Hương Trà
Thanh viên kỳ cựu
Phải làm việc với những đồng nghiệp, khách hàng hay cấp trên khó tính là điều mà không ai mong muốn. Nhưng cuộc sống và công việc không cho phép bạn chọn lựa, được làm việc trong môi trường hoàn hảo mà bạn ước mơ. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn thích nghi để vẫn có thể duy trì được kết quả công việc với những người khó tính.
Hãy tư duy tích cực: Nhiều người thường than phiền tại sao số mình đen đủi phải làm việc với những người “cục cằn” đến vậy? Tại sao mình phải chịu đựng những con người nhiều khi cáu gắt với người khác một cách vô lý? Nếu bạn là một trong những người như vậy bạn nên suy nghĩ lại. Bởi những than phiền của bạn không giúp gì được bạn thậm chí còn cuốn bạn vào những suy nghĩ tiêu cực và đến lúc nào đó có thể bạn sẽ trở thành bản sao như vậy. Hãy nghĩ đơn giản coi đó là thử thách để bạn có thêm những kinh nghiệm về giao tiếp và xử lý xung đột.
Học cách lắng nghe: Những người khó tính thường có tâm lý thích trút những cơn bực tức của mình cho người khác và đôi khi là yêu cầu ở người khác quá cao so với khả năng của họ. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ là phương pháp tốt để bạn giao tiếp với những người như vậy. Hãy cố gắng đặt mình vào họ để xác định nguyên nhân và nhận biết thông điệp ngầm mà họ muốn truyền tải đền bạn là gì. Lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn luôn biết cảm thông với những người khó tính.
Biết kiềm chế cảm xúc bản thân: Nhiều người không thể làm việc với những người khó tính do để cảm xúc của mình bị cuốn trôi theo những cơn bực tức của đối phương. Bạn hãy đặt câu hỏi đơn giản, nều như bạn cho người khác một quả táo nhưng họ không nhận thì quả táo nằm trên tay ai? Và những cơn bực tức của những người khó tính cũng vậy, bạn không có nhiệm vụ phải nhận chúng.
Thích ứng và linh hoạt trong giao tiếp: Cuộc sống không công bằng với bất cứ ai, nó chỉ công bằng với những người biết thích nghi với nó. Dù đồng nghiệp, khách hàng và sếp của bạn khó tính đến đâu nếu bạn biết linh hoạt và cẩn trọng trong công việc, luôn hoàn thành công việc với kết quả hoàn hảo nhất thì họ không có lý gì bực bội với bạn.
Giao tiếp và làm việc hiệu quả với những người khó tính quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và linh hoạt trong ứng xử. Hãy học cách lắng nghe tích cực và luôn biết cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi khi làm việc với họ.
Hãy tư duy tích cực: Nhiều người thường than phiền tại sao số mình đen đủi phải làm việc với những người “cục cằn” đến vậy? Tại sao mình phải chịu đựng những con người nhiều khi cáu gắt với người khác một cách vô lý? Nếu bạn là một trong những người như vậy bạn nên suy nghĩ lại. Bởi những than phiền của bạn không giúp gì được bạn thậm chí còn cuốn bạn vào những suy nghĩ tiêu cực và đến lúc nào đó có thể bạn sẽ trở thành bản sao như vậy. Hãy nghĩ đơn giản coi đó là thử thách để bạn có thêm những kinh nghiệm về giao tiếp và xử lý xung đột.
Học cách lắng nghe: Những người khó tính thường có tâm lý thích trút những cơn bực tức của mình cho người khác và đôi khi là yêu cầu ở người khác quá cao so với khả năng của họ. Kỹ năng lắng nghe hiệu quả sẽ là phương pháp tốt để bạn giao tiếp với những người như vậy. Hãy cố gắng đặt mình vào họ để xác định nguyên nhân và nhận biết thông điệp ngầm mà họ muốn truyền tải đền bạn là gì. Lắng nghe hiệu quả sẽ giúp bạn luôn biết cảm thông với những người khó tính.
Biết kiềm chế cảm xúc bản thân: Nhiều người không thể làm việc với những người khó tính do để cảm xúc của mình bị cuốn trôi theo những cơn bực tức của đối phương. Bạn hãy đặt câu hỏi đơn giản, nều như bạn cho người khác một quả táo nhưng họ không nhận thì quả táo nằm trên tay ai? Và những cơn bực tức của những người khó tính cũng vậy, bạn không có nhiệm vụ phải nhận chúng.
Thích ứng và linh hoạt trong giao tiếp: Cuộc sống không công bằng với bất cứ ai, nó chỉ công bằng với những người biết thích nghi với nó. Dù đồng nghiệp, khách hàng và sếp của bạn khó tính đến đâu nếu bạn biết linh hoạt và cẩn trọng trong công việc, luôn hoàn thành công việc với kết quả hoàn hảo nhất thì họ không có lý gì bực bội với bạn.
Giao tiếp và làm việc hiệu quả với những người khó tính quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và linh hoạt trong ứng xử. Hãy học cách lắng nghe tích cực và luôn biết cách kiềm chế những cảm xúc tiêu cực của bản thân mỗi khi làm việc với họ.