghe để tiếp nhận, phản hồi, tóm lược...
Trưởng nhóm còn cần kỹ năng “nói sao cho người ta nghe” bằng cách định hướng nội dung, động viên sự tham gia đồng đều, đúc kết khái quát, mài giũa các ý kiến thô, dẫn dắt theo đúng trình tự thảo luận... Bạn sẽ làm gì với tình huống cả nhóm vừa mới kết thúc công đoạn thảo luận về “thực trạng” thì có người vội đưa ra “giải pháp”? Khi đó, trưởng nhóm cần kiên quyết và khéo léo “kéo” anh ta quay trở lại công đoạn “phân tích nguyên nhân” trước khi cùng đi tìm giải pháp.
“Đừng tạo ra ngôi sao trong nhóm” - cô Oanh kết luận. Trong nhóm luôn có người tích cực, giỏi giang nổi trội hơn nên họ có xu hướng tranh nói, “lấn át” khiến các thành viên khác thụ động, vì thế không phát huy hết tiềm năng của nhóm. Chưa hết, còn dạng “sao xẹt” - người không có thực tài, kém đức nhưng cố làm mình nổi bật để được lãnh đạo nhóm. Để phòng tránh hai kiểu “ngôi sao” này, theo cô Oanh, nhóm cần xây dựng “luật chơi” tích cực, chẳng hạn: ai cũng phải đóng góp ý kiến, luân phiên làm trưởng nhóm...
Nguy hiểm nhất là việc nhóm trưởng tự biến mình thành “ngôi sao” của nhóm, từ đó “lên lớp dạy đời”, ôm đồm mọi việc. Theo cô Oanh, trưởng nhóm đơn giản chỉ là chất keo (tổ chức, kết nối), chất men (cho mọi người “bùng nổ”) và đầu bếp (xử lý thông tin). Muốn vậy, anh ta cần biết tự “chìm” xuống để người khác “nổi” lên, tự biến mình thành người “vô ích” để những người khác thấy mình “lớn” và tự lớn lên. Việc nhóm trưởng hòa mình đồng đẳng vào nhóm rất quan trọng như câu nói: “Nhìn vào một nhóm tốt người ta không biết ai là lãnh đạo nhóm”.
(Theo TTO)