tritai
[♣]Thành Viên CLB
Len lỏi vào con phố nhỏ giữa trời mưa, tôi cố chạy thật nhanh để trú mưa.
Mưa SÀI GÒN không như mưa HÀ NỘI. Mưa ở nơi đây dai dẳng nhưng to hạt, có khi làm bạn lầm tưởng đã tạnh hẳn nhưng chỉ cần bạn bước chân đi mưa lại ào ào kéo đến. Những ai đã từng yêu mưa HÀ NỘI chắc chẳng yêu nổi mưa SÀI GÒN "đáng ghét" này nhưng tôi lại rất yêu, yêu chúng vì mưa SÀI GÒN như nước mắt con gái. Mưa dai dẳng, chợt tắt khi thấy một ánh nhìn làm xao xuyến nhưng lại ứa lệ khi thấy lẻ loi một mình.
Cố chạy thật nhanh vào một mái hiên nhà chủ đã đi vắng, tôi trú tạm.Tôi yêu mưa nhưng rất ít khi tôi đi dưới mưa. Cuộc sống tất bật của thành phố này làm tôi chẳng có thời gian để thong thả bước đi nhẹ nhàng dưới mưa,ở thành phố này hạnh phúc nhất là khi bạn đang làm việc, chỉ thế thôi.Tôi chỉ thích ngắm nhìn mưa qua khung cửa sổ. Nơi ấy, tôi có thể nhìn thấy từng hạt mưa rơi mạnh mẽ, ngắm chúng khẽ rơi từ mái hiên nhà, rơi xuống chiếc lá bàng màu xanh mạ,rồi nhẹ nhàng chúng chuyển mình rơi xuống đất hóa nguyện vào nhau làm thành một dòng suối nhỏ... , không ngại chướng ngại cứ thế mà tuôn trào như suối cũng giống như cuộc sống đầy khó khăn, con người phải cố gắng, phải vượt lên để không là một kẻ vô dụng... Tí tách, tí tách!Tiếng mưa như tiếng kim đồng hồ khẽ chạy,khẽ nhắc tôi phải chạy, phải hòa nhịp để được sống và tồn tại.
Hôm nay, tôi ngắm mưa nhưng không như cách mà tôi thường ngắm, tôi ngắm mưa một cách "rộng" hơn. Tôi giơ tay mình ra đón những hạt mưa, mưa to nặng hạt, một giọt nước rơi vào tay tôi thấy đau buốt. Có tiếng cười nói rơm rả của những cô cậu học trò mặc trời chuyển mưa to dần. Tôi thấy nhớ cái thời áo trắng đã xa. Đâu đó một chú chim nép mình vào cành cay trú mưa, lông chúng đã ướt hết,se lạnh rú mình vào một góc .... cô quạnh. Thành phố này tất bật thật! Nhưng... nó cô đơn và tẻ nhạt quá!
Chợt tôi giật mình, dòng suy tư bị cắt ngang bở một bà cụ. Nhìn bà, tôi đóan bà tầm tuổi của bà ngọai tôi. Bà gầy còm, những nếp nhăn trên mặt bà chắc cũng bằng số tuổi của bà. Bà cằm một chiếc túi da nhỏ màu đen đã sờn cùng với một sấp vé số đã được bộc một cách cẩn thận trong một túi nilông. Tôi nhìn bà với ánh mắt tò mò.Bà khẽ ngước nhìn tôi, mỉm cười. Nụ cười của bà hiền hòa. Nhìn bà, tôi thấy nhớ đến Ngoại. Chạnh lòng!
- Trời mưa suốt cô nhỉ! - Bà nói chuyện với một giọng khàn khàn yếu hơi.
- Vâng bà! Mưa hoài thế này chẳng làm ăn gì được bà nhỉ!?
- Uhm. Mưa này bán ế quá! Mấy giờ rồi cô?
Tôi dòm đồng hồ.
- Gần 1h trưa rồi bà.
- Mèn ơi!Chắc hôm nay bà cháu tôi lại ăn cháo nữa rồi.
Bà khẽ cúi đầu nhìn sấp vé số. Một sấp dày, tôi đoán chừng 50 tờ. Bà cởi bỏ chiếc nón lá đã rách vài chỗ, tóc bà bạc trắng điểm lấm tấm vài sợ tóc đen. Mưa nặng hạt dần. Tôi nép mình vào sâu hơn bên hiên nhà. Bà cũng rùng mình lùi chân.
- Bà sống với ai hả bà? Con cháu của bà đâu mà để bà đi bán thế này?
- Bà sống với thằng cháu. Nó đi làm cả ngày, bà chỉ đi bán để kiếm thêm chút cháo.
- Mưa gió thế này sao mà bà buôn bán được. Ngày bà kiếm được nhiêu?
- Trung bình thì kiếm được 20 ngàn là cao.Tôi sức già nên đâu có bán nhiều như tụi trẻ được.Gọi là kiếm chút tiền mua gạo cho thằng cháu đở cực vậy mà.
- Thế cháu bà không cản bà sao?
- Có chứ! Nhưng nó đi làm cả ngày, tối mịt mới về. Tôi đi bán canh giờ về, nó đâu có hay. Với lại tôi cũng đi bán vòng vòng gần nhà thôi. Nhà tôi mé trên con hẽm này đó cô.
- Thế con của bà đâu?
- Tụi nó mất hết rồi cô. Tôi có đứa con trai một đi bộ đội về thì bị thương cái cẳng, trái gió trở trời lại nhức xương. Con vợ nó kham không nổi cũng bỏ đi khi thằng cháu còn đỏ hỏm. Tôi làm đủ nghề nuôi con nuôi cháu. Thằng con tôi mới mất năm rồi chứ đâu xa.
Mưa to hơn át cả tiếng bà nói. Tôi xích lại gần bà để có thể nghe rõ hơn. Bà chùng lòng lại khi kể về đứa con trai đi bộ đội của mình và kể cả đứa cháu trai năm nay 27 tuổi. Vì nhà nghèo quá, cháu bà chỉ biết đi kiếm tiền về nuôi bản thân và bà chứ chuyện lập gia đình, cháu bà chẳng mảy may nghĩ tới - bà nói vậy.
- Sao bà không khuyên anh ấy để có người phụ giúp bà thêm?
- Nó nói :"Nhà nghèo quá ai mà ưa con hả bà?"
Một câu hỏi không có câu trả lời. Nhưng câu trả lời cũng đã có sẵn khi cả tôi và bà im lặng. Vì nghèo, vì miếng cơm manh áo mà rất đông những phận người chẳng nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình. Cuộc sống bây giờ phức tạp hơn, hiện đại hóa hơn nhưng cũng không thể thay đổi được cuộc sống của những mảnh đời thế này.
-Cô đi làm hay đi học? - Bà hỏi tôi.
-Dạ con đi làm.
-Cô nhà ở đây hả?
-Dạ, con sống ba mẹ con bên Quận Tân Phú. Con đi làm bên này.
-Ráng nha cô, còn trẻ thì cứ làm đừng để già như tôi rồi bất lực không làm gì được.
Một câu nói làm tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ cho một thời cuộc xa hơn. Bây giờ lắm người trẻ tuổi ăn chơi sa đọa, nghiện ngập, bất tài trong vỏ bọc của con đại gia, lắm người bán thân mình để kiếm sống trong khi đó tay chân vẫn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa thấy ai nhận ra được một điều như bà lão nói: "Cuộc sống vốn dĩ đã phức tạp nhưng ta phải sống sao cho có ý nghĩa".
Một không khí im lặng. Tôi nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà, rơi trên từng chiếc lá, rơi cả vào những cánh hoa mềm mại mỏng manh. Nhưng tất cả là nhịp điệu của cuộc sống, của mưa SÀI GÒN.Bà lão mở bọc nilông, bà lau tay thật khô rồi bắt đầu đếm những tờ vé số. Bà đi bán cái may mắn của mình cho người khác chỉ để kiếm bữa cơm hằng ngày. Những kẻ giàu thì giàu thêm nhưng những người như bà thì vẫn thế, vẫn ôm sấp vé số đi bán cái may cho người khác. Xã hội tiến bột thật đấy nhưng bên dưới ấy là một lớp người vẫn chui rúc sống trong những căn hộ nhỏ xíu, vách tạm bợ, có khi mưa to ngập đến đầu gối.
- Bà bán cho con một tờ được không?
Bà xòe xòe những tờ vé số mời tôi chọn.
- Bà chọn giùm con một tờ đi.
- Chiều nay cô trúng độc đắc nha!
- Con cảm ơn bà nha!
Tôi xếp tờ vé số bảo vào túi xách. Mưa cũng dần tạnh. Bà lão thu dọn đồ đạc rồi nhìn tôi mỉm cười.
- Thôi tôi đi bán nha cô, còn nhiều vé số quá
- Dạ bà đi.
- Chúc cô gặp may nha!
Bà đội vội chiếc nón lá lên đầu, rú mình vào đó đi vội trong cơn mưa chưa tạnh hẳn. Dáng bà nhỏ nhắn xa dần.Tôi dõi theo bà cho tới khi dáng bà khuất hẳn trong con hẻm phía trước. Lủi thủi một mình trước hiên nhà, tôi thấy tôi thật sự yêu mưa SÀI GÒN nhưng bây giờ tôi yêu mưa vì một lí do khác.Tôi yêu mưa như yêu cái mặt trái của cuộc sống nhộn nhịp này, yêu những người như bà lão, yêu cả tiếng nó chân chất của người dân miền Tây, yêu cả cái cách vượt khó của họ. Tôi thấy mình còn quá bé nhỏ, còn quá non kém. Tôi sống trong yêu thương của cha mẹ, được ăn học rồi đi làm, chưa bao giờ tôi mua một bông hoa hồng về tặng mẹ hay mua cho ba một chai thuốc trị nhức mỏi.
Cuộc đời bây giờ sống ít khi có phút nhìn lại mình.
Mưa tạnh. Tôi phải tiếp tục cuộc sống hằng ngày của mình. Nhưng hôm nay, tôi sẽ về nhà ăn cơm với cha mẹ.
Mưa SÀI GÒN không như mưa HÀ NỘI. Mưa ở nơi đây dai dẳng nhưng to hạt, có khi làm bạn lầm tưởng đã tạnh hẳn nhưng chỉ cần bạn bước chân đi mưa lại ào ào kéo đến. Những ai đã từng yêu mưa HÀ NỘI chắc chẳng yêu nổi mưa SÀI GÒN "đáng ghét" này nhưng tôi lại rất yêu, yêu chúng vì mưa SÀI GÒN như nước mắt con gái. Mưa dai dẳng, chợt tắt khi thấy một ánh nhìn làm xao xuyến nhưng lại ứa lệ khi thấy lẻ loi một mình.
Cố chạy thật nhanh vào một mái hiên nhà chủ đã đi vắng, tôi trú tạm.Tôi yêu mưa nhưng rất ít khi tôi đi dưới mưa. Cuộc sống tất bật của thành phố này làm tôi chẳng có thời gian để thong thả bước đi nhẹ nhàng dưới mưa,ở thành phố này hạnh phúc nhất là khi bạn đang làm việc, chỉ thế thôi.Tôi chỉ thích ngắm nhìn mưa qua khung cửa sổ. Nơi ấy, tôi có thể nhìn thấy từng hạt mưa rơi mạnh mẽ, ngắm chúng khẽ rơi từ mái hiên nhà, rơi xuống chiếc lá bàng màu xanh mạ,rồi nhẹ nhàng chúng chuyển mình rơi xuống đất hóa nguyện vào nhau làm thành một dòng suối nhỏ... , không ngại chướng ngại cứ thế mà tuôn trào như suối cũng giống như cuộc sống đầy khó khăn, con người phải cố gắng, phải vượt lên để không là một kẻ vô dụng... Tí tách, tí tách!Tiếng mưa như tiếng kim đồng hồ khẽ chạy,khẽ nhắc tôi phải chạy, phải hòa nhịp để được sống và tồn tại.
