benny
Thanh viên kỳ cựu
Nói thật, tôi rất thích từ “chém gió”. Dù nhiều người vẫn thường giải nghĩa từ này theo cách tếu táo hay tiêu cực, nhưng cũng không thể phủ nhận rằng, chém gió là từ toàn diện nhất để hàm chỉ nhiều phương nghĩa khác nhau. Trong thời đại mà lời ăn tiếng nói là vũ khí giết người thì từ chém gió đã hạ hết những tay nói hay nói giỏi thành hạng tầm thường. Và, để bàn về chém gió, phải kể đến hai loại người:
Loại thứ nhất là các văn nghệ sĩ. Một thực trạng quá rõ ràng là nghệ thuật, văn học ngày nay hầu như đang đi theo xu hướng “vị nghệ thuật”. Rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch ngày ngày lo lắng, cố nặn óc để nghĩ ra những từ mới, từ lạ, những câu nói rối rắm đến mức khó hiểu. Cái gì càng khó hiểu thì càng được trầm trồ tán thán. Trời bây giờ không “sập” mà phải “vỡ”, hơi thở “dồn dập “ thì thành “nồng nàn”. Phải nói các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ thích những nội dung rập khuôn như lãng mạn.,buồn, nhưng lại quá giỏi trong mảng chém giỏ về cú pháp và từ vựng.
Chả trách vì sao mà văn học, nghệ thuật của Việt Nam không có tính đột phá. Riêng tôi, tôi chỉ thích dùng những từ nào có trong từ điển và các câu hợp ngữ pháp tiếng Việt. Tôi tin rằng giới trẻ cũng thế. Dù có thế nào thì một chân lí không thể che mờ là cái gì càng dễ hiểu thì càng được đón nhận. Văn học nước ngoài là một ví dụ. Nhiều người Việt thấy lạ với các sách phương Tây, đơn giản vì được viết quá bình dân, không bay bổng như những gì họ thường đọc ở văn Việt Nam. Chẳng hiểu các nhà văn, thơ, nghệ sĩ nghĩ thế nào khi cố moi ra các từ mới, còn các từ gần gũi như “thằng”, “con”, “tao”, “mày” thì lại đắn đo khi sử dụng. Phim Việt cũng được “chém gió” với nhà lầu, xe hơi, trong khi bộ phim đạt giải điện ảnh quốc tế “Triệu phú ổ chuột” của Ấn Độ phơi trần thực trạng tại quốc gia này. Nhưng, cuối cùng, nói gì thì nói, các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ của Việt Nam nhờ “chém gió” mà nổi tiếng, mà được tán thán, mà gây xôn xao dư luận. Nói chung thì chúng ta cũng nên học hỏi.
Đó là hai loại chính của những người hay “chém gió”. Nếu dùng từ “chém gió” để “soi” các khía cạnh khác của cuộc sống, bạn sẽ nhận ra một điều rằng: “ Tất cả những gì bạn cho là hay là đẹp đều rất tầm thường, và ai cũng có thể làm được”. Không có những con đường tắt kiểu người ta học được rồi bạn hỏi người ta để gom hết kinh nghiệm. Chỉ có những gì bạn tự học mới đem lại thành công cho bạn. Vì vậy, hãy ngừng đọc văn chương sướt mướt, ngừng nghe diễn giả quăng bom, ngừng luôn việc thấy mấy câu hay hay trên mạng là copy đăng lên facebook. Những điều đó bạn đều có thể tự làm được. Hãy làm và bạn sẽ tự học ra nhiều điều, đó là cách tốt nhất dẫn đến thành công.
Tái bút Nói thế không có nghĩa “chém gió” là xấu. Nếu xấu thì nó đã bị loại bỏ ra khỏi xã hội lâu rồi. Chém gió là một cách để tăng mối quan hệ, khi bạn cần nói chuyện với ai đó. Thôi miên họ bằng cách xổ hết kiến thức bác học ra là một cách chiếm thiện cảm. Và, muốn chém gió giỏi, hãy học từ sách, từ cuộc sống!

Chả trách vì sao mà văn học, nghệ thuật của Việt Nam không có tính đột phá. Riêng tôi, tôi chỉ thích dùng những từ nào có trong từ điển và các câu hợp ngữ pháp tiếng Việt. Tôi tin rằng giới trẻ cũng thế. Dù có thế nào thì một chân lí không thể che mờ là cái gì càng dễ hiểu thì càng được đón nhận. Văn học nước ngoài là một ví dụ. Nhiều người Việt thấy lạ với các sách phương Tây, đơn giản vì được viết quá bình dân, không bay bổng như những gì họ thường đọc ở văn Việt Nam. Chẳng hiểu các nhà văn, thơ, nghệ sĩ nghĩ thế nào khi cố moi ra các từ mới, còn các từ gần gũi như “thằng”, “con”, “tao”, “mày” thì lại đắn đo khi sử dụng. Phim Việt cũng được “chém gió” với nhà lầu, xe hơi, trong khi bộ phim đạt giải điện ảnh quốc tế “Triệu phú ổ chuột” của Ấn Độ phơi trần thực trạng tại quốc gia này. Nhưng, cuối cùng, nói gì thì nói, các nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ của Việt Nam nhờ “chém gió” mà nổi tiếng, mà được tán thán, mà gây xôn xao dư luận. Nói chung thì chúng ta cũng nên học hỏi.
Loại thứ hai là các diễn giả. Từ những năm 2006-2007, hoạt động của những đối tượng này bùng nổ ở Việt Nam. Nếu ai từng đi các hội thảo, các buổi thuyết trình thì chắc chắn hiểu quá rõ về việc “chém gió hái tiền” của diễn giả. Hầu hết đều thấy các vị ấy khi lên thuyết trình, tự tin đứng trên sân khấu, khua tay múa chân, phát biểu vài câu sốc và không ngừng nhấn mạnh. Các khán giả ở dưới thấy họ nói cái gì cũng đúng, liền vỗ tay và chép lia lịa vào quyển note book. Cuối cùng, khi về lọc lại thì những thứ dùng được trong số hàng trăm trang giấy ghi lại chả có bao nhiêu, chủ yếu là vài ba dòng. Lí do đơn giản là các diễn giả chỉ “chém gió” những điều quá hiển nhiên mà ai cũng biết, cho nến nó đúng là phải. Những câu đại loại như “Hãy xếp lại danh bạ điện thoại, xem số điện thoại nào có thể kiếm được tiền cho bạn”, “nếu bạn có cơm ăn ngày ba bữa thì bạn đã hạnh phúc hơn 3 tỉ người trên thế giới”, “Nếu bạn cứ đi làm lãnh lương thì bạn sẽ không giàu”,”hãy biết chọn khách hàng tiềm năng” là những câu quá sáo mòn mà các diễn giả thích lặp đi lặp lại. Nhưng tại sao chúng ta vẫn bị diễn giả thu hút? Vì cách trình bày của họ. Chủ yếu là ngôn ngữ cơ thể mà nói trắng ra là cách họ khua tay múa chân trên sân khấu. Cho nên, nhiều người đi hội thảo, đi các buổi thuyết trình chỉ để học cách ăn nói của mấy ông diễn giả, và tạo mối quan hệ với các thính giả. Còn những gì mà diễn giả “chém gió”, nói thật ai cũng làm được. Đương nhiên không thể vơ đũa cả nắm, vẫn có những kiến thức diễn giả “chém” mà mình chưa biết. Nhưng có một bí mật: diễn giả toàn chém gió từ sách mà ra. Thậm chí, những gì diễn giả chém cao lắm là 1 chương sách cho 1 buổi. Vì vậy, nếu muốn học hỏi nhiều hơn, tốt nhất đừng nghe diễn giả “chém gió”, mà hãy đọc sách. 
Tái bút Nói thế không có nghĩa “chém gió” là xấu. Nếu xấu thì nó đã bị loại bỏ ra khỏi xã hội lâu rồi. Chém gió là một cách để tăng mối quan hệ, khi bạn cần nói chuyện với ai đó. Thôi miên họ bằng cách xổ hết kiến thức bác học ra là một cách chiếm thiện cảm. Và, muốn chém gió giỏi, hãy học từ sách, từ cuộc sống!
Last edited by a moderator: