[Cuộc Sống] Luật Nhân Quả

TQV

Thanh viên kỳ cựu
Luật Nhân Quả trong cuộc sống xã hội và khoa học


Thái Minh Trung, MD


Luật Nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh.
Khi không hiểu luật nhân quả, con người sống trong sự sợ hãi mê tín mù mờ. Họ giải thích những hiện tượng thiên nhiên qua sự mê tín dị đoan. Thí dụ khi hạn hán mất mùa, họ nghĩ là vì ông thần đất đai giận nên phải hối lộ ông ta bằng cách cúng kiến mới có được trời mưa. Mới đầu thì tế lễ bằng con gà không có hiêäu quả, rồi đến con bo,ø đến khi sự cuồng tín lên cao có thể dẫn đến giết một em bé hay một trinh nữ để tế thần như dân tộc Incas đã từng làm. Ngoài ra trong cuộc sống hàng ngày đi đứng làm cái gì quan trọng thì phải coi ngày giờ tốt như vậy để tránh cái sợ hãi của những điều xấu xảy ra bất thần chớ không hẳn là tránh được những điều xấu. Nếu quả thật có như vậy thì thế giới này không có sự đau khổ vì mọi sự đều như ý con người muốn. Ông vua dù có mướn thầy địa lý giỏi nhất nước để xây cung điện nhưng nếu không thương dân, lấy thuế cắt cổ, lúc hết thời thì ngai vàng vẫn bị mất như thường. Nói về hành động cá nhân, nếu không nhận thức có luật nhân quả thì không có gì ngăn cản con người làm việc ác miễn sao trốn tránh được cặp mắt của luật pháp là được, cho nên xã hội rất bấp bênh. Nếu vua và dân hiểu được luật nhân quả thì đất nước dễ thanh bình và dân sẽ được hạnh phúc.

Khi Đức Phật giác ngộ thì Ngài nhận ra luật nhân quả là nền tảng của thế giới tâm linh và vật chất. Mọi hiện tượng từ tâm lý đến vật chất đều có những sự liên quan vô hình rất chặt chẽ, đó là luật nhân quả. Luật nhân quả là sợi dây vô hình nối liền hai biến cố xuyên qua thời gian và không gian. Cho nên khi hiểu luật nhân quả, ta có thể thay đổi biến cố đó theo chiều thuận cho ta, thay vì phải lo sợ hối lộ hoặc cầu khẩn một vị thần linh tưởng tượng nào đó phù hộ cho ta hoặc thỏa mãn điều ta mong ước. Sự mê tín cuối cùng sẽ đưa đến sự thất vọng và mặc cảm tội lỗi(ta có tội nặng quá vị thần không giúp được).
Luật nhân quả rất đơn giản, nếu muốn có một kết quả tốt thì ta phải tạo nhân lành. Thí dụ như khi ta nuôi dưỡng một ý nghĩ hận thù thì ta không thể vui cười hồn nhiên được. Khi ta gạt gẫm người khác thì tối về ngủ không yên giấc vì sợ bị phát hiện. Khi ta gieo hạt lúa thì không bao giờ được cây cổ thụ. Khi con người bắt đầu hiểu được như vậy thì họ lấy về được một phần sức mạnh của những vị thần linh. Họ bắt đầu làm chủ được tương lai của họ và lấy lại định mệnh của họ từ tay các vị thần. Hiểu và tin được luật nhân quả là một cuộc cách mạng tâm linh (spiritual revolution) vì sự nhận thức đó sẽ phá tan gông cùm của sự mê tín và giúp con người làm chủ được cuộc sống của họ.

Luật Nhân quả và khái niệm không gian thời gian.
Khi đi từ thế giới tâm linh qua thế giới vật chất thì sự thể hiện của luật nhân quả thay đổi từ rõ đến mờ. Sự thể nghiệm ở thế giới tâm linh rất nhanh và rõ nhưng khi qua cái màn nặng nề của thế giới vật chất thì luật nhân quả bị loãng ra vì phải trải qua nhiều thời gian mới hiện ra rõ được. Cũng vì thế mà khi con mắt bị vậït chất làm mờ rồi rất khó mà nhận thức luật nhân quả. Thí dụ như kẻ trộm thành công một vài lần rất khó nhận thức rằng mình sớm muộn gì sẽ vào tù. Nếu kẻ trộm đó nhận thức rằng mình cần phải thay đổi lòng tham của mình (thế giới tâm lý) thì trong tức khắc có khả năng thay đổi được chiều hướng cuộc sống mình bằng cách học nghề và làm ăn lương thiện. Ngược lại nếu anh ta cứ tiếp tục hành nghề bất lương, lòng tham càng lớn và ăn trộm càng táo bạo hơn, thì một thời gian sau đó anh bị bắt vào tù và sẽ hối hận (thế giới vật chất). Như vậy khi nhận thức ở tâm linh thì chuyển nghiệp (karma) rất nhanh, đợi khi nó thể hiện ở cõi vật chất rồi thì cái thời gian thay đổi rất chặm chạp, khó khăn, phức tạp và khổ sở. Với đời sống con người có giới hạn thời gian, sự nhận thức có được khi hoàn cảnh xấu xảy ra đôi lúc quá trễ. Con người có thể không còn đủ thời giờ để cải thiện. Ngoài ra khi họ tiến quá sâu trong hoàn cảnh xấu, trở lại điểm ban đầu rất là gian nan. Thí dụ như anh trộm khi ra tù muốn học lại thì tuổi cao, kiến thức đổi khác nhiều, bạn bè cùng lứa đã có sự nghiệp thành công hết. Anh ta phải khuất phục sự chậm chạp của tuổi cao và lòng mặc cảm để đi học lại. Mặc dù như thế, anh ta sẽ khó mà ngang hàng với các bạn được vì mất khoảng thời gian quá lâu trong tù.
Khi hiểu được luật nhân quả thì câu hỏi có định mệnh (destiny) hay không là tùy nơi con người. Định mệnh có thật khi ta để lực (force) nhân quả lôi cuốn và thụ động để cái nhân ở tâm lý biến thành cái quả ở thế giới vật chất. Định mệnh không có khi ta chủ động biến chuyển những tư tưởng (nhân) xấu thành tốt và theo đó diễn biến (quả) tốt lành sẽ đến với ta. Đôi lúc cái nhận thức nhân quả ở thế giới vật chất rất khó khăn vì có người làm lành mà sao lại gặp ác, rồi họ đâm ra chán nản và cho rằng không có luật nhân quả. Sở dĩ như vậy vì con mắt phàm không thể nhìn thấu được quá khứ và không hiểu được những khúc mắc của nghiệp. Nhưng nếu có người nào đó giữ được tâm hồn tha thứ buông xả thì mặc dù biến cố xấu đến với họ đó, nhưng cái tác động trên tâm lý tạo sự đau khổ giảm đi rất nhiều. Thì đó chẳng qua là một điều lành trong một biến cố dữ. Hiểu được luật nhân quả ở tâm thì ta nhận thức rõ hơn và ta sẽ thấy sự thay đổi nhanh hơn.

