huxu456
[♣]Thành Viên CLB
Không có dân tộc nào trên thế giới trở thành một dân tộc lớn mạnh nếu họ không yêu quý, tôn thờ đất nước mình. Tình yêu nước được đặt lên vị trí cao nhất trong mọi thứ tình cảm của con người, giúp họ làm nên những chiến công phi thường. Đó cũng là lý do cách đây 60 năm, chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc.
Từ trong quá khứ
Nhìn lại quá khứ của dân tộc ta, không ai có thể phủ nhận được vai trò của tinh thần ái quốc. Chính vì muốn giữ chủ quyền đất nước VN cho dân tộc VN, mà hàng ngàn năm nay, nhiều thế hệ đã nối tiếp nhau hiến dâng xương máu trong các cuộc chiến đấu với ngoại bang như những người anh hùng vĩ đại nhất.
Không ai đòi hỏi bất cứ điều gì từ những sự hy sinh cao cả ấy, bởi khi người VN cầm cung tên, giáo, mác và sau này là cây súng ra chiến trường, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất, đó là lòng yêu nước.
Khi đất nước hết nạn binh đao, lòng yêu nước lại biểu hiện ở một dạng thức khác, đó là khát khao đưa đất nước mình lớn mạnh hơn trên bản đồ thế giới. Nhiều thế hệ người Việt đã vươn lên làm giàu chân chính cho bản thân, gia đình và cộng đồng bằng công sức, mồ hôi và nước mắt của họ. Đó chính là những người yêu nước.
Lòng yêu nước được gây dựng trong trái tim của những em bé thơ ngây ngay trong ngày đầu tiên cắp sách tới lớp vỡ lòng bằng hình ảnh đứng nghiêm trang chào lá quốc kỳ đỏ thắm. Nhiệm vụ của các em chỉ đơn giản là học cho thạo, và viết cho thông từng con chữ tiếng mẹ đẻ. Đó cũng chính là lòng yêu nước.
60 năm trước, khi ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng, chỉ có khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tình cảm ái quốc trong mỗi người dân VN mới có thể đưa đất nước này vượt ra hoàn cảnh ngặt nghèo của thù trong giặc ngoài, dốt nát và nghèo đói.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày hôm nay, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc.
Yêu nước ngày nay
Đã có lúc chúng ta cảm thấy băn khoăn vì thế hệ trẻ hôm nay dường như đã trở nên thực dụng hơn, nghĩ đến vật chất nhiều hơn mà quên đi lòng yêu nước. Họ có thể sẵn sàng làm việc cho công ty nước ngoài hơn là cống hiến cho Tổ quốc mình nếu được trả một mức lương hấp dẫn.
Họ sùng bái tất cả những giá trị ngoại lai chưa hề được kiểm chứng mà bỏ quên những giá trị tốt đẹp đã được ông cha đúc kết từ ngàn đời để lại. Nếu điều đó xảy ra, thì ngoài việc trách móc thở than, các thế hệ đi trước cũng nên nhìn lại mình và tự vấn lương tâm. Có lúc nào đó, tinh thần thi đua yêu nước đã trở thành một phong trào tiến hành theo kiểu “ào ào”, “chủ nghĩa thành tích”, “giáo điều” khiến thế hệ trẻ mất lòng tin hay không? Câu hỏi này cần phải trả lời một cách thành thực nhất.
Hơn lúc nào hết, các bộ, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, vận động mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, tổ chức tốt hơn nữa các phong trào thi đua với tinh thần đoàn kết, đạt kết quả cao trong lao động sản xuất, kinh doanh, học tập, nghiên cứu khoa học.
Cần phát động các phong trào thi đua thường xuyên, tạo ra hiệu quả thiết thực về tinh thần và của cải vật chất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện công tác thi đua yêu nước là trách nhiệm của người lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thế, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm, sáng tạo trong việc vận động, tổ chức động viên nhân dân tham gia phong trào thi đua.
Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò và tác dụng lớn lao của phong trào thi đua yêu nước đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Để đưa phong trào thi đua yêu nước lên tầm cao mới, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo về vai trò, tác dụngj của phong trào thi đua yêu nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước.
Để tình yêu nước biến thành sức mạnh phi thường, làm nên những kỳ tích, cần phải có sự nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân.
Từ trong quá khứ
Nhìn lại quá khứ của dân tộc ta, không ai có thể phủ nhận được vai trò của tinh thần ái quốc. Chính vì muốn giữ chủ quyền đất nước VN cho dân tộc VN, mà hàng ngàn năm nay, nhiều thế hệ đã nối tiếp nhau hiến dâng xương máu trong các cuộc chiến đấu với ngoại bang như những người anh hùng vĩ đại nhất.
Không ai đòi hỏi bất cứ điều gì từ những sự hy sinh cao cả ấy, bởi khi người VN cầm cung tên, giáo, mác và sau này là cây súng ra chiến trường, họ chỉ có một kim chỉ nam duy nhất, đó là lòng yêu nước.
Khi đất nước hết nạn binh đao, lòng yêu nước lại biểu hiện ở một dạng thức khác, đó là khát khao đưa đất nước mình lớn mạnh hơn trên bản đồ thế giới. Nhiều thế hệ người Việt đã vươn lên làm giàu chân chính cho bản thân, gia đình và cộng đồng bằng công sức, mồ hôi và nước mắt của họ. Đó chính là những người yêu nước.
Lòng yêu nước được gây dựng trong trái tim của những em bé thơ ngây ngay trong ngày đầu tiên cắp sách tới lớp vỡ lòng bằng hình ảnh đứng nghiêm trang chào lá quốc kỳ đỏ thắm. Nhiệm vụ của các em chỉ đơn giản là học cho thạo, và viết cho thông từng con chữ tiếng mẹ đẻ. Đó cũng chính là lòng yêu nước.
60 năm trước, khi ra lời kêu gọi thi đua ái quốc, hơn ai hết, Chủ tịch Hồ Chí Minh hiểu rằng, chỉ có khơi dậy lòng tự tôn dân tộc và tình cảm ái quốc trong mỗi người dân VN mới có thể đưa đất nước này vượt ra hoàn cảnh ngặt nghèo của thù trong giặc ngoài, dốt nát và nghèo đói.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế ngày hôm nay, lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị lý luận, thực tiễn và mang tính thời sự sâu sắc.
Yêu nước ngày nay
Đã có lúc chúng ta cảm thấy băn khoăn vì thế hệ trẻ hôm nay dường như đã trở nên thực dụng hơn, nghĩ đến vật chất nhiều hơn mà quên đi lòng yêu nước. Họ có thể sẵn sàng làm việc cho công ty nước ngoài hơn là cống hiến cho Tổ quốc mình nếu được trả một mức lương hấp dẫn.
Họ sùng bái tất cả những giá trị ngoại lai chưa hề được kiểm chứng mà bỏ quên những giá trị tốt đẹp đã được ông cha đúc kết từ ngàn đời để lại. Nếu điều đó xảy ra, thì ngoài việc trách móc thở than, các thế hệ đi trước cũng nên nhìn lại mình và tự vấn lương tâm. Có lúc nào đó, tinh thần thi đua yêu nước đã trở thành một phong trào tiến hành theo kiểu “ào ào”, “chủ nghĩa thành tích”, “giáo điều” khiến thế hệ trẻ mất lòng tin hay không? Câu hỏi này cần phải trả lời một cách thành thực nhất.
Hơn lúc nào hết, các bộ, các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần nghiên cứu, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, vận động mọi cá nhân, tập thể phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, tổ chức tốt hơn nữa các phong trào thi đua với tinh thần đoàn kết, đạt kết quả cao trong lao động sản xuất, kinh doanh, học tập, nghiên cứu khoa học.
Cần phát động các phong trào thi đua thường xuyên, tạo ra hiệu quả thiết thực về tinh thần và của cải vật chất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện công tác thi đua yêu nước là trách nhiệm của người lãnh đạo Đảng, chính quyền và các đoàn thế, cần nâng cao nhận thức và trách nhiệm, sáng tạo trong việc vận động, tổ chức động viên nhân dân tham gia phong trào thi đua.
Phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, làm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân thấy rõ vai trò và tác dụng lớn lao của phong trào thi đua yêu nước đối với những thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Để đưa phong trào thi đua yêu nước lên tầm cao mới, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là cán bộ lãnh đạo về vai trò, tác dụngj của phong trào thi đua yêu nước đối với sự nghiệp xây dựng và bảo về đất nước.
Để tình yêu nước biến thành sức mạnh phi thường, làm nên những kỳ tích, cần phải có sự nhất trí đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân.