Sóng nghĩ các bạn học kinh tế nên giúp đỡ mọi người những kiến thức về sự khác nhau giữa Marketing và PR.
Ở đây, không dám múa rìu qua mắt thợ, tớ đóng góp một số kiến thức đã học được về PR.
1. Tổng quan về báo chí Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 cơ quan báo chí, 815 tờ báo, tạp chí.
Ta có thể phân loại cơ quan báo chí như sau:
- Báo chí Trung ương: TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, Nhân Dân.
- Báo chí địa phương: Mỗi tỉnh thành có 1 tờ báo, 1 đài PT-TH (TPHCM thì có đài TH riêng và Đài PT riêng) trực thuộc UBND tỉnh, thành phố đó. Trong số các tờ báo trên, chỉ có khoảng 10 tờ là có lãi, còn lại đa số sống nhờ bao cấp.
- Báo bộ/ ngành: Mỗi bộ/ngành đều có một tờ báo. Thậm chí trong một Bộ thì các Cục, Vụ, Viện cũng có thể có tờ báo riêng. Ví dụ: Bộ GT-VT có tờ “Giao Thông Vận Tải”, Bộ này có Cục Đường sắt thì có tờ “Đường Sắt”… Các tờ báo này thường thông dụng trong các bộ ngành đó, không thông dụng ngoài bộ ngành đó.
- Báo hội ngành: Các tờ này chỉ có độc giả hạn chế là những hội viên.
- Báo đoàn thể: Tờ Lao động của Tổng liên đoàn Lao động, Tuổi trẻ của Thành Đoàn TPHCM… Đây là loại báo được đọc nhiều nhất. Do thông tin của báo đoàn thể thường bao quát hơn, thông tin cũng khách quan hơn. Báo đoàn thể không chỉ là báo có số lượng phát hành lớn nhất mà còn là báp được mọi người bỏ tiền ra mua nên thông tin trên đó cũng được ghi nhớ tốt hơn. Đây là đối tượng mà người làm PR cần nhắm tới.
- Báo bán măng-set: Nước ta không cấp phép hoạt động cho một số báo chí tư nhân, do đó có tình trạng “Bán măng-set”: Một số báo bộ/ngành chỉ giữ tên trên danh nghĩa và kiểm soát khâu duyệt còn lại khoán cho công ty quảng cáo tư nhân thực hiện nội dung, tự cân đối tài chính và phải nộp về cho bộ/ngành một khoản tiền. Nhận diện tờ báo này như sau: (tương đối)
+ Địa chỉ liên hệ quảng cáo là do tư nhân quản lý và khác với địa chỉ của tòa soạn. Vì thu nhập từ quảng cáo là nguồn thu chính của tư nhân nên họ nắm khâu này.
+ Nội dung của báo tránh đề cập đến vấn đề chính trị và phê phán chính quyền mà tập trung vào một số nội dung ăn khách như: văn nghệ, thời trang…
+ Các tờ báo này khá dễ dãi với việc đặt hàng, viết bài quảng cáo, thực hiện các chương trình quảng bá cho doanh nghiệp…
Do loại báp “bán măng-set” này có số lượng độc giả khá và nhanh nhạy trong việc hợp tác nên cũng là đối tượng của người làm PR nhắm tới.
Vd: tờ Đẹp mua măng-set của Báo Ảnh VN, tờ Nhà Đẹp mua măng-set của tạp chí Kiến trúc, tờ Tiếp thị&Gia đình, Thể thao ngày nay…
Trình độ làm PR của các công ty lớn bây giờ rất cao: thay vị công ty bỏ tiền ra làm quảng cáo trên báo chí, họ bỏ tiền ra mua hẳn một chương trình. Như vậy, mặc dù họ cũng bỏ một số tiền quảng cáo trên chương trình nhưng tiền sẽ quay về với họ, đồng thời có thể thu được tiền quảng cáo từ các công ty khác. Ví dụ như chương trình Sức sống mới trên VTV1 là của UNILEVER thuê công ty quảng cáo làm. Đây thực chất cũng là chương trình PR của Unilever. Trên thị trường giờ lại có tờ Sức sống mới, như vậy thay vì bỏ tiền ra thì nay Unilever lại thu được tiền quảng cáo từ các công ty khác và khiến người tiêu dùng phải bỏ tiền ra mua.
