Hương Trà
Thanh viên kỳ cựu
Hiện nay tâm lý tuyển dụng trên thị trường lao động đã có sự thay đổi. Nhiều doanh nghiệp (DN) thích tuyển sinh viên (SV) mới ra trường, thay vì chỉ chăm chú tìm tuyển những người có kinh nghiệm như trước.
Cơ hội cho người trẻ
Bà Lâm Thị Vị Tha - phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm cho sinh viên học sinh trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Profec) nhận định: "Sự thay đổi quan điểm trong tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay là cơ hội cho lớp SV trẻ vừa rời khỏi giảng đường là tìm được một chỗ làm việc ngay". Bạn Trần Thị Phi Loan - nhân viên kế toán của công ty Sơn Việt nói: "Mới ra trường tôi được nhận ngay vào công ty mà cũng không hề đặt ra điều kiện phải có kinh nghiệm. Tôi nghĩ, chúng tôi có được tuyển dụng, có làm việc thì mới tích lũy được kinh nghiệm chứ!".
Bà Tha phân tích, sở dĩ các doanh nghiệp quay sang tuyển SV mới tốt nghiệp là do họ còn trẻ, năng động, có tinh thần cầu tiến, có sức khỏe, chịu học hỏi, chịu đi công tác xa, không bị ràng buộc về gia cảnh. Ngoài ra, với lớp trẻ mức lương đòi hỏi lại không quá cao. Bà Trần Thị Túc - giám đốc Trung tâm GTVL cho trí thức (Rajci) còn cho biết, nhiều DN trong và ngoài nước đã ngao ngán về phong thái lao động "luộm thuộm", "ề à" của lớp nhân viên cũ, nên họ muốn tuyển người mới để dễ huấn luyện theo "chuẩn" của họ.
Ông Nguyễn Quốc Nam - Phó chủ nhiệm bộ môn du lịch - khoa Thương mại du lịch trường ĐH Kinh tế, nói: "Nếu tuyển những SV trẻ có tiềm năng vào DN rồi đào tạo thì chỉ từ 1-2 năm, DN sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý tốt mà không tốn quá nhiều tiền".
Tại buổi ra mắt chương trình Đào tạo và phát triển tài năng quản lý cho SV do khoa Thương mại - Du lịch trường ĐH Kinh tế phối hợp với Công ty cổ phần giải pháp Sài Thành tổ chức, lãnh đạo công ty Kinh Đô cũng cho biết, hàng năm Kinh Đô tuyển dụng khá nhiều nhân sự và quan điểm của Kinh Đô là không coi trọng vấn đề thâm niên của các ứng viên, có những SV trẻ chỉ sau 2 năm vào làm việc đã vươn tới chức danh giám đốc.
Những yêu cầu từ phía nhà trường
Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng cái "thiếu" của SV mới ra trường là "sự tự tin". Bởi giữa lý thuyết được đào tạo và thực tế luôn có khoảng cách, do khiếm khuyết trong chương trình đào tạo. Những điểm cần "bổ sung" để SV có thêm sự tự tin là: trong quá trình đào tạo, SV cần được tiếp xúc với thực tế công việc nhiều hơn và được đào tạo thêm các kỹ năng.
Bà Lê Hải Liễu - người từng là cán bộ giảng dạy tại trường ĐH Kinh tế, hiện là giám đốc công ty cổ phần xuất khẩu chế biến gỗ Đức Thành, cho rằng: "Thời gian đi thực tập của SV không nhiều nhưng các em lại phải làm những đề tài cực kỳ "đao to búa lớn" như "chiến lược phát triển" của công ty này, "sự vươn ra thế giới" của công ty nọ... Những đề tài như vậy là không thực tiễn cho các em". Bà Liễu gợi ý "đề tài thực tập của SV nên chăng chỉ gói ghém trong phạm vi nhỏ và thực tiễn!".
10 năm làm "cầu nối" giữa SV và DN, bà Lâm Thị Vị Tha nhận xét: "Các trường ĐH chỉ chú trọng đào tạo về chuyên môn mà ít quan tâm đến kỹ năng. Ra trường rồi nhưng rất ít SV biết soạn thảo văn bản, biết bố trí, sắp xếp nơi làm việc của mình một cách hợp lý". Bà đề nghị các trường ĐH cần quan tâm hơn đến việc huấn luyện cho SV những kỹ năng như giao tiếp, giải quyết các vấn đề, trình bày vấn đề trước đám đông, làm việc nhóm...
Để giúp SV có "thực tế" thì thầy cô giáo ĐH cũng phải có nhiều "thực tế". Kết quả một cuộc khảo sát mới đây của khoa Sư phạm kỹ thuật - trường ĐH Sư phạm kỹ thuật đối với 473 SV của trường này cho thấy 82% - 86% số giờ giảng của thầy cô giáo chỉ là thuyết trình "suông" cho SV ghi chép. Thực tế này đòi hỏi các trường ĐH phải thay đổi chương trình đào tạo, buộc đội ngũ cán bộ giảng dạy của mình phải thay đổi ngay cách dạy đọc - chép như lâu nay.
Cơ hội cho người trẻ
Bà Lâm Thị Vị Tha - phó giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm cho sinh viên học sinh trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Profec) nhận định: "Sự thay đổi quan điểm trong tuyển dụng của doanh nghiệp hiện nay là cơ hội cho lớp SV trẻ vừa rời khỏi giảng đường là tìm được một chỗ làm việc ngay". Bạn Trần Thị Phi Loan - nhân viên kế toán của công ty Sơn Việt nói: "Mới ra trường tôi được nhận ngay vào công ty mà cũng không hề đặt ra điều kiện phải có kinh nghiệm. Tôi nghĩ, chúng tôi có được tuyển dụng, có làm việc thì mới tích lũy được kinh nghiệm chứ!".
Bà Tha phân tích, sở dĩ các doanh nghiệp quay sang tuyển SV mới tốt nghiệp là do họ còn trẻ, năng động, có tinh thần cầu tiến, có sức khỏe, chịu học hỏi, chịu đi công tác xa, không bị ràng buộc về gia cảnh. Ngoài ra, với lớp trẻ mức lương đòi hỏi lại không quá cao. Bà Trần Thị Túc - giám đốc Trung tâm GTVL cho trí thức (Rajci) còn cho biết, nhiều DN trong và ngoài nước đã ngao ngán về phong thái lao động "luộm thuộm", "ề à" của lớp nhân viên cũ, nên họ muốn tuyển người mới để dễ huấn luyện theo "chuẩn" của họ.
Ông Nguyễn Quốc Nam - Phó chủ nhiệm bộ môn du lịch - khoa Thương mại du lịch trường ĐH Kinh tế, nói: "Nếu tuyển những SV trẻ có tiềm năng vào DN rồi đào tạo thì chỉ từ 1-2 năm, DN sẽ có một đội ngũ cán bộ quản lý tốt mà không tốn quá nhiều tiền".
Tại buổi ra mắt chương trình Đào tạo và phát triển tài năng quản lý cho SV do khoa Thương mại - Du lịch trường ĐH Kinh tế phối hợp với Công ty cổ phần giải pháp Sài Thành tổ chức, lãnh đạo công ty Kinh Đô cũng cho biết, hàng năm Kinh Đô tuyển dụng khá nhiều nhân sự và quan điểm của Kinh Đô là không coi trọng vấn đề thâm niên của các ứng viên, có những SV trẻ chỉ sau 2 năm vào làm việc đã vươn tới chức danh giám đốc.
Những yêu cầu từ phía nhà trường
Tuy nhiên, nhiều DN cho rằng cái "thiếu" của SV mới ra trường là "sự tự tin". Bởi giữa lý thuyết được đào tạo và thực tế luôn có khoảng cách, do khiếm khuyết trong chương trình đào tạo. Những điểm cần "bổ sung" để SV có thêm sự tự tin là: trong quá trình đào tạo, SV cần được tiếp xúc với thực tế công việc nhiều hơn và được đào tạo thêm các kỹ năng.
Bà Lê Hải Liễu - người từng là cán bộ giảng dạy tại trường ĐH Kinh tế, hiện là giám đốc công ty cổ phần xuất khẩu chế biến gỗ Đức Thành, cho rằng: "Thời gian đi thực tập của SV không nhiều nhưng các em lại phải làm những đề tài cực kỳ "đao to búa lớn" như "chiến lược phát triển" của công ty này, "sự vươn ra thế giới" của công ty nọ... Những đề tài như vậy là không thực tiễn cho các em". Bà Liễu gợi ý "đề tài thực tập của SV nên chăng chỉ gói ghém trong phạm vi nhỏ và thực tiễn!".
10 năm làm "cầu nối" giữa SV và DN, bà Lâm Thị Vị Tha nhận xét: "Các trường ĐH chỉ chú trọng đào tạo về chuyên môn mà ít quan tâm đến kỹ năng. Ra trường rồi nhưng rất ít SV biết soạn thảo văn bản, biết bố trí, sắp xếp nơi làm việc của mình một cách hợp lý". Bà đề nghị các trường ĐH cần quan tâm hơn đến việc huấn luyện cho SV những kỹ năng như giao tiếp, giải quyết các vấn đề, trình bày vấn đề trước đám đông, làm việc nhóm...
Để giúp SV có "thực tế" thì thầy cô giáo ĐH cũng phải có nhiều "thực tế". Kết quả một cuộc khảo sát mới đây của khoa Sư phạm kỹ thuật - trường ĐH Sư phạm kỹ thuật đối với 473 SV của trường này cho thấy 82% - 86% số giờ giảng của thầy cô giáo chỉ là thuyết trình "suông" cho SV ghi chép. Thực tế này đòi hỏi các trường ĐH phải thay đổi chương trình đào tạo, buộc đội ngũ cán bộ giảng dạy của mình phải thay đổi ngay cách dạy đọc - chép như lâu nay.
Theo Phụ Nữ TP.HCM