[KN GIAO TIẾP] Topic: Tư vấn và chia sẻ kỹ năng thuyết trình

cobala

[♣]Thành Viên CLB
Topic này mở ra nhằm giải đáp các thắc mắc của các bạn về Kỹ năng thuyết trình .

Làm sao để có 1 bài thuyết trình hiệu quả? hấp dẫn? ấn tượng?:thinking:
Và các vấn đề bạn gặp phải trước, trong khi, sau khi thuyết trình?:doh:

Hy vọng mọi người sẽ cùng nhau giải đáp và chia sẻ kinh nghiệm của bản thân.
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Khi thuyết trình, làm thế nào để biết người ta có hứng thú với chủ để mình đang nói hay không? Biểu hiện của họ như thế nào?
 

cobala

[♣]Thành Viên CLB
"Khi thuyết trình, làm thế nào để biết người ta có hứng thú với chủ để mình đang nói hay không? Biểu hiện của họ như thế nào?"

Sau đây là 1 số ý kiến:
_Thông tin phản hồi (feedback) từ người nghe khi bạn đặt câu hỏi hay thái độ thể hiện sự đồng tình với điều bạn nói (như gật đầu chẳng hạn). Điều đó một thể hiện sự quan tâm của người nghe đến những vấn đề đang thuyết trình và hai là thể hiện mức độ hiểu ra vấn đề mình trình bày của người nghe.


_Ngôn ngữ cử chỉ là một hình thức giao tiếp im lặng và tế nhị. Trong hầu hết các trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ được thực hiện thậm chí không chủ định. Ngôn ngữ cử chỉ có thể chuyển tải các nội dung nhất định. Chúng ta cần học cách đọc được các thông điệp và bắt đầu hiểu được các thông điệp cử chỉ.
  • Buồn giận:sad::angry: Thở ngắn và phát những tiếng như ‘tsk’, vặn tay, ghì chặt tay, đưa tay lên tóc vuốt, gãi gáy…
  • Lo lắng:confused:: Ho, phát ra âm thanh như ‘whew’, huýt sáo, hút thuốc, cấu véo, bồn chồn, lắc chìa khóa, kéo tai, vặn tay….
  • Hợp tác :smile::clap::Tựa người về phía trước, tay mở, ngồi ở mép ghế, thiết lập các cử chỉ từ tay đến mặt
  • Bảo thủ:stop:: Vịnh tay liếc nhìn các phía, sờ mũi, dụi mắt, cài khuy áo, dịch chuyển xa ra
  • Quyền lực, tự tin::act-up::male-fighter2: Có những cử chỉ thân thiện, ngồi thẳng, chống tay thành hình tháp, để tay đằng sau lưng, để tay trong túi áo với ngón tay cái ra ngòai, cử chỉ niềm nở, quay lưng vào người khác, ngồi ở tư thế nghỉ ngơi và gần như nằm ra.
  • Yếu đuối và không cảm thấy an tòan:weep::sweat:: Có những chuyển động nhỏ, rụt vai, nhai kẹo cao su, ngồi chơi không, cắn ngón tay, dựa mình về phía sau.
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Hi cobala, những gì bạn nói đều có lý cả nhưng mình không hình dung được rõ ràng lắm. Nếu như bạn có thể thêm vài hình ảnh minh họa vào thì hay bít mấy, càng thực tế càng tốt.
 

accessdeny

Thanh viên kỳ cựu
Kỹ năng thuyết trình - Phần 1

Hi All,

Không biết tài liệu bên dưới có giúp ích gì cho các bạn về kỹ năng thuyết trình không ta? Sorry do giới hạn upload file của diễn đàn nên mình đành post thành 2 - 3 phần hen!

================


KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH



Trong từ điển từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa. Chúng ta sẽ hiểu từ “thuyết trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó – nói điều gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó.

“Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số ví dụ của thuyết trình trong kinh doanh là:
Viết: Thư, lời nhắn, báo cáo, nhận xét, biên bản của cuộc họp, các cuộc họp, đề nghị …
Nói: Chuyện trò, họp, phỏng vấn, bán một sản phẩm hoặc dịch vụ
Hành động :Ngôn ngữ cử chỉ, hành động

Các nội dung về “Kỹ năng thuyết trình” dưới đây sẽ không bao gồm các chi tiết của một bài thuyết trình dưới dạng viết, mà chỉ đề cập tới hai kiểu dạng thuyết trình nói đó là:
· Một bài giới thiệu sản phẩm/bán hàng tốt
· Tổ chức cuộc họp


1- Giới thiệu sản phẩm và bán hàng

1.1- Các đặc điểm của một bài phát biểu hiệu quả

- Có mục đích/chức năng rõ ràng: Trước khi tiến hành giới thiệu về sản phẩm hoặc bán hàng, mục đích/chức năng của bài thuyết trình cần phải được đặt ra. Điều này sẽ bảo đảm một cô hội tốt hơn nhằm đạt được hiệu quả thuyết trình.

Có bốn mục đích và chức năng chính của một bài phát biểu.


  • Chức năng thông báo: Cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ và các vấn đề liên quan.
  • Chức năng thuyết phục: Nhằm đạt tới kết quả bắt buộc người nghe phải nghe theo
  • Chức năng kiểm sốt: Nhằm bảo đảm rằng bài giới thiệu phải đi theo đúng chức năng hoặc mục đích
  • Chức năng kết hợp: Kết hợp các chức năng trên với nhau vì mục tiêu chung của bài trình bày.
Bất kỳ bài giới thiệu sản phẩm hoặc bán hàng nào đều phải có ít nhất một trong các chức năng chủ yếu trên hoặc một chức năng chủ yếu và kết hợp với các chức năng thứ yếu khác nữa.



- Được chuẩn bị chu đáo: Càng chuẩn bị chu đáo càng tăng sức thuyết phục. Một trong những nguyên tắc cô bản là “không phải tình bày những gì bạn muốn mà trình bày những gì họ muốn nghe”.

Mặc dù chủ đề bài phát biểu hay hoặc dở, thì người phát biểu lúc nào cũng phải tuân thủ chiến lược “chuẩn bị”. Được chuẩn bị sẽ giảm được mức độ sợ hãi.


- Nội dung:

Nội dung của bất kỳ bài phát biểu nào cần phải theo thứ tự logic. Hôn thế nữa, bài phát biểu phải được trình bày một cách rõ ràng với thông tin đầy đủ. Điều đó sẽ tạo ra ham muốn lắng nghe và hiểu được ý của người trình bày. Để có thể đạt được những khả năng đó, thì việc chuẩn bị là vô cùng quan trọng.


Nội dung sẽ bao gồm 3 phần và chia thời gian bài phát biểu theo tỷ lệ. Đó là:

+ Giới thiệu
- Mục đích phát biểu
- Tạo nên sự hòa hợp
- Giới thiệu chủ đề bài phát biểu


+ Trình bày các điểm chính: Các điểm chính với chi tiết giải thích hoặc tưông phản


+ Hiển thị dưới dạng hình ảnh minh hoạ để tăng cường thêm cho nội dung trình bày. Trình bày những bức ảnh, hình vẽ, đồ hoạ, ….sẽ có kết quả tốt. Một bức ảnh có thể nói hàng nghìn từ. Lợi ích chính của các giáo cụ trực quan nhằm chuyển tải những thông tin kinh doanh sẽ giúp cho người nghe/người đọc hiểu và nhớ hôn. Chỉ cần nhìn liếc qua mọi thông tin về quá khứ, hiện tại và tưông lai sẽ được phân tích nhanh chóng.


+ Kết thúc trình bày:

- Nhắc lại mục đích và khuyến khích
- Tóm tắt các điểm chính.


1.2- Các đặc điểm của một người thuyết trình tốt

Thể hiện tính cách cá nhân

- Hòa hợp với người nghe.
- Liên lạc bằng mắt với người nghe.
- Thể hiện sự tự tin: Qua hành động, điệu bộ, cử chỉ, lời nói….
- Có khả năng trả lời câu hỏi: Trả lời mọi câu hỏi đặt ra có liên quan đến nội dung trình bày và không bao giờ nói “không biết” khi bị hỏi.


Kiểm sóat được giọng nói và các yếu tố tương tác

- Kiểm soát giọng nói: Người trình bày có thể tuỳ theo diễn biến của nội dung mà sử dụng các cấp độ, nhịp độ giọng nói khác nhau nhằm nhấn mạnh nội dung hoặc thu hút sự tập trung của người nghe.


- Sử dụng microphone


- Đóan trước được phản ứng: Chuẩn bị tốt và tích luỹ kinh nghiệm cho phép dự đốn trước được các khả năng phản ứng, các tình huống có thể khơi gợi phản ứng của người nghe. Người trình bày cần hiểu rằng phản ứng của người nghe là “lời mời gọi để được thuyết phục”. Phản ứng của người nghe không bao giờ được coi là sự cản trở hay dấu hiệu thất bại của bài trình bày.


- Biết người nghe và đọc được ngôn ngữ của chỉ của người nghe


Bài tập thực hành:

Hãy sắp xếp các đoạn dưới đây để thành một bài phát biểu về “Khách sạn Happy”


Trên đây đã tóm tắt xong bài phát biểu của tôi hôm nay về “Khách sạn Happy”. Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ đến với khách sạn chúng tôi trong các công việc kinh doanh của bạn. Khách sạn sẽ luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng của bạn. Như trên đã nói các phòng đều lớn với đồ nội thất làm bằng gỗ cây tếch, nhà hàng có nhiều loại món ăn với giá cả hợp lý và mọi người ở đây đều thân thiện. Ở lại với chúng tôi các bạn sẽ cảm thấy thật tuyệt vời.


Khách sạn có 3 nhà hàng. Một nhà hàng phục vụ các món ăn Việt Nam, một nhà hàng phục vụ các món ăn châu Âu như thịt nướng và bánh sandwiches. Nhà hàng thứ 3 nằm dưới tầng trệt chuyên phục vụ các món cá. Các món ăn đều ngon và giá cả rất hợp lý.


Khách sạn có 100 phòng hạng superior và 50 phòng executive. Các phịng đều được trang bị đồ nội thất bằng gỗ tếch và dường nghỉ đều rất sách sẽ và êm ái. Đèn được thiết kế tốt và sáng sủa. Mỗi phịng đều rộng và bạn thậm chí có thể có cả một cuộc họp kinh doanh nhỏ.


Bài phát biểu hôm nay về “Khách sạn Happy”. Mục đích của bài phát biểu là nhằm cung cấp cho các bạn thông tin về khách sạn mới này. Hy vọng rằng cuối bài trình bày này các bạn sẽ cân nhắc đến việc trở thành khách hàng quen thuộc của khách sạn. Tôi sẽ trình bày 3 điểm mấu chốt sau:

Đó là:


  • Phòng
  • Nhà hàng và cuối cùng là
  • Con người
Khách sạn có 150 người. Tất cả mọi người đều đã được đào tạo. Để cung cấp dịch vụ khách hành tốt họ được dạy phải luôn mỉm cười. Khách hàng sẽ rất thích thú khi nói chuyện với họ. Đồng phục của mọi người đều chỉnh tề và sạch sẽ.
 

accessdeny

Thanh viên kỳ cựu
Kỹ năng thuyết trình - Phần 2

2 - Tổ chức cuộc họp

2.1- Các đặc điểm của một cuộc họp tốt

Khái niệm: Một cuộc họp là gì?

- Họp là một hình thức giao tiếp. Đó là một nhóm người tập trung nhau lại với mục đích để thảo luận, tranh cãi hoặc quyết định. Vì một cuộc họp thường liên quan đến nhiều người, nên thường khác nhau về ý kiến và có thể gây nên các vấn đề.


- Một cuộc họp tốt sẽ hạn chế những sự khác biệt đó và kết quả có thể đạt được ngay. Mọi cuộc họp đều phải được chuẩn bị, cân nhắc và tiến hành để xem làm thế thế nào để mọi thứ đều tốt.


- Các kiểu họp khác nhau về qui mô (số lượng người tham dự), tính chất (chính thức hoặc không chính thức), thời gian…

Cả hai loại cuộc họp chính thức và không chính thức đều cần đến sự cẩn thận và quan tâm. Nó sẽ trở nên ít chính thức hôn khi có sự thờ ô và vấn đề xảy ra.


- Các cuộc họp đều phải tuân thủ một hoặc kết hợp các mục đích sau:

• Kiểm sóat
• Kết hợp
• Thông báo
• Thuyết phục
- Tiến trình một cuộc họp sẽ bao gồm:
• Phân tích và giải quyết các vấn đề
• Tư vấn và giải hòa các xung đột
• Thảo luận và trao đổi quan điểm
• Nêu vấn đề và tạo động cô
• Xúc tiến thay đổi kiến thức, kỹ năng và quan điểm
• Nhận được ý kiến và hồi âm
• Tăng cường hỏi đáp
• Đào tạo và phát triển


Nói chung mục đích của bất kỳ cuộc họp nào đều nhằm đến một quyết định, một hành động hoặc một sự thay đổi

- Chi phí và hiệu quả


Mọi cuộc họp đều phải tính đến chi phí. Dưới đây là ví dụ một số chi phí khác nhau :

+ Chi phí thời gian
+ Chi phí vật chất: tiền và các dụng cụ phụ trợ sử dụng
+ Chi phí cơ hội: Mọi người có thể làm được việc gì nếu họ không đến cuộc họp, giá trị của những hoạt động này như thế nao?, là bao nhiêu?. Vì vậy hãy luôn nhớ đến thời gian của mọi người và bạn phải chắc chắn rằng cuộc họp của bạn là đáng giá để tổ chức và tham dự


Cuộc họp tồi sẽ dẫn đến:

- Quyết định tồi
- Chính sách tồi
- Tạo nên sự hỗn độn và xáo trộn
- Gián đoạn công việc
- Gây chú ý tới những nhiệm vụ nhỏ hôn là những nhiệm vụ lớn quan trọng
- Tinh thần thấp
- Giảm tiến trình làm việc và hõan lại hành động
- Nước mắt
Phí thời gian và tiền bạc
… tất cả những điều trên dẫn đến kết quả công việc không hiệu quả

Do đó một cuộc họp tốt nhất thiết phải có bài phát biểu của chủ tịch và các thành viên.


Để tránh chi phí cao và khó khăn và đảm bảo rằng cuộc họp sẽ thành công và đáng giá, thì câu hỏi đầu tiên cần phải đặt ra khi chuẩn bị một cuộc họp là :

‘Cuộc họp có thực sự cần thiết không?’
Có lý do cụ thể và mục đích rõ ràng cho cuộc họp sẽ đạt được những ảnh hưởng sau:

• Mọi người sẽ hiểu rõ tại sao cuộc họp được tổ chức
• Mọi người sẽ được chuẩn bị và có thể đóng góp
• Mọi người sẽ được tập trung
• Mọi người sẽ muốn tham dự cuộc họp của bạn nếu cuộc họp là có hiệu quả.
• Sắp xếp và môi trường: Việc sắp xếp và môi trường trong phịng họp tạo nên không khí cho cuộc họp. Đó chính là thuyết trình có chuẩn bị. Điều đó có thể tăng cường hôn cho bài thuyết trình nói. Việc bố trí chỗ ngồi là rất quan trọng và sẽ được sử dụng cho các cuộc họp khác nhau:

Các dạng phòng họp:

+ Tròn, oval
+ Hội thảo / hội nghị
+ Hình vuông
+ Hình chữ U

Môi trường xung quanh cũng tạo nên không khí cho cuộc họp. Cân nhắc những vấn đề môi trường này sẽ tăng cường thêm cho bài thuyết trình. Các yếu tố về môi trường như:

+ Nhiệt độ và không khí trong phịng
+ Sạch sẽ
+ Ánh sáng
+ Kích cỡ phòng
+ Mùi /mùi thơm
+ Thiết bị nghe nhìn
+ Hệ thống âm thanh
+ Tiếng động, tiếng ồn


2.2- Vai trò của một người chủ toạ thuyết trình tốt

a- Công tác chuẩn bị trước cuộc họp

Chuẩn bị chương trình

- Các mục mới để thảo luận, và cụ thể ai sẽ dẫn hoặc
- Thứ tự để tổng kết lại cuộc họp trước và các hoạt động tiếp theo
- Thời gian chương trình, thời gian nghỉ ( nếu cần)
- Các vấn đề hành chính
- Tài liệu
- Bảo đảm rằng biên bản và chương trình được phát đúng lúc
- Bố trí phòng họp
- Chỗ ngồi cho đại biểu
- Cà phê giải khát

Chuẩn bị về cá nhân

- Chương trình
- Bản thân: Trang phục, diện mạo, kiểm sốt cảm xúc…


b- Diễn biến quá trình họp

Thông báo và giới thiệu chương trình
Chủ toạ sẽ thông báo cho mọi người về:

+ Hình thức của cuộc họp

+ Chương trình của cuộc họp

Chương trình sẽ như một chiếc bản đồ của cuộc họp. Nó sẽ nói cho chúng ta thứ tự của các vấn đề sẽ thảo luận. Có ba phần chính được gọi là thủ tục khai mạc, vấn đề kinh doanh chính và thủ tục bế mạc. Một chương trình tốt sẽ tăng cường hơn cho các bài thuyết trình trong cuộc họp.