Nhân-duyên-quả
Nghiệp (karma) là những biến cố vui buồn xảy ra trong đời người. Nghiệp, dòng sông nhân quả trong cuộc đời con người, rất là phức tạp. Nghiêäp không phải đơn giản như một cái máy, ta bấm nút (nhân) thì máy hoạt động (quả). Nghiệp có thể ví như một dòng sông và nhân quả là những phân tử (molecule) nước lưu chuyển, tác động lẫn nhau trong dòng sông đó. Ngoài nhân-quả ra còn yếu tố duyên nửa. Duyên là những yếu tố ở không gian và thời gian giúp nhân trở thành quả hoặc ngược lại ngăn cảng hoặc đình trệ sự nối liền của nhân quả, làm giảm sức mạnh của quả. Sự sống đa dạng và sáng tạo là nhờ duyên. Như vậy duyên đóng vai trò điều chỉnh (modulation) nhân-quả. Thí dụ dễ hiểu là khi ta gieo hạt lúa (nhân) trong đồng ruộng ẩm ướt phì nhiêu (duyên) vài tháng ta sẽ có những cọng lúa xanh mượt (quả). Nếu có người lữ hành băng qua sa mạc và làm rơi một hạt lúa thì ngàn năm sau hạt lúa đó vẫn là hạt lúa (nghịch duyên). Nếu hạt lúa đó được gió thổi rơi vào một nơi ẩm ướt trên sa mạc thì hạt lúa sẽ mọc thành cọng lúa nhưng rất yếu ớt vì thiếu phân bón. Như thế ta thấy rằng cùng một nhân, qua nhiều duyên khác nhau sẽ cho ta kết quả khác nhau. Thực tế nhân quả không đơn giản như trên mà hoạt động như một mạng lưới nhện (web).
Một nhân có thể là khởi đầu của một chuỗi phản ứng (chain of events). Những yếu tố duyên tác động lên chuổi phản ứng đó để cho ra nhiều kết quả ở nhiều từng lớp khác nhau. Thí dụ: Có một người vì lòng tham (nhân) phá rừng bán gỗ làm lợi nhuận cho riêng mình. Trời mưa, không có rễ cây hút nước (duyên) nên tạo thành lụt (quả), loài chim mất môi sinh (duyên) dời đi nơi khác (quả). Không có chim ăn (duyên) nên sâu bọ lan tràn đồng ruộng (quả). Không có cây hút thán khí (CO²) nên từ đó khí hậu bị ô nhiễm. Một nhân thiếu sáng suốt sẽ gây ra rất nhiều hậu quả tai hại về sau mà ta khó có thể lường trước được.
Giới luật là nhằm biến đổi cái duyên để cho cái nhân tham, sân và si không có cơ hội để biến thành quả dữ (tham-ăn trộm, sân-giết chóc, si-đau khổ). Xuất gia là tránh xa những duyên có thể dẫn đếøn quả dữ và gần gũi với những duyên khuyến khích quả lành được biểu hiện. Tuy nhiên thay đổi duyên ở thế giới vật chất không bền vững lắm. Thí dụ lòng tham tiền có thể biến thành tham chùa mình được đẹp nhứt, sân (giận) có thể biến thành bực bội khi đệ tử quên chấp tay xá mình, và si là chấp vào thời gian tụng kinh mà không hiểu ý kinh tạo ra sự tranh chấp hơn thua. Cho nên vào cảnh tịnh mà còn giữ mầm mống tham, sân, si thì cảnh tịnh đó sẽ trở nện cảnh ưu phiền.
Thiền tông chú trọng đến cái duyên ở tâm là tư tưởng. Tham, sân, si mà không có tư tưởng để nuôi dưỡng chúng thì dần dần sẽ tự tiêu mòn. Cho nên giữ giới nơi tâm thì hiệu nghiệm hơn là giữ ở thân hay cảnh. Nếu tâm ta nuôi dưởng sự bực dọc mà miệng thì tụng kinh thì khó có thể mà ta có được hạnh phúc vì càng tụng kinh, càng mệt mỏi thì sự bực dọc càng nhiều hơn nữa. Một trong những phương pháp thiền là ta nhận thức sự bực bội và từ bi hỷ xả phóng sanh nó ra theo từng hơi thở nhẹ nhàng rồi dần dần sự bực bội đó sẽ tan biến. Đó là một cách “tụng kinh sống” hữu hiệu nhứt. Tung kinh sống là tụng ý (thay vì chữ) kinh trong từng hơi thở, trong lúc đi, đứng, nằm và ngồi. Nói một cách khác, thiền hay tụng kinh sống làkhi ta ý thức không tạo cái duyên nuôi dưỡng tham, sân, si trong tâm ta. Nếu ta không nuôi chúng thì tự động chúng sẽ rời bỏ ta. Rồi ta sẽ trở về sống với con người hạnh phúc của ta.

Nhân quả và Thiên Chúa giáo.
Mặc dù Thiên Chúa giáo không đề cập nhân quả một cách trực tiếp nhưng tất cả những câu chuyện trong Thánh kinh đều khuyên răng con chiên hãy củng cố lòng tin Chúa, thương người, giúp đỡ xã hội thì sẽ được cuộc sống hạnh phúc trong vĩnh cửu. Nói một cách khác Chúa khuyên con chiên tạo nhân lành (lòng tin, thương người, tha thứ), tạo duyên lành (xây dựng một xã hội lấy nền tảng là sự yêu thương đùm bọc lẩn nhau, truyền đạo cho nhiều người được nhận thức) thì kết quả cuộc sống hạnh phúc sẽ dễ được thực hiện trên thế gian này và nếu tất cả mọi người làm được thì sẽ được hạnh phúc trong vĩnh cửu.

Tuy nhiên có nhiều con chiên quá cuồng tín dùng sức mạnh áp đặt niềm tin lên kẻ khác và kết quả là hận thù và chiến tranh. Điều dễ hiểu là vì cái nhân là tham (muốn cá nhân mình được nhiều phước khi dẫn người khác vào đạo), sân (bực tức khi người ta không theo đạo mình) và si mê (ngạo mạn coi đạo mình trên tất cả các đạo khác) thì kết quả sẽ là chiến tranh và đau khổ. Vấn đề này không hẳn xảy ra ở đạo Chúa mà còn gặp ở nhiều tôn giáo khác hoặc ngay cả ở đạo Phật (phái này chê bai phái khác). Đó là vì con người mê lầm không chữa trị cái tham, sân si nơi chính mình mà muốn thay đổi thế gian. Muốn cái quả khác cái nhân thì không bao giờ có được. Nếu có kẻ nào nói làm được hẳn là họ tự gạt chính họ, sống trong ảo tưởng u mê. Tôn giáo cũng như thuốc, trị đúng bịnh thì thuốc hay, dù có thuốc quý mà dùng sai bịnh thì thuốc quý có thể thành độc dược. Vì thế không thể nói thuốc này hay hơn thuốc kia được. Đạo Phật có thí dụ ngón tay (phương tiện) chỉ mặt trăng, nếu ta ở nhiều nơi khác nhau thì ngón tay sẽ chỉ nhiều hướng khác nhau, nhưng khi nhìn thấy mặt trăng (cứu cánh) thì chỉ có một.

Tác động trên tâm lý của Thiên Chúa giáo là dùng tình thương người và sự tha thứ tạo cái duyên lành làm giảm bớt ảnh hưởng của hoàn cảnh xấu (quả). Nếu ta tin vào một Thượng Đế công bằng bác ái ở bất cứ mọi nơi và mọi lúc, thì ta giao phó cho Ngài xử phạt những bất công trong cuộc đời ta. Như thế ta không mất ngủ bực tức tìm cách trả thù hay tìm những lời nói đâm thọc xỏ xiêng. Với lòng tin đó ta sẵn sàng tha thứ kẻ muốn ám hại ta, tâm ta được an ổn và ta gieo rắc sự an ổn đó cho những người chung quanh ta. Làm được như vậy, mặc dù ta không mở miệng truyền giáo nhưng sẽ có rất nhiều người theo vì họ mến ta. Như thế lời cầu nguyện hữu hiệu nhứt phát xuất từ tư tưởng tha thứ thương yêu chớ không phải từ miệng nói tiếng thương yêu trống rỗng. Giáo đường chân thật của một linh mục hay mục sư là sự an ổn của con chiên khi họ cảm nhận được tình thương và sự tha thứ chân tình qua hành động của vị mục sư đó, chớ không phải cái giáo đường bằng ngói, bằng gạch. Cái giáo đường vật chất không bao giờ làm ấm được lòng người. Ta không thể nào gieo rắc sự an lành chung quanh ta nếâu ta không có cái nhân của sự an lành đó trong tâm ta. Ta có thể dối chính ta chớ không thể dối với Thượng Đế và luật nhân quả được.

Nhân quả và y khoa.
Tuy nhân quả xuất xứ từ Phật giáo nhưng không hạn chế ở phạm vi tôn giáo. Hiểu được nhân quả giúp ta rất nhiều trong việc phòng ngừa bịnh tật. Trong Đông Y có câu người y sĩ giỏi trị bịnh lúc mà bịnh chưa phát triển. Y khoa hiện đại cũng đồng ý với vấn đề ngưà bịnh hơn là chữa bịnh. Cách tốt nhứt cho con người về vấn đề sức khỏe và xã hội về vấn đề tài chánh là thay đổi cuộc sống để ngừa bịnh. Muốn ngừa bịnh (quả) ta phải hiểu cho ra lẽ những yếu tố gây ra bịnh (nhân), tìm cách làm suy giảm những nguyên nhân gây ra bịnh, tìm cách không tạo duyên xấu để cho hậu quả bịnh dễ xảy ra và củng cố những duyên lành để ngăn ngừa bịnh.

Bây giờ ta hiểu nguyên nhân của nhiều chứng bịnh là do vi trùng (bacteria) và vi khuẩn (virus) có kích thươcù nhỏ hơn vi trùng gây ra. Để làm suy giảm những nguyên nhân tạo ra bịnh, những nhà thuốc sáng chế ra các loại thuốc trụ sinh. Sự ỷ y có thuốc trụ sinh để trị bịnh mà không cần phòng ngừa hoặc dùng thuốc trụ sinh một cách không phân biệt đưa đến sự ra đời của những siêu vi trùng (“super bugs”) có sức kháng trụ sinh. Về phần bịnh nhân phải ráng ăn ở vệ sinh để không tạo cái duyên cho những loại vi trùng xâm chiếm cơ thể họ. Vaccine (chích ngừa) là cách phòng ngừa bịnh bằng cách dùng bộ kháng nhiễm (immune system) để chống lại bịnh. Vaccine là một cách thay đổi duyên làm cơ thể không thuận cho sự phát triển của bịnh. Một cách ngừa bịnh khác nữa làta ăn ở vệ sinh, tìm cách tránh những nơi dễ gây ra bịnh tật là góp phần vào sự củng cố những duyên không thích hợp cho bịnh phát triển. Thực tế, ta không thể nào diệt trừ được tất cả những nhân tạo bịnh mà cách dễ dàng nhất là biến đổi cái duyên không thuận cho bịnh-quả phát triển. Con đường trị bịnh bằng cách diệt trừ nhân một cách hoàn toàn rất nguy hiểm vì có thể đưa đến sự mất cân bằng môi sinh và có thể tạo nhiều mối hiểm nguy khác. Thí dụ như khi ta đi du lịch ở những nước khác dễ bịnh tiêu chảy vì ở điều kiện ta sống không có loại vi trùng đó (nhân bị diệt) nên cơ thể ta không có chất miễn nhiễm, dễ sanh ra bịnh. Đứng trên phương diện năng lượng (sức lực, thời gian, tài chánh), dùng duyên để phòng ngừa quả là áp dụng năng lượng một cách hữu hiệu nhứt.

Nhân quả và tâm lý học.
Stress, sự căng thẳng tinh thần, là vấn đề lớn của thời đại. Stress có thể coi như cái cửa mở cho nhiều bịnh tật vào thân thể ta. Những triệu chứng khởi đầu của stress là lo âu, bực bội và mất ngủ . Ngoài ra nhức đầu, buồn nôn, mất ăn, cao máu với nhịp tim đập nhanh cũng có thể là một triệu chứng của stress nửûa. Thuở xưa, Đức Phật có cho một thí dụ rất thích hợp với stress ngày nay. Thí dụ rằng có một người bị mũi tên bắn bi thương. Người đó lo âu muốn biết mũi tên này từ đâu tới, ai bắn, lý do nào bắn, rồi lo sợ cho tính mạng, không biết vết thương như thế nào...người đó cứ mải lo mà quên tìm cách tháo gỡ mũi tên ra. Tính chất của lo âu là nó không bao giờ chịu dừng ở hiện tại mà lại có chiều hướng lẩn quẩn ở quá khứ hoặc tương lai. Chính vì vậy mà sự lo âu ngày càng tăng vì khi tư tưởng lẩn quẩn ở quá khứ và tương lai thì ta sẽ không giải quyết được vấn đề và tình trạng vô định đó tạo nên cái duyên làm cho lo âu càng lớn dần.

Một khoa tâm lý trị liệu (psychotherapy) trị stress là Cognitive behavioral psychotherapy, tạm dịch là tâm lý trị liệu qua nhận thức. Ta nhận thức ta có những tư tưởng sai lầm dẫn đến sự lo âu đau khổ (1), quán xét kỹ càng rằng những tư tưởng đó không có liên hệ ở thực tế (2), sau cùng thay thế vào đó những tư tưởng thích hợp với thực tại hơn (3). Khi nhận thức thích hợp với thực tại thì ta sẽ tìm được biêän pháp giải quyết vấn đề một cách hữu hiệu và từ đó nhẹ gánh lo âu. Thí dụ anh A có triệu chứng hay lo (general anxiety disorder). Khi bị chủ sở phê bình, anh về ngủ không được, liên tưởng đến ngày mai mình sẽ mất việc, không có tiền trả tiền nhà, vợ anh sẽ bực bội bỏ anh (1)... Qua khâu tâm lý trị liệu, anh kiểm duyệt lại thực tế thì không thấy có dấu hiệu nào chủ sở sẽ đuổi anh, chủ anh chỉ muốn anh sửa khuyết điểm nhỏ mà thôi, vợ chồng lúc nào cũng hòa thuận(2)... Khi nhận thức như vậy, anh cảm thấy yên tâm và hiểu rằng mình có phản ứng quá đáng (3). Khi nhìn ở khía cạnh nhân duyên quả, thì khi anh nhận thức rằng cái nhân sai lầm không quan trọng lắm, không để những tư tưởng lo âu thổi phồng sự thật ( nghịch duyên), và anh tìm cách học hỏi trao giồi nghề nghiệp thì kết quả sẽ tốt đẹp. Như thế hiểu được nhân quả thì cuộc sống ta sẽ nhẹ gánh lo âu.

Tóm lại
Nhân quả không phải là một khái niệm tôn giáo (dogma) mà là một quy luật thiên nhiên (natural law) ảnh hưởng thế giới nội tâm và thế giới vật chất. Nhân quả còn là một lực (force) gắn liền hai biến cố với nhau qua không gian và thời gian.

Ta khó có thể thay đổi nhân ở quá khứ, nhưng điều dễ làm là thay đổi duyên ở hiện tại để quả dử khó có thể biểu hiêän được. Ở thế giới vật chất, duyên lành là bạn tốt, nơi chốn yên tịnh (chùa, nhà thờ, hoc đường...). Ở thế giới tâm lý, duyên lành là ý muốn học hỏi, trao giồi trí tuệ, cố giữ lòng nhân từ, bác ái và tha thứ. Gần duyên lành thì quả xấu khó thể hiện hoặc thể hiện một cách yếu ớt hơn.

Nếu ta còn giữ tâm tham, sân, si làm nhân và nuôi dươnõg những tư tưởng tham,sân, si (ác duyên) thì không bao giờ biến đổi được cuộc sống hay xã hội một cách tốt lành được (quả). Cảnh lúc nào cũng hiện theo tâm. Người mang tâm xấu lên thiên đàng sớm muộn gì cũng biến cảnh thiên đàng thành địa ngục.

Hiểu được nhân quả thì ta nắm giữ được chìa khóa mở cửa tự do trong đời ta và giúp ta làm chủ lấy cuộc đời. Không hiểu nhân quả thì ta sẽ sống trong mê tín dị đoan hay trong sự lo âu của cuộc sống vô định, bắp bênh.

Hiểu được nhân quả giúp ta định hướng dễ dàng và có một hướng đi và một quan niệm sống vững chắc trước mọi hoàn cảnh khó khăn.
LUẬT NHÂN QUẢ


Tâm Bình


Trong giáo lý của đạo Phật có rất nhiều trọng tâm để tham học và tu tập như là: Từ - bi - hỷ xả; Phật tánh; vô minh tứ đế; bát chánh đạo; ngã; ngũ uẩn; bát nhã; Bồ Đề..v..v.. nhưng chỉ có trọng tâm NGHIỆP là tinh yếu nhất, quan hệ nhất cho đời sống cá nhân nói riêng, cho đạo pháp chúng ta nói chung. NGHIỆP là nền tảng mà trên đó giáo lý căn bản của PHẬT GIÁO được xây dựng nên. Cho nên phải biết NGHIỆP đóng một vai trò quan trọng như thế nào trong đạo Phật.
Vậy hễ TU PHẬT - bất luận theo pháp môn nào - cần phải thấu triệt và hoàn toàn tin tưởng vào NGHIỆP BÁO tức là LUẬT NHÂN QUẢ.
Đức Phật có dạy rằng: "...Thuở xưa từ đời quá khứ cách đây rất xa chúng ta đã tạo ra Nhân quả rồi. Những Nhân quả ấy dồn dập như sóng biển, dẩu cho trải qua bao nhiêu kiếp cũng không hề thất lạc. Đúng kỳ, chúng hiện ra cho chúng ta hoặc thưởng hoặc phạt tùy theo chúng ta đã làm lành hay làm dữ, làm phải hay làm quấy.
Về Nhân quả báo ứng, ai làm nấy chịu, chẳng trốn tránh hay san sớt cho người khác được..." (Soạn tập bá duyên kinh).
Có người cho rằng: nếu đã gọi là "luật" thì tất phải có một đấng thiêng liêng nào, người nào hay xã hội nào đặt ra. Quan niệm như thế có nghĩa hơi nông cạn. Luật ở đây là "luật thiên nhiên", luật tự nhiên nó bao trùm cả vũ trụ, vạn vật chứ nó không nằm trong phạm vi của loài người hay một xã hội nào đó. Người ta có thể khám phá ra luật ấy chứ không thể nào đặt ra luật ấy được. ĐỨC PHẬT - Ngài chỉ là người đã dùng TRÍ HUỆ sáng suốt của Ngài để vạch cho mọi người thấy rõ ràng cái "luật Nhân quả" đang điều hành trong vũ trụ mà thôi.
NHÂN QUẢ: Nhân là nguyên nhân; quả là kết quả. Quả là cái quả do mầm mống phát sinh, Nhân là nhân lực phát động, quả là sự thành hình của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật của tất cả mọi sự vật. Nhân quả - tuy ngó thấy đơn giản nhưng nếu đi sâu vào sự vật để mà nghiên cứu thì lại càng thấy rất phức tạp và khó khăn bởi vì trong vũ trụ, mọi sự vật không phải đơn thuần, tách rời từng mòn mà có sự liên quan mật thiết với nhau, xoắn kết lấy nhau, đan lát vào nhau, ảnh hưởng lẫn nhau, tương phản lẫn nhau, thừa tiếp với nhau... hãy gọi đó là trạng thái chằng chịt giữa sự vật, đạo Phật thường dùng từ NHÂN DUYÊN nghĩa là mọi sự vật có ra là nhờ nhân duyên với nhau, nương tựa vào nhau hay tương phản nhau mà thành chứ không có một cái nào đứng biệt lập được. Trong sự phức tạp của sự vật ấy mà tìm ra cái Nhân chính của QUẢ hay cái QUẢ chính của NHÂN không phải là việc dễ. Do đó mà nhiều người không dụng công suy nghĩ, tìm tòi sâu xa mà đâm ra sanh lòng nghi ngờ thuyết Nhân quả. Ta thử tìm hiểu xem: hạt lúa có thể là cái NHÂN cho những hạt lúa vàng là QUẢ trong mùa gặt sau nhưng nếu ta đem hạt lúa ấy nấu ăn, như thế cái NHÂN chính có thể thành ra QUẢ này hay QUẢ khác nếu nhân sự khác nhau; muốn hạt lúa giống của mùa này thành hạt lúa vàng của mùa sau thì cầ phải có đất, nước, ánh sáng, không khí, thời gian, phân tro... muốn cho hạt lúa giống ấy thành máu huyết thì phải nấu, phải ăn, phải có bộ máy tiêu hoá. Cho nên nói NHÂN QUẢ tách riêng sự vật ra khỏi cái chung cùng toàn thể vũ trụ lấy một khía cạnh nào đó để quan sát nghiên cứu chứ muốn nói cho đúng thì phải dùng hai chữ NHÂN DUYÊN, cũng như một nhà khoa học khi muốn nghiên cứu một bộ phận nào bên trong cơ thể thì thường cắt xén bộ phận ấy ra khỏi cơ thể để nghiên cứu cho dễ chứ thật ra bộ phận ấy không phải biệt lập mà trái lại nó có liên quan mật thiết đến toàn bộ cơ thể.
Cho nên khi chúng ta muốn có ccái kết quả như thế nào đó thì phải hội đủ các nhân duyên thì kết quả mới như ý muốn. Có người muốn kết quả như vậy nhưng lại không hội đủ nhân duyên như thế nên kết quả không đạt do đó họ đâm ra nghi ngờ sự đúng đắn của "luật Nhân quả"; trong Nhân có quả, trong quả có Nhân. Chính trong NHÂN HIỆN TẠI đã có chứa cái QUẢ VỊ LAI và trong cái QUẢ HIỆN TẠI đã có hình bóng NHÂN QUÁ KHỨ cho nên Phật nói "NHÂN QUẢ" thông cả ba đời".
Một sự vật mà ta gọi là Nhân là khi nó chưa biến chuyển hình thành ra cái quả mà ta quan niệm; một sự vật mà ta gọi là quả khi nó biến chuyển hình thành ra trạng thái mà ta đã quan niệm. Mọi vật đều có Nhân và quả: đối với quá khứ thì nó là quả nhưng đối với tương lai thì nó lại là Nhân. Nhân và quả đắp đổi nhau, tiếp nối nhau không bao giờ dứt. Nhờ sự liên tục ấy mà trong một hoàn cảnh nào người ta cũng có thể đoán biết quá khứ và tương lai của một sự vật hay một con người. Kinh Phật có dạy: "...Muốn biết cái Nhân thì cứ coi cái quả đời này đang thọ, muốn biết cái quả về sau như thế nào thì cứ xét cái Nhân đang tác động trong hiện tại..."
Sự phát triển mau hay chậm từ Nhân đến quả của mỗi người, sự vật không tiến triển trong cùng một thời gian; vì lý do mau chậm trong sự phát hiện của cái quả mà chúng ta không nên nóng nảy cho rằng cái luật Nhân quả không hoàn toàn đúng khi thấy cái Nhân mà ta đã gieo chưa hình thành nên cái quả. Vậy mỗi chúng ta phải kiên nhẫn mà gieo cái Nhân lành trước để một ngày kia chúng ta đón hưởng cái quả tốt mà chúng ta đã có công trình đặt hạt giống ngay từ bây giờ.
Mỗi Phật tử chúng ta đã thấu triệt luật Nhân quả tức là đã hiểu và tin; hiểu rõ ràng; tin sâu đậm rằng tất cả những vui, buồn, sướng, khổ... ở kiếp sau là quả của những Nhân (nghiệp) từ kiếp này.
Mặt khác, những điều mà thế tục gọi là hạnh phúc hay bất hạnh đều do duyên sanh hoặc những liên hệ giữa người và cảnh, người và người, người và vật...cũng do duyên sanh.
Phật nói : "Chư pháp duyên sanh" mà nói duyên tức nói nghiệp: cha - con; vợ - chồng; anh em; bè bạn..., nếu không phải là "duyên" thì là "nợ". Theo thế tục mà nói: "duyên" tức là hạnh phúc, là "thiện duyên" - theo Phật giáo mà nói: "nợ" tức là bất hạnh theo thế tục mà nói, còn theo Phật giáo mà nói: "nợ" là "ác duyên" (như Axà Thế vương là nợ của vua Tần Bà-Sa-la). Nếu hiểu biết triệt để điều này thì dù bất cứ ở trong hoàn cảnh nào, người Phật tử chơn chánh vẫn bình thản họăc tưởng quả lành hoặc thọ quả dữ, hưởng hay thọ cho xong kiếp này và đừng gieo Nhân ác thì mới hy vọng kiếp sau được "rảnh rang trọn vẹn" "Bồ Tát sợ Nhân-chúng sanh sợ quả": Bồ Tát sợ Nhân nên không gây Nhân ác; chúng sanh sợ quả chớ ít sợ Nhân nên vô tình hay cố tình mà gây Nhân ác. Nhân ác hiện ra quả ác. Một khi quả ác đã hiện ra liền lo sợ, chẳng khác nào "kẻ muốn trốn nắng lại chạy ra dưới ánh mặt trời".
Trong khắp cõi Ta bà thế giới này chẳng có một nơi nào để cho ta trốn được luật Nhân quả được. Nên biết "trông sâu khó bứng" chẳng khác nào tung quả bóng, tung mạnh dội mạnh, tung nhẹ dội lại nhẹ.
Vì:
- Sân hận, oán ghét, tà dâm là Nhân; điạ ngục là quả.
- Tà kiến, ám muội, làm ác là Nhân; súc sanh là quả.
- Tham lam, bỏn xẻn là Nhân, ngạ quỷ là quả.
- Ngã mạn, cống cao là Nhân; A tu la là quả.
- Giữ tròn năm giới là Nhân; thân người là quả.
- Tu hành thập thiện là Nhân; thân trời là quả.
- Chứng ngộ "CHƠN KHÔNG" là Nhân; thinh văn là quả.
- Thấu pháp "Thập nhị Nhân duyên" là Nhân; Duyên giác là quả.
- Tu tròn sáu độ là Nhân; Bồ Tát là quả.
- Bình đẳng (vô thượng - chánh đẳng - chánh giác) là Nhân; Phật là quả.
* Niệm Phật Adiđà là Nhân; Tây phương cực lạc là quả.
Cho nên nếu tin mà không tin sâu đậm, còn khởi lòng nghi thì không bao giờ đạt tới CỬU CÁNH được cả.
