Ngày Phát Triển Các Nhà Lãnh Đạo 2009

longteo

[♣]Thành Viên CLB
CLB Kỹ năng sống chào mừng những nhà lãnh đạo tương lai đến tham gia diễn đàn. Đây là nơi mà các bạn chúng ta thoải mái trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kỹ năng lãnh đạo. hihihi
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
TS Phan Quốc Công, Tổng Giám đốc ICP: Khác biệt hay là chết



Tranh Hoàng Tường

Lần đầu tiên xem clip quảng cáo về dầu gội X-men, có lẽ ít ai ngờ rằng sản phẩm dẫn đầu phân khúc thị trường dầu gội nam này lại là của một doanh nghiệp Việt Nam. Việc Mekong Capital - quỹ chuyên đầu tư vào những doanh nghiệp chưa niêm yết đã “rót” vào Công ty Cổ phần Sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế (ICP) - nhà sản xuất X-men - khoản đầu tư 6 triệu USD vào năm 2006 là một minh chứng cho sự phát triển của doanh nghiệp này. Thay vì đối đầu với các đại gia trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chủ nhân của X-men đã tự tạo ra một chiếc bánh mới bằng cách thúc đẩy và định hình một xu hướng tiêu dùng mới.

Thành công của X-men gắn liền với tên tuổi của Phan Quốc Công, Tổng Giám đốc ICP. Con đường trở thành doanh nhân của người đàn ông có gương mặt hiền lành như một anh giáo làng này giống như sự đẩy đưa của số phận. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu bằng dòng hồi tưởng của anh về những ngày mới chân ướt chân ráo đi làm. Anh nói:

- Tốt nghiệp ngành điện trường Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 1988, tôi về làm việc tại Tổng Công ty Dệt Việt Nam (Textimex). Lúc đó tổng công ty bắt đầu triển khai dự án xây dựng một nhà máy mới sử dụng dây chuyền dệt tự động khá hiện đại. Trong hai năm tham gia dự án, có những lúc phải chờ vốn rót từ ngân sách, tôi được điều chuyển qua một số phòng ban như giao nhận, xuất nhập khẩu… Khi nhà máy đi vào hoạt động, phòng xuất nhập khẩu nhận tôi về. Nhập khá nhiều trang thiết bị rồi phân phối lại cho các công ty thành viên nên đơn vị này cần một người có kiến thức về kỹ thuật. Tôi thấy công việc khá thú vị vì vừa vận dụng kiến thức về máy móc, vừa có điều kiện học hỏi thêm về kinh doanh.

Công việc “thú vị” như vậy, tại sao anh lại ra ngoài?

- Chúng ta thực hiện chính sách Đổi mới từ năm 1986 nhưng tôi nghĩ đến năm 1994, đất nước ta mới thực sự mở cửa. Sang năm 1995 thì rất nhiều công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam. Cũng như một số người trẻ khác, tôi thường tự hỏi tại sao các công ty nước ngoài có thể thành công đến như vậy. Đương nhiên, cách tốt nhất để tìm ra câu trả lời là làm việc cho họ, vừa là cơ hội để tôi học hỏi thêm. Nhưng thú thực, khi qua Electrolux - công ty nước ngoài đầu tiên - thử sức ở vị trí là nhân viên bán hàng, tôi cũng chưa biết sẽ học cái gì. Chỉ đến khi tình cờ tìm được cuốn Các nguyên tắc tiếp thị, lướt qua vài trang đầu thì tôi bừng tỉnh. Tôi biết đã tìm được hướng đi cho cuộc đời mình.

Đến lúc này chắc anh đã hiểu tại sao các công ty nước ngoài lại mạnh như vậy?

- Các công ty đều có hai phần, cứng và mềm. Phần cứng là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị - những thứ có thể mua được bằng tiền. Còn phần mềm là sự hòa quyện của ba yếu tố: văn hóa, hệ thống và con người. Có lẽ vì khối tài sản này khó định lượng nên có những giai đoạn các doanh nghiệp của chúng ta chưa quan tâm đến nó một cách đầy đủ.

Nghe nói khi mới sang Electrolux, anh đã từng định nghỉ ngang. Thực hư chuyện này ra sao?

- Đó là vấn đề thu nhập, mức lương ban đầu của tôi là 150 USD/tháng.

Ở thời điểm năm 1995 thì đó cũng không phải là mức lương thấp đối với một nhân viên bán hàng?

- Đúng là với một người bình thường thì mức thu nhập đó thì có thể sống khá thoải mái. Nhưng hoàn cảnh gia đình tôi khi đó cũng khá khó khăn sau khi ba tôi mất, sau tôi là ba đứa em còn đi học. Vì vậy, tôi đã gặp sếp của mình và nói rằng muốn được làm việc nhiều hơn để có thu nhập nhiều hơn. Tôi trình bày kế hoạch và cam kết sau sáu tháng sẽ nâng số lượng sáu cửa hàng của Electrolux tại TP. Hồ Chí Minh lên con số 20, kèm theo đề xuất nâng lương lên 250 USD/tháng, đủ để gia đình trang trải cuộc sống. May mắn là sau cùng ban lãnh đạo công ty cũng ủng hộ để tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng rồi mối lương duyên của anh với công ty này cũng không bền. Anh liên tục nhảy việc qua các công ty nước ngoài khác. Phải chăng nhảy việc là cách thể hiện cái tôi của những người trẻ?

- Thế hệ chúng tôi khi đó thường nói với nhau rằng nếu làm ở các công ty để học hỏi thì hai năm là vừa đủ. Năm đầu để học việc, còn năm thứ hai là vận dụng kiến thức vào thực tế. Hết hai năm ở Electrolux cũng là lúc tôi hoàn tất chương trình quản trị kinh doanh ở Đại học Mở - Bán công TP. Hồ Chí Minh, tôi lại đến gặp sếp của mình và đề xuất xin chuyển sang làm mảng tiếp thị. Tuy nhiên, cơ cấu của công ty chỉ có hai người làm công tác tiếp thị, chia nhau phụ trách thị trường phía Nam và phía Bắc. Tôi xin sang một công ty khác, nhưng môi trường làm việc mới không phù hợp, sau hai tháng, Electrolux kêu tôi trở lại phụ trách một dự án trong thời gian sáu tháng. Đầu năm 1998, khi dự án kết thúc, tôi tìm được công việc mới ở Smithline Bechaam, phụ trách nhãn hàng Panadol. Tháng 1/2000, Smithline Bechaam sáp nhập vào Tập đoàn Glaxo nên buộc phải tái cấu trúc công ty. Theo đó, các nhãn hàng của tập đoàn này không còn vị trí giám đốc quốc gia, thay vào đó là giám đốc khu vực. Tôi về phụ trách nhãn hàng sữa Milo của Nestlé. Đây cũng là công ty mà tôi làm thuê lâu nhất, gần bốn năm.

Dường như anh đã có sự chuẩn bị khá kỹ để chuyển đổi từ vai trò làm thuê sang làm chủ?

- Tôi không phải là người có máu kinh doanh bẩm sinh. Tôi thấy mình hợp với công việc giảng dạy nhiều hơn. Thời sinh viên, ngoài việc dạy thêm, tôi có tham gia khá nhiều các hoạt động ngoại khóa, dần dần hình thành thói quen muốn khẳng định mình. Thói quen đó tiếp tục được nuôi dưỡng trong tiềm thức và trưởng thành cùng với tôi trong quá trình làm việc. Ý tôi là quá trình đi đến quyết định tách ra làm riêng diễn ra rất từ từ, càng đi càng nhìn thấy rõ ràng chứ không hề có chủ định. Tháng 9/2001, tôi thành lập ICP, đến tháng 1/2002 thì có những sản phẩm đầu tiên giới thiệu cho thị trường là nước rửa rau Vegy và sau đó là O-Cleen - nước lau chùi nhà bếp.

Nhưng có vẻ như mãi đến năm 2004, người tiêu dùng mới biết đến ICP qua dòng sản phẩm dầu gội dành cho nam giới X-men?

- Người nước ngoài thường chú trọng vào nước hoa để thể hiện cá tính và giới tính của mỗi người, bởi nước hoa thì nam và nữ không thể dùng chung được. Ở Việt Nam, do đặc thù khí hậu nóng ẩm, dùng nước hoa không tiện, ấy là chưa kể nước hoa vẫn được xếp vào nhóm hàng hóa xa xỉ so với đại bộ phận người dân. Tôi nghĩ rằng nếu tạo ra một sản phẩm dầu gội dành cho nam, kết hợp giữa nước hoa và dầu gội thì dễ được người tiếp dùng chấp nhận hơn, nhất là thị trường của chúng ta khi đó còn khá trống trải, mới có một nhãn hàng của nước ngoài là Romano.

Đó cũng là cách anh tránh đối đầu trực diện với những đại gia nước ngoài đang nắm giữ phần lớn thị phần dầu gội trong nước?

- Theo Đại dương xanh - một cuốn sách tiếp thị khá nổi tiếng - thì đó là hình thức tạo ra một thị trường mới. Hay như người ta vẫn nói: “Khác biệt hay là chết”. Quan điểm của chúng tôi là không bắt chước một cách máy móc những gì người khác đã làm. Bởi dù có bắt chước giỏi đến đâu chăng nữa thì chúng tôi cũng không bằng được họ, chưa kể các yếu tố khác như tiềm lực tài chính, thương hiệu… Quan điểm của ICP là tránh đối đầu trực diện, thay vào đó là tìm cách liên kết để đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như liên kết với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng - những doanh nghiệp chuẩn bị tham gia thị trường Việt Nam.

Sau sự thành công của X-men, các đại gia mỹ phẩm nước ngoài cũng đã vào cuộc. Xem ra, “đại dương” dầu gội dành cho nam giới không còn “xanh” như trước?

- Đúng là ngày càng nhiều công ty tham gia khai thác phân khúc thị trường này. Tuy nhiên, vì sáng tạo là không ngừng nghỉ nên tôi tin vẫn có khả năng tìm thấy những “đại dương xanh” khác. “Đại dương” có “xanh” hay không tùy thuộc vào chính chúng ta. Ngay cả những thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt như điện thoại di động, tưởng chừng như không còn gì để cạnh tranh được nữa thì sự ra đời của iPhone vẫn khiến cả thế giới lên cơn sốt. Ngoài X-men, chúng tôi đã giới thiệu những dòng sản phẩm khác dành cho tuổi hoa niên và các bé, như một sự tiếp nối và xuyên suốt các lứa tuổi. Tôi nghĩ những phân khúc thị trường này còn khá nhiều tiềm năng.

Từ trước đến nay, phần lớn người Việt Nam vẫn thường có thói quen cả gia đình xài chung một chai dầu gội. Để thay đổi thói quen tiêu dùng đó, anh có gặp nhiều khó khăn?

- Việc dùng sản phẩm gì, đặc biệt là trong những ngành cụ thể như dầu gội thì bên cạnh những lợi ích cụ thể như mượt tóc, trị gàu… thì người tiêu dùng còn có lợi ích về tinh thần. Thị trường dầu gội nữ là một cuộc chiến khốc liệt. Công thức và mùi hương gần gần như nhau, nên nhãn hiệu nào khắc họa được vào đầu óc khách hàng sâu sắc hơn thì sẽ giành phần thắng. Còn ICP thì dễ thở hơn bởi thị trường khi đó mới chỉ có một đối thủ cạnh tranh.

Có khi nào anh nghĩ đến việc tham gia vào phân khúc “dầu gội nữ”?

- Đến giờ tôi vẫn chưa tìm được một giải pháp tối ưu.
Đầu tư cho sản xuất đòi hỏi trường vốn. Anh đã xoay xở như thế nào khi khởi nghiệp?

- Tiền tích lũy của tôi một phần, vay mượn của bà con một phần, còn lại chủ yếu là bạn bè hùn hạp.

Người ta thường nói bạn bè thì không nên làm ăn chung?

- Đúng là bạn bè làm ăn chung thường phát sinh những tranh chấp vì quyền lợi. Nhiều khi không chỉ vì làm ăn thua lỗ mà ngay cả có lời cũng dễ mất bạn. Lỗ thì cãi nhau đã đành nhưng khi lời thì lại so đo người này làm nhiều người kia làm ít. Với ICP thì chưa có chuyện đó, bằng chứng là đến giờ những thành viên trong hội đồng quản trị vẫn còn nguyên vẹn, không thêm không bớt. Có lẽ vì tất cả đều nghĩ đến chuyện chung, hơn là lợi ích cho cá nhân mình. Trong HĐQT, hiện chỉ có mình tôi trực tiếp điều hành ICP, còn những người khác đều có công việc riêng ngoài công ty. Bây giờ hệ thống tài chính đã rạch ròi, chứ hồi mới khởi nghiệp, nhiều thứ còn chuệch choạc, nếu không tin tưởng thì các bạn đã không giao tiền cho mình.

Có khi nào niềm tin của mọi người đặt lên vai anh trở thành sức ép?

- Tôi không quan niệm đó là sức ép, mà là trách nhiệm.

Có vẻ như anh khá tự tin vào khả năng của mình. Anh có nghĩ mình là người giỏi nhất công ty?

- Ở ICP, chắc chắn tôi không phải là người giỏi nhất. Về nhân sự, giám đốc nhân sự giỏi hơn tôi. Về tài chính, giám đốc tài chính cũng giỏi hơn tôi… Sức mạnh của ICP không nằm ở một cá nhân, mà là một tập thể. Ở ICP, nhân viên đến từ nhiều môi trường làm việc khác nhau, mang theo văn hóa khác nhau nên chúng tôi rất tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, một hình thức phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

Có khi nào việc đề cao vai trò cá nhân lại trở thành cản ngại cho sự phát triển chung của doanh nghiệp?

- Bởi vậy nên bên cạnh các giá trị văn hóa, chúng tôi đã xây dựng một khung hệ thống để mọi người tuân thủ, tránh những va chạm không cần thiết. Là một doanh nghiệp thuộc nhóm “sinh sau đẻ muộn” nên chúng tôi rất quan tâm đến yếu tố con người, đặc biệt là vấn đề giữ chân người tài.

Giữ nhân viên bằng cách nào khi mà công ty anh đa phần là những người trẻ, mà những người trẻ thường nhảy việc, hẳn anh rất “thấm thía” chuyện này?

- Môi trường làm việc và huấn luyện. Huấn luyện không chỉ là lâu lâu tổ chức cho nhân viên tham dự một khóa đào tạo, mà với mỗi người, chúng tôi xác định họ cần thêm những kỹ năng gì để họ có thể hoàn thành công việc của mình. Khi thấy rõ sự tiến bộ và hướng phát triển của mình, họ sẽ yên tâm ở lại và gắn bó với công ty.

Gần mười năm trước ở Electrolux, anh đã xin làm thêm việc để có thêm 100 USD mỗi tháng. Đến giờ, anh đã có thể tự trả lương cho mình?

- Không thể như thế được. Từ lương, thưởng đến công tác phí của tôi đều do HĐQT quyết định. Cơ chế đó sẽ khiến cho người lãnh đạo không thể lạm dụng quyền lực để thâu tóm lợi ích cho cá nhân. Trên thế giới người ta rút ra kết luận rằng để công ty tránh được những sai lầm thì không nên có cá nhân nào nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi, khi đó, muốn thông qua những quyết định quan trọng, người lãnh đạo phải thuyết phục được mọi người bằng lý lẽ thay vì quyền lực.

Từng là người làm thuê hơn 10 năm, giờ chuyển sang làm chủ. Một Phan Quốc Công nhưng có hai tư thế làm thuê và làm chủ, vậy có gì khác nhau?

- Không biết người khác quan niệm làm chủ như thế nào, cá nhân tôi quan niệm rằng làm chủ trong thời đại mới không nhất thiết phải sở hữu 100% công ty. Làm chủ là mọi thành viên đều đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của công ty, đồng thời hưởng lợi từ những thành quả gặt hái được. Ngay từ đầu tôi đã xác định ICP không phải là mô hình công ty gia đình. Trong tương lai, nó sẽ là công ty đại chúng.

Trong khoảng thời gian làm việc ở Nestlé, anh đã hoàn thành chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh do trường Đào tạo Cán bộ Quản lý (thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp với trường Southern California University for Prosfessional Studies tổ chức. Bằng cấp rất quan trọng với cá nhân anh?

- Tôi ráng học lên tiến sĩ vì hai lý do. Thứ nhất, theo kế hoạch, tôi sẽ rút lui khỏi công việc kinh doanh khi bước sang tuổi 50, tập trung viết sách và đi dạy. Thứ hai là tôi muốn hoàn thành tâm nguyện của cha tôi trước khi ông nhắm mắt. Tôi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cha mình. Ông là một nhà giáo. Quan điểm của cha tôi là làm giàu bằng tri thức.

Cha anh thì không giàu?

- Nếu giàu có đo bằng tiền bạc thì đúng là cha tôi không giàu. Nhưng thành công thì chắc chắn bởi bốn anh em tôi giờ đây đều đã trưởng thành.

Anh quan niệm thế nào về sự thành công?

- Có một câu nói thế này: “Thành công là có cái mình muốn, hạnh phúc là muốn cái mình có”.

Hiện tại thì anh thành công hay hạnh phúc?

- Cái mình muốn thì vô chừng, nên khó thể nói thế nào là thành công. Tôi là người hạnh phúc.

Câu hỏi cuối cùng. Khởi nghiệp ở tuổi 33 như anh, là sớm hay muộn?

- Với cá nhân tôi thì là vừa sức. Nếu sớm hơn thì tôi hơi đuối, nếu trễ hơn thì mình sẽ bị sức ì.

Xin cảm ơn anh!

Thượng Tùng thực hiện

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần


==================================================
Đây là một bài trên mạng về anh Công - khách mời trong chương trình của "Ngày phát triển các nhà lãnh đạo 2009". Mình thấy khá hay nên gửi mọi người tham khảo và học hỏi
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Thư cảm ơn


Kính gửi: Chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh – Tổng Giám đốc Dale Carnegie

Anh Trần Đình Dũng – CEO Công ty Khuê Văn

Anh Lê Quang Hạnh – Phó Chủ tịch Công ty ICP

Anh Phan Quốc Công – Chủ tịch Hội đồng Quản trị ICP

Bác Nguyễn Huy Tám – Tổng Giám đốc Công ty Xăng dầu Tân Sơn Nhất

Anh Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch Hội đồng Quản trị CoteCcons

Ban Tổ Chức và các anh chị trong Dale Carnegie

Các bạn tham dự chương trình



Lời đầu tiên, xin phép cho tôi được thay mặt tất cả các bạn đến tham dự chương trình được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các anh chị và BTC. Cảm ơn vì mọi người đã dành thời gian nghỉ ngơi quý báu của mình đến để chia sẻ với chúng tôi. Tôi cảm thấy sau chương trình mình đã trưởng thành hơn nhiều trong suy nghĩ, và dần xây dựng trong đầu một hình mẫu lý tưởng về hình tượng nhà lãnh đạo đắc nhân tâm với những tố chất sau để phấn đấu và noi gương.