Hôm nay, tôi ngắm mưa nhưng không như cách mà tôi thường ngắm, tôi ngắm mưa một cách "rộng" hơn. Tôi giơ tay mình ra đón những hạt mưa, mưa to nặng hạt, một giọt nước rơi vào tay tôi thấy đau buốt. Có tiếng cười nói rơm rả của những cô cậu học trò mặc trời chuyển mưa to dần. Tôi thấy nhớ cái thời áo trắng đã xa. Đâu đó một chú chim nép mình vào cành cay trú mưa, lông chúng đã ướt hết,se lạnh rú mình vào một góc .... cô quạnh. Thành phố này tất bật thật! Nhưng... nó cô đơn và tẻ nhạt quá!
Chợt tôi giật mình, dòng suy tư bị cắt ngang bở một bà cụ. Nhìn bà, tôi đóan bà tầm tuổi của bà ngọai tôi. Bà gầy còm, những nếp nhăn trên mặt bà chắc cũng bằng số tuổi của bà. Bà cằm một chiếc túi da nhỏ màu đen đã sờn cùng với một sấp vé số đã được bộc một cách cẩn thận trong một túi nilông. Tôi nhìn bà với ánh mắt tò mò.Bà khẽ ngước nhìn tôi, mỉm cười. Nụ cười của bà hiền hòa. Nhìn bà, tôi thấy nhớ đến Ngoại. Chạnh lòng!
- Trời mưa suốt cô nhỉ! - Bà nói chuyện với một giọng khàn khàn yếu hơi.
- Vâng bà! Mưa hoài thế này chẳng làm ăn gì được bà nhỉ!?
- Uhm. Mưa này bán ế quá! Mấy giờ rồi cô?
Tôi dòm đồng hồ.
- Gần 1h trưa rồi bà.
- Mèn ơi!Chắc hôm nay bà cháu tôi lại ăn cháo nữa rồi.
Bà khẽ cúi đầu nhìn sấp vé số. Một sấp dày, tôi đoán chừng 50 tờ. Bà cởi bỏ chiếc nón lá đã rách vài chỗ, tóc bà bạc trắng điểm lấm tấm vài sợ tóc đen. Mưa nặng hạt dần. Tôi nép mình vào sâu hơn bên hiên nhà. Bà cũng rùng mình lùi chân.
- Bà sống với ai hả bà? Con cháu của bà đâu mà để bà đi bán thế này?
- Bà sống với thằng cháu. Nó đi làm cả ngày, bà chỉ đi bán để kiếm thêm chút cháo.
- Mưa gió thế này sao mà bà buôn bán được. Ngày bà kiếm được nhiêu?
- Trung bình thì kiếm được 20 ngàn là cao.Tôi sức già nên đâu có bán nhiều như tụi trẻ được.Gọi là kiếm chút tiền mua gạo cho thằng cháu đở cực vậy mà.
- Thế cháu bà không cản bà sao?
- Có chứ! Nhưng nó đi làm cả ngày, tối mịt mới về. Tôi đi bán canh giờ về, nó đâu có hay. Với lại tôi cũng đi bán vòng vòng gần nhà thôi. Nhà tôi mé trên con hẽm này đó cô.
- Thế con của bà đâu?
- Tụi nó mất hết rồi cô. Tôi có đứa con trai một đi bộ đội về thì bị thương cái cẳng, trái gió trở trời lại nhức xương. Con vợ nó kham không nổi cũng bỏ đi khi thằng cháu còn đỏ hỏm. Tôi làm đủ nghề nuôi con nuôi cháu. Thằng con tôi mới mất năm rồi chứ đâu xa.
Mưa to hơn át cả tiếng bà nói. Tôi xích lại gần bà để có thể nghe rõ hơn. Bà chùng lòng lại khi kể về đứa con trai đi bộ đội của mình và kể cả đứa cháu trai năm nay 27 tuổi. Vì nhà nghèo quá, cháu bà chỉ biết đi kiếm tiền về nuôi bản thân và bà chứ chuyện lập gia đình, cháu bà chẳng mảy may nghĩ tới - bà nói vậy.
- Sao bà không khuyên anh ấy để có người phụ giúp bà thêm?
