Lu Song Qing
Cố Vấn Chuyên Môn
Tranh cãi là điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống vợ chồng, nhưng tranh cãi cũng cần một nghệ thuật. Sau đây là những quy tắc bạn có thể tham khảo.
1. Hẹn gặp ở địa điểm thích hợp: Bạn cần có thời gian hẹn gặp giải quyết mâu thuẫn, có thể là một góc công viên ít người qua lại, ở nhà lúc vắng con cái, hay quán nước thích hợp. Vấn đề cần thảo luận rõ ràng, không úp mở kiểu “có chuyện cần nói”.
2. Trình bày vấn đề rõ ràng: Khi đã gặp mặt nhau, cần trình bày điều gì bạn muốn, vì sao muốn vậy. Tổ chức các ý tưởng cho chặt chẽ, mạch lạc thay vì lẫn lộn, không đầu không đuôi để rồi rốt cuộc vấn đề không được giải quyết theo ý muốn, bạn vẫn hậm hực.
3. Lắng nghe kỹ lưỡng: Mỗi khi người cùng đối thoại trình bày xong quan điểm, bạn nên diễn đạt lời của mình để chắc chắn bạn hiểu rõ điều họ muốn. Trước khi đáp trả, bạn cần suy nghĩ kỹ xem việc đáp trả ấy có ảnh hưởng như thế nào đến người ấy.
4. Không lan man, lạc đề: Không nên thảo luận hay tranh cãi cùng lúc quá hai vấn đề. Nếu vì lý do gì trong cuộc thảo luận nổi lên khía cạnh thứ ba cần quan tâm, hãy dành nó cho dịp tiếp theo.
5. Không sa vào việc hạ nhục phẩm giá: Đối với các cặp cùng sống chung hoặc có một thời gian dài tìm hiểu, thì việc biết đâu là khía cạnh riêng tư, nhạy cảm của người bạn đời là lẽ đương nhiên. Do đó, cần tránh xa “khu quân sự” này ra, bạn sẽ rất có khả năng thổi bùng ngọn lửa bất lợi cho mình và mối quan hệ nếu cố tình nhè vào “chỗ hiểm”.
6. Không phản ứng thái quá: Rất cần thiết chấn chỉnh kịp thời những trúc trắc nho nhỏ, nhưng đừng vin vào đấy để truyền tải một “thông điệp ẩn”. Bạn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên rối rắm, mơ hồ hơn so với mục đích ban đầu.
7. Khoảng lặng: Trường hợp vấn đề đưa ra thảo luận khá phức tạp, chưa thể đưa ra kết luận liền, một khoảng lặng luôn là điều hữu ích. Nó giúp mỗi người nhìn nhận kỹ về những gì đã tranh cãi, nhìn nhận kỹ về bản thân, và từ đó bình tĩnh hơn trong lần tranh luận sau này.
8. Cùng trao đổi cách thức thực hiện: Khi đã thỏa thuận xong, cả hai nên trao đổi cách thức thực hiện những gì đã thỏa thuận. Bằng cách này, mỗi người sẽ tự thấy có trách nhiệm hơn là tự hứa với… bản thân.
9. Nếu sau khi đã đồng ý, nhưng suy nghĩ lại thấy chưa thỏa mãn thì bạn nên đề nghị cuộc gặp tiếp theo để trình bày quan điểm. Đừng vì đã bằng lòng rồi mà buộc lòng ấm ức chấp nhận, chịu đựng.
(Sưu tầm)
1. Hẹn gặp ở địa điểm thích hợp: Bạn cần có thời gian hẹn gặp giải quyết mâu thuẫn, có thể là một góc công viên ít người qua lại, ở nhà lúc vắng con cái, hay quán nước thích hợp. Vấn đề cần thảo luận rõ ràng, không úp mở kiểu “có chuyện cần nói”.
2. Trình bày vấn đề rõ ràng: Khi đã gặp mặt nhau, cần trình bày điều gì bạn muốn, vì sao muốn vậy. Tổ chức các ý tưởng cho chặt chẽ, mạch lạc thay vì lẫn lộn, không đầu không đuôi để rồi rốt cuộc vấn đề không được giải quyết theo ý muốn, bạn vẫn hậm hực.
3. Lắng nghe kỹ lưỡng: Mỗi khi người cùng đối thoại trình bày xong quan điểm, bạn nên diễn đạt lời của mình để chắc chắn bạn hiểu rõ điều họ muốn. Trước khi đáp trả, bạn cần suy nghĩ kỹ xem việc đáp trả ấy có ảnh hưởng như thế nào đến người ấy.
4. Không lan man, lạc đề: Không nên thảo luận hay tranh cãi cùng lúc quá hai vấn đề. Nếu vì lý do gì trong cuộc thảo luận nổi lên khía cạnh thứ ba cần quan tâm, hãy dành nó cho dịp tiếp theo.
5. Không sa vào việc hạ nhục phẩm giá: Đối với các cặp cùng sống chung hoặc có một thời gian dài tìm hiểu, thì việc biết đâu là khía cạnh riêng tư, nhạy cảm của người bạn đời là lẽ đương nhiên. Do đó, cần tránh xa “khu quân sự” này ra, bạn sẽ rất có khả năng thổi bùng ngọn lửa bất lợi cho mình và mối quan hệ nếu cố tình nhè vào “chỗ hiểm”.
6. Không phản ứng thái quá: Rất cần thiết chấn chỉnh kịp thời những trúc trắc nho nhỏ, nhưng đừng vin vào đấy để truyền tải một “thông điệp ẩn”. Bạn sẽ chỉ khiến mọi thứ trở nên rối rắm, mơ hồ hơn so với mục đích ban đầu.
7. Khoảng lặng: Trường hợp vấn đề đưa ra thảo luận khá phức tạp, chưa thể đưa ra kết luận liền, một khoảng lặng luôn là điều hữu ích. Nó giúp mỗi người nhìn nhận kỹ về những gì đã tranh cãi, nhìn nhận kỹ về bản thân, và từ đó bình tĩnh hơn trong lần tranh luận sau này.
8. Cùng trao đổi cách thức thực hiện: Khi đã thỏa thuận xong, cả hai nên trao đổi cách thức thực hiện những gì đã thỏa thuận. Bằng cách này, mỗi người sẽ tự thấy có trách nhiệm hơn là tự hứa với… bản thân.
9. Nếu sau khi đã đồng ý, nhưng suy nghĩ lại thấy chưa thỏa mãn thì bạn nên đề nghị cuộc gặp tiếp theo để trình bày quan điểm. Đừng vì đã bằng lòng rồi mà buộc lòng ấm ức chấp nhận, chịu đựng.
(Sưu tầm)