1. Tấm lòng “vàng”: luôn đối xử với moi người xung quanh bằng sự chân thành và sẵn sàng “cho” đi mà không đòi hỏi phải “nhận”.

Tôi tin rằng đa số các bạn trong hội trường hôm đó sẽ đồng ý với tôi anh Trần Đình Dũng là một đại diện ưu tú cho tố chất đầu tiên của một nhà lãnh đạo “Đắc nhân tâm”. Chắc hẳn mọi người vẫn còn nhớ câu chuyện hết sức ý nghĩa và súc động mà anh đã chia sẻ ở phần cuối chương trình. Khi nghe tin cái chết của con anh Hưng – một nhân viên cấp dưới của mình – anh đã bỏ ngang cuộc họp và chạy thẳng xuống Vũng Tàu để viếng tang. Sau đó anh đã cho anh Hưng nghỉ phép đến khi tinh thần ổn định lại mới đi làm và sẵn sàng chấp nhận mọi sự khiển trách từ cấp trên. Tại sao anh lại làm được như vậy? Đơn giản vì ở anh luôn tồn tại tình yêu thương con người sâu sắc. Anh biết đặt mình vào vị trí của người khác và đồng cảm với tâm trạng của một người cha bị mất con, một người chồng hiện là nơi nương tựa tinh thần duy nhất cho người vợ. Sự chân thành, biết quan tâm chia sẻ với nhân viên đã giúp anh giành được tình cảm và trái tim (Heart) của anh Hưng. Điều này khiến anh Hưng thật sự cảm động và sẵn sàng làm tất cả vì người lãnh đạo đáng kính của mình (Head -> Objective). Đây cũng chính là công thức H2O: Từ trái tim Heart sẽ tác động đến suy nghĩ Head và dẫn đến hành động để đạt được Objective – Công thức của một nhà lãnh đạo mang chữ Đ đầu tiên “Đủ tư cách” mà anh đã chia sẻ trong phần đầu chương trình.



Người kế tiếp mà tôi muốn nhắc đến cũng là thần tượng của mình trong suốt thời gian qua và là động lực để tôi đăng ký tham gia chương trình này: anh Phan Quốc Công. Tôi cảm phục triết lý sống của anh và lấy đó làm kim chỉ nam cho cuộc đời mình. Anh quan niệm cuộc đời với anh là một chuỗi những “cho” và “nhận”, chia sẻ những giá trị mà mình có được và làm được với những người xung quanh cũng là một động lực giúp anh có niềm tin vượt qua những khó khăn để theo đuổi khát vọng của chính mình. Anh từng giúp 19 người bạn của mình xin được học bổng đi du học nước ngoài để rồi chỉ có duy nhất mình anh thất bại ở lại. Tuy nhiên cuộc đời rất công bằng “cho càng nhiều, nhận càng nhiều”, đến khi anh bắt đầu khởi nghiệp thì những người bạn đó đã quay về và giúp đỡ anh xây dựng đế chế ICP hùng mạnh như ngày hôm nay.

Sau khi tổ chức thành công chương trình “Kỹ năng hoạch định mục tiêu cuộc đời” cho hơn 300 bạn sinh viên từ các trường Đại học, Cao đẳng và PTTH trong Thành phố với sự tham gia của diễn giả Huỳnh Văn Sơn và 2 vị khách mời là anh Phan Quốc Công và anh Lý Quí Trung, BTC chương trình thuộc CLB Kỹ năng sống chúng tôi đã nhận được lời mời đến công ty ICP của anh Công để tham gia khóa huân luyện Kỹ năng lãnh đạo miễn phí. Đây là một ví dụ điển hình cho quy luật “cho và nhận”, món quà là phần thưởng xứng đáng để động viên BTC chúng tôi tổ chức nhiều chương trình hay và có ý nghĩa cho các bạn sinh viên. Nhân đây tôi cũng xin thay mặt BTC chương trình một lần nữa gửi đến anh lời cảm ơn chân thành và sâu sắc.



2. Đầy nhiệt tình, đem hứng thú, gây ảnh hưởng và khả năng thuyết phục

Anh Lê Quang Hạnh bắt đầu phần hướng dẫn của mình về 2 tố chất còn lại của một nhà lãnh đạo 3 Đ: Đầy nhiệt tình – Đem hứng thú. Anh dạy cho chúng tôi cách thức truyền ngọn lửa nhiệt tình cũng như sự hứng thú với mọi người xung quanh mình. Và quả thực anh đã rất thành công bởi vì những người tham dự chúng tôi đều cảm thấy ngọn lửa nhiệt tình của anh truyền qua cho mình. Bản thân tôi cũng cảm thấy kỹ năng đọc của mình ngày một tiến bộ hơn nhờ luyện tập theo cách của anh với cuốn sách đắc nhân tâm. Ngoài ra, trong kế hoạch training kỹ năng sắp tới đây cho các thành viên của CLB Kỹ năng sống sẽ không thể thiếu được phần tập đọc diễn cảm, truyền sự nhiệt tình và hứng thú cho người nghe như anh Hạnh đã hướng dẫn.



Trong phần cuối chương trình, anh chia sẻ về cách thức giữ nhân tài mà cụ thể ở đây là câu chuyện về nhân viên kế toán. Nắm bắt được nguyên nhân vì sao nhân viên này xin nghỉ việc, anh đã thành công trong việc đáp ứng nhu cầu về tiền lương và thuyết phục anh nhân viên tài năng này tiếp tục gắn bó hết mình với công ty. Tôi đã áp dụng những gì đã học từ anh để giải quyết một tình huống của CLB Kỹ năng sống bằng cách quan tâm hơn đến tâm tư, nguyện vọng của các thành viên. Một thành viên rất tiềm năng đột ngột rút tên ra khỏi danh sách ứng cử trưởng bộ phận Event trong nhiệm kỳ tới mà không nói rõ lý do. Tôi đã hẹn gặp riêng để trao đổi với bạn và được biết rằng bạn có mâu thuẫn với một số thành viên khác trong bộ phận. Tôi đã giúp bạn tìm ra cách giải quyết mâu thuẫn nội bộ và chia sẻ với bạn một câu châm ngôn mà tôi rất tâm đắc “Hãy gõ rồi cửa sẽ mở”. Cuối cùng bạn đã quyết định viết “Kế hoạch phát triển bộ phận Event” và thỉnh cầu Ban chủ nhiệm CLB cho bạn một cơ hội để ứng cử dù đã hết hạn đăng ký. Cuối cùng, với sự nhiệt thành của mình, bạn đã chinh phục được các thành viên khác và vị trí phó bộ phận Event là cánh cửa mở ra cho bạn.



