[KN SINH HOẠT] Kỹ năng sinh hoạt vòng tròn có kèm bài hát

thanhdat1004

[♣]Thành Viên CLB
A. Nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn gì, nhìn mặt nhau đi xem ai có giận hờn chi. Mình là anh em có chi đâu mà giận hờn. Nhìn mặt nhau đi, hãy nhìn mặt nhau đi.

Tiếp tục thay đổi lời: Cầm tay nhau đi, xem ai có giận hờn gì,... hoặc Rờ vai nhau đi, xem ai có giận hờn gì,... hay Sờ đầu nhau đi,...

B. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với tay lúc lắc, 50 tên thì đi với lưng gù gù.LẮC...GÙ...LẮC...GÙ. Napoleon ngày xưa có lính rất đông, 50 tên thì đi với chân chữ bát, 50 tên thì đi với chân vòng kiềng. BÁT...KIỀNG...BÁT...KIỀNG

C. Một đàn cá sấu, ra đi tòng quân giữa quê nhà (đi vòng theo vòng tròn), ôi đau đớn thay để lại đàn con thơ ấu. Này con con ơi này con con ơi, con nín nín đi con. Này con con ơi này con con ơi, nín đi để mẹ ra đi (giơ tay vỗ đầu người bên cạnh giống như cha vỗ đầu con vậy muh)

D. Phật tổ hàng ma hay Quang Trung đánh giặc:
Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay - tất cả hô theo và đưa một tay lên trời

Lẳng lặng mà nghe Như Lai ngày xưa giảng đạo (Quang Trung ngày xưa đánh giặc)
Hàng vạn Ma vương quay về dưới bóng từ bi. (Bọn giặc xâm lăng, tan tành... đoạn này quên mất [Only registered and activated users can see links] )

Quản trò: Như Lai - Ma vương - một cái tay, hai cái tay, một cái chân, hai cái chân, một cái đầu, một cái hông, một cái mông,... tất cả vừa làm vừa nhún theo lời hát.

E. Một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích nè, một ngón tay nhúc nhích, nhúc nhích anh em chúng ta sum vầy.

(sau mỗi lần hát thì đến thêm vào số lần "nhúc nhích")

F. Nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vổ đôi tay, nào bạn vui mà muốn tỏ ra mà lòng bạn nôn nao muốn cho xung quanh đây biết, nào bạn vui mà muốn tỏ ra thì vỗ đôi tay. (clap clap)

G. Ta búng ngón tay cho đều, ta búng ngón tay cho đều, a í a mình búng ngón tay thật đều ( lắc cái mông, nhún cái chân,...)

H. Ta hát to hát nhỏ nhò nhỏ, rồi ta ngồi kể chuyện cho nhau nghe, ô ố ô ô, ô ố ô ồ, ta vui ca hát hát cho vui đời ta.

(lần lượt hát và vỗ tay hai nhịp một: đầu, vai, hông, đầu gối, đầu, vai, hông, đầu gối,... cho đến hết bài thì tiếp tục hát lại và thực hiện động tác như trên. Tốc độ hát càng lúc càng nhanh thì động tác càng lúc càng nhanh theo)

I. Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, chuyền cho đều, chuyền cho khéo, nếu không, nếu không thì mời anh ra.

hoặc

Nào cùng chuyền lớn bé anh em ta chuyền cùng chuyền, nào thấy thấy không, thấy ai chuyền không đúng cách.

Trò chơi: vòng tròn ngồi xuống, sát bên nhau, sau đó tất cả xòe bàn tay trái của mình ra phía trước mặt, tay phải chụm ngón tay lại bỏ vào giữa bàn tay trái của mình. Một người ngồi ở giữa vòng tròn để bị. Khi bài hát bắt đầu, Quản trò bắt đầu chuyền một vật thật nhỏ (ví dụ là một hạt me) từ trong tay mình qua người bên cạnh), những người khác trong vòng tròn đồng thời cũng bắt đầu thực hiện động tác giống như Quản trò (như đang bốc một vật gì bỏ từ tay mình sang bàn tay trái đang xòe của người ở bên cạnh), và thực hiện theo điệu nhạc, Nào cùng chuyền,... cứ thực hiện liên tục như vậy và chuyền vật nhỏ đi quanh vòng tròn và phải thật khéo léo, nếu không sẽ bị người ngồi giữa vòng tròn bắt được hạt me ở vị trí nào thì người đó sẽ ra bị thay. Trò chơi tiếp tục như thế.

