thanhdat1004
[♣]Thành Viên CLB
Nói đến “cắm trại” nhiều người lại nghĩ ngay rằng: đó là cuộc vui chơi, giải trí, nghỉ mát, du lịch, dã ngoại... hoặc đại loại như vậy. Quan niệm sai lầm đó khá phổ biến ngay cả trong các đoàn thể thanh thiếu niên.
Trại là một nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt và giáo dục thanh thiếu niên. Giúp các em thỏa mãn óc phiêu lưu, khám phá, huấn luyện tinh thần kỷ luật, trật tự, tăng cường sức khỏe, sự chịu đựng.
Trại là một thế giới thần tiên của những thanh thiếu niên yêu thiên nhiên và ham hoạt động. Ở đó các em thấy mình gần gũi và hòa quyện với thiên nhiên, thấy tâm hồn mình phóng khoáng và cao thượng hơn.
Trại cũng là một dịp để các em thoát ra khỏi sự ồn ào náo nhiệt của thành phố, sự đơn điệu buồn tẻ của các cao ốc và những bức tường.
Trong chương trình sinh hoạt trại, các em có dịp học hỏi và thực hành các kỹ năng trong đời sống thường ngày, trổ tài tháo vát, phát huy sáng kiến để tạo tiện nghi tối đa cho đời sống trại. Khi cùng làm việc với nhau, các em sẽ gây dựng một tình đồng đội, thân ái, vui tươi, đoàn kết...
Ai chưa một lần ngủ đêm dưới lều để nghe côn trùng hòa nhạc, chưa một lần tắm nắng đến cháy da bên bờ biển, chưa một lần bó gối nhìn cơn mưa ở giữa rừng hay cuống cuồng đắp bờ chắn nước đang lăm le tràn vào lều... thì coi như mình mất đi một phần đẹp của tuổi trẻ.
Có nhiều loại, nhiều hình thức trại tùy theo điều kiện và nhu cầu.
1. Trại cuối tuần
Đây là một hình thức trại cho một nhóm nhỏ người do một Đội trưởng tổ chức (được sự đồng ý của Phụ trách) trong vòng 24 giờ.
Tuy là trại nhỏ, nhưng cũng phải có chương trình rõ ràng, đầy đủ. Phải cắm trại cho ra cắm trại. Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn mà phải nấu nướng đàng hoàng (đây cũng là một phần của sự huấn luyện).
2. Trại kỹ năng
Trong những lần sinh hoạt thường xuyên, chúng ta không có đủ thời giờ và điều kiện để huấn luyện một số kỹ năng chuyên môn đặc biệt. Trại kỹ năng được tổ chức để san lấp lỗ hổng đó.
Trại kỹ năng là dịp để cho các trại sinh ôn tập và huấn luyện một số kỹ năng đòi hỏi phải có không gian và địa điểm thoáng rộng, thiên nhiên thích hợp như: tìm phương hướng, tìm sao, ước đạc, quan sát dấu vết, thủ công trại, truyền tin, cứu thương.
Nếu có nhiều đơn vị cùng tham gia thì trại sinh sẽ có tinh thần ganh đua hào hứng hơn và kết quả sẽ tốt đẹp hơn.
3. Trại bay
Thường dùng trong các cuộc thám du khảo sát... Như tên gọi của nó, “Trại bay” không cố định như “Trại đứng” mà nó luôn theo bước chân của toán thám du. Cảnh vật luôn luôn thay đổi sẽ gây nhiều thú vị cho trại sinh. Muốn trại bay có kết quả, ta nên nhớ:
-Tổ chức vào lúc thời tiết tốt
-Trang bị gọn nhẹ
-Có mục đích và đề tài rõ ràng
4. Trại hè
Đương nhiên sẽ tổ chức vào dịp các học sinh - sinh viên được nghỉ hè, cho nên trại hè có thể kéo dài nhiều ngày.
Trại hè cũng là dịp để tổng kết, ôn tập và thực hành những điều đã học trong năm qua.
Sự thành công của trại hè là do sự tổ chức, sắp xếp chương trình và duy trì kỷ luật.
