[KN NGHỀ NGHIỆP] Để chọn được nghề nghiệp thích hợp

Hương Trà

Thanh viên kỳ cựu
Để chọn được một nghề nghiệp thích hợp với mong muốn, sở thích và khả năng của bản thân, điều quan trọng là bạn phải cân nhắc những vấn đề sau một cách kỹ lưỡng và toàn diện:


1. Bạn giỏi cái gì?
Hãy làm một bảng liệt kê những khả năng và những kỹ năng mà bạn thành thạo nhất. Nghĩ về những nét tiêu biểu trong cá tính của bạn, như sự trung thực, lòng nhiệt tình; những kỹ năng chung nhất của bạn có thể hữu ích trong nhiều loại công việc, ví như kỹ năng viết rõ ràng, mạch lạc, khả năng nói lưu loát…và những kỹ năng liên quan đến công việc mà bạn đã học được ở trường, qua luyện tập hay qua những kinh nghiệm trước đó.
2. Điều gì thu hút bạn?
Viết ra những thứ mà bạn ưa thích nhất. Bạn thích dùng máy tính? Bạn có khả năng và thích sửa chữa, lắp ráp máy móc? Bạn thích đi nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người? Bạn thích chụp ảnh? Hay bạn thích giúp người khác giải đáp những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của họ? Hãy cân nhắc tất cả những thứ mà bạn thích.
3. Điều gì tạo động lực cho bạn, và với bạn thì điều gì quan trọng nhất?
Bạn thích giúp đỡ người khác? Bạn thích làm những công việc về xã hội? Hay bạn thích những công việc về viết lách, biên tập? Bạn muốn một công việc sáng tạo hay một công việc thật là thú vị? Những yếu tố nào được bạn coi trọng nhất: tiền lương cao hay thấp, tính độc lập trong công việc, sự thừa nhận của những người xung quanh? Hãy nghĩ về những điều mà bạn thực sự muốn có ở công việc của mình.
4. Số tiền thực tế mà bạn muốn kiếm được là bao nhiêu?
Hãy cân nhắc thật kỹ vấn đề thu nhập - chỉ có vậy bạn mới có thể đưa ra một quyết định sáng suốt khi chọn cho mình một công việc. Nếu bạn tìm được một công việc thoả mãn tất cả những yếu tố khác, thì số tiền lương thấp nhất mà bạn có thể chấp nhận là bao nhiêu? Mức lương hợp lý mà bạn mong nhận được nằm trong khoảng nào?
5. Bạn sẵn sàng chịu trách nhiệm đến đâu?
Quyết định xem với công việc mà bạn mong muốn, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm đến mức nào? Tiền lương cao, vị trí cao thì cũng đồng nghĩa với trách nhiệm cao. Bạn có chịu được sức ép mà trách nhiệm đối với công việc tạo ra hay không? Bạn có giỏi giám sát công việc của người khác không? Bạn có thể chịu trách nhiệm trước kết quả làm việc của những người khác, hay của một phòng ban, một bộ phận hay không?
6. Bạn muốn làm việc ở đâu?
Điều này là vô cùng quan trọng nếu như bạn sống với gia đình. Nếu tìm được công việc tốt, bạn có sẵn lòng chuyển đi không? Bạn có thể đi công tác xa hay không, hay bạn muốn ở gần gia đình, bè bạn? Bạn muốn trụ sở cơ quan mới không quá xa nhà, hoặc tiện đường đi?
Cứ thêm vào mỗi tiêu chí, sự lựa chọn của bạn lại hẹp đi một chút, nhưng cũng có nghĩa, nếu tìm được một công việc thì nó sẽ thích hợp với bạn hơn một chút.
7. Những kiến thức đặc biệt nào là cần thiết?
Hãy liệt kê những mảng kiến thức mà bạn đã học được ở trường, ở nhà, do đi đây đó, những kiến thức đến từ các nguồn chính thống và không chính thống…Bạn nấu ăn có giỏi không? Bạn có khả năng trang trí nhà cửa? Bạn có hiểu biết về sửa chữa? Hay bạn giỏi về đầu tư tiền tệ?
Khi chọn lựa công việc cho mình, nên cân nhắc những công việc mà bạn có thể áp dụng một vài sở trường của bạn - nó sẽ khiến bạn trở thành một ứng viên nổi bật cho công việc đó. Ví dụ, một nhân viên P.R có hiểu biết về xe đạp sẽ là một ứng viên lý tưởng cho vị trí P.R tại một công ty sản xuất xe.
8. Bạn muốn môi trường làm việc của mình như thế nào?
Nếu bạn đã từng trải qua một công việc, hãy nghĩ xem những điều gì mà bạn thích và không thích trong công việc đó, và hình dung ra một bức tranh về môi trường làm việc lý tưởng mà mình mong muốn. Ví dụ: Bạn thích công việc được đi công tác nhiều nơi? Bạn thích một công ty lớn hay một công ty cỡ vừa? Bạn thích môi trường làm việc yên tĩnh hay sôi nổi?
9. Bạn muốn làm việc cho người như thế nào, và muốn làm việc với những kiểu người nào?
Cân nhắc xem bạn muốn đồng nghiệp của mình là những người như thế nào. Nếu bạn từng làm việc với những đồng nghiệp hay xoi mói và buôn dưa lê về chuyện riêng của nhau, hay với một ông chủ quá khó chịu, bạn sẽ thấy điều này quan trọng đến thế nào.
Bạn thích làm việc cùng những người sáng tạo? Những người chăm chỉ? Những người thân thiện hay những người muốn giữ mối quan hệ công việc thuần tuý với bạn? Bạn thích một người quản lý "cầm tay chỉ việc", hay một người để bạn làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm?
Sau khi cân nhắc 9 yếu tố dành cho một công việc lý tưởng như trên, hãy sử dụng chúng để cân nhắc xem bạn nên chọn những công việc cụ thể nào. Cũng luôn ghi nhớ những điều trên khi bạn tham gia bất kỳ cuộc phỏng vấn xin việc nào.
Trên thực tế, khó có thể có một công việc phù hợp với bạn 100%, và bất cứ một công việc nào cũng đòi hỏi bạn phải thoả hiệp và học cách thích nghi. Song, cân nhắc kỹ lưỡng và toàn diện về mức độ phù hợp của bạn với công việc có thể giúp bạn tìm được những công việc gần với sở thích và khả năng của bạn nhất, và nhờ thế, bạn dễ yêu thích và thành công trong công việc mà mình đã chọn.
HR Viet Nam (Theo Netmode)
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Bạn Hương Trà là mem mới phải ko? Trời ui, tích cực quá chừng.
Bài viết này thực sự rất hay, nhất là với những sinh viên năm cuối như mình. Thanks nhé!
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
Tom [KN NGHỀ NGHIỆP] 8 bước cần làm để thành công ở hội chợ việc làm Hướng Nghiệp 0
T [KN NGHỀ NGHIỆP] Học thế nào để thành chuyên nghiệp? Hướng Nghiệp 4
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Làm thế nào để tìm được việc làm trong ngày lễ Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Thu thập thông tin để có việc làm tốt Hướng Nghiệp 0
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Xây dựng niềm tin với đồng nghiệp Hướng Nghiệp 0
KendyDat [KN NGHỀ NGHIỆP] Sẽ là quá muộn nếu không khởi nghiệp trước 29 tuổi Hướng Nghiệp 2
Napoleon [KN NGHỀ NGHIỆP] 5 ảo tưởng về sự thành đạt Hướng Nghiệp 0
trangdang [KN NGHỀ NGHIỆP] Phương pháp định hướng nghề nghiệp cho tương lai Hướng Nghiệp 0
elsonhoang [KN NGHỀ NGHIỆP] Thước đo của thành công Hướng Nghiệp 0
luongkorea [KN NGHỀ NGHIỆP] Đồng vốn và cách xoay tiền của các doanh nghiệp nhỏ Hướng Nghiệp 1
luongkorea [KN NGHỀ NGHIỆP] 10 bi quyẾt thÀnh cÔng cho sv kỈ thuẬt Hướng Nghiệp 1
cẩm tú cầu [KN NGHỀ NGHIỆP] Chọn nghề, sống với nghề, thành công với nghề ? Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Cơ hội việc làm khi có bằng cấp không "khá" Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Những nghề lạ lùng nhất quả đất Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] 10 nghề tốt nhất ở Mỹ Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] 4 "chiêu" tìm việc hiệu quả Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Làm gì khi mất việc làm? Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] 10 điều cần cân nhắc trước khi nhận việc Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Xu hướng mới: Không cần kinh nghiệm? Hướng Nghiệp 2
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] McDonald, đường đi của một "cường quốc" Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] "Nhảy" việc Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Chu đáo cho một hành trình dài... Hướng Nghiệp 0
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Sinh viên mới ra trường nên có gì ? Hướng Nghiệp 1
Hương Trà [KN NGHỀ NGHIỆP] Những "teen" làm thay đổi thế giới Hướng Nghiệp 1
longteo [KN NGHỀ NGHIỆP] Sinh viên năm 4: Vẫn mù mờ nghề nghiệp Hướng Nghiệp 1
T [KN NGHỀ NGHIỆ] Nên tận dụng thời gian rảnh để làm gì??????????? Hướng Nghiệp 0
V Nơi nào đào tạo nghiệp vụ giảng dạy xịn xò ạ? Hướng Nghiệp 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top