Khi nói rằng người Phật tử đã tin sâu đậm vào luật Nhân quả thì người Phật tử ấy phải biết chắc rằng: chết không phải là hết vì chết đây liền sanh kia, chết kia liề sanh đây, sanh dưới một hình thể khác hoặc xấu hơn hoặc tốt hơn hình thể cũ tùy theo NGHIỆP LỰC của mình (Cũng gọi là SINH TỬ BIẾN THỨC -kinh Kiến Chính) - tức là tùy theo sức dẫn dắtcủa cái mghiệp do THÂN KHẨU Ý tạo ra trước đây; sức dẫn dắt này đưa ta vào một trong saú lục đạo (Trời -người - A tu la - ngạ quỷ - súc sanh - địa ngục) trong kinh gọi là PHÂN ĐOẠN SANH TỬ nghĩa là sanh ra và chết đi có từng phần, từng giai đoạn một, khi thì làm người, khi thì làm thú. Đó là nói về hạn phàm phu không tu hành hoặc có làm dữ, hoặc có làm lành. Bằng như có tu hành mà vẫn chưa liễu sanh tử tức là chưa ra khỏi TAM GIỚI như bực nhi thừa và quyền thừa Bồ Tát khi thì sanh lên trời, khi thì trở lại trần gian thì gọi là BIẾN DỊCH SANH TỬ. Quyết tâm tu hành mà vẫn không hiểu thế nào là "phân đoạn sanh tử" hay "Biến dịch sanh tử" thì vẫn còn triền miên lăn trôi trong Tam giới. Có rất nhiều sự tích chứng minh là luật Nhân quả là bất di bất dịch (Sự tích Tỳ kheo ni Bảo Liên Hương cáo đồng thoái hoá; ông lão đắc quả A la hán) và đến như đức Phật - một đấng đại từ đại bi, công đức vô lượng vô biên, một bậc thầy cuả Trời và người mà còn phải trả quả thay! huống hồ là ai! chuyện kể rằng:
"Một thời gian nọ, khi Phật đang ngụ ở Trúc Lâm tịnh xá gần thành Sa duyệt, bỗng đâu một mũi kim thương hiện ra sừng sững trước mặt Ngài. Ngài hiện hình lên không trung, mũi kim thương cũng bay lên theo; Ngài trở xuống tịnh xá; mũi kim thương cũng bay xuống theo. Thấy thế Phật bèn nói với mọi người hiện diện tại đó cùng với Thiên long Bát Bộ rằng:
- Kim thương này là quả báo đời trước của ta. Vậy mọi người hãy an lòng để ta trả quả.
Phật bèn đưa chân mặt ra, kim tương đâm xuống chân Phật, lún xuống đất, rung động cả vũ trụ. Mọi người thấy thế lấy làm ngạc nhiên và xin Phật giải rõ. Phật nói: "trong một tiền kiếp xa xưa, thật là xa ta là một vị Chúa tàu chở 500 người đi buôn, ra biển để tìm báu vật. Bỗng nhiên đang đi ngoài khơi, có một kẻ trong bọn ấy sanh tâm muốn giết hết tất cả để đoạt sản vật, ta liền đâm nó chết. Nay ta phải trả cái quả ấy".
(QUY NGUYÊN TRỰC CHỈ)
Và để nói rõ hơn về luật Nhân quả, ngài pháp sư Ấn Quang - một bậc cao tăng, danh đức trong Tăng giới - đã từng nói: "... Nên biết sự tu trì củ hành Nhân quả thật chí thành không giả dối thì có thể chuyển hậu báo thành hiện báo tức là chuyển báo nặng của những đới sau thành báo nhẹ ở đới này. Nười phàm mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt chớ đâu biết được Nhân quả đời trước, Nhân quả đời sau. Bà họ Trương (1) ấy nhiều năm tinh tu một sớm chết thảm: hoặc giả do sự khổ đó mà tiêu được ác báo Tam đồ sanh về cõi Trời. Nếu trong hiện đời bà ấy có Tín sâu và Nguyện thiết thì bà cũng có thể vãng sanh về Tây phương. Bởi chúng ta không có tha tâm, đạo nhãn nên không dám ức đoán hay quyết đoán chắc rằng bà có vãng sanh hay không.
Nhưng có một điều mà chúng ta dám quả quyết là: làm lành tất được quả lành, làm dữ phải mang quả dữ. Đây là quả báo của nghiệp ác đời trước-nếu ta làm lành mà mang quả dữ-chứ chẳng phải là quả báo của nghiệp lành đời này. Còn làm dữ mà được quả lành - đó là quả báo của nghhiệp lành đời trước; còn nghiệp ác đời này nếu hiện đời chưa trả kịp thì chắc chắn đời sau sẽ phải trả chớ có mất mát đi đâu.
Các người thấy bà lão chết khổ như thế liền nghĩ lầm rằng: việc lành không dám làm, bởi làm lành chẳng những không được phước mà lại còn mang lấy khổ. Nghĩ như thê các người mới nghi ngờ, sợ hãi. Sự nhận thức đó đâu có khác gì các người chưa nghe, chưa hiểu Phật pháp. Nếu các người tin lời Phật dạy, quyết các người không vì việc ấy mà tỏ vẻ sững sốt kinh hoàng.
Việc Nhân quả trùng trùng điệp điệp không ngừng, có khi Nhân này chưa trả mà quả nọ đã chín muồi; ví như gieo giống sớm thì gặt lúa sớm, nhưng lại thiếu nợ, chủ nợ nào mạnh thì lôi kéo con nợ trước nhứt..." (Lá thơ Tịnh Độ - Ấn Quang pháp sư).
Vậy nếu tỏ rõ được lý thì dù cho cảnh ngộ có ra sao đi nữa là quyết không nghi ngờ rằng Nhân quả sai lầm, lời Phật hư dối. Ngày xưa, vua Nghiêu là vị vua hiền đức lại sanh ra con hun dữ nên mới tìm ông Thuần để nhường ngôi và ông Thuầ là một đại hiền, một đại hiếu chi tử mà lạ là con của một kẻ bất Nhân là ông Cổ Tẩu.Thật là:
"Cổ Tẩu mấy hiền mà sanh đại hiền chi tử, vua Nghiêu mấy dữ mà sanh bất hiếu chi nhi: có khi cây đăng lá the mà trổ sanh hoa thơm trái ngọt!"