5. Trại họp bạn
Nhiều đoàn thể cùng phong trào ở nhiều nơi, nhiều xứ (lớn nhỏ tùy theo qui mô tổ chức) cùng qui tụ về một địa điểm để:
-Gặp gỡ, kết thân
-Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
-Báo cáo sự tiến bộ
-Thể hiện tình huynh đệ cùng chí hướng
Thường thì mọi đoàn tham dự phải trình diễn mọi trình độ khả năng sinh hoạt của đơn vị mình trước các cán bộ Phụ trách cao cấp. Nhất định sẽ có cuộc thi đua để trắc nghiệm chung cho từng đoàn, từng ngành... và sẽ có thứ hạng trên dưới. Các đơn vị hãy coi đó là sự chứng minh tiến bộ của mình. Đừng vì hơn thua mà tự mãn hay thất vọng.
6. Trại huấn luyện
Như tên gọi của nó - Trại huấn luyện qui tụ các Phụ trách cùng một tổ chức để đào tạo hoặc hoàn thiện khả năng lãnh đạo. Tùy theo từng đẳng cấp và đề tài. Trại có thể kéo dài nhiều ngày. Những trại này sau khi bãi trại (mãn khóa) những trại sinh trúng cách, sẽ được xét duyệt để được cấp bằng hoặc chứng chỉ.
1. Chọn lựa địa điểm
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
3. Chỉnh trang lều vải
4. Dụng cụ đi trại
5. Lên chương trình
1. Chọn lựa địa điểm
Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:
a. Phong cảnh
Đây là dịp đưa các em ở thành phố hòa mình với thiên nhiên, nên phong cảnh đẹp là yếu tố quan trọng giúp trại thành công. Đất trại ở gần biển, sông, suối, ao, hồ, rừng, núi... tha hồ cho các em tổ chức trò chơi. Nên dự phòng một nơi trú ẩn khi thời tiết trở nên xấu (giông, bão, lũ, lụt...).
Ngược lại, đối với các em ở nông thôn, chúng ta nên tổ chức những cuộc cắm trại hay tham quan ở những điểm trong thành phố (sở thú, tụ điểm vui chơi, du lịch...)
b. Thoát nước
Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.
c. Nước uống
Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.
d. Cây, củi
Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi...
e. Dễ tới
Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh.
f. Chợ
Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm.
Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự...
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
a. Tiếp xúc
-Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại.
-Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.
b. Thông báo, xin phép
Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh.
Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại.
3. Chỉnh trang lều vải
Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không?
4. Dụng cụ đi trại
a. Dụng cụ tập thể
Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm:
-Lều vải, dây, cọc, dùi cui
-Thùng hay xô chứa nước
-Tô dĩa lớn
-Vá, muỗng lớn, đũa lớn
-Dao, rìu, rựa
-Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt)
-Túi cứu thương
-Địa bàn
-Đèn bão
-Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm
-Thực phẩm và gia vị
-Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước
b. Dụng cụ cá nhân
Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng.
Đây là những vật dụng gợi ý:
-Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép...
-Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh...
-Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước...
-Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây...
-Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi...
-Mùng mền, võng cá nhân.
Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên.
Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:
-Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại.
-Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua.
-Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)
-Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó.
Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo.
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu.
5. Lên chương trình
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, Phụ trách phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn.
Người Phụ trách cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận.
1. Phân nhiệm
2. Theo đúng chương trình
3. Vệ sinh khu vực trại
4. Kỷ luật (nghiêm phép)
5. Bếp núc, ăn uống
6. Lửa trại
1. Phân nhiệm:
Để điều hành một cuộc trại, chúng ta có những thành phần nhân sự như sau:
-Trại trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mặt pháp lý và điều hành trại, có quyền quyết định mọi hoạt động của trại, giám sát chương trình, chủ tọa mọi nghi thức.
-Trại phó: Tùy theo qui mô lớn nhỏ của trại, chúng ta có từ một đến vài Trại phó phụ tá cho Trại trưởng.
-Trại phó trực: Là một Phụ trách được phân công chịu trách nhiệm điều hành chương trình trại trong ngày. Giám sát và thi hành mọi mệnh lệnh của Trại trưởng. Có quyền quyết định mọi việc (miễn là theo đúng chương trình) trong thời gian mình trực. Tổ chức các buổi sinh hoạt.
Giúp cho việc điều hành trại, còn có các ban như:
-Huấn luyện
-Nghiêm phép (kỷ luật)
-Hậu cần
-Văn nghệ...