3. Khát vọng và niềm tin

Chương trình buổi chiều với chủ đề “Hình tượng Nhà lãnh đạo Đắc nhân tâm” mở đầu với phần chia sẻ của chị Nguyễn Trịnh Khánh Linh. Sự sụp đổ của công ty Tư vấn Nhân sự do ba chị đã dầy công xây dựng nên trong suốt 13 năm là một trải nghiêm quý giá đối với chị. Thất bại lớn đầu đời thường khiến con người ta suy sụp nhưng với chị đó lại là điều thuốc kích thích tinh thần giúp chị càng quyết tâm hơn. Khát vọng mãnh liệt của bản thân cũng như mong muốn làm một điều gì đó để tạ lỗi với cha của mình là nền tảng giúp chị vượt qua mọi khó khăn và giành lấy quyền đai diện của Dale Canergie tại Việt Nam.



Tôi nhớ nhất trong phần giao lưu với anh Dương chính là khi anh thuyết phục thành công đối tác Hàn Quốc với câu hỏi rất hay “Người Hàn Quốc các ông bắt đầu tạo ra chiếc xe đầu tiên như thế nào? “. Mặc dù chưa từng xây dựng một tòa nhà nào quá 10 tầng nhưng nhưng “Tin rồi sẽ thấy, làm rồi sẽ được” đã giúp anh vượt qua mọi khó khăn thử thách để mang lại thành công ngày hôm nay cho CoteCcons.



Khát vọng và niềm tin là 2 nhân tố cơ bản nhất giúp con người có thể thành công được trong cuộc sống. Tôi may mắn được thừa hưởng chúng từ bố và mẹ. Mẹ đã truyền cho tôi khát vọng mạnh mẽ - khát vọng của một người sẵn sàng hy sinh tất cả chỉ để mong mỏi con mình sẽ thành công trong cuộc sống. Điều đó luôn luôn nhắn nhủ chúng tôi phải biết vươn lên trong cuộc sống, và không bao giờ đầu hàng trước những khó khăn, thất bại, Khi bố bị tai nạn giao thông, một mình mẹ vẫn nuôi dạy bốn chị em tôi ăn học nên người. Tôi học được từ bố bài học về sức mạnh của niềm tin. Niềm tin giúp ông vượt qua được tai nạn giao thông, hồi phục mãnh mẽ để trở về với cuộc sống thường nhật. Bố và mẹ tôi đã dạy tôi một bài học rất thực tế về khát vọng và niềm tin. Rằng khát vọng và niềm tin làm nên ý chí và quyết tâm trong cuộc sống. Chỉ cần có chúng, tôi tự tin có thể làm những gì mình muốn, biến những điều “không thể” thành “có thể”! Không giống những người khác, nền tảng của khát vọng và niềm tin của tôi được xây dựng không chỉ dựa trên cá nhân tôi mà là dựa trên gia đình tôi. Vì vậy mỗi khi yếu lòng trước thử thách, chùn bước trước khó khăn trong cuộc sống, tôi luôn nghĩ về gia đình, nghĩ về những người đang đặt hết niềm tin, hết hy vọng vào mình, tôi lại càng cố gắng, càng quyết tâm hơn. Gia đình chính là chỗ dựa tinh thần vững chãi nhất giúp tôi có được khát vọng, niềm tin để vươn xa hơn trong cuộc sống.



4. Thanh liêm, chính trực, công bằng và công tâm

Bác Nguyễn Huy Tám là một hình mẫu lý tưởng về sự chính trực của nhà lãnh đạo đắc nhân tâm. Khi còn là tổng giám đốc kiêm chủ tịch HĐQT của Shell Việt Nam, công ty của bác đã từ bỏ không biết bao nhiêu cơ hội kinh doanh cũng vì không bắt tay với tham nhũng. Thậm chí bác sẵn sàng hy sinh các mối quan hệ với các Đảng viên trong cơ quan Nhà nước để bảo vệ sự thật và giúp Shell chiến thắng trong vụ kiện với các tập đoàn dầu khí Việt Nam. Sự liêm chính của bác đã góp phần xây dựng hình ảnh tích cực của người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế, nó khiến mọi người trong hội trường đều phải ngưỡng mộ và thán phục.



Cuối cùng chương trình sẽ khó có thể thành công được nếu như không có sự tham gia rất nhiệt tình của các bạn sinh viên. Tôi may mắn được ngồi chung với một nhóm hết sức tuyệt vời, được làm quen và học hỏi từ những bạn trẻ cùng tư tưởng lớn như Sophie, Quyên, Linh, Ngân … Họ là những người còn rất trẻ, nhưng khát vọng thì lại không nhỏ chút nào. Tất cả họ đều có chung một chí hướng là xây dựng một hình ảnh mới của thế hệ trẻ Việt Nam - những người có đủ tự tin để sánh vai cùng bạn bè khắp năm châu.



2 suất học bổng tham gia chương trình “Nhà lãnh đạo tương lai” là niềm ao ước tôi cũng như tất cả các bạn tham dự còn lại. Ai cũng xứng đáng có được nó cả nhưng bản thân tôi nghĩ rằng người xứng đáng nhất không ai khác để nhận 2 học bổng này chính là những thành viên CLB AIESEC trong BTC chương trình – những người đã “cho” nhiều hơn “nhận”, những người lấy sự thành công, sự hài lòng của người khác là niềm hạnh phúc của mình. Những người làm tất cả để chúng tôi có được một buổi học thật tuyệt vời lại là những người thiệt thòi nhất trong cuộc thi đơn giản vì họ đặt toàn bộ tâm trí và suy nghĩ vào việc điều phối để có được một chương trình thành công, lấy đâu thời gian để tận hưởng những thành quả mà mình đã tạo ra. Vì vậy đây chính là lúc họ “nhận” được những gì mà họ đã “cho” đi.



Tôi rất tâm đắc với hình ảnh trong logo của Dale Carnegie: giọt nước rớt xuống hồ, đó cũng chính là hình ảnh logo của CLB Kỹ năng sống chúng tôi. Nếu như H2O là một phần tất yếu của cuộc sống thì kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng lãnh đạo cũng là một phần tất yếu của sự thành công. Chúng tôi quan niệm rằng, khi may mắn tham gia chương trình, “nhận” được chia sẻ hết sức quý báu của những anh chị đi trước, thì cũng là lúc chúng tôi nên “cho” đi những gì mình học được với những người xung quanh mình, đặc biệt là những thành viên trong CLB Kỹ năng sống. Giống như giọt nước khi rớt xuống hồ sẽ lan tỏa ra xung quanh, những người được chúng tôi chia sẻ lại tiếp tục chia sẻ với những người xung quanh mình, góp phần tạo nên một thế hệ lãnh đạo tương lai của Việt nam, những người đủ tự tin để đưa VN sánh vai cùng bạn bè khắp năm châu.



Cuối cùng, thành thật xin lỗi vì không kiềm được dòng suy nghĩ và cảm xúc của mình nên số lượng từ vượt quá quy định của BTC và làm mọi người tốn nhiều thời gian để đọc. Tôi viết không vì mục đích tham gia học bổng, đơn giản chỉ vì muốn chia sẻ cảm nhận đầy đủ về những gì tôi đã học được qua chương trình với những xung quanh tôi đặc biệt là những người không có được may mắn và diễm phúc được tham gia chương trình như tôi cũng như là một lời cảm ơn chân thành đến các anh chị và BTC chương trình. Mong rằng sắp tới CLB AIESEC và Dale Carnegie sẽ tiếp tổ chức nhiều chương trình hay và ý nghĩa như vầy nữa.



Kính chúc mọi người sức khỏe và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.



Trân trọng,



Trần Nguyễn Lê Văn

Chủ nhiệm

CLB Kỹ năng sống

643 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Phone: 090 7654 586

Email: levan1902@yahoo.com
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Nếu ai đã từng biết đếnvà ngưỡng mộ Dale Canergie thì chắc chắn sẽ không thể bỏ qua cuốn sách dưới đây "How to win friends and influence people summary". Vừa rèn luyện kỹ năng lãnh đạo vừa rèn luyện được tiếng Anh. Hy vọng ai đó đọc xong thì chia sẻ lại cho mọi người. Link for download:
www.xeom.net
 

ting

[♣]Thành Viên CLB
TS Phan Quốc Công, Tổng Giám đốc ICP: Khác biệt hay là chết



Tranh Hoàng Tường

Lần đầu tiên xem clip quảng cáo về dầu gội X-men, có lẽ ít ai ngờ rằng sản phẩm dẫn đầu phân khúc thị trường dầu gội nam này lại là của một doanh nghiệp Việt Nam. Việc Mekong Capital - quỹ chuyên đầu tư vào những doanh nghiệp chưa niêm yết đã “rót” vào Công ty Cổ phần Sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế (ICP) - nhà sản xuất X-men - khoản đầu tư 6 triệu USD vào năm 2006 là một minh chứng cho sự phát triển của doanh nghiệp này. Thay vì đối đầu với các đại gia trong bối cảnh thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, chủ nhân của X-men đã tự tạo ra một chiếc bánh mới bằng cách thúc đẩy và định hình một xu hướng tiêu dùng mới.

Thành công của X-men gắn liền với tên tuổi của Phan Quốc Công, Tổng Giám đốc ICP. Con đường trở thành doanh nhân của người đàn ông có gương mặt hiền lành như một anh giáo làng này giống như sự đẩy đưa của số phận. Cuộc trò chuyện giữa chúng tôi bắt đầu bằng dòng hồi tưởng của anh về những ngày mới chân ướt chân ráo đi làm. Anh nói:

- Tốt nghiệp ngành điện trường Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 1988, tôi về làm việc tại Tổng Công ty Dệt Việt Nam (Textimex). Lúc đó tổng công ty bắt đầu triển khai dự án xây dựng một nhà máy mới sử dụng dây chuyền dệt tự động khá hiện đại. Trong hai năm tham gia dự án, có những lúc phải chờ vốn rót từ ngân sách, tôi được điều chuyển qua một số phòng ban như giao nhận, xuất nhập khẩu… Khi nhà máy đi vào hoạt động, phòng xuất nhập khẩu nhận tôi về. Nhập khá nhiều trang thiết bị rồi phân phối lại cho các công ty thành viên nên đơn vị này cần một người có kiến thức về kỹ thuật. Tôi thấy công việc khá thú vị vì vừa vận dụng kiến thức về máy móc, vừa có điều kiện học hỏi thêm về kinh doanh.

Công việc “thú vị” như vậy, tại sao anh lại ra ngoài?

- Chúng ta thực hiện chính sách Đổi mới từ năm 1986 nhưng tôi nghĩ đến năm 1994, đất nước ta mới thực sự mở cửa. Sang năm 1995 thì rất nhiều công ty nước ngoài tràn vào Việt Nam. Cũng như một số người trẻ khác, tôi thường tự hỏi tại sao các công ty nước ngoài có thể thành công đến như vậy. Đương nhiên, cách tốt nhất để tìm ra câu trả lời là làm việc cho họ, vừa là cơ hội để tôi học hỏi thêm. Nhưng thú thực, khi qua Electrolux - công ty nước ngoài đầu tiên - thử sức ở vị trí là nhân viên bán hàng, tôi cũng chưa biết sẽ học cái gì. Chỉ đến khi tình cờ tìm được cuốn Các nguyên tắc tiếp thị, lướt qua vài trang đầu thì tôi bừng tỉnh. Tôi biết đã tìm được hướng đi cho cuộc đời mình.

Đến lúc này chắc anh đã hiểu tại sao các công ty nước ngoài lại mạnh như vậy?

- Các công ty đều có hai phần, cứng và mềm. Phần cứng là nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị - những thứ có thể mua được bằng tiền. Còn phần mềm là sự hòa quyện của ba yếu tố: văn hóa, hệ thống và con người. Có lẽ vì khối tài sản này khó định lượng nên có những giai đoạn các doanh nghiệp của chúng ta chưa quan tâm đến nó một cách đầy đủ.

Nghe nói khi mới sang Electrolux, anh đã từng định nghỉ ngang. Thực hư chuyện này ra sao?

- Đó là vấn đề thu nhập, mức lương ban đầu của tôi là 150 USD/tháng.

Ở thời điểm năm 1995 thì đó cũng không phải là mức lương thấp đối với một nhân viên bán hàng?

- Đúng là với một người bình thường thì mức thu nhập đó thì có thể sống khá thoải mái. Nhưng hoàn cảnh gia đình tôi khi đó cũng khá khó khăn sau khi ba tôi mất, sau tôi là ba đứa em còn đi học. Vì vậy, tôi đã gặp sếp của mình và nói rằng muốn được làm việc nhiều hơn để có thu nhập nhiều hơn. Tôi trình bày kế hoạch và cam kết sau sáu tháng sẽ nâng số lượng sáu cửa hàng của Electrolux tại TP. Hồ Chí Minh lên con số 20, kèm theo đề xuất nâng lương lên 250 USD/tháng, đủ để gia đình trang trải cuộc sống. May mắn là sau cùng ban lãnh đạo công ty cũng ủng hộ để tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Nhưng rồi mối lương duyên của anh với công ty này cũng không bền. Anh liên tục nhảy việc qua các công ty nước ngoài khác. Phải chăng nhảy việc là cách thể hiện cái tôi của những người trẻ?

- Thế hệ chúng tôi khi đó thường nói với nhau rằng nếu làm ở các công ty để học hỏi thì hai năm là vừa đủ. Năm đầu để học việc, còn năm thứ hai là vận dụng kiến thức vào thực tế. Hết hai năm ở Electrolux cũng là lúc tôi hoàn tất chương trình quản trị kinh doanh ở Đại học Mở - Bán công TP. Hồ Chí Minh, tôi lại đến gặp sếp của mình và đề xuất xin chuyển sang làm mảng tiếp thị. Tuy nhiên, cơ cấu của công ty chỉ có hai người làm công tác tiếp thị, chia nhau phụ trách thị trường phía Nam và phía Bắc. Tôi xin sang một công ty khác, nhưng môi trường làm việc mới không phù hợp, sau hai tháng, Electrolux kêu tôi trở lại phụ trách một dự án trong thời gian sáu tháng. Đầu năm 1998, khi dự án kết thúc, tôi tìm được công việc mới ở Smithline Bechaam, phụ trách nhãn hàng Panadol. Tháng 1/2000, Smithline Bechaam sáp nhập vào Tập đoàn Glaxo nên buộc phải tái cấu trúc công ty. Theo đó, các nhãn hàng của tập đoàn này không còn vị trí giám đốc quốc gia, thay vào đó là giám đốc khu vực. Tôi về phụ trách nhãn hàng sữa Milo của Nestlé. Đây cũng là công ty mà tôi làm thuê lâu nhất, gần bốn năm.

Dường như anh đã có sự chuẩn bị khá kỹ để chuyển đổi từ vai trò làm thuê sang làm chủ?

- Tôi không phải là người có máu kinh doanh bẩm sinh. Tôi thấy mình hợp với công việc giảng dạy nhiều hơn. Thời sinh viên, ngoài việc dạy thêm, tôi có tham gia khá nhiều các hoạt động ngoại khóa, dần dần hình thành thói quen muốn khẳng định mình. Thói quen đó tiếp tục được nuôi dưỡng trong tiềm thức và trưởng thành cùng với tôi trong quá trình làm việc. Ý tôi là quá trình đi đến quyết định tách ra làm riêng diễn ra rất từ từ, càng đi càng nhìn thấy rõ ràng chứ không hề có chủ định. Tháng 9/2001, tôi thành lập ICP, đến tháng 1/2002 thì có những sản phẩm đầu tiên giới thiệu cho thị trường là nước rửa rau Vegy và sau đó là O-Cleen - nước lau chùi nhà bếp.

Nhưng có vẻ như mãi đến năm 2004, người tiêu dùng mới biết đến ICP qua dòng sản phẩm dầu gội dành cho nam giới X-men?

- Người nước ngoài thường chú trọng vào nước hoa để thể hiện cá tính và giới tính của mỗi người, bởi nước hoa thì nam và nữ không thể dùng chung được. Ở Việt Nam, do đặc thù khí hậu nóng ẩm, dùng nước hoa không tiện, ấy là chưa kể nước hoa vẫn được xếp vào nhóm hàng hóa xa xỉ so với đại bộ phận người dân. Tôi nghĩ rằng nếu tạo ra một sản phẩm dầu gội dành cho nam, kết hợp giữa nước hoa và dầu gội thì dễ được người tiếp dùng chấp nhận hơn, nhất là thị trường của chúng ta khi đó còn khá trống trải, mới có một nhãn hàng của nước ngoài là Romano.

Đó cũng là cách anh tránh đối đầu trực diện với những đại gia nước ngoài đang nắm giữ phần lớn thị phần dầu gội trong nước?

- Theo Đại dương xanh - một cuốn sách tiếp thị khá nổi tiếng - thì đó là hình thức tạo ra một thị trường mới. Hay như người ta vẫn nói: “Khác biệt hay là chết”. Quan điểm của chúng tôi là không bắt chước một cách máy móc những gì người khác đã làm. Bởi dù có bắt chước giỏi đến đâu chăng nữa thì chúng tôi cũng không bằng được họ, chưa kể các yếu tố khác như tiềm lực tài chính, thương hiệu… Quan điểm của ICP là tránh đối đầu trực diện, thay vào đó là tìm cách liên kết để đôi bên cùng có lợi, chẳng hạn như liên kết với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng - những doanh nghiệp chuẩn bị tham gia thị trường Việt Nam.

Sau sự thành công của X-men, các đại gia mỹ phẩm nước ngoài cũng đã vào cuộc. Xem ra, “đại dương” dầu gội dành cho nam giới không còn “xanh” như trước?

- Đúng là ngày càng nhiều công ty tham gia khai thác phân khúc thị trường này. Tuy nhiên, vì sáng tạo là không ngừng nghỉ nên tôi tin vẫn có khả năng tìm thấy những “đại dương xanh” khác. “Đại dương” có “xanh” hay không tùy thuộc vào chính chúng ta. Ngay cả những thị trường cạnh tranh cực kỳ khốc liệt như điện thoại di động, tưởng chừng như không còn gì để cạnh tranh được nữa thì sự ra đời của iPhone vẫn khiến cả thế giới lên cơn sốt. Ngoài X-men, chúng tôi đã giới thiệu những dòng sản phẩm khác dành cho tuổi hoa niên và các bé, như một sự tiếp nối và xuyên suốt các lứa tuổi. Tôi nghĩ những phân khúc thị trường này còn khá nhiều tiềm năng.

Từ trước đến nay, phần lớn người Việt Nam vẫn thường có thói quen cả gia đình xài chung một chai dầu gội. Để thay đổi thói quen tiêu dùng đó, anh có gặp nhiều khó khăn?

- Việc dùng sản phẩm gì, đặc biệt là trong những ngành cụ thể như dầu gội thì bên cạnh những lợi ích cụ thể như mượt tóc, trị gàu… thì người tiêu dùng còn có lợi ích về tinh thần. Thị trường dầu gội nữ là một cuộc chiến khốc liệt. Công thức và mùi hương gần gần như nhau, nên nhãn hiệu nào khắc họa được vào đầu óc khách hàng sâu sắc hơn thì sẽ giành phần thắng. Còn ICP thì dễ thở hơn bởi thị trường khi đó mới chỉ có một đối thủ cạnh tranh.