Vấn đề phong bì của nhà báo: Nói chung đây là vấn đề tế nhị, các doanh nghiệp nên tận dụng những dịp phù hợp để đưa phong bì vừa phải (họp báo, đến tham quan…) để tạo quan hệ lâu dài. Còn nếu chỉ đợi đến khi “có việc” mới đưa phong bì thì đôi khi phải đưa rất nhiều mà chẳng có kết quả gì.
2. Những nguyên tắc xây dựng mối quan hệ với báo chí:
B1: Xem xét đối tượng mà mình nhắm đến là ai, và thường xem các loại báo nào, đài nào?
B2: Xem xét sản phẩm/ cơ quan/ tổ chức của mình thuộc lĩnh vực nào, có những báo nào quan tâm đến vấn đề này?
B3: Có bao nhiêu tờ báo, đài mà mình cần tạo mối quan hệ? Liệt kê.
B4: Cập nhật địa chỉ, điện thoại liên lạc của tòa soạn, đài truyền hình.
B5: Phóng viên của các báo thường được chia về các mảng khác nhau, do đó cần xác định đúng các phóng viên phụ trách mảng mà mình quan tâm.
Chỉ cần đọc một vài số báo gần nhất, thấy tên (bút danh) của phóng viên nào xuất hiện nhiều nhất thì đó chính là phóng viên cần quan hệ. Sau đó, gọi điện đến tòa soạn xin liên hệ trực tiếp với phóng viên đó.
Việc hỏi thăm cũng phải có đôi chút thủ thuật: Tỏ ra bình thường, xưng tên mình và tên công ty và hỏi thăm như là một người quen biết với phóng viên đó. Nếu phóng viên không có mặt tại đó thì tìm cách xin số di động.
Có một phương pháp khác rất hay là thông qua hỏi thăm một nhà báo đã quen biết trước để liên hệ.
Công cụ hữu hiệu của người làm PR là điện thoại di động, danh sách nhà báo (địa chỉ, email, ngày sinh nếu có, ngày thành lập báo…)
Điều khó nhất là vượt qua trạng thái bỡ ngỡ của lần đầu tiên gặp gỡ, có 4 trường hợp bước đầu tạo mối quan hệ:
+ Nam muốn làm quen nữ: Nữ luôn cảm thấy cần cảnh giác. Do vậy, nguyên tắc là không nên hỏi tên trước, cũng không gọi là em.
+ Nữ muốn làm quen nữ: Hãy khen một cách gián tiếp, tế nhị, hỏi thăm vật dụng của người đối diện mua ở đâu, làm ở đâu…
+ Nam muốn làm quen nam: bắt chuyện bằng hỏi thăm (tình hình sắp xảy ra…), nói về các mối quan tâm của nam giới: thời sự, bóng đá…
+ Nữ muốn làm quen nam: Cách dễ nhất là nhờ vả một việc gì đó.
Các nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Khi quan hệ với nhà báo, không bao giờ được hỏi thẻ nhà báo.
Lý do: Gây ra tâm lý khó chịu vì bị nghi ngờ. Lý do khác là có những phóng viên phải công tác liên tục tại một tờ báo ít nhất 3 năm mới được cấp thẻ nhà báo, hoặc một số lý do khác mà chưa có Thẻ nhà báo.
- Nguyên tắc 2: Khi xướng danh, không nên gọi là phóng viên mà nên gọi là nhà báo.
Phóng viên chỉ là một chức danh, chỉ một người tác nghiệp cụ thể trong tòa soạn. Còn gọi nhà báo có tính chất trang trọng hơn.
- Nguyên tắc 3: Không chạy lăng xăng để tìm kiếm mối quan hệ với nhà báo.
Hãy chọn một chỗ ngồi tốt để có thể tiện làm quen, tiếp xúc với nhà báo.
- Nguyên tắc 4: Duy trì mối quan hệ với nhà báo
+ Gửi email
+ Gọi điện hỏi thăm, nhắn tin
+ Gặp gỡ, chào hỏi
3. Kỹ năng quan hệ với báo chí:
Khi có một biến động gì đó thì nên liên hệ ngay với báo để thông cáo lại, xác minh lại thông tin.
Luôn sẵn sàng đối thoại để cung cấp thông tin.
- Chủ động tiếp cận, đối thoại thân thiện với đại diện của báo, cung cấp thông tin đúng và có lợi cho tổ chức/ cá nhân cho nhà báo.
- Nên tiếp nhận phản hồi, cảm ơn báo (trừ phi báo sai sự thật 100%)
- Không nên gây hấn với báo
- Không từ chối chụp hình
- TRánh chiêu đãi nhà báo vào giờ trễ
- Gửi thư mời phải đích danh
- Tổ chức họp báo chỉ mời 1 báo 1 người
- Không mua quà quá đắt tiền
- Không bỏ tiền vào phogn bì khi mình mời nhà báo đến hay nhà báo tự đến. Chỉ bỏ phong bì khi cuộc họp đông nhà báo, có tính chất hình thức.
- Các câu không nên hỏi:
+ Hỏi tiền đăng trên báo
+ Hỏi tin có đăng được không?
+ Hỏi về ngày đăng và nói để tìm mua
- Hấp dẫn: lần đầu tiên, duy nhất, khác biệt. độc đáo, kỷ lục…
- Có lợi cho cộng đồng
- Trả lời các câu hỏi: Ai? Việc gì? Ở đâu? Thời gian? Như thế nào/Tại sao?
Ở đây, không dám múa rìu qua mắt thợ, tớ đóng góp một số kiến thức đã học được về PR.
PR = Quan hệ với giới truyền thông
Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 700 cơ quan báo chí, 815 tờ báo, tạp chí.
Ta có thể phân loại cơ quan báo chí như sau:
- Báo chí Trung ương: TTXVN, Đài THVN, Đài TNVN, Nhân Dân.
- Báo chí địa phương: Mỗi tỉnh thành có 1 tờ báo, 1 đài PT-TH (TPHCM thì có đài TH riêng và Đài PT riêng) trực thuộc UBND tỉnh, thành phố đó. Trong số các tờ báo trên, chỉ có khoảng 10 tờ là có lãi, còn lại đa số sống nhờ bao cấp.
- Báo bộ/ ngành: Mỗi bộ/ngành đều có một tờ báo. Thậm chí trong một Bộ thì các Cục, Vụ, Viện cũng có thể có tờ báo riêng. Ví dụ: Bộ GT-VT có tờ “Giao Thông Vận Tải”, Bộ này có Cục Đường sắt thì có tờ “Đường Sắt”… Các tờ báo này thường thông dụng trong các bộ ngành đó, không thông dụng ngoài bộ ngành đó.
- Báo hội ngành: Các tờ này chỉ có độc giả hạn chế là những hội viên.
- Báo đoàn thể: Tờ Lao động của Tổng liên đoàn Lao động, Tuổi trẻ của Thành Đoàn TPHCM… Đây là loại báo được đọc nhiều nhất. Do thông tin của báo đoàn thể thường bao quát hơn, thông tin cũng khách quan hơn. Báo đoàn thể không chỉ là báo có số lượng phát hành lớn nhất mà còn là báp được mọi người bỏ tiền ra mua nên thông tin trên đó cũng được ghi nhớ tốt hơn. Đây là đối tượng mà người làm PR cần nhắm tới.
- Báo bán măng-set: Nước ta không cấp phép hoạt động cho một số báo chí tư nhân, do đó có tình trạng “Bán măng-set”: Một số báo bộ/ngành chỉ giữ tên trên danh nghĩa và kiểm soát khâu duyệt còn lại khoán cho công ty quảng cáo tư nhân thực hiện nội dung, tự cân đối tài chính và phải nộp về cho bộ/ngành một khoản tiền. Nhận diện tờ báo này như sau: (tương đối)
+ Địa chỉ liên hệ quảng cáo là do tư nhân quản lý và khác với địa chỉ của tòa soạn. Vì thu nhập từ quảng cáo là nguồn thu chính của tư nhân nên họ nắm khâu này.
+ Nội dung của báo tránh đề cập đến vấn đề chính trị và phê phán chính quyền mà tập trung vào một số nội dung ăn khách như: văn nghệ, thời trang…
+ Các tờ báo này khá dễ dãi với việc đặt hàng, viết bài quảng cáo, thực hiện các chương trình quảng bá cho doanh nghiệp…
Do loại báp “bán măng-set” này có số lượng độc giả khá và nhanh nhạy trong việc hợp tác nên cũng là đối tượng của người làm PR nhắm tới.
Vd: tờ Đẹp mua măng-set của Báo Ảnh VN, tờ Nhà Đẹp mua măng-set của tạp chí Kiến trúc, tờ Tiếp thị&Gia đình, Thể thao ngày nay…
Trình độ làm PR của các công ty lớn bây giờ rất cao: thay vị công ty bỏ tiền ra làm quảng cáo trên báo chí, họ bỏ tiền ra mua hẳn một chương trình. Như vậy, mặc dù họ cũng bỏ một số tiền quảng cáo trên chương trình nhưng tiền sẽ quay về với họ, đồng thời có thể thu được tiền quảng cáo từ các công ty khác. Ví dụ như chương trình Sức sống mới trên VTV1 là của UNILEVER thuê công ty quảng cáo làm. Đây thực chất cũng là chương trình PR của Unilever. Trên thị trường giờ lại có tờ Sức sống mới, như vậy thay vì bỏ tiền ra thì nay Unilever lại thu được tiền quảng cáo từ các công ty khác và khiến người tiêu dùng phải bỏ tiền ra mua.
Vấn đề phong bì của nhà báo: Nói chung đây là vấn đề tế nhị, các doanh nghiệp nên tận dụng những dịp phù hợp để đưa phong bì vừa phải (họp báo, đến tham quan…) để tạo quan hệ lâu dài. Còn nếu chỉ đợi đến khi “có việc” mới đưa phong bì thì đôi khi phải đưa rất nhiều mà chẳng có kết quả gì.
2. Những nguyên tắc xây dựng mối quan hệ với báo chí:
B1: Xem xét đối tượng mà mình nhắm đến là ai, và thường xem các loại báo nào, đài nào?
B2: Xem xét sản phẩm/ cơ quan/ tổ chức của mình thuộc lĩnh vực nào, có những báo nào quan tâm đến vấn đề này?
B3: Có bao nhiêu tờ báo, đài mà mình cần tạo mối quan hệ? Liệt kê.
B4: Cập nhật địa chỉ, điện thoại liên lạc của tòa soạn, đài truyền hình.
B5: Phóng viên của các báo thường được chia về các mảng khác nhau, do đó cần xác định đúng các phóng viên phụ trách mảng mà mình quan tâm.
Chỉ cần đọc một vài số báo gần nhất, thấy tên (bút danh) của phóng viên nào xuất hiện nhiều nhất thì đó chính là phóng viên cần quan hệ. Sau đó, gọi điện đến tòa soạn xin liên hệ trực tiếp với phóng viên đó.
Việc hỏi thăm cũng phải có đôi chút thủ thuật: Tỏ ra bình thường, xưng tên mình và tên công ty và hỏi thăm như là một người quen biết với phóng viên đó. Nếu phóng viên không có mặt tại đó thì tìm cách xin số di động.
Có một phương pháp khác rất hay là thông qua hỏi thăm một nhà báo đã quen biết trước để liên hệ.
Công cụ hữu hiệu của người làm PR là điện thoại di động, danh sách nhà báo (địa chỉ, email, ngày sinh nếu có, ngày thành lập báo…)
Điều khó nhất là vượt qua trạng thái bỡ ngỡ của lần đầu tiên gặp gỡ, có 4 trường hợp bước đầu tạo mối quan hệ:
+ Nam muốn làm quen nữ: Nữ luôn cảm thấy cần cảnh giác. Do vậy, nguyên tắc là không nên hỏi tên trước, cũng không gọi là em.
+ Nữ muốn làm quen nữ: Hãy khen một cách gián tiếp, tế nhị, hỏi thăm vật dụng của người đối diện mua ở đâu, làm ở đâu…
+ Nam muốn làm quen nam: bắt chuyện bằng hỏi thăm (tình hình sắp xảy ra…), nói về các mối quan tâm của nam giới: thời sự, bóng đá…
+ Nữ muốn làm quen nam: Cách dễ nhất là nhờ vả một việc gì đó.
Các nguyên tắc:
- Nguyên tắc 1: Khi quan hệ với nhà báo, không bao giờ được hỏi thẻ nhà báo.
Lý do: Gây ra tâm lý khó chịu vì bị nghi ngờ. Lý do khác là có những phóng viên phải công tác liên tục tại một tờ báo ít nhất 3 năm mới được cấp thẻ nhà báo, hoặc một số lý do khác mà chưa có Thẻ nhà báo.
- Nguyên tắc 2: Khi xướng danh, không nên gọi là phóng viên mà nên gọi là nhà báo.
Phóng viên chỉ là một chức danh, chỉ một người tác nghiệp cụ thể trong tòa soạn. Còn gọi nhà báo có tính chất trang trọng hơn.
- Nguyên tắc 3: Không chạy lăng xăng để tìm kiếm mối quan hệ với nhà báo.
Hãy chọn một chỗ ngồi tốt để có thể tiện làm quen, tiếp xúc với nhà báo.
- Nguyên tắc 4: Duy trì mối quan hệ với nhà báo
+ Gửi email
+ Gọi điện hỏi thăm, nhắn tin
+ Gặp gỡ, chào hỏi
3. Kỹ năng quan hệ với báo chí:
- Không có khái niệm thời gian
Khi có một biến động gì đó thì nên liên hệ ngay với báo để thông cáo lại, xác minh lại thông tin.
- Sẵn sàng đối thoại và thân thiện:
Luôn sẵn sàng đối thoại để cung cấp thông tin.
- Trách mình trước, trách người sau
- Chủ động tiếp cận, đối thoại thân thiện với đại diện của báo, cung cấp thông tin đúng và có lợi cho tổ chức/ cá nhân cho nhà báo.
- Nên tiếp nhận phản hồi, cảm ơn báo (trừ phi báo sai sự thật 100%)
- Không nên gây hấn với báo
- Không nói dối nhà báo nhưng chỉ nói sự thạt có giới hạn (sự thật & có lợi)
- Hiểu công việc của nhà báo:
- Không từ chối chụp hình
- TRánh chiêu đãi nhà báo vào giờ trễ
- Gửi thư mời phải đích danh
- Tổ chức họp báo chỉ mời 1 báo 1 người
- Tế nhị
- Không mua quà quá đắt tiền
- Không bỏ tiền vào phogn bì khi mình mời nhà báo đến hay nhà báo tự đến. Chỉ bỏ phong bì khi cuộc họp đông nhà báo, có tính chất hình thức.
- Các câu không nên hỏi:
+ Hỏi tiền đăng trên báo
+ Hỏi tin có đăng được không?
+ Hỏi về ngày đăng và nói để tìm mua
- Cung cấp thông tin cho báo chí, cần phải:
- Hấp dẫn: lần đầu tiên, duy nhất, khác biệt. độc đáo, kỷ lục…
- Có lợi cho cộng đồng
- Trả lời các câu hỏi: Ai? Việc gì? Ở đâu? Thời gian? Như thế nào/Tại sao?