[KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ năng làm vệc nhóm

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
Chào mọi mọi người! rất vui được làm quen với mọi người! :mimcuoi:
hẳn trong cuộc sống cũng như trong công việc, cũng như học tập ai cũng từng và sẽ làm việc nhóm. Vậy theo các bạn thì làm thế nào để làm việc nhóm được hiệu quả nhât.
mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn, để chúng mình cùng hoàn thiện thêm kỹ năng này.
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
Để có thể làm việc nhóm hiệu quả cần nhớ đến những điều sau:
1. Chọn ra một leader (thủ lĩnh).
2. Cam kết trước khi làm việc nhóm (VD: một người nói tất cả phải nghe, không chỉ trích...)
3. Thống nhất cả nhóm.
4. Đề cao quyền lợi tập thể.
5. Xác định rõ mục đích của việc làm nhóm.
 

ducanhdhcs_t48

Thanh viên kỳ cựu
Để làm việc nhóm có hiệu quả thì nên có 1 thủ lĩnh nhanh nhẹn, có tiếng nói.
Tất cả đều làm việc trên tinh thần tập thể.
xác định được mục đích rõ ràng của công việc.
..
 

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
Để có thể làm việc nhóm hiệu quả cần nhớ đến những điều sau:
1. Chọn ra một leader (thủ lĩnh).
2. Cam kết trước khi làm việc nhóm (VD: một người nói tất cả phải nghe, không chỉ trích...)
3. Thống nhất cả nhóm.
4. Đề cao quyền lợi tập thể.
5. Xác định rõ mục đích của việc làm nhóm.
trong các ý kiến của bạn, thì cho mình hỏi 1 cài câu hỏi nữa nhé.
1, Chọ người thủ lĩnh phải là người như thế nào? Có nhiều kiến thức, hay năng nổ, hay là biết cách thuyết phục người khác.... vì không ai là hoàn hảo đúng không bạn?
2, Khi làm việc nhóm, nhất là nhóm mà có nhiều người mà mình "không ưa", nhưng mình vẫn phải làm việc với họ, lúc đó mình nên làm gì?
3, Trong vai trò là " thủ lĩnh" thì mình phải làm những gì?

---------- Post added at 08:31 PM ---------- Previous post was at 08:25 PM ----------

Để làm việc nhóm có hiệu quả thì nên có 1 thủ lĩnh nhanh nhẹn, có tiếng nói.
Tất cả đều làm việc trên tinh thần tập thể.
xác định được mục đích rõ ràng của công việc.
..
theo bạn thì người thủ lĩnh có phải là người quyết định đến việc thành hay bại của nhóm hay không?
 

[ tf ]

[♣]Thành Viên CLB
Bạn Nam đang có dự định thành lập 1 nhóm à?
:mimcuoi:
Mình xin phép trả lời 3 thắc mắc của bạn nhé:
1, Chọ người thủ lĩnh phải là người như thế nào? Có nhiều kiến thức, hay năng nổ, hay là biết cách thuyết phục người khác.... vì không ai là hoàn hảo đúng không bạn?
Nếu leader có cả 3 tố chất đó thì quả là tốt. Còn theo mình nghĩ thì người leader ít nhất cũng phải có 1 chút gì đó cố chấp và biết lôi kéo người khác.
2, Khi làm việc nhóm, nhất là nhóm mà có nhiều người mà mình "không ưa", nhưng mình vẫn phải làm việc với họ, lúc đó mình nên làm gì?
Hạ thấp cái tôi xuống, khi trao đổi cũng như làm việc thì nên trực tiếp thẳng thắn với người mà bạn gọi là "không ưa" ấy. Kết quả thu được như thế nào phụ thuộc vào cách giao tiếp, cư xử của cá nhân bạn chứ ko ai khác cả.
3, Trong vai trò là " thủ lĩnh" thì mình phải làm những gì?
Nhiều lắm, mình nêu ra thử 1 vài ý kiến mọi người xem xét nhé:
- Học hỏi ko ngừng.
- Kiên định và Quyết đoán.
- Tạo động lực cho thành viên.
- ...
- Hướng dẫn thành viên tạo FB và chém gió (đùa thôi :) )
theo bạn thì người thủ lĩnh có phải là người quyết định đến việc thành hay bại của nhóm hay không?
Mình không thích lưng lửng. Vậy nên mình chọn Không :mimcuoi:
 

