kieuphuong
Thanh viên kỳ cựu
Không phải lúc nào bạn cũng gặp suôn sẻ khi làm việc với sếp, các đồng nghiệp và khách hàng. Đôi khi bạn thấy thật vô lý và bất công. Bạn không biết xử lý thế nào...
Những lúc như vậy bạn cảm thấy thật sự căng thẳng và ức chế. Bạn mong muốn có một ai đó để bạn trút đi tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình. Nhưng bực bội và lảng tránh vấn đề có phải cách tốt nhất bạn chọn lựa? Phải chăng bạn không thể làm việc hiệu quả với những con người như vậy? Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn vượt qua và làm việc thành công với những người “trái tính, trái nết” bạn gặp phải nơi công sở.
Xác định các nhân tố tác động
Làm việc với những người khó tính là điều không ai mong muốn nhưng bạn không thể tránh khỏi trong quá trình công tác. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, có thực sự người đó khó tính hay chính bạn là người khó tính? Nếu như chỉ có bạn gặp khó khăn khi tương tác với họ thì bạn cần xem lại cách giao tiếp của chính mình. Còn nếu như tất cả những đồng nghiệp của bạn đều cảm thấy khó chịu và không thể hợp tác được với một người thì bạn đã đúng khi “nói” ai đó là người khó tính.
Việc bạn xác định được các nhân tố dẫn đến việc khiến người mà bạn tiếp xúc trở thành người khó tính là bước quan trọng để bạn thấu hiểu và cảm thông với họ. Bạn cần biết, ai cũng mong muốn mình được yêu mến trong mắt đồng nghiệp, nhân viên hay khách hàng. Nhưng nhiều khi các nhân tố ngoại cảnh như sức ép từ sự thay đổi của môi trường làm việc, sự bất hòa trong gia đình, sự ghen ghét và đố kỵ nơi công sở hay đơn giản “cái tôi” cá nhân của một người quá cao… cũng dễ dàng biến họ thành người khó tính. Việc bạn xác định các nhân tố tác động chuẩn xác bao nhiêu sẽ giúp bạn có một cách thức giao tiếp hiệu quả với những người như vậy bấy nhiêu.
Nhận dạng mẫu hành vi cá nhân
Mỗi người đều bị chi phối bởi một mẫu hành vi cá nhân điển hình. Giải mã được mẫu hành vi cá nhân của họ sẽ giúp bạn chọn lựa cho mình một làm việc phù hợp nhất. Nhiều người trở lên khó tính bởi họ là mẫu người cầu toàn và gia trưởng. Với những người như vậy, khi giao tiếp hay làm việc với họ bạn cần thuyết phục họ bằng những con số cụ thể, những phương án dự phòng cho những tình huống phát sinh, hãy để họ được quyền ưu tiên trong các quyết định cho phép. Một số người khác lại là mẫu người thích thể hiện, chỉ dạy cho người khác. Tiếp xúc với họ bạn nên nhún nhường, hãy học cách lắng nghe nhất là khi đó là Sếp hoặc khách hàng của bạn.
Chủ động đáp ứng các thay đổi
Trong môi trường kinh doanh hiện nay nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gồng mình chống chọi lại những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính rất dễ biến những người thân thiện trở thành những người khó tính. Bạn đừng nên bất ngờ trước sự thay đổi 180 độ của Sếp, đồng nghiệp hay chính bản thân bạn. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm thế luôn sẵn sàng thích nghi với mọi sự thay đổi bằng cách trang bị thêm cho mình những kỹ năng về giao tiếp và xử lý xung đột.
Đối diện với những xung đột bạn gặp phải
Một lời khuyên cho bạn, đừng cố gắng lảng tránh tiếp xúc với những người khó tính hay những vấn đề bạn gặp phải. Hãy chủ động đối diện và xác định những mâu thuẫn mà bạn đang gặp phải với đồng nghiệp khó tính. Nếu có thể, mỗi khi mâu thuẫn nơi công sở bạn nên ngồi lại với những người đó, trao đổi một cách thẳng thắn để tìm ra giải pháp cho vấn đề và tất nhiên đó không phải là việc dễ dàng với bạn.
Để vượt qua những bất đồng với những người khó tính, bạn nên tham khảo và tuân thủ quy trình 10 bước giải quyết xung đột sau:
1. Thể hiện thái độ cởi mở,
2. Chuẩn bị cho cuộc thảo luận,
3. Mô tả tình huống,
4. Xác nhận rằng người khác sẽ hiểu tình huống,
5. Để người khác nói,
6. Xác định các vấn đề cần thảo luận,
7. Nêu ý kiến của bạn,
8. Tìm kiếm những lĩnh vực có vấn đề,
9. Giải quyết vấn đề,
10. Thực hiện theo những cam kết đã thảo luận.
Điều chỉnh phương pháp của bạn
Đôi khi dù bạn đã cố gắng thấu hiểu bằng cách đặt mình vào vị trí của những người khó tính nhưng những nỗ lực của bạn vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Những lúc như vậy, bạn cần suy nghĩ lạc quan hơn và đừng cố gắng thay đổi họ vì đó là điều bạn không thể làm được. Hãy coi đây là cơ hội để bạn vượt lên chính mình. Đồng thời bạn cũng cần xem xét lại các giải pháp bạn đã thực hiện, xem chúng đã thực sự phù hợp chưa. Hãy chủ động điều chỉnh và thay đổi cách tiếp cận khác để bạn có thể làm việc thành công hơn với những người “trái tính, trái nết”.
Những lúc như vậy bạn cảm thấy thật sự căng thẳng và ức chế. Bạn mong muốn có một ai đó để bạn trút đi tất cả những cảm xúc tiêu cực của mình. Nhưng bực bội và lảng tránh vấn đề có phải cách tốt nhất bạn chọn lựa? Phải chăng bạn không thể làm việc hiệu quả với những con người như vậy? Những bí quyết sau đây sẽ giúp bạn vượt qua và làm việc thành công với những người “trái tính, trái nết” bạn gặp phải nơi công sở.
Xác định các nhân tố tác động
Làm việc với những người khó tính là điều không ai mong muốn nhưng bạn không thể tránh khỏi trong quá trình công tác. Nhưng có bao giờ bạn tự hỏi, có thực sự người đó khó tính hay chính bạn là người khó tính? Nếu như chỉ có bạn gặp khó khăn khi tương tác với họ thì bạn cần xem lại cách giao tiếp của chính mình. Còn nếu như tất cả những đồng nghiệp của bạn đều cảm thấy khó chịu và không thể hợp tác được với một người thì bạn đã đúng khi “nói” ai đó là người khó tính.
Việc bạn xác định được các nhân tố dẫn đến việc khiến người mà bạn tiếp xúc trở thành người khó tính là bước quan trọng để bạn thấu hiểu và cảm thông với họ. Bạn cần biết, ai cũng mong muốn mình được yêu mến trong mắt đồng nghiệp, nhân viên hay khách hàng. Nhưng nhiều khi các nhân tố ngoại cảnh như sức ép từ sự thay đổi của môi trường làm việc, sự bất hòa trong gia đình, sự ghen ghét và đố kỵ nơi công sở hay đơn giản “cái tôi” cá nhân của một người quá cao… cũng dễ dàng biến họ thành người khó tính. Việc bạn xác định các nhân tố tác động chuẩn xác bao nhiêu sẽ giúp bạn có một cách thức giao tiếp hiệu quả với những người như vậy bấy nhiêu.
Nhận dạng mẫu hành vi cá nhân
Chủ động đáp ứng các thay đổi
Trong môi trường kinh doanh hiện nay nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp đang gồng mình chống chọi lại những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính rất dễ biến những người thân thiện trở thành những người khó tính. Bạn đừng nên bất ngờ trước sự thay đổi 180 độ của Sếp, đồng nghiệp hay chính bản thân bạn. Bạn cần chuẩn bị cho mình một tâm thế luôn sẵn sàng thích nghi với mọi sự thay đổi bằng cách trang bị thêm cho mình những kỹ năng về giao tiếp và xử lý xung đột.
Đối diện với những xung đột bạn gặp phải
Một lời khuyên cho bạn, đừng cố gắng lảng tránh tiếp xúc với những người khó tính hay những vấn đề bạn gặp phải. Hãy chủ động đối diện và xác định những mâu thuẫn mà bạn đang gặp phải với đồng nghiệp khó tính. Nếu có thể, mỗi khi mâu thuẫn nơi công sở bạn nên ngồi lại với những người đó, trao đổi một cách thẳng thắn để tìm ra giải pháp cho vấn đề và tất nhiên đó không phải là việc dễ dàng với bạn.
Để vượt qua những bất đồng với những người khó tính, bạn nên tham khảo và tuân thủ quy trình 10 bước giải quyết xung đột sau:
1. Thể hiện thái độ cởi mở,
2. Chuẩn bị cho cuộc thảo luận,
3. Mô tả tình huống,
4. Xác nhận rằng người khác sẽ hiểu tình huống,
5. Để người khác nói,
6. Xác định các vấn đề cần thảo luận,
7. Nêu ý kiến của bạn,
8. Tìm kiếm những lĩnh vực có vấn đề,
9. Giải quyết vấn đề,
10. Thực hiện theo những cam kết đã thảo luận.
Điều chỉnh phương pháp của bạn
Đôi khi dù bạn đã cố gắng thấu hiểu bằng cách đặt mình vào vị trí của những người khó tính nhưng những nỗ lực của bạn vẫn chưa phát huy được hiệu quả. Những lúc như vậy, bạn cần suy nghĩ lạc quan hơn và đừng cố gắng thay đổi họ vì đó là điều bạn không thể làm được. Hãy coi đây là cơ hội để bạn vượt lên chính mình. Đồng thời bạn cũng cần xem xét lại các giải pháp bạn đã thực hiện, xem chúng đã thực sự phù hợp chưa. Hãy chủ động điều chỉnh và thay đổi cách tiếp cận khác để bạn có thể làm việc thành công hơn với những người “trái tính, trái nết”.
Theo Vietnamlearning