Cũng có thể áp dụng bài hát này khi chúng ta muốn chuyền một vật gì quanh vòng tròn, đôi dép, chén cơm (khi ăn cơm toàn trại),...

J. Yêu mến mẹ cha, yêu trên đầu em, yêu mến mẹ cha, trong quả tim này, yêu mến mẹ cha trên hai đầu gối, yêu mến mẹ cha, trên cả thân này.

I love mom, dad (vỗ tay 2 nhịp), love on my head. (vỗ hai tay lên đầu - 2 nhịp)
I love mom, dad, love in my heart. (khoanh tay trước ngực - 2 nhịp)
I love mom, dad, love on my knee. (vỗ lên đầu gối 2 nhịp)
I love mom, dad, all of my body. (vuốt thẳng từ đầu tới chân theo 2 hông)

K. Một ông sao sáng hai ông sáng sao, ba ông sao sáng, sáng chiếu muôn ánh vàng, bốn ông sáng sao rồi năm ông sao sáng rồi sáu ông sáng sao, trên trời cao.
Một ông sao sáng, hai ông sáng sao, tôi đố anh (cô) bạn này đếm một hơi cho hết từ một ông sao sáng đến 2 (4,6,8,...) ông sáng sao.
Một ly chanh đá, hai ly đá chanh
Một cây cam quýt, hai cây quýt cam,...

- Tình tang tang tính anh chàng ta bí lù / cô nàng ta đếm được rồi.

L. Tang tang tính tang tang, tình tang tang tang tính tang tang, ô kìa là kìa con bướm con bướm xinh nở trong vườn hoa,ô kìa là kìa đôi bướm đôi bướm xinh ở trong vườn hồng.
(một bạn nhảy xoay vong trong vòng tròn và chọn thêm cho mình một bạn nhảy khi bài hát tới chữ "đôi bướm")

M. Hành động tương tự như bài trên.
Cùng nhảy múa chung quanh vòng, cùng nhảy múa cùng vui, cùng nhảy múa chung quanh vòng, vui cùng vui múa đều .
Nắm tay nhau, đứng bên nhau, vui cùng vui múa ca.
Đứng bên nhau, hát vang lên, ta cùng nhau múa đều.

N. Hòn bi xanh trong đôi mắt anh, hòn bi đen trong đôi mắt em, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen. Ngồi bên nhau chưa cho biết tên, gặp nhau đây mai sau khó quên, dẫu biết rằng không quen thì lạ, dẫu biết rằng không lạ thì quen.

O. Nào anh em cùng ra đây xem chúng ta đua nhau chơi đàn (còi, kèn...) từng tứng tựng, từng tứng tưng, từng tứng tựng tứng tưng tưng từng.

P. Cái ghế 2 chân.
(vòng tròn đứng sát vào nhau và cùng xoay mặt qua bên trái hay bên phải - tương tự như trò tàu chui hầm)

Tất cả cùng hát và cùng chạy (hát như nhạc Rap ấy)
" Cái ghế thì có 4 chân, nhưng ghế của mình thì có 2 chân - ỉn"

Khi nghe đến chữ ỉn, tất cả ngồi xuống về phía sau, mông người đằng trước ngồi lên trên 2 bắp vế hay là đầu gối người phía sau.
Người phía sau thì chụm hai đầu gối lại ở tư thế chổm hổm cho người phía trước ngồi lên 2 chân của mình, đồng thời hai tay nắm lấy vai của người ngồi phía trước và cũng ngồi lên hai chân của người phía sau của mình nữa (ghế 2 chân).
Sau đó hát tiếp và làm theo lời bài hát: (hát theo điệu bài "Múa sạp")

"Bà ngồi bà rung đùi, (tất cả rung đùi lên)
Bà ngồi bà rung chân, (tất cả rung chân lên)
Bao nhiêu cái áo hành quân, (người sau bóp vai người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà, (người phía sau đấm lưng cho người phía trước)
Đấm lưng đấm lưng cho bà,
Bà cho năm xu"

Hát đến đây vòng tròn đứng dậy, xoay ngược lại và tiếp tục một vòng chạy mới... "cái ghế thì có 4 chân,...