bluesea88

[♣]Thành Viên CLB
Để có thể làm việc nhóm hiệu quả cần nhớ đến những điều sau:
1. Chọn ra một leader (thủ lĩnh).
2. Cam kết trước khi làm việc nhóm (VD: một người nói tất cả phải nghe, không chỉ trích...)
3. Thống nhất cả nhóm.
4. Đề cao quyền lợi tập thể.
5. Xác định rõ mục đích của việc làm nhóm.
Mình đồng ý với ý kiến này, một nhóm làm việc hiệu quả khi và chỉ khi có một leader tốt, các thành viên cùng hướng về mục tiêu chung của nhóm. Có thể trong nhóm mỗi người là một tính cách, mỗi người có một cái tôi, nhưng nếu tất cả họ đều cùng hướng về mục tiêu chung với sự nhiệt tình, lòng hăng say thì nhóm sẽ làm việc rất hiệu quả.
Riêng về phía chính bản thân mình, ta phải xác định rõ ràng và kỹ lưỡng trước khi tham gia một nhóm nào đó. Và khi tham gia nhóm bạn phải làm hết sức mình vì mục tiêu chung. Bạn đừng ngại tranh luận, vì nếu bạn tranh luận vì mục tiêu chung thì đảm bảo nhóm sẽ đi lên. Một nhóm cần những thành viên như thế. Để làm việc nhóm tốt bạn phải hiểu và điểu chỉnh cái tôi của mình cho đúng mực.
Riêng bản thân mình sợ nhất là làm việc nhóm với những người khi ai bảo gì thì cũng làm, ko cần hỏi lại, hay cũng ko nêu chính kiến của mình, ko tham gia vô các cuộc tranh luận. Ôi sợ sợ lắm!

Mình không đồng ý với [tf] ở mấy điểm sau:
Người leader ít nhất cũng phải có 1 chút gì đó cố chấp và biết lôi kéo người khác.
Mình không nghĩ người leader có chút gì đó cố chấp, ko hề và ko nên.
Theo mình người leader có thể không phải là người giỏi nhất nhưng người đó phải là người hiểu rõ các thành viên trong nhóm mình (cần tâm lý chút), là người quyết đoán nhưng không độc đoán (Cái này khó, ranh giới giữa 2 cái này hơi mỏng manh), biết cách truyền năng lượng cho các thành viên nhóm, biết đoàn kết nhóm viên, luôn hoàn thành tốt công việc của mình.


theo bạn thì người thủ lĩnh có phải là người quyết định đến việc thành hay bại của nhóm hay không?
Người thủ lĩnh như một đầu tàu của một đoàn xe lửa. Vì thế mình nghĩ thủ lĩnh là người quyết định thành bại của nhóm.
 

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
cảm ơn bạn nhiều nha.trong kế hoạch của mình. Mình muốn xây dựng 1 đề tài về việc làm viêc theo nhóm của khoa mình. Mình mong mọi người cùng chia sẻ nhưng kinh nghiệm của mình, để mọi người cùng học tâp, và làm việc 1 cách hiệu quả nhất
 

nguyentham_nh

[♣]Thành Viên CLB
theo mình thấy, thì những ý kiến ở trên, không có ý kiến nào là sai cả. Mình có lý do để nói thế, vì mình biết các bạn đã nói ra như thế, thì chắc chắn các bạn cũng có lý do, bởi thiết nghĩ ai trong chúng ta cũng đã có kinh nghiệm khi làm việc nhóm. Và với mình, các leader của chúng ta, cố chấp cũng được, giỏi nhất cũng được, nhưng quan trọng là các bạn không nên thể hiện bản thân quá trong nhóm. Leader cần biết lúc nào phát biểu, lúc nào lắng nghe, thông thường thì họ lắng nghe nhiều hơn. Trong khi làm việc nhóm, thì đặt lợi ích của tập thể lên trên hết. Người thành công là người biết đặt lợi ích của mình theo lợi ích của số đông.^^
Còn về nhân tố quyết định thành bại của nhóm, mình đồng ý với ý kiến của anh bluesea. Bởi không có nhóm trưởng, giống như con rắn mất đầu vậy, trong trường hợp này, đòi hỏi các thành viên phải có tinh thần chủ động thật cao.
 