2. Theo đúng chương trình:
Trại có hấp dẫn và kết quả hay không là do nơi có theo đúng chương trình hay không. Chúng ta thà bỏ một vài tiết mục trong chương trình (vì thiếu thì giờ) còn hơn là soạn một chương trình lỏng lẻo, nhiều khoảng trống).
Giờ tự do (trường hợp trại sinh tự phụ trách phần giải trí hay hoạt động) cũng nằm trong chương trình.
3. Vệ sinh trại:
Khi vừa đến khu vực trại, chúng ta phải tổng vệ sinh khu vực (nhưng không được xâm phạm cảnh quang thiên nhiên).
Trại phải ngăn nắp, sạch sẽ, thứ tự. Phải chú ý đào ngay hố rác, nhà cầu và phải đào xa lều, dưới gió. Thức ăn thừa và thực phẩm chưa dùng phải được che đậy kỹ càng.
Lều và góc đội, góc đơn vị phải giữ ngăn nắp, sạch sẽ, không phải chỉ là lúc Phụ trách đi khám trại mà là suốt ngày.
Buổi sáng, khi thức dậy, trại sinh phải có đủ nước và tiện nghi tối thiểu để làm vệ sinh.
Ban đêm phải có mùng mền đủ ấm và chống muỗi cũng như côn trùng. Phải thay quần áo khô ráo để không bị cảm hay ho.
4. Kỷ luật (nghiêm phép)
Nhìn vào một cảnh trại, thấy trại sinh ăn rồi nằm vật vạ trong lều, đọc truyện, tán nhảm, đi lang thang không mục đích. Đồ đạc, soong nồi, chén bát vất lung tung... ta thấy ngay rằng buổi trại đó chẳng thú vị gì, thà đừng tổ chức thì hơn.
Chương trình cắm trại có thành công hay không một phần là do kỷ luật trại. Anh Phụ trách kỷ luật có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra. Dù là kỷ luật tự giác nhưng vẫn dùng biện pháp mạnh, nếu vi phạm luật trại.
Giờ nghỉ ngơi phải triệt để tôn trọng, nhất là giờ ngủ, bắt buộc các em phải im lặng ngủ (thường thì các em rất khó ngủ trong trường hợp này) ngày hôm sau các em mới có sức hoạt động tiếp mà không ảnh hưởng sức khỏe. Nên dành riêng cho các em một giờ nhất định để viết thư hay ghi nhật ký.
Ban đêm, phải cắt cử người gác đêm để gìn giữ an ninh và kỷ luật trại, cứ 1 hay 2 giờ đổi ca. Nhiệm vụ của các em gác là nhắc nhở trại sinh im lặng ngủ, kiểm tra các bạn mê ngủ, lăn ra khỏi chăn màn (nhưng không làm ảnh hưởng giấc ngủ trại sinh), phát hiện gì lạ, phải báo ngay cho Phụ trách trực.
5. Khám trại:
Đây là thời gian Phụ trách đến từng lều kiểm tra vệ sinh, kỷ luật, sắp xếp, trình bày ngăn nắp, trang trí, nút dây... của từng lều.
Mỗi ngày, Phụ trách nên khám trại một hay hai lần, bằng nhiều cách khác nhau. Có khi đi xa xa mà quan sát, có khi bất ngờ đi ngang qua, thường thì đến một cách chính thức và có báo trước.
Khi các Phụ trách đến chính thức, Tổ, Đội trưởng phải tổ chức đón tiếp và hướng dẫn các anh chị đi thăm trại mình.
Nên có các hình thức khen thưởng cho Đội nào khá nhất.
C. Bãi trại
Trại sinh thu gom vật dụng chung và đồ đạc cá nhân gọn gàng. Khi được lệnh thì mới giỡ lều.
Trả lại nguyên trạng cảnh quang giống như lúc ta mới đến.
Xóa bỏ tất cả dấu vết của trại. Lấp hố rác, hố vệ sinh, nhổ hết cọc lều, tổng vệ sinh khu vực. Làm thế nào để khi chúng ta rời khu vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với địa phương.
Trước khi ra về, ta cám ơn chủ đất, cám ơn chính quyền địa phương.
NHỚ: Đừng để lại gì ngoài lời cám ơn và một kỷ niệm đẹp.
Tổng kết trại
Sau khi đi trại về, trễ nhất là 1 tháng, chúng ta phải có một buổi họp tổng kết trại.
Trong buổi tổng kết, chúng ta rút ra những ưu khuyết điểm, những phê bình, xây dựng của Phụ trách, những ý kiến đóng góp của trại sinh, để chúng ta dần dần hoàn thiện hơn trong những kỳ trại tới.
Lều trại
Trên thị trường hiện tại, người ta có bày bán đủ các loại, dạng lều - từ lều một vài người cho đến loại vài chục người... đủ các hình thức, kiểu dáng, màu sắc... Tuy nhiên loại lều này giá hơi đắt.
Là một người tháo vát (hay tập làm người tháo vát) chúng ta phải biết cách tự may lấy lều của mình, vừa rẻ tiền, vừa đúng ý của mình.
Vị trí dựng lều
-Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.
-Chọn chỗ đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.
-Tránh hướng gió thốc vào lều.
-Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.
-Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về trở tay không kịp.
-Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các tổ, đội được độc lập với nhau.
Động tác dựng lều
Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, trại sinh phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, các trại sinh phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng. Tiêu chuẩn đặt ra là thời gian dựng mỗi lều không được quá 5 phút.
Tiêu chuẩn của một cái lều
-Thao tác nhanh chóng
-Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn
-Buộc đúng nút dây
-Cân đối, đẹp mắt
-Có rãnh thoát nước
Trại là một nhu cầu cần thiết trong sinh hoạt và giáo dục thanh thiếu niên. Giúp các em thỏa mãn óc phiêu lưu, khám phá, huấn luyện tinh thần kỷ luật, trật tự, tăng cường sức khỏe, sự chịu đựng.
Trại là một thế giới thần tiên của những thanh thiếu niên yêu thiên nhiên và ham hoạt động. Ở đó các em thấy mình gần gũi và hòa quyện với thiên nhiên, thấy tâm hồn mình phóng khoáng và cao thượng hơn.
Trại cũng là một dịp để các em thoát ra khỏi sự ồn ào náo nhiệt của thành phố, sự đơn điệu buồn tẻ của các cao ốc và những bức tường.
Trong chương trình sinh hoạt trại, các em có dịp học hỏi và thực hành các kỹ năng trong đời sống thường ngày, trổ tài tháo vát, phát huy sáng kiến để tạo tiện nghi tối đa cho đời sống trại. Khi cùng làm việc với nhau, các em sẽ gây dựng một tình đồng đội, thân ái, vui tươi, đoàn kết...
Ai chưa một lần ngủ đêm dưới lều để nghe côn trùng hòa nhạc, chưa một lần tắm nắng đến cháy da bên bờ biển, chưa một lần bó gối nhìn cơn mưa ở giữa rừng hay cuống cuồng đắp bờ chắn nước đang lăm le tràn vào lều... thì coi như mình mất đi một phần đẹp của tuổi trẻ.
Có nhiều loại, nhiều hình thức trại tùy theo điều kiện và nhu cầu.
1. Trại cuối tuần
Đây là một hình thức trại cho một nhóm nhỏ người do một Đội trưởng tổ chức (được sự đồng ý của Phụ trách) trong vòng 24 giờ.
Tuy là trại nhỏ, nhưng cũng phải có chương trình rõ ràng, đầy đủ. Phải cắm trại cho ra cắm trại. Không nên dùng thực phẩm chế biến sẵn mà phải nấu nướng đàng hoàng (đây cũng là một phần của sự huấn luyện).
2. Trại kỹ năng
Trong những lần sinh hoạt thường xuyên, chúng ta không có đủ thời giờ và điều kiện để huấn luyện một số kỹ năng chuyên môn đặc biệt. Trại kỹ năng được tổ chức để san lấp lỗ hổng đó.
Trại kỹ năng là dịp để cho các trại sinh ôn tập và huấn luyện một số kỹ năng đòi hỏi phải có không gian và địa điểm thoáng rộng, thiên nhiên thích hợp như: tìm phương hướng, tìm sao, ước đạc, quan sát dấu vết, thủ công trại, truyền tin, cứu thương.
Nếu có nhiều đơn vị cùng tham gia thì trại sinh sẽ có tinh thần ganh đua hào hứng hơn và kết quả sẽ tốt đẹp hơn.
3. Trại bay
Thường dùng trong các cuộc thám du khảo sát... Như tên gọi của nó, “Trại bay” không cố định như “Trại đứng” mà nó luôn theo bước chân của toán thám du. Cảnh vật luôn luôn thay đổi sẽ gây nhiều thú vị cho trại sinh. Muốn trại bay có kết quả, ta nên nhớ:
-Tổ chức vào lúc thời tiết tốt
-Trang bị gọn nhẹ
-Có mục đích và đề tài rõ ràng
4. Trại hè
Đương nhiên sẽ tổ chức vào dịp các học sinh - sinh viên được nghỉ hè, cho nên trại hè có thể kéo dài nhiều ngày.
Trại hè cũng là dịp để tổng kết, ôn tập và thực hành những điều đã học trong năm qua.
Sự thành công của trại hè là do sự tổ chức, sắp xếp chương trình và duy trì kỷ luật.
5. Trại họp bạn
Nhiều đoàn thể cùng phong trào ở nhiều nơi, nhiều xứ (lớn nhỏ tùy theo qui mô tổ chức) cùng qui tụ về một địa điểm để:
-Gặp gỡ, kết thân
-Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm
-Báo cáo sự tiến bộ
-Thể hiện tình huynh đệ cùng chí hướng
Thường thì mọi đoàn tham dự phải trình diễn mọi trình độ khả năng sinh hoạt của đơn vị mình trước các cán bộ Phụ trách cao cấp. Nhất định sẽ có cuộc thi đua để trắc nghiệm chung cho từng đoàn, từng ngành... và sẽ có thứ hạng trên dưới. Các đơn vị hãy coi đó là sự chứng minh tiến bộ của mình. Đừng vì hơn thua mà tự mãn hay thất vọng.
6. Trại huấn luyện
Như tên gọi của nó - Trại huấn luyện qui tụ các Phụ trách cùng một tổ chức để đào tạo hoặc hoàn thiện khả năng lãnh đạo. Tùy theo từng đẳng cấp và đề tài. Trại có thể kéo dài nhiều ngày. Những trại này sau khi bãi trại (mãn khóa) những trại sinh trúng cách, sẽ được xét duyệt để được cấp bằng hoặc chứng chỉ.
A. Chuẩn bị
Để chuẩn bị, chúng ta lần lượt tiến hành những điểm sau:
1. Chọn lựa địa điểm
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
3. Chỉnh trang lều vải
4. Dụng cụ đi trại
5. Lên chương trình
1. Chọn lựa địa điểm
Đích thân anh chị Phụ trách phải đi tiền trạm để khảo sát và chọn lựa. Đất trại phải rộng rãi đủ chỗ để dựng lều. Và cần hội tụ đủ các yếu tố sau:
a. Phong cảnh
Đây là dịp đưa các em ở thành phố hòa mình với thiên nhiên, nên phong cảnh đẹp là yếu tố quan trọng giúp trại thành công. Đất trại ở gần biển, sông, suối, ao, hồ, rừng, núi... tha hồ cho các em tổ chức trò chơi. Nên dự phòng một nơi trú ẩn khi thời tiết trở nên xấu (giông, bão, lũ, lụt...).
Ngược lại, đối với các em ở nông thôn, chúng ta nên tổ chức những cuộc cắm trại hay tham quan ở những điểm trong thành phố (sở thú, tụ điểm vui chơi, du lịch...)
b. Thoát nước
Đất trại có phủ cỏ, khô ráo, sạch sẽ, thoai thoải, không bị lụt hay úng thủy khi mưa lớn.
c. Nước uống
Phải có nước sạch gần nơi cắm trại để có thể lấy được dễ dàng.
d. Cây, củi
Việc đun, nấu, làm thủ công trại đều phải sử dụng cây, củi, nên điểm cắm trại phải gần chỗ có thể lấy cây, củi...
e. Dễ tới
Địa điểm cắm trại phải phù hợp với khả năng kinh phí chuyên chở của đơn vị. Nếu có thể nên ở gần trục lộ giao thông để đề phòng trường hợp phải di tản trại sinh.
f. Chợ
Là nơi tiếp tế thực phẩm và nhu yếu phẩm cho trại. Tuy nhiên chúng ta không vì thế mà cắm trại gần chợ. Càng xa càng tốt nhưng phải thuận tiện cho việc đi lại mua sắm.
Ngoài ra, không nên cắm trại ở nơi đông người, bệnh viện, khu quân sự...
2. Tiếp xúc, thông báo, xin phép
a. Tiếp xúc
-Với chủ đất hay chính quyền địa phương để xin phép sử dụng địa điểm cắm trại.
-Với các đoàn bạn và các tổ chức thanh thiếu niên sở tại, để mời sinh hoạt chung hay nhờ họ hướng dẫn những tập quán phong tục địa phương. Cần nắm các đền chùa, nhà thờ và các giờ hành lễ, các di tích lịch sử, thắng cảnh địa phương... Các địa chỉ của bác sĩ hay trạm y tế gần nhất.
b. Thông báo, xin phép
Đến các cấp cao hơn trong phong trào và gửi giấy thông báo và xin phép đến từng phụ huynh của trại sinh.
Thông báo cho trại sinh biết ngày, giờ, địa điểm tập kết... thời gian đi trại, chủ đề hay mục đích của trại, lệ phí trại. Lên danh mục những vật cần mang theo cho đúng với nhu cầu của trại.
3. Chỉnh trang lều vải
Ta phải xem lại các lều vải, chỗ nào hư mục thì phải thay bỏ hay vá. Kiểm xem số lều có phù hợp với số trại sinh không? Nếu thiếu thì may hoặc mượn thêm. Kiểm tra dây, cọc, cột, dùi cui có đủ không?
4. Dụng cụ đi trại
a. Dụng cụ tập thể
Phân công cho trại sinh mỗi người mang một ít, người nào mang món nào phải có trách nhiệm giữ gìn bảo quản cho đến hết kỳ trại. Những dụng cụ chung cho cả tổ, đội gồm:
-Lều vải, dây, cọc, dùi cui
-Thùng hay xô chứa nước
-Tô dĩa lớn
-Vá, muỗng lớn, đũa lớn
-Dao, rìu, rựa
-Cuốc nhỏ hay xẻng (loại xếp được càng tốt)
-Túi cứu thương
-Địa bàn
-Đèn bão
-Tấm poncho hay nylon lót lều chống ẩm
-Thực phẩm và gia vị
-Nồi, soong, chảo, ấm nấu nước
b. Dụng cụ cá nhân
Chưa quen đi trại, nhiều em hay mang theo những thứ luộm thuộm vô ích. Hành trang của trại sinh phải gọn nhẹ và đa dụng.
Đây là những vật dụng gợi ý:
-Y phục: Tùy theo mùa, đồ ngủ, đồng phục, đồ tắm, đồ lót, áo mưa, giày dép...
-Đồ vệ sinh cá nhân: Kem, bàn chải răng, xà phòng, gương, lược, khăn, giấy vệ sinh...
-Vật dụng ăn uống: Chén, đũa, muỗng, ly, dao đa năng, bình đựng nước...
-Vật dụng học tập: Bút, sổ tay, còi, dây...
-Vật dụng sinh hoạt: Đèn pin, đèn cầy, quẹt gas, nhang muỗi hay thuốc chống muỗi...
-Mùng mền, võng cá nhân.
Tất cả sắp xếp thứ tự gọn gàng vào ba lô, những vật ít sử dụng để dưới, vật xài nhiều để ở trên.
Điều quan trọng mà mỗi trại sinh phải có là sổ tay cắm trại. Có thể gọi đây là Nhật ký trại, trong đó ghi chép:
-Thời gian, địa điểm và mục đích của những kỳ trại.
-Những kinh nghiệm, những ưu khuyết điểm đã gặp trong kỳ trại qua.
-Mô tả toàn bộ khung cảnh và hoạt động của trại (dưới dạng một ký sự)
-Phác họa hay dán những tấm hình đã chụp trong kỳ trại đó.
Liệt kê những thứ phải mang theo trong những kỳ trại, tìm ra những gì thừa hay thiếu để lần sau bỏ bớt hay mang theo.
Đây cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh khả năng của mình trong những lần Hội đồng Phụ trách xét duyệt để nâng cấp hay trao chuyên hiệu.
