[KN NGHỀ NGHIỆP] ước gì trẻ lại

boy_padadari1981

Thành viên

Gần 80 tuổi, tóc bạc trắng, cụ Thái Văn Thành (khu Lê Hồng Phong, thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) vẫn hàng ngày đi từng nhà, vận động từng người quyên góp những đồng tiền nhỏ nhoi để giúp người nghèo khổ. Cụ ước được trẻ lại để làm từ thiện nhiều hơn nữa.



Sinh ra ở Đà Nẵng, tuổi thơ của cậu bé Thái Văn Thành gắn liền với trò chơi được cậu yêu thích nhất là cùng với đám bạn đi múa lân từng nhà trong xóm để quyên góp những đồng bạc lẻ ủng hộ cho các công việc xã hội, từ thiện tại quê hương.
Khi ấy, dẫu cho mồ hôi nhễ nhại, bụng đói, chân run, cậu vẫn rất vui khi biết rằng, những đồng tiền mà mình kiếm được góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lớn lên, Thái Văn Thành tham gia cách mạng rồi trở thành nhân viên tại Viện 10, Cục Quân y. Nhu cầu công việc đưa Thái Văn Thành tới nhiều miền đất và cuối cùng trụ lại ở thị trấn Chũ.
Năm 1973, sau khi nghỉ hưu, cụ Thành dành toàn bộ thời gian cho hoạt động từ thiện. Căn nhà nhỏ của cụ treo rất nhiều ảnh. Đặc biệt ấn tượng là tấm ảnh đen trắng rất đẹp của Henry Dunant, người sáng lập Tổ chức Chữ Thập đỏ Quốc tế. Cụ thường nhìn vào đó để thêm sức mạnh cho mình vượt qua mọi định kiến, mọi khó khăn để tiếp tục giúp đỡ người khác.
Kỷ vật thiêng liêng nhất mà cụ luôn nâng niu là chiếc kỷ niệm chương vì sự nghiệp chữ thập đỏ quốc tế mà cụ được trao tặng cách đây đã lâu. Cụ tâm sự: “Ngay trong giấc ngủ, tôi mơ mình có rất nhiều tiền để mang đến cho những người còn nghèo khổ”.
Cụ làm từ thiện chẳng giống ai. Cụ tiết kiệm tối đa để dành tiền cho từ thiện. Ít mua sắm quần áo mới, ăn uống đạm bạc, không điện thoại, căn nhà của cụ cũng vì thế mà đến nay vẫn tuềnh toàng chẳng có mấy thứ đáng giá.
Đến như vợ của cụ, vốn là người chạy chợ ở thị trấn Chũ, có đồng ra, đồng vào, đưa cho cụ mấy triệu đồng để cụ đi lắp răng giả thì cụ nói: “Bà cho thì tôi để dành giúp đỡ những người khác. Bây giờ, tôi cũng già rồi, ăn cháo hoặc thức ăn lỏng cũng được. Còn biết bao nhiêu người khác chưa được như mình”.
Tại nhà cụ đặt một chiếc hộp gỗ, có đồng tiền lẻ nào, cụ lại để dành vào đó, khi cần giúp đỡ ở đâu cụ lại mở ra. Từ khi nghỉ hưu, cụ luôn để dành 5 phần trăm tiền lương hàng tháng cho các hoạt động từ thiện của mình. Với mức lương hiện nay của cụ gần hai triệu, tính ra mỗi năm cụ để dành được một khoản kha khá cho từ thiện.
Người dân trong vùng đã quen hình ảnh cụ Thành với chiếc áo trắng, hình chữ thập đỏ sau lưng do cụ tự thiết kế, xách chiếc ba lô lên đường để quyên góp tiền ủng hộ người nghèo. Cụ còn tự sắm các hòm từ thiện đặt ở các cơ quan như ngân hàng, kho bạc, chi nhánh điện… để khuyến khích mọi người dành một chút tiền nhỏ mỗi ngày cho công tác từ thiện, nhân đạo.
Để có thêm nguồn cho quỹ, cụ tới các cơ quan trên địa bàn xin những tờ báo cũ. Về nhà, cụ cẩn thận đọc lại từng tờ. Những câu chuyện, những bài báo về người làm việc thiện được cụ lưu giữ cẩn thận cho riêng mình.
Những bài báo về những số phận hẩm hiu, những cảnh đời đen bạc, những con người cần được giúp đỡ, cụ cắt ra để chia sẻ với người dân xung quanh, tìm kiếm một sự đồng cảm. Phần còn lại của tờ báo được cụ bán lại cho những người thu mua giấy vụn để lấy tiền làm từ thiện.
Mọi người ủng hộ bao nhiêu, số tiền thu được từ các hòm từ thiện, tiền bán báo, cụ đều ghi lại hết vào những quyển sổ mà cụ gọi là “Sổ nhật ký những tấm lòng vàng”.
Mỗi lần khai sổ, cụ là người đầu tiên đóng góp vào đó một triệu đồng để động viên những người khác cùng tham gia. Đến bây giờ, cụ đã có bốn cuốn ghi lại đầy đủ các khoản thu, chi trong suốt thời gian làm từ thiện của mình.
Tất cả đều rành rẽ, có chữ ký của người ủng hộ, những lời chúc, những ước muốn của những người làm từ thiện. Số tiền thu được, cụ đều bàn giao cho Hội Chữ thập đỏ thị trấn để tổ chức này chuyển đến các địa chỉ cần thiết.
Cụ Đặng Trần Bản, Trưởng khu phố Lê Hồng Phong cho biết: “Không ít người trong khu phố cho rằng cụ gàn dở đi làm những việc không đâu. Thậm chí, có lời ra tiếng vào cho rằng, cụ quyên góp tiền để mưu lợi cho mình. Nhưng thực tế, tất cả các khoản thu, chi đều được cụ Thành ghi chép cẩn thận với cái tâm trong sáng, vô tư và sẵn sàng công khai cho mọi người biết”. Giờ mọi người đều hiểu việc cụ làm.
Cụ tính có đến hơn hai phần ba cuộc đời mình là dành cho công việc từ thiện. Cụ đã có những kỷ niệm khó quên. Đó là những lần cụ bất ngờ vì gặp những người bán hàng dạo, chưa từng quen biết cũng gọi cụ lại để góp tiền ủng hộ. Dù chỉ là 5 - 10 nghìn nhưng với cụ thế đã là quý lắm rồi.
Có những người thương cảm cho cụ, nhưng biết là biếu tiền cụ sẽ không nhận nên đã viết vào sổ ủng hộ một nghìn đồng nhưng lại đưa cho cụ 10 nghìn đồng. Về nhà, kiểm đi, kiểm lại cụ vẫn thấy thừa ra chín nghìn. Cụ biết ý tốt của họ và âm thầm gộp số tiền dư vào quỹ. Nhiều cháu nhỏ cũng dành dụm 500 đồng đến một nghìn đồng tiền ăn sáng để đưa cho cụ làm từ thiện.
Từng món tiền nhỏ được chắt chiu từ mồ hôi nước mắt của bao người gửi đến cụ. Tất cả đều được cụ Thành nâng niu và trân trọng chuyển đến những phận người cùng khổ. Hơn nửa đời làm việc thiện, cụ rút ra một điều giản dị mà cao cả: Xã hội nhiều lắm những tấm lòng vàng.
Theo Chí Nguyên
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
vhngocmai [Kỹ năng Nghề nghiệp] Nhật ký "săn việc" Khác 0
trangdang [KN NGHỀ NGHIỆP]- Nghệ thuật làm việc qua điện thoại Khác 0
vanhealxing [KN NGHỀ NGHIỆP] dành tặng cho những ai đã và đang bị thất bại trong công việc Khác 0
thien_duong_mau_tim [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ năng mềm Khác 0
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Cách khắc phục sự tiêu cực tại nơi làm việc Khác 0
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Xây dựng công ty của bạn Khác 0
trangdang [KN NGHỀ NGHIỆP] 5 điều ứng viên có thể nói dối nhà tuyển dụng Khác 1
trangdang [KN NGHỀ NGHIỆP] Sinh viên làm trái ngành trong mắt nhà tuyển dụng Khác 0
windstruck186 [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ năng phân tích SWOT trong kế hoạch tổ chức sự kiện Khác 1
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Làm thế nào để tiếp cận một nhân viên chậm chạp Khác 0
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Có phải các tổ chức trên TG gặp những vấn đề như nhau P2 Khác 0
D [KN NGHỀ NGHIỆP] Có phải các tổ chức trên thế giới gặp những vấn đề như nhau Khác 0
Emi Le [KN NGHỀ NGHIỆP] Bí quyết tạo ấn tượng trong thời gian thử việc Khác 1
nhoccan219 [KN NGHỀ NGHIỆP] 4 cách kết bạn ở nơi làm việc mới Khác 1
nhoccan219 [KN NGHỀ NGHIỆP] 5 “bước” hoàn hảo để vượt qua thất bại Khác 0
vermouth [KN NGHỀ NGHIỆP] Sinh viên cần học những gì? Khác 1
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Công văn là gì? Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Những yêu cầu khi soạn thảo một bản báo cáo Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Phương pháp viết một bản báo cáo Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Bảo vệ nội dung file văn bản Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ thuật trình bày văn bản Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Một số quy tắc soạn thảo văn bản cơ bản Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Cách viết biên bản Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Cách viết thông báo Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ năng viết tờ trình Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Phương pháp soạn thảo một số loại công văn thông dụng Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ thuật soạn thảo công văn Khác 0
trtrungviet [KN NGHỀ NGHIỆP] Khái niệm soạn thảo văn bản Khác 0
kieuphuong [KN NGHỀ NGHIỆP] Bí quyết làm việc hiệu quả với những người “trái tính, trái nết” Khác 0
cobala [KN NGHỀ NGHIỆP] "Vượt mặt" ứng viên "có kinh nghiệm"_nguồn: Báo Tuổi Trẻ Khác 0
cobala [KN NGHỀ NGHIỆP] 8 lời khuyên cho sinh viên mới tốt nghiệp Khác 3
kieuphuong [KN NGHỀ NGHIỆP] Một cách viết dự án kinh doanh hiệu quả Khác 1
kieuphuong [KN NGHỀ NGHIỆP] Làm thế nào để làm việc thành công với người khó tính Khác 2
thanhdat1004 [KN NGHỀ NGHIỆP] Kỹ năng gút dây Khác 1
kieuphuong [KN NGHỀ NGHIỆP] 10 kỹ năng nghề nghiệp Khác 0
kieuphuong [KN NGHỀ NGHIỆP] Cách gửi hồ sơ xin việc Khác 1
eventmem [KN NGHỀ NGHIỆP] Con trai khi yêu Khác 7

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top