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
Người thủ lĩnh như một đầu tàu của một đoàn xe lửa. Vì thế mình nghĩ thủ lĩnh là người quyết định thành bại của nhóm.
Mình vẫn chưa hiểu được như thế nào là đầu tàu của đoàn xe lửa. Phải chăng người thủ lĩnh là người phải đảm đương hết những việc quan trọng? Và nắm quền quyết định? Theo mình nghĩ thì người thủ lĩnh phải biết tập hợp sức mạnh của tập thể, mọi thành viên trong 1 nhóm là như nhau, có thế thì nhóm mới bền vững và đạt hiệu quả tối đa.
và theo mình nghĩ người thủ lĩnh mà càng thể hiện chính kiến của mình bao nhiêu, (cho dù đó đều là ý tưởng tốt...) thì càng thể hiện tính độc quyền bấy nhiêu. Vậy làm như thế nào để khác phục đuọc điều đó?

---------- Post added at 12:28 AM ---------- Previous post was at 12:22 AM ----------


Người thành công là người biết đặt lợi ích của mình theo lợi ích của số đông

câu nói đắt nhất trong ngày. Đó là câu mình muốn nghe nhất. thanks bạn. ^^!
 

hue_yeu_thuong

[♣]Thành Viên CLB
Chào mọi mọi người! rất vui được làm quen với mọi người! :mimcuoi:
hẳn trong cuộc sống cũng như trong công việc, cũng như học tập ai cũng từng và sẽ làm việc nhóm. Vậy theo các bạn tì làm thế nào để làm việc nhóm được hiệu quả nhât.
mong nhận được nhiều ý kiến của các bạn, để chúng mình cùng hoàn thiện thêm kỹ năng này.


Để làm việc nhóm đầu tiên phải làm hai việc: thứ nhất là chọn ra thủ lĩnh của nhóm, thứ hai là đề ra mục tiêu chung của nhóm. Thống nhất được hai điểm này thì coi như bước đầu thành công.

Mình có tham gia một khóa học trong đó có phần về Teamwork, cả nhóm 8 người là một đội, cả nhóm cùng thống nhất chọn một tên, bầu nhóm trưởng, cả nhóm cùng nói to tên của nhóm mình. Còn nhóm trưởng nói to trước mặt cả nhóm: Tôi đã được mọi người tin tưởng bầu làm nhóm trưởng, tôi xin thề sẽ làm hết sức mình và chịu trách nhiệm trước toàn đội. Đó chỉ là một phần nhỏ để bắt đầu công việc của một nhóm nhưng là phần rất quan trọng.

Sau khi chọn nhóm trưởng và xác định mục tiêu chung, cả nhóm sẽ cùng nhau bàn bạc để thực hiện. Nguyên tắc khi làm việc nhóm là phải biết lắng nghe, chỉ khi lắng nghe ý kiến của tất cả mọi người thì mới có thể đưa ra ý kiến tốt nhất. Mỗi người mỗi ý kiến sẽ giúp cho công việc dễ dàng được thực hiện.

Trong lúc làm việc, nếu bạn là nhóm trưởng, bạn phải biết động viên và giúp đỡ các thành viên còn lại. Tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy hết khả năng của mình.

Nếu bạn là thành viên trong một nhóm, hãy hòa đồng với những thành viên còn lại. Hãy gạt bớt đi mục tiêu cá nhân và phấn đấu vì mục tiêu chung.

