Các cuộc phỏng vấn tuyển dụng ra đời với mục tiêu chính là đảm bảo được cả nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu đúng về nhau và có đầy đủ. Đối với ứng viên , việc trả lời phỏng vấn tốt nghĩa là người đó đã nói rõ những khả năng tốt nhất của mình khi làm việc, thu hút người tuyển dụng, tạo cơ hội cho mình bằng những câu hỏi ngược lại thông minh. Tuy là vậy, nhưng còn có khá nhiều ứng viên vẫn rơi vào thế “bí” hay trả lời không tốt những câu hỏi tưởng chừng đơn giản của nhà tuyển dụng và tự gạch tên mình ra khỏi quyết định tuyển dụng tưởng như cầm chắc trong tay.
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp từng tiết lộ rằng càng để ứng viên thoải mái khi trao đổi và đưa ra những câu hỏi tưởng chừng đơn giản và gần gũi kiểu như: “bạn đi từ nhà đến đây có xa không?”, “Bạn có tìm thấy công ty dễ dàng không”…sẽ giúp ứng viên “sơ hở” nhiều hơn và họ quên mất rằng đang trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà làm mất đi tác phong chuyên nghiệp của mình. Đừng quá thành thật hoặc trả lời một cách bâng quơ những câu hỏi như trên. Khi trả lời câu “bạn đi từ nhà đến đây có xa không?” mà bạn thành thật miêu tả đoạn đường gian khó, giao thông thì khủng khiếp sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ đi làm trễ trong công việc hằng ngày và hiệu quả công việc cũng sẽ không cao.
Ngoài ra những câu hỏi tưởng chừng như bất ngờ và khó “nhằn” nhất lại dễ dàng được phỏng đoán và đưa ra phương án trả lời hơn. Chỉ cần bạn chú ý nhiều hơn cách diễn đạt, ngôn từ sử dụng để đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ hiểu đúng và đầy đủ ý mà mình muốn nói. Đừng trả lời với một vòng quanh luẩn quẩn, đưa ra quá nhiều hoặc quá ít thông tin về bản thân bạn. Hãy học cách chọn lọc thông tin hợp lý nhất cho câu hỏi phỏng vấn để nhà tuyển dụng hiểu được mà không thấy mệt mỏi và nhàm chán. Nên biết cách kéo dài thời gian phỏng vấn để thể hiện những ưu điểm của mình bằng cách trả lời câu hỏi, đừng trả lời cụt lủn, hay hỏi câu nào trả lời câu ấy…tự làm nổi bật bản thân bằng những câu hỏi ngược xen kẽ câu trả lời của mình là một cách để được nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm của ứng viên đối với công việc.
Với việc sử dụng ngôn ngữ sao cho thật phong phú kết hợp với giọng nói rõ ràng, mạch lạc sẽ tạo nên nhiều thiện cảm trong tâm trí nhà tuyển dụng. Bạn có thể tận dụng thế mạnh của ngôn ngữ cơ thể , cách nhấn mạnh câu từ, giọng nói của mình để thể hiện thái độ của bản thân đối với công việc.
Với những câu hỏi về vị trí công việc bạn mong muốn làm hoặc đã rời bỏ thì bạn nên khéo léo thể hiện những phẩm chất sẽ đáp ứng được công việc hiện tại và mong muốn những cơ hội nghề nghiệp để phát huy hết khả năng, kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đừng có bộc lộ quá nhiều về bản thân hay những khúc mắc với công việc cũ sẽ gây phản cảm với người phỏng vấn bạn. Hoặc có những câu hỏi liên quan đến sự lựa chọn cũng như những điểm yếu, thất bại của bạn. Đừng nghĩ rằng những câu này khó trả lời hoặc trả lời quá “thẳng, thật”. Chỉ cần bạn khéo léo lái câu trả lời điểm yếu bằng câu nói thừa nhận điểm mạnh của mình, hay là những sự thất bại của bạn và cách bạn khắc phục và vượt qua nó như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn về sự khiêm tốn và sự nỗ lực không ngừng.
Trong cuộc phỏng vấn, không phải câu hỏi nào của nhà tuyển dụng cũng khó và khiến bạn khó xử. Chỉ cần linh hoạt hơn và thể hiện được khả năng làm việc, thái độ nhiệt tình và sự quan tâm của bạn đến công ty và vị trí công việc qua những câu trả lời cũng giúp bạn có nhiều cơ hội có được việc làm hơn.