- Nó nói :"Nhà nghèo quá ai mà ưa con hả bà?"
Một câu hỏi không có câu trả lời. Nhưng câu trả lời cũng đã có sẵn khi cả tôi và bà im lặng. Vì nghèo, vì miếng cơm manh áo mà rất đông những phận người chẳng nghĩ đến hạnh phúc riêng của mình. Cuộc sống bây giờ phức tạp hơn, hiện đại hóa hơn nhưng cũng không thể thay đổi được cuộc sống của những mảnh đời thế này.
-Cô đi làm hay đi học? - Bà hỏi tôi.
-Dạ con đi làm.
-Cô nhà ở đây hả?
-Dạ, con sống ba mẹ con bên Quận Tân Phú. Con đi làm bên này.
-Ráng nha cô, còn trẻ thì cứ làm đừng để già như tôi rồi bất lực không làm gì được.
Một câu nói làm tôi phải suy nghĩ, suy nghĩ cho một thời cuộc xa hơn. Bây giờ lắm người trẻ tuổi ăn chơi sa đọa, nghiện ngập, bất tài trong vỏ bọc của con đại gia, lắm người bán thân mình để kiếm sống trong khi đó tay chân vẫn khỏe mạnh nhưng vẫn chưa thấy ai nhận ra được một điều như bà lão nói: "Cuộc sống vốn dĩ đã phức tạp nhưng ta phải sống sao cho có ý nghĩa".
Một không khí im lặng. Tôi nghe tiếng mưa rơi trên mái nhà, rơi trên từng chiếc lá, rơi cả vào những cánh hoa mềm mại mỏng manh. Nhưng tất cả là nhịp điệu của cuộc sống, của mưa SÀI GÒN.Bà lão mở bọc nilông, bà lau tay thật khô rồi bắt đầu đếm những tờ vé số. Bà đi bán cái may mắn của mình cho người khác chỉ để kiếm bữa cơm hằng ngày. Những kẻ giàu thì giàu thêm nhưng những người như bà thì vẫn thế, vẫn ôm sấp vé số đi bán cái may cho người khác. Xã hội tiến bột thật đấy nhưng bên dưới ấy là một lớp người vẫn chui rúc sống trong những căn hộ nhỏ xíu, vách tạm bợ, có khi mưa to ngập đến đầu gối.
- Bà bán cho con một tờ được không?
Bà xòe xòe những tờ vé số mời tôi chọn.
- Bà chọn giùm con một tờ đi.
- Chiều nay cô trúng độc đắc nha!
- Con cảm ơn bà nha!
Tôi xếp tờ vé số bảo vào túi xách. Mưa cũng dần tạnh. Bà lão thu dọn đồ đạc rồi nhìn tôi mỉm cười.
- Thôi tôi đi bán nha cô, còn nhiều vé số quá
- Dạ bà đi.
- Chúc cô gặp may nha!
Bà đội vội chiếc nón lá lên đầu, rú mình vào đó đi vội trong cơn mưa chưa tạnh hẳn. Dáng bà nhỏ nhắn xa dần.Tôi dõi theo bà cho tới khi dáng bà khuất hẳn trong con hẻm phía trước. Lủi thủi một mình trước hiên nhà, tôi thấy tôi thật sự yêu mưa SÀI GÒN nhưng bây giờ tôi yêu mưa vì một lí do khác.Tôi yêu mưa như yêu cái mặt trái của cuộc sống nhộn nhịp này, yêu những người như bà lão, yêu cả tiếng nó chân chất của người dân miền Tây, yêu cả cái cách vượt khó của họ. Tôi thấy mình còn quá bé nhỏ, còn quá non kém. Tôi sống trong yêu thương của cha mẹ, được ăn học rồi đi làm, chưa bao giờ tôi mua một bông hoa hồng về tặng mẹ hay mua cho ba một chai thuốc trị nhức mỏi.
Cuộc đời bây giờ sống ít khi có phút nhìn lại mình.
Mưa tạnh. Tôi phải tiếp tục cuộc sống hằng ngày của mình. Nhưng hôm nay, tôi sẽ về nhà ăn cơm với cha mẹ.
Internet