Trên đây chỉ là một vài ý kiến của mình. Rất vui được chia sẻ với cả nhà.
 

bluesea88

[♣]Thành Viên CLB
Mình vẫn chưa hiểu được như thế nào là đầu tàu của đoàn xe lửa. Phải chăng người thủ lĩnh là người phải đảm đương hết những việc quan trọng? Và nắm quền quyết định? Theo mình nghĩ thì người thủ lĩnh phải biết tập hợp sức mạnh của tập thể, mọi thành viên trong 1 nhóm là như nhau, có thế thì nhóm mới bền vững và đạt hiệu quả tối đa.
Đồng ý với bạn, người thủ lĩnh phải biết tập hợp sức manh của tập thể.
Người thủ lĩnh không phải là người đảm đương hết công việc quan trọng, vì người thủ lĩnh ko phải là giỏi nhất. Người thủ lĩnh biết cả toa tàu mình như thế nào. Toa nào chở được khách, hay toa nào chở hàng, toa nào có đặc trưng gì. Cũng như trong một nhóm, người thủ lĩnh phải biết rõ mạnh yếu của các thành viên trong nhóm để có cách chia công việc tốt nhất. Nếu bạn chia công việc nhầm người thì kết quả làm việc nhóm sẽ không cao, bị trì trệ v.v... Trong một nhóm thì không có công việc nào không quan trọng cả, quan trọng là tìm được người thích hợp với công việc đó.
Và tất nhiên leader là người ra quyết định cuối cùng. Có thể trong nhóm có nhiều ý kiến, biện pháp v.v... nhưng leader sẽ là người ra quyết định cuối cùng và cả nhóm phải chấp hành với mức độ tự giác cao.
 

ivenle

Thanh viên kỳ cựu
Chào bạn,

Câu hỏi gợi mở của bạn rất hay. Nó không chỉ áp dụng cho bạn không mà còn cho tất cả mọi người.

Những thông tin "mổ xẻ" ở đây chỉ mang tính chất giao lưu, học hỏi. Bạn hãy cùng trải nghiệm với nó nhé.

Tặng bạn 7 kỹ năng làm việc nhóm
[FONT=Verdana, Arial], sẽ dùng trong suốt quá trình nghiên cứu mức độ “ăn rơ” của các thành viên trong nhóm:

1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng (hay xây dựng) ý kiến giữa các thành viên.

2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ.

3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình.

4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực.

5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau.

6. Sẻ chia: Các thành viên đưa ra ý kiến và tường thuật cách họ nghĩ ra nó cho nhau.

7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra.
[/FONT]

Thân ái.
 

KendyDat

Thanh viên kỳ cựu
trong các ý kiến của bạn, thì cho mình hỏi 1 cài câu hỏi nữa nhé.
1, Chọ người thủ lĩnh phải là người như thế nào? Có nhiều kiến thức, hay năng nổ, hay là biết cách thuyết phục người khác.... vì không ai là hoàn hảo đúng không bạn?
2, Khi làm việc nhóm, nhất là nhóm mà có nhiều người mà mình "không ưa", nhưng mình vẫn phải làm việc với họ, lúc đó mình nên làm gì?
3, Trong vai trò là "thủ lĩnh" thì mình phải làm những gì?



Xin được trả lời câu hỏi của bạn.

1. Để có thể là người thủ lĩnh tốt, cần có những đức tính sau: có sức ảnh hưởng, kiên định, lắng nghe, tổng hợp (phân tích),... và luôn nhận thức rõ mục đích của từng buổi làm việc làm tránh bị dẫn đi lạc đường. Mình xin không đề cập đến vấn đề hoàn hảo hay không ở đây.

2. Hãy nhớ đến điều 4 mình đã nói "đề cao lợi ích tập thể". Trong làm việc nhóm, chối bỏ bao giờ cũng dễ hơn là đồng thuận, vì vậy phải luôn khen ngợi người đã đưa ra ý kiến dù đó là ý kiến gì, sau đó hãy phân tích về ý kiến. Điều cấm kỵ trong làm việc nhóm cũng như trong giao tiếp là đừng bao giờ nói "Bạn sai rồi". Việc bạn không ưa một người đó, bạn vẫn có thể nhìn vào người khác, không nhất thiết phải nhìn vào người đó chăm chăm, nhưng làm như vậy là không bền lâu, hãy tìm ra cách giải quyết để không phải tự làm mình khó chịu, tốt nhất là hãy "sống chung với lũ", khi bạn đã làm được điều này thì môi trường nào bạn cũng thích. Hãy nhìn vào cái tốt đẹp của người đó chứ đừng nhìn vào cái đáng ghét của người đó nhé!