Thật thế! Về nguồn gốc hay ngọn ngành của Nhân, của quả chỉ có Phật mới biết được mà thôi; ngoài ra, chẳng có ai biết nổi kể cả bực Đẳng giác Bồ Tát.
Căn cứ vào những sự tích do Phật kể ra về tiền thân của Phật hoặc của các đệ tử Phật hoặc của những người đồng thời có dịp gặp Phật trong những kinh như là: Soạn tập bá duyên kinh, kinh Vị tăng hữu, kinh Hiền ngu..v..v..thì luật Nhân quả không có ứng nghiệm trong sự khấu trừ ác và thiện như một số người thường nghĩ; họ cho rằng có thể "hối lộ" được Phật, Trời, Thánh, Thần nên cùng một lúc vừa làm ác vừa làm lành như cho vay ăn lời "cắt cổ"; làm nghề sát sanh mạng vật, mua cân già bán cân non, tham nhũng... rồi lấy đồng tiền đó đi cúng chùa, cất miếu tưởng rằng làm như vậy sẽ được hết tội vì lành dữ bù qua chế lại. Nếu không hiểu còn có chỗ giảm chế; bằng như đã hiểu rồi nếu muốn thật sự tu hành để Giải thoát thì Nhân ác cần phải giảm thiểu dần dần Nhân lành tăng gia mãi mãi và phải thật sự ăn năn sám hối. Sám hối không phải là lễ lạy, tụng kinh, trì chú vào những đêm 15 hay 30. Đích thực của sám hối là ăn năn tội trước, lánh ngừa tội sau.
Phật có nói: "Chỉ có hai hạng người quân tử: một là hạng người không bao giờ lầm lỗi (Thánh Nhân) hai là những người đã lầm lổi rồi nay biết ăn năn sám hối".
Và thiết tưởng đối với chúng ta - những người con Phật - nếu đã thấu triệt luật Nhân quả thì dù cho trong hiện đời có một đại bất hạnh nào xảy ra, ta vẫn an nhiên tự tại, không nên buồn rầu, thối thất đạo tâm nên lấy đó làm một đề mục để minh quán xét: hễ là nợ, nếu trả được món nào thì mừng món đó chẳng khác nào rút được một trong vô số những mũi kim ra khỏi người và bởi vì điều bất hạnh ấy đáng lý ra là trọng báo của những đời sau nhưng nay nó chuyển ra thành khinh báo ở đời này; đó là do chỗ ta chơn thành, chí kính và tha thiết tụ niệm nên mới được "dồn quả" như vậy.
Với niềm tin vững chắc này, ta càng hoan hỷ và càng hăng hái tiến tu hầu mau có Giải thoát, mau trở về với mái nhà xưa-nơi có Mẹ chờ Cha trông ngóng từng ngày từng giờ. Đây có phải là điều đáng quý và tối quan trọng không ư?!
(1) Bà Trương Thái Thái là người rất tin Phật, ăn chay trường đã 20 năm, thường đến cư sĩ Lâm nghe giảng kinh pháp. Bà ấy hiền hậu Nhân đức ưa làm lành, gặp ai nấy bà cũng khuyên ăn chay, niệm Phật. Không ngờ một hôm đang đi đem đồ ăn chay cho một vị sư huynh, bà bị xe hơi cán chết, vì không có ai nhận mặt nên nhân viên tuần phòng chuyển đi. Đến 3 ngày sau con cháu mới hay và đến xin xác bà về chôn.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
L Trước khi thành công, hãy trở thành người tự kỷ luật: Thông minh + lười biếng = cả đời ì ạch Quà Tặng Cuộc Sống 0
blacksun [Cuộc Sống] Những định luật của cuộc đời Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Bạn] Tình bạn: Những quy luật của sự thu hút Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Tình Yêu] Quy luật mạnh mẽ nhất của sự quyến rũ Quà Tặng Cuộc Sống 0
ihope [Cuộc Sống] Quy luật của hạt giống Quà Tặng Cuộc Sống 0
accessdeny [Cuộc Sống] Những quy luật vàng cho cuộc sống Quà Tặng Cuộc Sống 0
M Tổng thống Abraham Lincoln: Nhân phẩm là cây, thanh danh là bóng Quà Tặng Cuộc Sống 1
H [Cuộc Sống] Những kẻ troll trên mạng là những người tự yêu bản thân, thái nhân cách và ác dâm Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Nét nhân cách kiểu A vs Nhân cách kiểu B Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Đánh mất bản sắc cá nhân Quà Tặng Cuộc Sống 0
H [Cuộc Sống] Chịu trách nhiệm cá nhân cho hạnh phúc bao gồm sự đầu hàng Quà Tặng Cuộc Sống 1
benny [Gia Đình] Hai bệnh nhân Quà Tặng Cuộc Sống 1
benny [Cuộc Sống] Lòng nhân đạo trên dãy Himalaya Quà Tặng Cuộc Sống 3
haiyen [Cuộc Sống] Doanh nhân và ăn mày Quà Tặng Cuộc Sống 0
benny [Cuộc Sống] Câu chuyện về hai bệnh nhân Quà Tặng Cuộc Sống 0
khỉ con [Cuộc Sống] Doanh nhân với ngư phủ Quà Tặng Cuộc Sống 0
Hoài Niệm [Cuộc Sống] Đừng là nạn nhân của tất cả mọi người! Quà Tặng Cuộc Sống 1
KendyDat [Cuộc Sống] Nhân tố quyết định Quà Tặng Cuộc Sống 7
M [Cuộc Sống] Lòng Nhân Ái Quà Tặng Cuộc Sống 0

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top