+ Biên bản: Trong một số cuộc họp, thì biên bản sẽ rất cần thiết. Đôi khi nó chỉ là một mẫu form đôn giản trong khi ở một số cuộc họp khác nó được viết chính thức tiếp theo chưông trình. Đó là một hình thức của bài thuyết trình viết sẽ giúp cho bài thuyết trình nói (chủ toạ và các thành viên thảo luận)


Biên bản là các bản viết thường xuyên với ba chức năng:

+ Thúc giục hành động: Nhắc mọi người đã nhận nhiệm vụ trong cuộc họp phải làm và làm đúng thời hạn

+ Là bước nối với cuộc họp tiếp theo: nối giữa các cuộc họp bảo đảm rằng các vấn đề được báo cáo hoặc được triển khai


+ Ghi chép:

Ghi chép thường xuyên những gì đã xảy ra và quyết định được thống nhất.
Biên bản tốt sẽ rất hiệu quả và là bài trình bày hữu ích nếu chúng :

+ Chính xác: điều này rất quan trọng vì bất kỳ bỏ sót nào cũng gây nên vấn đề

+ Mục tiêu: Dù ai chuẩn bị biên bản cũng phải đưa ra mục tiêu và không được đưa ý kiến cá nhân vào

+ Dễ hiểu: Tóm tắt và ghi chép đúng

+ Trách nhiệm: Ai sẽ đảm nhiệm việc gì, trước thời hạn nào, tất cả được viết và trình bày theo tiêu chuẩn

Cơ cấu

- Tuân theo chương trình
- Thời gian
- Kiểm sóat
- Thời gian
- Ứng xử và thời gian nói chuyện của mọi người
- Đặt câu hỏi

Tóm tắt

- Mỗi phần của chưông trình
- Đạt được quyết định rõ ràng

Lắng nghe

- Cách ứng xử của mọi người
- Đóng góp

Cách nói:

- Hình thức ngôn ngữ cử chỉ tỏ ra tự tin
- Nói rõ ràng và dùng những câu ngắn, đơn giản, không sử dụng tiếng lóng
- Thay đổi tốc độ nói, sẵn sàng đặt câu hỏi
- Chọn mức âm lượng phù hợp với người nghe
- Nếu sử dụng micro, để micro cách miệng 4 cm
- Vừa nói vừa minh hoạ


2.3- Người thuyết trình hiệu quả


a- Ấn tượng đầu tiên và ấn tượng cuối cùng

Ấn tượng tốt đầu tiên của người thuyết trình sẽ tạo ra:
• Tin tưởng
• Tin cậy
• Hưởng ứng

Ấn tượng cuối cùng của người thuyết trình sẽ tạo ra:
• Một ấn tượng lâu dài
• Cơ hội khác

Quy luật 7 áp dụng cho cả ấn tượng đầu và cuối buổi họp:

Các nghiên cứu về tâm lý-xã hội học chỉ ra rằng người tình bày có thể và có cơ hội gây ấn tượng mạnh nhất trong 7 giây đầu tiên/cuối cùng.

- Bảy giây đầu tiên / cuối cùng khi xuất hiện và hành động

- Bảy giây đầu tiên/cuối cùng của chuyển động

- Bảy giây đầu tiên/cuối cùng của bài phát biểu

Bề ngồi và hành động ‘nói lên hàng ngàn từ’ về người thuyết trình, trong đó việc ăn mặc chỉnh tề của người trình bày có ý nghóa rất lớn, cần phải cân nhắc đến chi tiết sau sao cho phù hợp:

+ Tóc
+ Khuôn mặt
+ Quần áo, kiểu quần áo và lý do sử dụng kiểu quần áo đó.
+ Giầy
+ Những thứ khác: cà vạt, thắt lưng, hoa tai, nước hoa….
+ Kết hợp mầu sắc


b- Cách ứng xử hiệu quả

Để có thể nhận được sự kính trọng, thì hướng tới người nghe chính xác là rất quan trọng.
Trong trình bày có rất nhiều hình thức gọi người nghe dựa theo vị trí, môi trường và địa điểm.

Ví dụ:
“Ông Trần Văn Công, trưởng phòng kinh doanh sẽ…..(chính thức giới thiệu ai đó)
“Các quý ông, quý bà ở công ty…… (chính thức chỉ định nhóm người)
“Thưa các vị khách quý, thưa ông chủ tịch……”
Lưu ý rằng trong trình bày không bao giờ được phép gọi tên không, mà cần gọi đầy đủ họ tên với chức danh ngắn gọn
Hướng tới người nghe bao gồm tất cả các hình thức viết và hành động phù hợp khi trình bày.
Viết : Ví dụ: Lời chào mừng cho các bức thư và lời nhắn

Hành động : Ví dụ: +Đưa và nhận tài liệu, cặp, sách, báo cáo

+ Đưa và nhận danh thiếp
+ Bắt tay
+ Cúi chào
+ Cử chỉ:

Ngôn ngữ cử chỉ là một hình thức giao tiếp im lặng và tế nhị. Trong hầu hết các trường hợp, ngôn ngữ cử chỉ được thực hiện thậm chí không chủ định. Ngôn ngữ cử chỉ có thể chuyển tải các nội dung nhất định. Chúng ta cần học cách đọc được các thông điệp và bắt đầu hiểu được các thông điệp cử chỉ.

Hiểu các kiểu cử chỉ khác nhau

Buồn giận: Thở ngắn và phát những tiếng như ‘tsk’, vặn tay, ghì chặt tay, chỉ ngón tay, đưa tay lên tóc vuốt, gãi gáy…

Lo lắng: Ho, phát ra âm thanh như ‘whew’, huýt sáo, hút thuốc, cấu véo, bồn chồn, lắc tiền hoặc chìa khố, kéo tai, vặn tay…
.
Hợp tác:Tựa người về phía trước, tay mở, ngồi ở mép ghế, thiết lập các cử chỉ từ tay đến mặt, áo chồng không cài khuy

Bảo thủ: Vòng tay liếc nhìn các phía, sờ mũi, dụi mắt, cài khuy áo khóac, dịch chuyển xa ra

Quyền lực, tự tin: Có những cử chỉ thân thiện, ngồi thẳng, chống tay thành hình tháp, để tay đằng sau lưng, để tay trong túi áo với ngón tay cái ra ngồi, cử chỉ niềm nở, quay lưng vào người khác, ngồi ở tư thế nghỉ ngôi và gần như nằm ra.

Yếu đuối và không cảm thấy an tòan: Có những chuyển động nhỏ, rụt vai, nhai kẹo cao su, ngồi chôi không, cắn ngón tay, dựa mình về phía sau.
 

trtrungviet

Thanh viên kỳ cựu
Để thuyết trình thành công

Khi bạn muốn đề nghị sếp tăng lương hay muốn trình bày trước phòng ban của mình về một dự án nào đó, việc thuyết trình thường là vấn đề khiến bạn lo sợ. Sau đây là những lời khuyên hữu ích giúp bạn thuyết trình thành công.

1. Nắm rõ nguyên tắc thuyết trình
Mục đích: Biết mục đích của bạn là gì khi thuyết trình. Thông báo? Thuyết phục? Giải trí?
Đối tượng: Ai là đối tượng của bạn? Nhóm tuổi của họ? Họ sống ở đâu? Quan điểm, tính cách của họ?
Những vấn đề cần thiết khác: Đây là những thứ cần được sắp xếp. Bạn nên xác định lượng thời gian và thời điểm cần nói và không gian.
ko biết dc nguyên tắc cơ bản thì bây jo có thể biết rùi

2. Tính thời gian hợp lý
Lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia.
lên biêu thời gian ko bao jo là thừa

3. Nội dung phù hợp
Khi chuẩn bị bài phát biểu, hãy xác định những gì “phải”, “nên” và “có thể” đưa đến người nghe. Hãy hạn chế nội dung tùy theo thời gian thuyết trình và sự quan tâm của người nghe.
cái này quan trọng ah, ko thì ng nghe ko biết bạn đang nói chuyện j thì khổ

4. Làm bài thuyết trình thêm hấp dẫn
Đưa vào bài thuyết trình các câu chuyện, giai thoại, phép ẩn dụ để chúng thêm thuyết phục thay vì chỉ đưa ra những dữ liệu đơn thuần.
cái này khỏi phải nói thêm

5. Lập dàn ý cho riêng mình
Hãy gạch ý đầu dòng thay vì dùng cả câu. Bôi đậm những chỗ quan trọng.
giống như làm văn hồi cấp 1 thôi - dễ mà

6. Luyện nói thật to

Bạn sẽ nói thật tự nhiên khi bạn luyện tập nhiều. Hãy tập nói thật to trước khi thuyết trình.
Cái này cũng quan trọng lắm chứ ko đùa đâu. mình ví dụ nha: lỡ như đang thuyết trình mà mất điện, thì huhu cho bạn nếu bạn ko có 1 giọng tốt cho 1 hội trg vài chục ng trở lên.
* Note: 1 cách tốt để bạn luyện giọng. Hãy tham gia 1 fan-club nào đó, hay là tham gia những buổi giao lưu dã ngoại thì ok ah. lí do thì ai mún biết thì pm cho mình nha hehe

7. Dẹp bỏ sự run sợ
Run sợ không phải là là điều tốt khi thuyết trình. Không có đội trưởng đội bóng nào bảo đội của mình hãy bình tĩnh ngay trước khi vào trận. Thay vào đó, bạn hãy tự kiểm soát sự run sợ này bằng cách thở thật sâu từ cơ hoành và tưởng tượng mình sẽ kết thúc bài thuyết trình thành công. Được chuẩn bị tốt, bạn sẽ càng tự tin.
run ah, bạn mà run thì coi như tum rùi đó, Hồi trc mình nói thiệt cũng run lắm nhưng jo thì bái-bai-em rùi. ^ *

8. Sôi nổi và nồng nhiệt
Thái độ nhiệt tình, sôi nổi khi phát biểu sẽ đem lại kết quả đáng ngạc nhiên cho bạn. Nếu giọng của bạn biểu cảm và cử chỉ sinh động, trông bạn sẽ tự tin và nồng nhiệt hơn.
điều tối thiêu mà bạn phải có

9. Nghĩ trước tất cả những câu hỏi bạn có thể bị hỏi
Phần đặt và trả lời câu hỏi sau bài thuyết trình có khi còn quan trọng hơn chính bài thuyết trình. Nhớ hiểu rõ câu hỏi trước khi trả lời và chú ý đến nguyên nhân họ đặt câu hỏi đó. Khi trả lời, hãy giữ ánh mắt khắp phòng bởi có thể những người khác cũng có cùng câu hỏi đó. Hãy tôn trọng mọi câu hỏi cũng như người đặt câu hỏi.
Cái này giống như đi thi hoa hậu ấy.

10. Tôn trọng người nghe
Tránh có thái độ ngạo mạn hoặc thiếu chuẩn bị. Miễn là bạn quan tâm đến người nghe, có sự chuẩn bị và hoàn thành tốt phần hỏi và trả lời, chắc chắn bạn sẽ thành công.
Bạn thuyết trình cho ai nghe nào, hãy tôn rọng họ, nói năng nhẹ nhàng....

p/s:trên đây chỉ là lí thuyết, bạn phải thật sự trải nghiệm mới đúc kết dc nhìu điều hơn nữa cho bản thân. chúc các bạn thành công nha.

bài viết sưu tầm
 

J©uRn€¥

Thanh viên kỳ cựu
+ Inappropriate outfit (Ăn mặc không phù hợp): Thường thì tớ thấy trường hợp này hiếm khi xảy ra. Hiếm khi nào tớ thấy ai đó ăc mặc kì quái lên thuyết trình lắm :) Lỗi mà mọi người thường mắc nhất ở cách ăn mặc là việc đút điện thoại di động ví tiền vào túi quần. Như vậy thì vừa vướng víu và vừa nhìn kì kì nữa :D

+ Lack of cooperation (thiếu hợp tác): Đây có lẽ là tình trạng chung mà rất nhiều nhóm thuyết trình gặp phải: Khi nước dâng gần đến cổ thì mọi người bắt đầu hô hào phân chia công việc --> mỗi người một việc riêng --> gửi slide thuyết trình cho một người để chỉnh sửa --> đến hôm thuyết trình thì phần ai nấy lo. Rốt cuộc thì chẳng ai biết bạn của mình đã, đang và sẽ nói cái gì :))

+ Lack of eyes contact (thiếu giao tiếp ánh mắt): Đây cũng là một lỗi hay gặp nữa. Thường thì những bạn mắc lỗi này thường nhìn bâng quơ lên tường, sàn nhà, trần nhà và slide thuyết trình. Việc này rất không nên làm, bởi vì nó vừa khiến cho bạn mất tập trung, vừa khiến cho người khác ít chú ý đến bạn.

+ Running out of time (vượt quá thời gian cho phép): Đây là hậu quả của việc thiếu diễn tập và thiếu sự hợp tác.

+ Unnecessary gestures (những cử chỉ không cần thiết): Tớ thấy nhiều người cũng hay mắc phải lỗi này: bứt tóc, gãi tai, xoa mũi, bỏ tay vô túi, khoanh tay lên ngực, v,v... Trường hợp thường thấy nhất là việc cầm một tờ giấy hoặc một cuốn sổ trên tay trong khi thật sự mình không cần đến nó. Thật sự thì việc cầm một vật lạ trên tay như vậy sẽ phần nào làm bạn mất tự tin và giảm sự chú ý của người khác. Một trường hợp nữa là khi một bạn đang đứng thuyết trình thì đồng đội của bạn đó đùa giỡn, đi qua đi lại nói chuyện với nhau. Việc này sẽ gây mất tập trung và gây phản cảm cho khán giả.

+ Unwell preparation (chuẩn bị không kĩ): Một kịch bản thường gặp là: File mở không lên, chuột không di chuyển được, máy chiếu bật không lên, âm thanh không có (hoặc nhỏ, hoặc rè), movie clip bật không chạy, máy không nhận ra USB, font chữ gặp vấn đề, v,v...

+ Using mobilephone(sử dụng điện thoại di động): lâu lâu đang thuyết trình thì những âm thanh "kì lạ" vang lên... Việc này làm rất nhiều người khó chịu và mất tập trung.

[trích]

*** Xin lưu ý, để thành công mình phải làm những điều nên làm và phải tránh những điều nên tránh. Đây là Ney post cho mục đích thứ 2!
 

ivenle

Thanh viên kỳ cựu
[KN GIAO TIẾP] Thuyết trình - Những điều cần tránh

Có hai cách để phát triển một kỹ năng:
+ Làm những điều nên làm.
+ Tránh những điều nên tránh =))

Clip dưới đây là thuộc loại thứ hai :D

[YOUTUBE]hF-NxVwowaw&feature[/YOUTUBE]

Những điều cần tránh khi thuyết trình:

+ Inappropriate outfit (Ăn mặc không phù hợp): Thường thì tớ thấy trường hợp này hiếm khi xảy ra. Hiếm khi nào tớ thấy ai đó ăc mặc kì quái lên thuyết trình lắm :) Lỗi mà mọi người thường mắc nhất ở cách ăn mặc là việc đút điện thoại di động và ví tiền vào túi quần. Như vậy thì vừa vướng víu và vừa nhìn kì kì nữa :D

+ Lack of cooperation (thiếu hợp tác): Đây có lẽ là tình trạng chung mà rất nhiều nhóm thuyết trình gặp phải: Khi nước dâng gần đến cổ thì mọi người bắt đầu hô hào phân chia công việc --> mỗi người một việc riêng --> gửi slide thuyết trình cho một người để chỉnh sửa --> đến hôm thuyết trình thì phần ai nấy lo. Rốt cuộc thì chẳng ai biết bạn của mình đã, đang và sẽ nói cái gì :))

+ Lack of eyes contact (thiếu giao tiếp ánh mắt): Đây cũng là một lỗi hay gặp nữa. Thường thì những bạn mắc lỗi này thường nhìn bâng quơ lên tường, sàn nhà, trần nhà và slide thuyết trình. Việc này rất không nên làm, bởi vì nó vừa khiến cho bạn mất tập trung, vừa khiến cho người khác ít chú ý đến bạn.

+ Running out of time (vượt quá thời gian cho phép): Đây là hậu quả của việc thiếu diễn tập và thiếu sự hợp tác.

+ Unnecessary gestures (những cử chỉ không cần thiết): Tớ thấy nhiều người cũng hay mắc phải lỗi này: bứt tóc, gãi tai, xoa mũi, bỏ tay vô túi, khoanh tay lên ngực, v,v... Trường hợp thường thấy nhất là việc cầm một tờ giấy hoặc một cuốn sổ trên tay trong khi thật sự mình không cần đến nó. Thật sự thì việc cầm một vật lạ trên tay như vậy sẽ phần nào làm bạn mất tự tin và giảm sự chú ý của người khác. Một trường hợp nữa là khi một bạn đang đứng thuyết trình thì đồng đội của bạn đó đùa giỡn, đi qua đi lại và nói chuyện với nhau. Việc này sẽ gây mất tập trung và gây phản cảm cho khán giả.

+ Unwell preparation (chuẩn bị không kĩ): Một kịch bản thường gặp là: File mở không lên, chuột không di chuyển được, máy chiếu bật không lên, âm thanh không có (hoặc nhỏ, hoặc rè), movie clip bật không chạy, máy không nhận ra USB, font chữ gặp vấn đề, v,v...

+ Using mobilephone(sử dụng điện thoại di động): lâu lâu đang thuyết trình thì những âm thanh "kì lạ" vang lên... Việc này làm rất nhiều người khó chịu và mất tập trung.


Bạn hoặc những người bạn xung quanh thường mắc những lỗi nào nhất trên đây?
Và bạn đang làm gì để khắc phục lỗi đó :) ?
 

J©uRn€¥

Thanh viên kỳ cựu
Em tự hỏi, trước khi anh post bài này, anh đã đọc topic "ĐỂ THUYẾT TRÌNH THÀNH CÔNG" chưa...
 

khacvien0401

Thành viên mới
thuyết trình

đúng là thuyết trình thật là khó,trước đám đông lại càng làm ta khó diễn đạt được ý mà mình đã định sẵn để nói,cái tâm lý quan ngại trước đám đông luôn cảng trở bạn,như tôi đây là một điển hình,cần luyện tập trước ko nhỉ?:ngannguoi:đối với tôi thì là cần rồi nhất là cái gì mà mình chuẩn bị trước thì cảm thấy an tâm hơn
 

moonxynk

Thành viên mới
thanks you!
mình chuẩn bị thuyết trình cho môn nghệ thuật giao tiếp
cam ơn tài liệu của bạn nha
 

[ tf ]

[♣]Thành Viên CLB
Topic này nên được hồi sinh. Các bạn vào chia sẻ về kỹ năng các bạn xử lý những tình huống trong 1 buổi thuyết trình nhé.
Mình thử ví dụ, nếu thuyết trình trên lớp, mọi người có cách nào làm cho bản thân bớt run không? Mình thì run cầm cập :khocto:
 

gaubong90

Thành viên
Để có bài thuyết trình tốt: có sự chuẩn bị lưỡng về bài thuyết trình,hiểu rõ vấn đề mình nói,thu thập tài liệu phong phú về vấn đề đó,bạn phải hiểu rõ mình đang nói gì,trình bày gì?
 

[ tf ]

[♣]Thành Viên CLB
Để có bài thuyết trình tốt: có sự chuẩn bị lưỡng về bài thuyết trình,hiểu rõ vấn đề mình nói,thu thập tài liệu phong phú về vấn đề đó,bạn phải hiểu rõ mình đang nói gì,trình bày gì?
Vậy giả dụ mình chuẩn bị kỹ hết rồi, mà lên mình run quá quên hết chữ, làm sao giờ bạn :khocto:. Giúp mình với.
 

gaubong90

Thành viên
Với kinh nghiệm của mình:bạn hãy viết những ý chính ra một tờ giấy bạn cầm nó để tự tin hơn khi bạn quên bạn có thể nhìn vào những ý đó để tiếp tục bài của mình.Còn việc bạn run có lẽ do chưa quen đứng và nói trước đám đông cái này bạn phải tập.Bạn hãy thử thể hiện bài thuyết trình của mình ở nhà giống như bạn đang đứng trước mọi người vậy nói to,rõ ràng và biểu thị cảm xúc giống như bạn dang đứng trước đám đông.Trước khi lên thuyết trình bạn hãy đọc qua một lượt bài thuyết trình của bạn.Bạn hiểu sâu sắc vấn đề bạn nói và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng thì mình tin bạn sẽ tự tin và không còn run nữa đâu.Lần đầu tiên mình thuyết trình là môn Đường lối của dảng cộng sản ban đầu mình cũng tưởng nghẹt thở vì sợ nhưng khi vào bài rồi mình không còn sợ nữa.Mình vượt qua được một ngưỡng nào đó thì mọi chuyện sau đó sẽ thật đơn giản.Như trước kia mình sợ thuyết trình nhưng giờ thì mong có cơ hội thuyết trình vì mình học hỏi được nhiều điều từ việc đó.hi Chúc bạn thành công.
 

ca_g

[♣]Thành Viên CLB
Cá có 2 chiêu giúp một người hết run trong trường hợp này và từng áp dụng rùi ^^

1. Học cách tự tin vào mình "quá đáng", lúc đó thì cứ coi "giang hồ" ngồi dưới như cỏ rác --> không còn phải lo tụi nó nghĩ gì --> hết run :D
2. Nên cầm một cây viết trên tay và coi nó như vũ khí của chính mình, vừa dùng để chỉ trỏ vào slide vừa dùng để "siết" nếu run --> có khả năng hết run và trấn tĩnh.

Cá thường áp dụng 2 chiêu cùng lúc nhưng khoái chiêu số 1 hơn ^^

Người thuyết trình tuyệt vời không phải là người chỉ biết giảng giải 1 vấn đề gì đó mà hãy là "người kể chuyện" để dẫn dắt mọi người đến đích và trong câu chuyện ấy nên mang theo nụ cười của mọi người. ^^