Q. Tất cả đứng thành vòng tròn và làm theo lời bài hát của Quản trò.
Đất ta ta ngồi (tất cả ngồi xuống)
Trời ta ta đứng (tất cả đứng lên)
Ơ, này anh em ơi. (Tất cả cùng trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiii)
Ta vỗ tay cho đều,
Ta hát vang vui mừng này anh em ơi (tất cả trả lời: Ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiii)

R. Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)
Alibaba cái quần hara xé ra làm ba (á li ba bà)

Nghe đây nghe đây con gà nhà ai nó gáy thật to (ó o o ò)
Chưa đâu chưa đâu con gà nhà tôi nó gáy mới thật to (ó o o ò)

... con bò nó rống úm um um bò, con mèo nó kêu méo meo meo mèo, con lợn nó rên éc ec ec ẹc, ông nhà ổng ho ắc ăc ăc ặc,...

(chia làm 2 phe trong vòng tròn để xem phe nào... gào to hơn)

S. Đèo cao (dô ta) thì mặc đèo cao (dô ta) nhưng mà cao quá (dô ta) thì ta đi vòng. (dô hò, dô hò là hò dô ta, dô ta)
Trời mưa - đi dù, sông sâu - đi đò, ...

(Lời đúng: đèo cao (dô ta), thì mặc đèo cao (dô ta), nhưng lòng yêu nước, còn cao hơn đèo...)

T. Anh nằm xuống, xong lại ngồi rồi đứng lên thấy đau chân, anh lại ngồi, thấy đau lưng, anh lại nằm, rồi anh đứng, anh đứng im, vẫy tay chào.

nằm: đặt một cánh tay nằm ngang, song song trước ngực
ngồi: đặt cánh tay đứng lên, ngón tay hướng lên trời, khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
quỳ: ngược hướng với tư thế ngồi, ngón tay chúc xuống dất. khuỷu tay tạo thành một góc vuông.
đứng: giơ thẳng hết cả cánh tay lên trời. (vẫy tay)

Phạt: ai vi phạm ở động tác nào thì thực hiện đúng động tác đó.

U. Trò này dùng để Quản trò tự sám hối tội lỗi khi mà thấy rằng tội nghiệt mình quá nhiều (vì đã hành hạ các Đội viên trong vòng tròn)
Hát và múa theo bài "Anh em ta về"
Tất cả vòng tròn nắm tay lại. Quản trò đứng ở giữa vòng tròn và bắt đầu bài hát
"Anh em ta về cùng nhau ta sum họp nào, 1, 2, 3, 4, 5 (vòng tròn cùng đi về phía bên phải)
Anh em ta về cùng nhau ta quây quần nào 5, 4, 3, 2, 1 (vòng tròn đi ngược lại về phía bên trái)
Một đều chân bước nhé (tất cả đứng lại, xoay mặt vào trong, buông tay nhau ra và làm tư thế đi đều)
Hai quay nhìn nhau đi (cố gắng chộp cho được một người bên cạnh của mình mà nhìn)
Ba cầm tay chắc nhé, không muốn ai chia lìa (tất cả nắm tay lại, xoay mặt vào trong vòng tròn và nhắm thật kỹ Quản trò đang đứng ở giữa vòng tròn)
Bốn nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà (tất cả nâng dần tay cao lên , đồng thời bước đều vào trong -thu nhỏ vòng tròn lại- và cùng vung chân đá về phía trước (nhẹ hay mạnh tuỳ theo mức độ thương ghét) về phía Quản trò khi đến chữ "chia lìa"
Năm nhớ mãi tình này trong câu ca (vòng tròn lùi ra trở về vị trí ban đầu, để lộ một Quản trò thê thảm, đáng thương, nhớp nhúa đang nằm sống sòi giữa vòng tròn... Mô Phật... Thiện tai, thiện tai. Địa ngục ta không vào thì ai vào).