3. Nếu bạn ở vai trò thủ lĩnh, bạn nên lắng nghe các tâm tư, nguyện vọng của các thành viên cũng như những sở trường của họ, thống nhất một số nguyên tắc/ cam kết trước khi làm việc nhóm. Nhiều nhóm không phát triển mạnh do thiếu sự cam kết ngay từ đầu.

Có 3 thứ mà người thủ lĩnh cần có:
1. Viết - nhắc nhở thủ lĩnh phải ghi ghép nhiều hơn.
2. Tập/ sách - nhắc nhở thủ lĩnh phải đọc nhiều và tôn trọng mọi ý kiến
3. Cuôn băng keo - nhắc nhở người thủ lĩnh luôn tạo sự đoàn kết cho mọi người
 

pa_pa

Thanh viên kỳ cựu
Để có được kĩ năng làm việc nhóm cần có các yếu tố sao ?
1.Phải biết lắng nghe
2. Chất vấn
3. Phải tôn trọng người khác
4. Phải có sức thuyết phục
5. Giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau.
6. Đồng lòng và chung sức.
 

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
[FONT=&quot]theo mình thì người trưởng nhóm phải thực hiện được nhũng điều sau đây
1.[/FONT][FONT=&quot]Phải xác định hướng đi cho nhóm:[FONT=&quot] Đặt ra những mục tiêu cụ thể, trong những khoảng thời gian cụ thể, cố gắng duy trì và hoàn thành nhu những mục tiêu của nhóm[/FONT][/FONT]</p>

[FONT=&quot]2.[FONT=&quot]Xây dựng văn hóa nhóm và thiết lập các mối quan hệ chặt chẽ hơn[/FONT][FONT=&quot]: mọi người sẽ hiểu nhau hơn và công việc được xúc tiến hiệu quả hơn. Đó chính là một phần quan trọng của văn hóa ứng xử trong nhóm[/FONT][/FONT]


[FONT=&quot]3.[FONT=&quot]Phải chia công việc rõ ràng cho các thành viên:[/FONT][FONT=&quot] làm cho các thành viên trong nhóm hiểu, và biết rõ trách nhiệm của mình với nhóm[/FONT][/FONT]


[FONT=&quot]4.[FONT=&quot]Đối xử công bằng:[/FONT][FONT=&quot] chia sẻ quyền lợi của nhóm với các thành viên một cách công bằng và xứng đáng với năng lực[/FONT][/FONT]


[FONT=&quot]5.[FONT=&quot]Chia sẻ quyền lực:[/FONT][FONT=&quot] tôn trọng ý kiến của các thành viên trên góc độ khách quan[/FONT][/FONT]


[FONT=&quot]6.[FONT=&quot]Biết cách động viên:[/FONT][/FONT][FONT=&quot] cần có nghệ thuật động viên các thành viên trong nhóm để họ làm việc tốt hơn và hăng say hơn[/FONT]
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Đọc các ý kiến của các bạn, mình thấy rõ rằng mọi người rất đề cao người trưởng nhóm.
Vậy các bạn có bao giờ nghĩ đến 1 nhóm làm việc mà không có nhóm trưởng chưa?
Chẳng hạn như nhóm 4 người gồm Ngọc, anh Thạch, anh Văn, anh Thanh vẫn làm việc chung với nhau mà không có ai làm nhóm trưởng cả.
Vậy kết quả làm việc nhóm có hoàn toàn phụ thuộc vào nhóm trưởng không?

Mỗi nhóm hình thành sẽ có từng giai đoạn phát triển, và vai trò của nhóm trưởng cũng khác nhau ở từng giai đoạn đó.
Nếu giai đoạn mới hình thành, cần có một người nhóm trưởng kiên định (đôi khi phải áp đặt một chút) để định hình văn hóa nhóm, và làm cho mọi thứ đi vào quy củ. (giống như bài viết trên của bạn tangnam2). Mình hoàn toàn đống ý với Kendy Đạt về việc xác lập mục tiêu và các cam kết ngay từ đầu. Nếu không thực hiện đúng cam kết của cả nhóm, nhóm có quyền khai trừ thành viên.
Sang giai đoạn thứ hai, khi nhóm đã định hình, mỗi người đã có một nhiệm vụ nào đó, thì vai trò của nhóm trưởng thường là người kiểm soát chung, lắng nghe và tổng hợp ý kiến của mọi thành viên trong nhóm.
Còn nếu sang đến giai đoạn nhóm phát triển rất bền vững và ổn định, mỗi người có thể độc lập, tự quản lý và làm trọn vẹn công việc của mình thì nhóm trưởng đôi khi không cần phải là 1 người cố định mà có thể luân phiên chuyển đổi, hoặc không cần có vai trò nhóm trưởng nữa. Lúc này, nhóm trưởng có vai trò quan trọng nhất là định hướng và hỗ trợ khi cần thiết mà thôi, chứ không phải trực tiếp cáng đáng tất cả mọi việc.

