ananchip
Thanh viên kỳ cựu
Ths. Đỗ Ánh Tuyết
Trong đời sống tâm lý con người, âm nhạc có thể đem đến cho mọi người những phản ứng tình cảm dễ chịu, thoải mái và bình tĩnh, hay kích thích sự sáng tạo và hứng khởi. Sức mạnh của âm nhạc còn giúp ta loại bớt cảm giác tiêu cực từ những việc đã qua, có thể lọc ra những thông điệp lành mạnh và tích cực nhất. Vì thế, âm nhạc là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Có âm nhạc, con người cảm thấy yêu đời hơn, gần gũi nhau thêm và mang lại sự cân bằng về tâm - sinh lý. Ngoài việc hưởng thụ về mặt cảm xúc, âm nhạc còn có công dụng trong việc điều trị một số bệnh lý ở con người, đặc biệt là những bệnh thiên về phương diện tinh thần.
Ngay cả những người đang khỏe mạnh cả về mặt thể chất lẫn tinh thần vẫn cần đến âm nhạc nhằm giúp giảm thiểu những căng thẳng. Âm nhạc có tác dụng lôi cuốn, hòa hợp, đi vào tiềm thức con người. Khi ta bước vào một căn phòng có âm nhạc, những ưu tư trong đầu như được xua tan và cơ thể như hòa với điệu nhạc thư giãn. Hơn thế, âm nhạc còn kích thích những hoạt động về thể chất, mang lại cảm giác phấn chấn, khiến ta không để ý tới cảm xúc đau đớn, không vui, không muốn... Điều này lý giải vì sao khi thưởng thức âm nhạc, nhiều người có khuynh hướng làm việc bền bỉ và hăng hái hơn.
Một trong những mục đích của trị liệu âm nhạc là để người ta gần gũi và cảm được những xúc cảm của mình qua âm nhạc, để hiểu và đồng cảm với vết thương lòng, để được thêm sức rồi vực dậy chính bản thân mình. Vì thế, nếu bạn cảm được nỗi đau thì nỗi đau ấy đã tự được chữa lành phần nào, “if you can feel it, you can heal it”. Đó là tác dụng của nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, hội họa, v.v... Tuy vậy, trong tâm lý, nhiều người cho rằng, cảm không chưa đủ, con người phải làm gì để đem lại ý nghĩa cho xúc cảm mình một cách lành lặn.
Giáo sư âm nhạc Arthur Harvey - Đại Học Hawaii cho biết não bộ có 4 cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:
a. Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.
b. Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau.
c. Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.
d. Trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, học hỏi…
Như vậy, bộ máy vận động của con người có những vùng tiếp nhận âm nhạc.
Trong đời sống tâm lý con người, âm nhạc có thể đem đến cho mọi người những phản ứng tình cảm dễ chịu, thoải mái và bình tĩnh, hay kích thích sự sáng tạo và hứng khởi. Sức mạnh của âm nhạc còn giúp ta loại bớt cảm giác tiêu cực từ những việc đã qua, có thể lọc ra những thông điệp lành mạnh và tích cực nhất. Vì thế, âm nhạc là một trong những nhu cầu không thể thiếu trong đời sống mỗi người. Có âm nhạc, con người cảm thấy yêu đời hơn, gần gũi nhau thêm và mang lại sự cân bằng về tâm - sinh lý. Ngoài việc hưởng thụ về mặt cảm xúc, âm nhạc còn có công dụng trong việc điều trị một số bệnh lý ở con người, đặc biệt là những bệnh thiên về phương diện tinh thần.
Ngay cả những người đang khỏe mạnh cả về mặt thể chất lẫn tinh thần vẫn cần đến âm nhạc nhằm giúp giảm thiểu những căng thẳng. Âm nhạc có tác dụng lôi cuốn, hòa hợp, đi vào tiềm thức con người. Khi ta bước vào một căn phòng có âm nhạc, những ưu tư trong đầu như được xua tan và cơ thể như hòa với điệu nhạc thư giãn. Hơn thế, âm nhạc còn kích thích những hoạt động về thể chất, mang lại cảm giác phấn chấn, khiến ta không để ý tới cảm xúc đau đớn, không vui, không muốn... Điều này lý giải vì sao khi thưởng thức âm nhạc, nhiều người có khuynh hướng làm việc bền bỉ và hăng hái hơn.
Một trong những mục đích của trị liệu âm nhạc là để người ta gần gũi và cảm được những xúc cảm của mình qua âm nhạc, để hiểu và đồng cảm với vết thương lòng, để được thêm sức rồi vực dậy chính bản thân mình. Vì thế, nếu bạn cảm được nỗi đau thì nỗi đau ấy đã tự được chữa lành phần nào, “if you can feel it, you can heal it”. Đó là tác dụng của nghệ thuật âm nhạc, sân khấu, hội họa, v.v... Tuy vậy, trong tâm lý, nhiều người cho rằng, cảm không chưa đủ, con người phải làm gì để đem lại ý nghĩa cho xúc cảm mình một cách lành lặn.
Giáo sư âm nhạc Arthur Harvey - Đại Học Hawaii cho biết não bộ có 4 cách để tiếp nhận và đáp ứng với nhạc điệu:
a. Não bộ trái tiếp nhận, phân tích, thưởng thức nhạc điệu.
b. Não bộ phải đáp ứng với nhạc điệu bằng các xúc cảm khác nhau.
c. Cơ thể đáp ứng âm nhạc bằng sự thay đổi các chức năng sinh học như nhịp tim, hơi thở, huyết áp, sức căng bắp thịt, cảm giác đau, sản xuất kích thích tố.
d. Trong đáp ứng với cơ thể, âm nhạc được dùng để thiền suy, thư giãn, học hỏi…

Như vậy, bộ máy vận động của con người có những vùng tiếp nhận âm nhạc.