Thân,
 

nguyentham_nh

[♣]Thành Viên CLB
Anh Cá có chiêu "cầm bút hết run" thật hay. Vừa để chỉ trỏ, vừa để siết khi run.
Còn nếu bạn nào không thích cầm bút như anh Cá, thì có thể làm theo cách giống mình nhé. Đó là:
- Hít thở thật sâu trước khi thuyết trình.
- Mỉm cười khi mở màn bài thuyết trình, sau đó, hãy dùng nội lực trong mình, nói thật to và rõ. Vì khi mình nói to, mình có cảm giác như năng lượng được giải phóng, mình sẽ đỡ run hơn, mọi người cũng chú ý hơn khi mình nói.
Cách của mình là thế, nhưng để thuyết trình tốt, trước hết các bạn cần giao tiếp tốt. Hãy nói chuyện với bạn bè thường xuyên, đặc biệt là làm quen với những người bạn lạ. Hãy tập thói quen đứng trước đám đông để bày tỏ quan điểm. Khả năng của bạn sẽ được nâng cao.
Với những bài thuyết trình trên lớp, ngoài những việc như các bạn cần chuẩn bị tốt, cần có nội dung hay... Ngoài ra, với những ai chưa quen thuyết trình, hãy tập đứng trước gương nói, hoặc có thể nhờ người bạn thân của mình quan sát khi mình đọc và cho lời khuyên. Có như thế, bài thuyết trình của bạn sẽ tốt hơn.
Bên cạnh đó, việc chọn vị trí đứng thuyết trình cũng hết sức quan trọng. Nếu bạn đứng ở tầm xa so với slide chiếu, mọi người sẽ vừa phải nhìn bạn, vừa nhìn slide, như thế các bạn sẽ khó tập trung. Hãy chọn cho mình vị trí phù hợp, để các bạn khác có thể thấy mình, thấy slide dễ dàng. Hơn nữa, bạn cũng có thể chỉ cho mọi người những nội dung quan trọng, và điểm nhấn trên slide dễ dàng hơn.
Thuyết trình là 1 hình thức giao tiếp đặc biệt. Mình luôn tâm niệm trước khi thuyết trình, đó là mình nói chuyện với các bạn sao cho các bạn hiểu những gì mình đã nói. Mình sẽ quan tâm tới các bạn ấy hơn. Mình luôn để ý các bạn ngồi dưới, xem ai tập trung và không tập trung, thỉnh thoảng sẽ có thêm những câu nói đùa, hoặc lời quan tâm như: Các bạn hiểu mình nói gì không? Và mình thấy các bạn chú ý hơn khi mình thuyết trình.
Đó là 1 số kinh nghiệm của mình, nếu ai có kinh nghiệm khác thì mình cũng chia sẻ để chúng ta có thể học hỏi thêm nhé!

 

gamup

Thành viên mới
a ơi e có một thắc mắc muốn hỏi, e nhận thấy rằng những thuyết trình viên mà có khiếu hài hước thì dễ gây được sự chú ý của mọi người hơn, vậy làm như thế nào để mình học được kỹ năng đó,... vì em thấy khi mọi người bật cười thì sẽ tăng thêm phần chú ý cho bài nói của mình??? A giúp e với,...hic
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
D [KN GIAO TIẾP] Cách trình bày để thu nhận phản hồi Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn bị cho một bài thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p3: Phần kết thúc) Kỹ năng thuyết trình 2
Tom [KN GIAO TIẾP] 3S cho một buổi thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (P2: phần chính) Kỹ năng thuyết trình 0
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ tiếng anh trong thuyết trình (p1: chuẩn bị và phần mở đầu) Kỹ năng thuyết trình 4
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Trở thành người trình bày ấn tượng trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 1
D [KN GIAO TIẾP] Để có một bài diễn thuyết hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Chuẩn Bị Và Trình Bày Nội Dung Thuyết Trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để có bài diễn thuyết hoàn hảo Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] 10 bí quyết thu hút sự chú ý của khán giả khi thuyết trình p1 Kỹ năng thuyết trình 2
D [KN GIAO TIẾP] Cách trả lời nhanh những câu hỏi khó Kỹ năng thuyết trình 4
anhtuan0423 [KN GIAO TIẾP] Khả năng thuyết phục người khác và xử lý tình huống Kỹ năng thuyết trình 4
trangdang [KN GIAO TIẾP] Cải Thiện Kỹ Năng Thuyết Trình - Mr J. Douglas Jefferys Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Thuyết Trình Với Tác Động Hình Ảnh Kỹ năng thuyết trình 2
D [KN GIAO TIẾP] Để giảm bớt những lo lắng khi nói trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 12
trangdang [KN GIAO TIẾP] Ngôn ngữ của đôi tay trong thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 15
trangdang [KN GIAO TIẾP] Dùng Ngôn Ngữ Lưu Loát Với Mr Robert Perfield - P1 : Ngôn Ngữ Cơ Thể Kỹ năng thuyết trình 0
benny [KN GIAO TIẾP] Nghệ thuật điều khiển đám đông Kỹ năng thuyết trình 0
KendyDat [KN GIAO TIẾP] 7 bí quyết cơ bản để trở thành diễn giả Kỹ năng thuyết trình 3
M [KN GIAO TIẾP] Talkshow Thuyết Trình Viên hay Nghệ Sỹ? Kỹ năng thuyết trình 7
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Thuyết trình là giao tiếp! Kỹ năng thuyết trình 6
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ thuật và kỹ năng trình bày vấn đề!!! Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 1
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Slide nói trước công chúng VNI-Times Kỹ năng thuyết trình 0
[ tf ] [KN GIAO TIẾP] Danh mục các bài viết trong Box Kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
_ice_ [KN GIAO TIẾP] Sáu bí quyết để mở đầu bài thuyết trình ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 3
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 1
R [KN GIAO TIẾP] Bí quyết nói chuyện trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 13
B [KN GIAO TIẾP] Nỗi sợ đám đông Kỹ năng thuyết trình 14
P [KN GIAO TIẾP] 1 vài kinh nghiệm khi thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 0
D [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 6
N [KN GIAO TIẾP] Làm gì để sửa tật nói lắp? Kỹ năng thuyết trình 7
Nguyen_HSU [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bằng tiếng anh . Kỹ năng thuyết trình 0
swynts [KN GIAO TIẾP] chia sẻ kinh nghiệm thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 8
ananchip [KN GIAO TIẾP] "Học cách trò chuyện với bất cứ ai, ở bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào Kỹ năng thuyết trình 17
trtrungviet [KN GIAO TIẾP] Cách kết thúc bài diễn văn một cách ấn tượng Kỹ năng thuyết trình 2
N [KN GIAO TIẾP] Thành lập nhóm luyện kỹ năng thuyết trình Kỹ năng thuyết trình 201
kieuphuong [KN GIAO TIẾP] Kỹ năng thuyết trình bảo vệ luận văn Kỹ năng thuyết trình 3
M [KN GIAO TIẾP] 3 lời khuyên khi nói trước đám đông Kỹ năng thuyết trình 17
Thiên Sứ [KN GIAO TIẾP] Bí quyết để thuyết trình hiệu quả Kỹ năng thuyết trình 3
Sóng [KN GIAO TIẾP] Để giao tiếp hiệu quả... Kỹ năng thuyết trình 5

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top