TQV
Thanh viên kỳ cựu
Một bản CV hoàn chỉnh
Những năm tháng sinh viên, nó và tụi bạn đều đi làm thêm. Nào là rửa chén, chạy bàn hay làm bếp, chúng nó đều làm qua cả. Vậy mà trong đơn xin việc, chẳng đứa nào viết mình đã làm ở quán ăn này, bán thuê tại cửa hiệu nọ.
Mỗi người chúng ta ai cũng cố gắng khoác lên mình những tấm áo, những bộ cánh đẹp nhất, lộng lẫy nhất, ai cũng muốn mình phải thật quyển rũ và ấn tượng trong mắt mọi người. Phần quá khứ không đẹp với những vết sẹo thường được che dấu đi. Nhưng cũng có những phần rất đẹp và ý nghĩa trong cuộc đời mà chủ nhân nó lại vô tình không nhận ra.
Những năm tháng sinh viên, nó và tụi bạn đều đi làm thêm. Nào là rửa chén, chạy bàn hay làm bếp, chúng nó đều làm qua cả. Có đứa còn làm người khuân vác, đứa bán hàng ngoài chợ. Có đứa còn chạy sô hai ba chỗ khác nhau trong tuần. Công việc đem lại cho cả nhóm thu nhập để trang trải tiền sinh hoạt. Nhiều đứa còn giúp được ba mẹ tiền học phí. Vậy mà trong đơn xin việc của chúng nó, chẳng đứa nào nói là mình đã đi làm. Trong profile của blog yahoo, chẳng đứa nào viết mình đã làm ở quán ăn này, bán thuê tại cửa hiệu nọ. Tại sao nhỉ? Chạy bàn và rửa chén không phải là việc sao?
Có đứa chỉ đi phiên dịch được một hôm thì đã ghi là: phiên dịch viên nhiều kinh nghiệm! Có đứa cả năm giúp ông chủ quán đã già nói chuyện với khách, hay nói chuyện với bác sỹ trong bệnh viện thay bạn không biết tiếng thì lại chẳng bao giờ ghi một từ.
Tại sao lại phân biệt vậy chứ? Chỉ trừ những việc làm hại tới người khác thì công việc nào cũng là vàng, đều đáng quý và đáng trân trọng. Chúng ta học được rất nhiều từ những công việc đó. Những đứa bạn xung quanh tôi ai cũng mạnh mẽ hơn, hoạt bát và năng động hơn sau khi đi làm. Mặc dù công việc không phải là nhân viên văn phòng này, trợ giảng nọ hay sếp của cái này cái nọ… Chúng nó biết làm thế nào mua được đồ rẻ nhất, làm sao để đi từ A tới B nhanh nhất và ít tốn kém nhất. Chúng nó biết làm sao chăm sóc cho người khác, chúng nó biết cách tự lo cho bản thân nếu như một ngày kia bị đá ra khỏi cửa, chúng nó biết thông cảm và yêu hơn những người có cuộc sống khó khăn, những người như chúng nó…Chúng nó biết làm nhiều việc hơn chúng nó nghĩ.
Có những đứa chỉ chuyển lên Hà nội được vài năm, khi người khác hỏi em quê ở đâu? Thì ngay lập tức "em ở Hà Nội". Có gì đáng ngại khi nói mình sinh ra ở quê nhỉ?
Có những đứa ngại khi nói ba mình là công nhân, mẹ mình là nông dân, tại sao? Có gì xấu sao? Cả đời ba mẹ cố gắng chăm sóc cho các bạn lại là thế sao?
Giống như làm đường vậy, nếu như chúng ta cứ nói dối là đã làm đủ chất lượng và khối lượng, nhưng sớm muộn nếu làm không tốt thì những vết nứt trên đường cũng sẽ hiện ra. Đến lúc đó chúng ta lại mất công đi vá lại. Nói dối cũng vậy, nếu đã nói một lần thì sẽ phải mất nhiều hơn một lần để sửa lại cho đúng, và điều đó thì không hề dễ dàng như việc sửa một vết nứt trên đường…
Hãy yêu và trân trọng những gì mình đã làm. Không phải ai cũng có thể làm như vậy. Hãy yêu và trân trọng những gì mình đã có, vì không phải ai cũng có được những thứ như thế. Và vì ít nhất hai lần tôi đi xin việc, các sếp đều kể với tôi về những công việc mà họ đã làm khi còn trẻ hay là thời sinh viên. Giám đốc Melia từng xuất thân từ một người rửa chén và ông chưa từng được đi học trên trường lớp bao giờ, ông học hơn nhiều từ trường đời. giám đốc của Ascott Vietnam (hanoi tower, somerset) đã từng đi dọn phòng và lau chùi thuê trong một khách sạn trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nếu trong CV xin việc của bạn có ghi là…ngày tháng năm… sinh viên năm nhất: làm bồi bàn tại…. sinh viên năm hai: làm bán hàng thuê tại…. tôi tin chắc rằng cơ hội sẽ đến nhiều hơn so với các bạn mới ra trường khi tìm việc mà CV chỉ có: sinh viên năm một: học lực…. sinh viên năm hai: học lực... . Đó là một lợi thế mà nhiều bạn không nhận ra, còn các sếp tuyển dụng thì ai cũng hiểu cả.
Những năm tháng sinh viên, nó và tụi bạn đều đi làm thêm. Nào là rửa chén, chạy bàn hay làm bếp, chúng nó đều làm qua cả. Vậy mà trong đơn xin việc, chẳng đứa nào viết mình đã làm ở quán ăn này, bán thuê tại cửa hiệu nọ.
Mỗi người chúng ta ai cũng cố gắng khoác lên mình những tấm áo, những bộ cánh đẹp nhất, lộng lẫy nhất, ai cũng muốn mình phải thật quyển rũ và ấn tượng trong mắt mọi người. Phần quá khứ không đẹp với những vết sẹo thường được che dấu đi. Nhưng cũng có những phần rất đẹp và ý nghĩa trong cuộc đời mà chủ nhân nó lại vô tình không nhận ra.
Những năm tháng sinh viên, nó và tụi bạn đều đi làm thêm. Nào là rửa chén, chạy bàn hay làm bếp, chúng nó đều làm qua cả. Có đứa còn làm người khuân vác, đứa bán hàng ngoài chợ. Có đứa còn chạy sô hai ba chỗ khác nhau trong tuần. Công việc đem lại cho cả nhóm thu nhập để trang trải tiền sinh hoạt. Nhiều đứa còn giúp được ba mẹ tiền học phí. Vậy mà trong đơn xin việc của chúng nó, chẳng đứa nào nói là mình đã đi làm. Trong profile của blog yahoo, chẳng đứa nào viết mình đã làm ở quán ăn này, bán thuê tại cửa hiệu nọ. Tại sao nhỉ? Chạy bàn và rửa chén không phải là việc sao?
Có đứa chỉ đi phiên dịch được một hôm thì đã ghi là: phiên dịch viên nhiều kinh nghiệm! Có đứa cả năm giúp ông chủ quán đã già nói chuyện với khách, hay nói chuyện với bác sỹ trong bệnh viện thay bạn không biết tiếng thì lại chẳng bao giờ ghi một từ.
Tại sao lại phân biệt vậy chứ? Chỉ trừ những việc làm hại tới người khác thì công việc nào cũng là vàng, đều đáng quý và đáng trân trọng. Chúng ta học được rất nhiều từ những công việc đó. Những đứa bạn xung quanh tôi ai cũng mạnh mẽ hơn, hoạt bát và năng động hơn sau khi đi làm. Mặc dù công việc không phải là nhân viên văn phòng này, trợ giảng nọ hay sếp của cái này cái nọ… Chúng nó biết làm thế nào mua được đồ rẻ nhất, làm sao để đi từ A tới B nhanh nhất và ít tốn kém nhất. Chúng nó biết làm sao chăm sóc cho người khác, chúng nó biết cách tự lo cho bản thân nếu như một ngày kia bị đá ra khỏi cửa, chúng nó biết thông cảm và yêu hơn những người có cuộc sống khó khăn, những người như chúng nó…Chúng nó biết làm nhiều việc hơn chúng nó nghĩ.
Có những đứa chỉ chuyển lên Hà nội được vài năm, khi người khác hỏi em quê ở đâu? Thì ngay lập tức "em ở Hà Nội". Có gì đáng ngại khi nói mình sinh ra ở quê nhỉ?
Có những đứa ngại khi nói ba mình là công nhân, mẹ mình là nông dân, tại sao? Có gì xấu sao? Cả đời ba mẹ cố gắng chăm sóc cho các bạn lại là thế sao?
Giống như làm đường vậy, nếu như chúng ta cứ nói dối là đã làm đủ chất lượng và khối lượng, nhưng sớm muộn nếu làm không tốt thì những vết nứt trên đường cũng sẽ hiện ra. Đến lúc đó chúng ta lại mất công đi vá lại. Nói dối cũng vậy, nếu đã nói một lần thì sẽ phải mất nhiều hơn một lần để sửa lại cho đúng, và điều đó thì không hề dễ dàng như việc sửa một vết nứt trên đường…
Hãy yêu và trân trọng những gì mình đã làm. Không phải ai cũng có thể làm như vậy. Hãy yêu và trân trọng những gì mình đã có, vì không phải ai cũng có được những thứ như thế. Và vì ít nhất hai lần tôi đi xin việc, các sếp đều kể với tôi về những công việc mà họ đã làm khi còn trẻ hay là thời sinh viên. Giám đốc Melia từng xuất thân từ một người rửa chén và ông chưa từng được đi học trên trường lớp bao giờ, ông học hơn nhiều từ trường đời. giám đốc của Ascott Vietnam (hanoi tower, somerset) đã từng đi dọn phòng và lau chùi thuê trong một khách sạn trong suốt quãng đời sinh viên của mình. Nếu trong CV xin việc của bạn có ghi là…ngày tháng năm… sinh viên năm nhất: làm bồi bàn tại…. sinh viên năm hai: làm bán hàng thuê tại…. tôi tin chắc rằng cơ hội sẽ đến nhiều hơn so với các bạn mới ra trường khi tìm việc mà CV chỉ có: sinh viên năm một: học lực…. sinh viên năm hai: học lực... . Đó là một lợi thế mà nhiều bạn không nhận ra, còn các sếp tuyển dụng thì ai cũng hiểu cả.
Meobeo's Blog