Trong 7 thói quen của người thành đạt, người ta nói đến quy trình phát triển và trưởng thành của một người:
Phụ thuộc - Độc lập - Tương thuộc.
Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng xã hội, chỉ có thể có được thành tựu tập thể và sự tương thuộc với người khác khi bản thân mỗi người đã là một người chủ động và độc lập. Điều đó có nghĩa là, quan trọng trước hết là ở bản thân của mỗi thành viên đã thật sự chủ động và độc lập chưa? Chỉ khi chủ động và tự quản lý được bản thân, họ mới có thể hoàn tất công việc đúng hạn và đầy đủ trách nhiệm, họ mới sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe người khác. Khi bạn chủ động, bạn cũng không trông chờ vào nhóm trưởng, bạn cũng không bị ảnh hưởng bởi một kẻ "khó ưa" nào đó. Nếu chưa có được sự chủ động ở thành viên, e rằng dù nhóm trưởng có giỏi đến đâu, cũng khó mà làm cho nhóm đạt được kết quả cao nhất.

Khi nói đến điều này, các bạn nghĩ về sự khác biệt giữa làm việc nhóm của SV Việt Nam và SV nước ngoài là gì không?


 

tangnam2

[♣]Thành Viên CLB
<!-- /* Font Definitions */ @font-face {font-family:&quot;Cambria Math&quot;; panose-1:2 4 5 3 5 4 6 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:roman; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1107304683 0 0 159 0;} @font-face {font-family:Calibri; panose-1:2 15 5 2 2 2 4 3 2 4; mso-font-charset:0; mso-generic-font-family:swiss; mso-font-pitch:variable; mso-font-signature:-1610611985 1073750139 0 0 159 0;} /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-unhide:no; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:&quot;&quot;; margin-top:0in; margin-right:0in; margin-bottom:10.0pt; margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:&quot;Calibri&quot;,&quot;sans-serif&quot;; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:&quot;Times New Roman&quot;; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} .MsoChpDefault {mso-style-type:export-only; mso-default-props:yes; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:Calibri; mso-fareast-theme-font:minor-latin; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:&quot;Times New Roman&quot;; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} .MsoPapDefault {mso-style-type:export-only; margin-bottom:10.0pt; line-height:115%;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.0in 1.0in 1.0in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> Mình cũng đã có suy nghĩ, người trưởng nhóm ko có quyết định được mọi chuyện, điều đó là đúng. Nhưng ở đây mình ko nói là người trưởng nhóm phải cáng đáng tất cả mọi chuyện. Mình chỉ nễu lên những công việc mà 1 leader phải làm. Trong bài của bạn Sóng có đề cập tới vấn đề là khi làm việc nhóm mà ko cần trưởng nhóm. Mình ko đồng ý với quan điểm này của bạn. Bạn nói có ”Chẳng hạn như nhóm 4 người gồm Ngọc, anh Thạch, anh Văn, anh Thanh vẫn làm việc chung với nhau mà không có ai làm nhóm trưởng cả.” . Vậy bạn có khi nào suy nghĩ nếu có 1 trưởng nhóm thì công việc sẽ tốt hơn ko?
“Vy kết qu làm vic nhóm có hoàn toàn ph thuc vào nhóm trưởng không?”
Người thủ lĩnh chỉ góp 1 phần quan trọng vào việc thành bại của nhóm mà thôi, chứ ko phải là người quyết định thành hay bại của nhóm đó.
Trên đây chỉ là ý kiến riêng của mình, mong các bạn đóng góp thêm
 

Bình luận bằng Facebook

Top