lampham
[♣]Thành Viên CLB
Một tấm bằng tốt nghiệp đại học loại ưu luôn tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng nhưng chưa phải là điều quyết định.
Phần lớn sinh viên (SV) hiện nay chỉ chú trọng vào việc học mà không đầu tư vào rèn luyện các kỹ năng mềm. Nhiều SV ra trường có tấm bằng loại giỏi tự tin sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng mà không biết rằng ngoài bằng cấp, các công ty còn chú trọng đến cả kỹ năng mềm, tư duy năng động, sáng tạo…
Nguyễn Thị Thu - SV khoa Tài chính ngân hàng trường ĐH Kinh tế (TP.HCM), cho biết: “Mình tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không phù hợp hoặc bị doanh nghiệp lắc đầu. Các nhà tuyển dụng thường không hỏi nhiều về lý thuyết mà mở rộng các câu hỏi về kỹ năng thực hành, ứng xử, giao tiếp và các kiến thức xã hội khác”. Đây không chỉ là câu chuyện riêng của Thu mà còn của nhiều SV mới tốt nghiệp. Nguyễn Văn Thông - SV khoa Điện tử trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (TP.HCM), chia sẻ: “Khi mình đi xin việc ở một công ty nước ngoài, họ không quan trọng lắm đến bằng cấp. Họ phỏng vấn bằng tiếng Anh xem trình độ Anh văn của mình như thế nào. Trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ lồng vào một số câu hỏi về các hoạt động xã hội của mình, về các kiến thức xã hội…”.
Ông Trần Thanh Tâm - Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Thiên Đức, cho hay: “Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như thế này chúng tôi chỉ tuyển những người có kinh nghiệm và kỹ năng mềm phải tốt. Nhiều bạn SV xin vào làm bằng cấp rất tốt nhưng lại yếu về kỹ năng giao tiếp nên không đáp ứng được yêu cầu”. Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc nhân sự Công ty Bibica, nhận xét: “Tôi thấy kỹ năng mềm của SV nước ta rất yếu. Chuyên môn là một điều quan trọng nhưng nó chỉ là nền tảng, còn khi triển khai công việc thì rất cần kỹ năng mềm. Nhiều SV vào công ty cứ đụng đâu là làm đó mà không có kế hoạch cụ thể”.
Ngày nay, SV có thể dễ dàng tìm đến các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tại nhà văn hóa thanh niên, cung văn hóa lao động, các trung tâm… Nhiều CLB ở các trường ĐH cũng là nơi rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm cho SV. Tại trường ĐH Nông Lâm (TP.HCM) có CLB “Kết nối thành công” trực thuộc trung tâm hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp. CLB này chính là môi trường giúp cho SV có thể thực hành những kỹ năng đã được học, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc chủ động. Trường ĐH Kinh tế -Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) có CLB kỹ năng trực thuộc hội SV, thường xuyên liên kết với các công ty tư vấn và đào tạo kỹ năng để đem lại cho SV những khóa học bổ ích, thiết thực…
Minh Hằng
Phần lớn sinh viên (SV) hiện nay chỉ chú trọng vào việc học mà không đầu tư vào rèn luyện các kỹ năng mềm. Nhiều SV ra trường có tấm bằng loại giỏi tự tin sẽ thuyết phục được nhà tuyển dụng mà không biết rằng ngoài bằng cấp, các công ty còn chú trọng đến cả kỹ năng mềm, tư duy năng động, sáng tạo…
Nguyễn Thị Thu - SV khoa Tài chính ngân hàng trường ĐH Kinh tế (TP.HCM), cho biết: “Mình tốt nghiệp với tấm bằng loại giỏi, đi xin việc ở nhiều nơi nhưng không phù hợp hoặc bị doanh nghiệp lắc đầu. Các nhà tuyển dụng thường không hỏi nhiều về lý thuyết mà mở rộng các câu hỏi về kỹ năng thực hành, ứng xử, giao tiếp và các kiến thức xã hội khác”. Đây không chỉ là câu chuyện riêng của Thu mà còn của nhiều SV mới tốt nghiệp. Nguyễn Văn Thông - SV khoa Điện tử trường ĐH Sư phạm kỹ thuật (TP.HCM), chia sẻ: “Khi mình đi xin việc ở một công ty nước ngoài, họ không quan trọng lắm đến bằng cấp. Họ phỏng vấn bằng tiếng Anh xem trình độ Anh văn của mình như thế nào. Trong quá trình phỏng vấn, họ sẽ lồng vào một số câu hỏi về các hoạt động xã hội của mình, về các kiến thức xã hội…”.
Ông Trần Thanh Tâm - Giám đốc sàn giao dịch bất động sản Thiên Đức, cho hay: “Để tồn tại trong một môi trường khắc nghiệt như thế này chúng tôi chỉ tuyển những người có kinh nghiệm và kỹ năng mềm phải tốt. Nhiều bạn SV xin vào làm bằng cấp rất tốt nhưng lại yếu về kỹ năng giao tiếp nên không đáp ứng được yêu cầu”. Ông Nguyễn Thành Công, Giám đốc nhân sự Công ty Bibica, nhận xét: “Tôi thấy kỹ năng mềm của SV nước ta rất yếu. Chuyên môn là một điều quan trọng nhưng nó chỉ là nền tảng, còn khi triển khai công việc thì rất cần kỹ năng mềm. Nhiều SV vào công ty cứ đụng đâu là làm đó mà không có kế hoạch cụ thể”.
Ngày nay, SV có thể dễ dàng tìm đến các khóa đào tạo kỹ năng giao tiếp, thuyết trình tại nhà văn hóa thanh niên, cung văn hóa lao động, các trung tâm… Nhiều CLB ở các trường ĐH cũng là nơi rèn luyện kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm cho SV. Tại trường ĐH Nông Lâm (TP.HCM) có CLB “Kết nối thành công” trực thuộc trung tâm hỗ trợ SV và quan hệ doanh nghiệp. CLB này chính là môi trường giúp cho SV có thể thực hành những kỹ năng đã được học, nâng cao kỹ năng làm việc nhóm, khả năng làm việc chủ động. Trường ĐH Kinh tế -Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) có CLB kỹ năng trực thuộc hội SV, thường xuyên liên kết với các công ty tư vấn và đào tạo kỹ năng để đem lại cho SV những khóa học bổ ích, thiết thực…
Minh Hằng