V. Đếm ánh sao đêm tôi gọi người, hồng xanh xanh hồng xanh trắng xanh, ngôi sao xanh kia chính là anh, ngôi sao hồng chính là chị đây, không có ngôi sao nào là ngôi sao đêm.

W. Có một người ở ô bên kia, đó là người tôi chưa quen biết, xin mời người qua ô bên ni, để cùng tôi nhớ thương đời đời.

Xếp thành vòng tròn, từng cặp đứng đối diện nhau. Có một người ở ô bên kia - dùng tay chỉ vào người đối diện, đó là người tôi chưa quen biết - vẫy tay (giống như chào vậy), xin mời người qua ô bên ni - hai người, bốn tay cầm vào nhau, đi xoay vòng và đổi vị trí, để cùng tôi nhớ thương đời đời - xoay người lại và chúng ta sẽ có bạn chơi mới. Vòng tròn càng lúc hát càng nhanh, động tác cũng phải nhanh theo.

Trò chơi này có mục đích phân bố lại người chơi thành ra random.

X. Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.

Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái eo, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình, ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc.

Giơ hai tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi, kìa sao bé không lắc, kìa sao bé không lắc.[Only registered and activated users can see links]

Y. Xắc cái lị (à) xắc cái lị (tay phải cắt liên tục lên bàn tay trái)
Là xào xào xào (hai tay đan vào nhau làm tư thế xào đồ ăn)
Búng cái lị (à) búng cái lị (tất cả để hai tay vỗ vào miệng)
Là bào bào bào (tất cả dùng hai tay vỗ vào bụng)
Xắc cái lị là xào, búng cái lị là bào
Xắc cái lị (à) búng cái lị là xào bào xào.

Z. Đọc thơ tĩnh tâm sau khi chơi những trò chơi sôi nổi. Có thể sử dụng trước khi kết dây và hát bài ca chia tay.

"Hít vào tâm tĩnh lặng (tất cả hít thật sâu vào)
Thở ra miệng mỉm cười (tất cả cùng cười)
Tay cầm tay âu yếm (tất cả cùng nắm tay)
Bốn mắt nhìn yêu thương (tất cả nhìn vào nhau một cách... gì đó ai biết)

A1. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không thích sao. Nào mời anh em lên tàu lửa chúng mình đi, đi đi khắp nơi mà không tốn tiền.

Anh có đi không? Tôi đi, tôi đi.

B1. Son đố mì la fa son, son đố mì mì la fa son. Đố rê mi là fa son, đố rê mi là fa sòn. Sòn sòn la fa son.

(từng cặp một đứng đối diện nhau, một người quay mặt vào vòng tròn, người kia quay lưng về phía vòng tròn, động tác thứ nhất: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy đều là chân trái, lòng bàn chân phải người này đá khẽ vào lòng bàn chân phải người kia (đá về phía trước), hai tay chống nạnh - son đố mì la pha son. Động tác thứ hai: nhảy 4 nhịp, chân dậm nhảy là chân phải, chân trái vòng ra phía sau để cố đã khẽ lòng bàn chân trái của mình vào lòng bàn chân trái bạn nhảy cũng đang ở tư thế nhảy tương tự - son đố mì mì la fa son. Lặp lại như trên (từ động tác 1 đến 2) cho đến hết bài.

_________________

 

thanhdat1004

[♣]Thành Viên CLB
Cách chọn bài hát trong sinh hoạt

I. Bài hát trong sinh hoạt:

Trong các dịp sinh hoạt tập thể, đặc biệt là với các em thiếu nhi và các bạn trẻ, một bài hát ngắn cần phải đạt ít nhất là 3 hiệu quả:

+ Gây dựng bầu khí: Nhanh chóng tạo được bầu khí vui tươi cho tập thể tham dự không phân biệt nam nữ, chênh lệch tuổi tác, xóa nhòa mọi e dè ngại ngần hay bàng quan khép kín, vốn là thứ tâm lý bị “đóng băng” gây khó khăn cho Linh hoạt viên trong sinh hoạt.

+ Chuyển tải ý nghĩa: dễ dàng chở chuyên những ý nghĩa chủ đề chung của chương trình sinh hoạt, một bài học giáo dục nhân bản trong xã hội mà lúc bình thường Linh hoạt viên rất khó trình bày bằng lời nói cho lôi cuốn và hấp dẫn được.

+ Hỗ trợ giảng dạy: đây là một trong các phương tiện sư phạm huấn giáo đạt hiệu năng sinh động nhất và cao nhất.


II. Chọn bài hát sinh hoạt:

Khi chuẩn bị cho một chương trình sinh hoạt, Linh hoạt viên nên chọn sẵn một số bài hát với các tiêu chuẩn:

+ Phù hợp với chủ đề: Bài hát sinh hoạt giới thiệu được một phần hoặc toàn bộ chủ đề của chương trình, thường là một bài ngắn, giai điệu vươi tươi phấn khởi, tiết tấu rõ, đơn giản, có cử điệu sinh động, đệm được bằng đàn ghi ta.

+ Phù hợp với đối tượng: Bài hát sinh hoạt cần có nội dung hợp với tâm lý từng lứa tuổi với từng giới tham dự. Ngoài ra, cần nhớ nguyên tắc tỷ lệ nghịch giữa khối lượng người tham dự với tầm cỡ của bài hát: người càng đông thì bài hát lại càng phải đơn giản.

+ Phù hợp với khung cảnh: Bài hát sinh hoạt cần hợp với khung cảnh gặp gỡ ở hội trường, tại đám tiệc, trong phòng sinh hoạt, ngoài sân chơi, giữa thiên nhiên. Cần có các loại sáng tác riêng để mở đầu làm quen, kết thúc chia tay hoặc kèm theo trò chơi để thưởng phạt.

+ Phù hợp với khả năng bản thân: Cần nhớ là bài hát sinh hoạt được chọn còn phải quen thuộc thông thạo và vừa sức đối với bản thân Linh hoạt viên. Hãy hát được bài hát tới mức thuộc nằm lòng trước khi tập lại cho mọi người.


III. Cách thức tập hát sinh hoạt:

Có nhiều cách thức khác nhau, nên uyển chuyển thay đổi cho phù hợp với từng loại bài, với đối tượng tham dự, có thể chọn một trong những cách dưới đây hoặc phối hợp chung cho thêm phần sinh động:

1. Hát trước toàn bài 2, 3 lần cho tập thể nghe quen tai nhạc, lời và nhịp điệu, sau đó lần tập lại từng câu (mỗi câu thường chỉ có 4 trường canh).

2. Hát mẫu từng câu ngắn rồi mời tập thể lập lại ngay, sau đó qua câu kế tiếp cho tới hết bài (loại bài chỉ có 4 câu, nhịp 2/4, có thể dùng cho 2 bè hát láy với nhau).

3. Vừa hát mẫu vừa minh họa bằng cử điệu, sau đó tập lại cả bài, mời tập thể cùng hát theo từng cử điệu đã gợi ý (mỗi câu thường diễn tả bằng 1, 2 cử điệu đơn giản).

4. Vừa hát mẫu vừa dẫn dắt bằng câu chuyện hoặc cắt nghĩa từng chữ từng câu một cách lý thú và sinh động (loại bàt hát có tính tự sự, thường dành cho thiếu nhi).

5. Chép trọn cả bài lên bảng, sau khi tập thể đã hát tương đối vững, xóa dần một số chữ hoặc từng câu cho đến khi sạch bảng là đã thuộc lòng bài hát (loại bài cực ngắn, nhiều đoạn lặp lại).

6. Sau khi tập hát đã tương đối vững, có thể cho chia phe hát đuổi, hát chồng lên nhau mà vẫn khớp về hòa âm, hòa thanh và tiết tấu nhịp điệu.



 

Bình luận bằng Facebook

Top