ST
Các nhà tuyển dụng chuyên nghiệp từng tiết lộ rằng càng để ứng viên thoải mái khi trao đổi và đưa ra những câu hỏi tưởng chừng đơn giản và gần gũi kiểu như: “bạn đi từ nhà đến đây có xa không?”, “Bạn có tìm thấy công ty dễ dàng không”…sẽ giúp ứng viên “sơ hở” nhiều hơn và họ quên mất rằng đang trong cuộc phỏng vấn tuyển dụng mà làm mất đi tác phong chuyên nghiệp của mình. Đừng quá thành thật hoặc trả lời một cách bâng quơ những câu hỏi như trên. Khi trả lời câu “bạn đi từ nhà đến đây có xa không?” mà bạn thành thật miêu tả đoạn đường gian khó, giao thông thì khủng khiếp sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn sẽ đi làm trễ trong công việc hằng ngày và hiệu quả công việc cũng sẽ không cao.
Ngoài ra những câu hỏi tưởng chừng như bất ngờ và khó “nhằn” nhất lại dễ dàng được phỏng đoán và đưa ra phương án trả lời hơn. Chỉ cần bạn chú ý nhiều hơn cách diễn đạt, ngôn từ sử dụng để đảm bảo nhà tuyển dụng sẽ hiểu đúng và đầy đủ ý mà mình muốn nói. Đừng trả lời với một vòng quanh luẩn quẩn, đưa ra quá nhiều hoặc quá ít thông tin về bản thân bạn. Hãy học cách chọn lọc thông tin hợp lý nhất cho câu hỏi phỏng vấn để nhà tuyển dụng hiểu được mà không thấy mệt mỏi và nhàm chán. Nên biết cách kéo dài thời gian phỏng vấn để thể hiện những ưu điểm của mình bằng cách trả lời câu hỏi, đừng trả lời cụt lủn, hay hỏi câu nào trả lời câu ấy…tự làm nổi bật bản thân bằng những câu hỏi ngược xen kẽ câu trả lời của mình là một cách để được nhà tuyển dụng đánh giá cao sự nhiệt tình cũng như sự quan tâm của ứng viên đối với công việc.
Với việc sử dụng ngôn ngữ sao cho thật phong phú kết hợp với giọng nói rõ ràng, mạch lạc sẽ tạo nên nhiều thiện cảm trong tâm trí nhà tuyển dụng. Bạn có thể tận dụng thế mạnh của ngôn ngữ cơ thể , cách nhấn mạnh câu từ, giọng nói của mình để thể hiện thái độ của bản thân đối với công việc.
Với những câu hỏi về vị trí công việc bạn mong muốn làm hoặc đã rời bỏ thì bạn nên khéo léo thể hiện những phẩm chất sẽ đáp ứng được công việc hiện tại và mong muốn những cơ hội nghề nghiệp để phát huy hết khả năng, kỹ năng nghề nghiệp của mình. Đừng có bộc lộ quá nhiều về bản thân hay những khúc mắc với công việc cũ sẽ gây phản cảm với người phỏng vấn bạn. Hoặc có những câu hỏi liên quan đến sự lựa chọn cũng như những điểm yếu, thất bại của bạn. Đừng nghĩ rằng những câu này khó trả lời hoặc trả lời quá “thẳng, thật”. Chỉ cần bạn khéo léo lái câu trả lời điểm yếu bằng câu nói thừa nhận điểm mạnh của mình, hay là những sự thất bại của bạn và cách bạn khắc phục và vượt qua nó như thế nào. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá cao bạn về sự khiêm tốn và sự nỗ lực không ngừng.
Phần nhiều các nhà tuyển dụng hay hỏi một câu đại loại như tại sao bạn lựa chọn công ty của họ mà không phải những công ty khác. Bạn sẽ trả lời như nào?rằng bạn đã dự tuyển mà không được hay họ chưa có nhu cầu tuyển người. Bạn hãy trả lời theo cách mà bạn sẽ đề cao môi trường làm việc và khả năng hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của bản thân ở doanh nghiệp của họ để thay câu trả lời. Có thể thêm vào đó một câu hỏi sau: “chắc đó cũng là lý do mà anh/ chị đã chọn công ty này để làm việc?” Trong cuộc phỏng vấn, không phải câu hỏi nào của nhà tuyển dụng cũng khó và khiến bạn khó xử. Chỉ cần linh hoạt hơn và thể hiện được khả năng làm việc, thái độ nhiệt tình và sự quan tâm của bạn đến công ty và vị trí công việc qua những câu trả lời cũng giúp bạn có nhiều cơ hội có được việc làm hơn.
ST