5. Lên chương trình
Trại không phải là nơi vui chơi, nghỉ mát một cách tùy tiện, vui đâu làm đó. Phải hoạt động nhiều để trại sinh không có những phút trống rỗng, bất động. Muốn được như vậy, Phụ trách phải có một chương trình thật hoàn chỉnh, khít khao với giờ giấc, đúng với chủ đề hay mục đích cắm trại. Có chương trình rồi cũng phải biết san lấp những lỗ hổng (nếu có) trong ngày. Đi đúng chương trình có nghĩa là không kéo dài tiết mục nào ra, dù tiết mục đó đang hấp dẫn.
Người Phụ trách cũng phải soạn một chương trình dự phòng - dành cho trời mưa hay trường hợp bất khả kháng - không để trại sinh ngồi bó tay chịu trận.
B. Chương trình sinh hoạt trại
Trong chương trình sinh hoạt trại chúng ta có những hoạt động sau:
1. Phân nhiệm
2. Theo đúng chương trình
3. Vệ sinh khu vực trại
4. Kỷ luật (nghiêm phép)
5. Bếp núc, ăn uống
6. Lửa trại
1. Phân nhiệm:
Để điều hành một cuộc trại, chúng ta có những thành phần nhân sự như sau:
-Trại trưởng: Chịu trách nhiệm chung về mặt pháp lý và điều hành trại, có quyền quyết định mọi hoạt động của trại, giám sát chương trình, chủ tọa mọi nghi thức.
-Trại phó: Tùy theo qui mô lớn nhỏ của trại, chúng ta có từ một đến vài Trại phó phụ tá cho Trại trưởng.
-Trại phó trực: Là một Phụ trách được phân công chịu trách nhiệm điều hành chương trình trại trong ngày. Giám sát và thi hành mọi mệnh lệnh của Trại trưởng. Có quyền quyết định mọi việc (miễn là theo đúng chương trình) trong thời gian mình trực. Tổ chức các buổi sinh hoạt.
Giúp cho việc điều hành trại, còn có các ban như:
-Huấn luyện
-Nghiêm phép (kỷ luật)
-Hậu cần
-Văn nghệ...
2. Theo đúng chương trình:
Trại có hấp dẫn và kết quả hay không là do nơi có theo đúng chương trình hay không. Chúng ta thà bỏ một vài tiết mục trong chương trình (vì thiếu thì giờ) còn hơn là soạn một chương trình lỏng lẻo, nhiều khoảng trống).
Giờ tự do (trường hợp trại sinh tự phụ trách phần giải trí hay hoạt động) cũng nằm trong chương trình.
3. Vệ sinh trại:
Khi vừa đến khu vực trại, chúng ta phải tổng vệ sinh khu vực (nhưng không được xâm phạm cảnh quang thiên nhiên).
Trại phải ngăn nắp, sạch sẽ, thứ tự. Phải chú ý đào ngay hố rác, nhà cầu và phải đào xa lều, dưới gió. Thức ăn thừa và thực phẩm chưa dùng phải được che đậy kỹ càng.
Lều và góc đội, góc đơn vị phải giữ ngăn nắp, sạch sẽ, không phải chỉ là lúc Phụ trách đi khám trại mà là suốt ngày.
Buổi sáng, khi thức dậy, trại sinh phải có đủ nước và tiện nghi tối thiểu để làm vệ sinh.
Ban đêm phải có mùng mền đủ ấm và chống muỗi cũng như côn trùng. Phải thay quần áo khô ráo để không bị cảm hay ho.
4. Kỷ luật (nghiêm phép)
Nhìn vào một cảnh trại, thấy trại sinh ăn rồi nằm vật vạ trong lều, đọc truyện, tán nhảm, đi lang thang không mục đích. Đồ đạc, soong nồi, chén bát vất lung tung... ta thấy ngay rằng buổi trại đó chẳng thú vị gì, thà đừng tổ chức thì hơn.
Chương trình cắm trại có thành công hay không một phần là do kỷ luật trại. Anh Phụ trách kỷ luật có trách nhiệm nhắc nhở, kiểm tra. Dù là kỷ luật tự giác nhưng vẫn dùng biện pháp mạnh, nếu vi phạm luật trại.
Giờ nghỉ ngơi phải triệt để tôn trọng, nhất là giờ ngủ, bắt buộc các em phải im lặng ngủ (thường thì các em rất khó ngủ trong trường hợp này) ngày hôm sau các em mới có sức hoạt động tiếp mà không ảnh hưởng sức khỏe. Nên dành riêng cho các em một giờ nhất định để viết thư hay ghi nhật ký.
Ban đêm, phải cắt cử người gác đêm để gìn giữ an ninh và kỷ luật trại, cứ 1 hay 2 giờ đổi ca. Nhiệm vụ của các em gác là nhắc nhở trại sinh im lặng ngủ, kiểm tra các bạn mê ngủ, lăn ra khỏi chăn màn (nhưng không làm ảnh hưởng giấc ngủ trại sinh), phát hiện gì lạ, phải báo ngay cho Phụ trách trực.
5. Khám trại:
Đây là thời gian Phụ trách đến từng lều kiểm tra vệ sinh, kỷ luật, sắp xếp, trình bày ngăn nắp, trang trí, nút dây... của từng lều.
Mỗi ngày, Phụ trách nên khám trại một hay hai lần, bằng nhiều cách khác nhau. Có khi đi xa xa mà quan sát, có khi bất ngờ đi ngang qua, thường thì đến một cách chính thức và có báo trước.
Khi các Phụ trách đến chính thức, Tổ, Đội trưởng phải tổ chức đón tiếp và hướng dẫn các anh chị đi thăm trại mình.
Nên có các hình thức khen thưởng cho Đội nào khá nhất.
C. Bãi trại
Trại sinh thu gom vật dụng chung và đồ đạc cá nhân gọn gàng. Khi được lệnh thì mới giỡ lều.
Trả lại nguyên trạng cảnh quang giống như lúc ta mới đến.
Xóa bỏ tất cả dấu vết của trại. Lấp hố rác, hố vệ sinh, nhổ hết cọc lều, tổng vệ sinh khu vực. Làm thế nào để khi chúng ta rời khu vực trại phải để lại những kỷ niệm đẹp và ấn tượng tốt đối với địa phương.
Trước khi ra về, ta cám ơn chủ đất, cám ơn chính quyền địa phương.
NHỚ: Đừng để lại gì ngoài lời cám ơn và một kỷ niệm đẹp.
Tổng kết trại
Sau khi đi trại về, trễ nhất là 1 tháng, chúng ta phải có một buổi họp tổng kết trại.
Trong buổi tổng kết, chúng ta rút ra những ưu khuyết điểm, những phê bình, xây dựng của Phụ trách, những ý kiến đóng góp của trại sinh, để chúng ta dần dần hoàn thiện hơn trong những kỳ trại tới.
Lều trại
Trên thị trường hiện tại, người ta có bày bán đủ các loại, dạng lều - từ lều một vài người cho đến loại vài chục người... đủ các hình thức, kiểu dáng, màu sắc... Tuy nhiên loại lều này giá hơi đắt.
Là một người tháo vát (hay tập làm người tháo vát) chúng ta phải biết cách tự may lấy lều của mình, vừa rẻ tiền, vừa đúng ý của mình.
Vị trí dựng lều
-Cắm lều ở nơi đất trống, có bóng cây che nắng buổi chiều.
-Chọn chỗ đất bằng phẳng, không có đá lởm chởm, không có rễ cây lớn, không có bụi cây hay cỏ gai, dọn sạch sẽ và lượm bớt sỏi đá.
-Tránh hướng gió thốc vào lều.
-Không dựng lều sát tàn cây cao, rất nguy hiểm khi mưa gió.
-Không dựng lều dưới lòng suối cạn, nước lũ về trở tay không kịp.
-Khoảng cách các lều đủ gần để dễ điều hành nhưng phải đủ xa để các tổ, đội được độc lập với nhau.
Động tác dựng lều
Để dựng một cái lều cho nhanh và đúng quy cách, trại sinh phải được huấn luyện mọi thao tác cho đồng bộ. Phải biết nhiệm vụ của mình là làm gì trong đội hình dựng lều.
Đội hình dựng lều thay đổi từ 2 đến 8 người, các trại sinh phải được huấn luyện thuần thục để khi thực hành khỏi lúng túng. Tiêu chuẩn đặt ra là thời gian dựng mỗi lều không được quá 5 phút.
Tiêu chuẩn của một cái lều
-Thao tác nhanh chóng
-Mái lều căng thẳng, không nếp nhăn
-Buộc đúng nút dây
-Cân đối, đẹp mắt
-Có rãnh thoát nước