Hương Trà
Thanh viên kỳ cựu
Đối với bất kỳ ai đã từng trải qua tình huống trên, cảm giác mất mát và đau đớn là điều không thể tránh khỏi. Làm sao để vượt qua thử thách không mong đợi này và tìm được hướng đi mới trong nghề nghiệp là câu hỏi mà chúng ta cần phải tìm ra hướng giải đáp.
Nhân tố thứ 8
Trong 20 nhân tố hàng đầu gây ra những căng thẳng trong đời sống, mất việc nằm ở vị trí thứ 8. Nó được xếp ngang bằng với việc mất đi người thân, ly dị và ở tù! Những mất mát trong sự nghiệp và thu nhập có thể gây ra tác động nghiêm trọng lên đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, mọi con đường không phải bao giờ cũng là ngõ cụt, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi khi tránh được các trạng thái tâm lý tiêu cực sau:
Giận dữ: Tôi không hiểu vì sao họ lai chọn tôi? Tôi đã làm việc và quan hệ rất tốt với mọi người. Không có lý do gì để họ có thể đối xử với tôi như thế! Bộ phận tôi có đến 10 nhân viên mà.
Cảm thấy quá nhiều áp lực: Bạn có tin không tôi vừa mới có em bé vậy mà, ông ta đã không hề xét điều này?
Cảm thấy bị đối xử phân biệt: Tôi biết vì sao họ lại chọn tôi, tôi giờ đã 50 tuổi, không còn năng động như các bạn trẻ 20 hay 30 nữa.
Thật khó để có thể không bị suy sụp tinh thần sau khi bị đuổi việc. Nhưng "sau cơn mưa trời lại nắng", trong khi chờ đợi một công việc mới, có rất nhiều hoạt động sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và chuẩn bị sẵn sàng hơn cho các thử thách mới.
Nếu cả tuần bạn vẫn không thể ăn ngon ngủ yên, hãy tham gia vào những hoạt động bạn yêu thích trước đây. Đây cũng là lúc bạn cần đến lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Với chuyên môn của mình, họ sẽ giúp bạn phân tích các tình huống và đưa ra phương hướng giải quyết.
Tự vấn bản thân xem bạn có còn mong muốn tiếp tục làm việc trong ngành nghề trước đây không.
Cập nhật resume (lý lịch tự thuật) của bạn bằng cách sử dụng các thông tin từ website về nghề nghiệp, sách vở cũng như những đóng góp của mọi người xung quanh.
Nâng cao kỹ năng vi tính, ngoại ngữ... bằng cách đăng ký các khoá học liên quan đến 1 hay nhiều chương trình bạn cần đến trong công việc mới.
Sử dụng khoảng thời gian này để thư giãn thật nhiều sau những ngày tháng làm việc cật lực bằng cách khám phá các kỹ thuật giảm stress và thư giãn như yoga, aerobics… Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, tăng cường sức khoẻ cũng như sự tự tin để có thể vượt qua những chướng ngại và thẳng tiến về một con đường mới trong sự nghiệp.
Liên hệ với trung tâm nghề nghiệp để làm một bài kiểm tra về năng lực. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những lãnh vực mới nhưng hoàn toàn phù hợp với khả năng và kinh nghiệm
Cuối cùng, hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Bạn nên giữ cho trạng thái tinh thần và cơ thể được thăng bằng trước khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Hãy chắc chắn là bạn sẽ cười thật tươi, vận quần áo tươm tất và bắt tay thật thiện cảm khi gặp nhà tuyển dụng tương lai trong cuộc phòng vấn. Không một ai muốn thuê các nhân viên đang chán nản và thất vọng cả.
Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Vì thế, chỉ những ai có đủ can đảm và dũng khí để vượt qua những phong ba, bão táp mới có thể sống sót và gặt hái được thành công. Hãy làm tất cả những điều cần thiết để có thể lấy lại ánh mặt trời và bầu không khí trong lành cho chính bạn.
Nhân tố thứ 8
Trong 20 nhân tố hàng đầu gây ra những căng thẳng trong đời sống, mất việc nằm ở vị trí thứ 8. Nó được xếp ngang bằng với việc mất đi người thân, ly dị và ở tù! Những mất mát trong sự nghiệp và thu nhập có thể gây ra tác động nghiêm trọng lên đời sống vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, mọi con đường không phải bao giờ cũng là ngõ cụt, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khi khi tránh được các trạng thái tâm lý tiêu cực sau:
Giận dữ: Tôi không hiểu vì sao họ lai chọn tôi? Tôi đã làm việc và quan hệ rất tốt với mọi người. Không có lý do gì để họ có thể đối xử với tôi như thế! Bộ phận tôi có đến 10 nhân viên mà.
Cảm thấy quá nhiều áp lực: Bạn có tin không tôi vừa mới có em bé vậy mà, ông ta đã không hề xét điều này?
Cảm thấy bị đối xử phân biệt: Tôi biết vì sao họ lại chọn tôi, tôi giờ đã 50 tuổi, không còn năng động như các bạn trẻ 20 hay 30 nữa.
Thật khó để có thể không bị suy sụp tinh thần sau khi bị đuổi việc. Nhưng "sau cơn mưa trời lại nắng", trong khi chờ đợi một công việc mới, có rất nhiều hoạt động sẽ giúp bạn ổn định tinh thần và chuẩn bị sẵn sàng hơn cho các thử thách mới.
Nếu cả tuần bạn vẫn không thể ăn ngon ngủ yên, hãy tham gia vào những hoạt động bạn yêu thích trước đây. Đây cũng là lúc bạn cần đến lời khuyên của các chuyên gia tâm lý. Với chuyên môn của mình, họ sẽ giúp bạn phân tích các tình huống và đưa ra phương hướng giải quyết.
Tự vấn bản thân xem bạn có còn mong muốn tiếp tục làm việc trong ngành nghề trước đây không.
Cập nhật resume (lý lịch tự thuật) của bạn bằng cách sử dụng các thông tin từ website về nghề nghiệp, sách vở cũng như những đóng góp của mọi người xung quanh.
Nâng cao kỹ năng vi tính, ngoại ngữ... bằng cách đăng ký các khoá học liên quan đến 1 hay nhiều chương trình bạn cần đến trong công việc mới.
Sử dụng khoảng thời gian này để thư giãn thật nhiều sau những ngày tháng làm việc cật lực bằng cách khám phá các kỹ thuật giảm stress và thư giãn như yoga, aerobics… Các bài tập thể dục sẽ giúp bạn cảm thấy tốt hơn, tăng cường sức khoẻ cũng như sự tự tin để có thể vượt qua những chướng ngại và thẳng tiến về một con đường mới trong sự nghiệp.
Liên hệ với trung tâm nghề nghiệp để làm một bài kiểm tra về năng lực. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện ra những lãnh vực mới nhưng hoàn toàn phù hợp với khả năng và kinh nghiệm
Cuối cùng, hãy chăm sóc bản thân thật tốt. Bạn nên giữ cho trạng thái tinh thần và cơ thể được thăng bằng trước khi bắt đầu tìm kiếm công việc mới. Hãy chắc chắn là bạn sẽ cười thật tươi, vận quần áo tươm tất và bắt tay thật thiện cảm khi gặp nhà tuyển dụng tương lai trong cuộc phòng vấn. Không một ai muốn thuê các nhân viên đang chán nản và thất vọng cả.
Thay đổi là điều tất yếu trong cuộc sống. Vì thế, chỉ những ai có đủ can đảm và dũng khí để vượt qua những phong ba, bão táp mới có thể sống sót và gặt hái được thành công. Hãy làm tất cả những điều cần thiết để có thể lấy lại ánh mặt trời và bầu không khí trong lành cho chính bạn.
Theo HR Vietnam