Có khi nào anh nghĩ đến việc tham gia vào phân khúc “dầu gội nữ”?

- Đến giờ tôi vẫn chưa tìm được một giải pháp tối ưu.
Đầu tư cho sản xuất đòi hỏi trường vốn. Anh đã xoay xở như thế nào khi khởi nghiệp?

- Tiền tích lũy của tôi một phần, vay mượn của bà con một phần, còn lại chủ yếu là bạn bè hùn hạp.

Người ta thường nói bạn bè thì không nên làm ăn chung?

- Đúng là bạn bè làm ăn chung thường phát sinh những tranh chấp vì quyền lợi. Nhiều khi không chỉ vì làm ăn thua lỗ mà ngay cả có lời cũng dễ mất bạn. Lỗ thì cãi nhau đã đành nhưng khi lời thì lại so đo người này làm nhiều người kia làm ít. Với ICP thì chưa có chuyện đó, bằng chứng là đến giờ những thành viên trong hội đồng quản trị vẫn còn nguyên vẹn, không thêm không bớt. Có lẽ vì tất cả đều nghĩ đến chuyện chung, hơn là lợi ích cho cá nhân mình. Trong HĐQT, hiện chỉ có mình tôi trực tiếp điều hành ICP, còn những người khác đều có công việc riêng ngoài công ty. Bây giờ hệ thống tài chính đã rạch ròi, chứ hồi mới khởi nghiệp, nhiều thứ còn chuệch choạc, nếu không tin tưởng thì các bạn đã không giao tiền cho mình.

Có khi nào niềm tin của mọi người đặt lên vai anh trở thành sức ép?

- Tôi không quan niệm đó là sức ép, mà là trách nhiệm.

Có vẻ như anh khá tự tin vào khả năng của mình. Anh có nghĩ mình là người giỏi nhất công ty?

- Ở ICP, chắc chắn tôi không phải là người giỏi nhất. Về nhân sự, giám đốc nhân sự giỏi hơn tôi. Về tài chính, giám đốc tài chính cũng giỏi hơn tôi… Sức mạnh của ICP không nằm ở một cá nhân, mà là một tập thể. Ở ICP, nhân viên đến từ nhiều môi trường làm việc khác nhau, mang theo văn hóa khác nhau nên chúng tôi rất tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân, một hình thức phát huy tối đa khả năng sáng tạo.

Có khi nào việc đề cao vai trò cá nhân lại trở thành cản ngại cho sự phát triển chung của doanh nghiệp?

- Bởi vậy nên bên cạnh các giá trị văn hóa, chúng tôi đã xây dựng một khung hệ thống để mọi người tuân thủ, tránh những va chạm không cần thiết. Là một doanh nghiệp thuộc nhóm “sinh sau đẻ muộn” nên chúng tôi rất quan tâm đến yếu tố con người, đặc biệt là vấn đề giữ chân người tài.

Giữ nhân viên bằng cách nào khi mà công ty anh đa phần là những người trẻ, mà những người trẻ thường nhảy việc, hẳn anh rất “thấm thía” chuyện này?

- Môi trường làm việc và huấn luyện. Huấn luyện không chỉ là lâu lâu tổ chức cho nhân viên tham dự một khóa đào tạo, mà với mỗi người, chúng tôi xác định họ cần thêm những kỹ năng gì để họ có thể hoàn thành công việc của mình. Khi thấy rõ sự tiến bộ và hướng phát triển của mình, họ sẽ yên tâm ở lại và gắn bó với công ty.

Gần mười năm trước ở Electrolux, anh đã xin làm thêm việc để có thêm 100 USD mỗi tháng. Đến giờ, anh đã có thể tự trả lương cho mình?

- Không thể như thế được. Từ lương, thưởng đến công tác phí của tôi đều do HĐQT quyết định. Cơ chế đó sẽ khiến cho người lãnh đạo không thể lạm dụng quyền lực để thâu tóm lợi ích cho cá nhân. Trên thế giới người ta rút ra kết luận rằng để công ty tránh được những sai lầm thì không nên có cá nhân nào nắm giữ trên 51% cổ phần. Bởi, khi đó, muốn thông qua những quyết định quan trọng, người lãnh đạo phải thuyết phục được mọi người bằng lý lẽ thay vì quyền lực.

Từng là người làm thuê hơn 10 năm, giờ chuyển sang làm chủ. Một Phan Quốc Công nhưng có hai tư thế làm thuê và làm chủ, vậy có gì khác nhau?

- Không biết người khác quan niệm làm chủ như thế nào, cá nhân tôi quan niệm rằng làm chủ trong thời đại mới không nhất thiết phải sở hữu 100% công ty. Làm chủ là mọi thành viên đều đóng góp hiệu quả vào sự phát triển của công ty, đồng thời hưởng lợi từ những thành quả gặt hái được. Ngay từ đầu tôi đã xác định ICP không phải là mô hình công ty gia đình. Trong tương lai, nó sẽ là công ty đại chúng.

Trong khoảng thời gian làm việc ở Nestlé, anh đã hoàn thành chương trình tiến sĩ quản trị kinh doanh do trường Đào tạo Cán bộ Quản lý (thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam) phối hợp với trường Southern California University for Prosfessional Studies tổ chức. Bằng cấp rất quan trọng với cá nhân anh?

- Tôi ráng học lên tiến sĩ vì hai lý do. Thứ nhất, theo kế hoạch, tôi sẽ rút lui khỏi công việc kinh doanh khi bước sang tuổi 50, tập trung viết sách và đi dạy. Thứ hai là tôi muốn hoàn thành tâm nguyện của cha tôi trước khi ông nhắm mắt. Tôi chịu ảnh hưởng khá nhiều từ cha mình. Ông là một nhà giáo. Quan điểm của cha tôi là làm giàu bằng tri thức.

Cha anh thì không giàu?

- Nếu giàu có đo bằng tiền bạc thì đúng là cha tôi không giàu. Nhưng thành công thì chắc chắn bởi bốn anh em tôi giờ đây đều đã trưởng thành.

Anh quan niệm thế nào về sự thành công?

- Có một câu nói thế này: “Thành công là có cái mình muốn, hạnh phúc là muốn cái mình có”.

Hiện tại thì anh thành công hay hạnh phúc?

- Cái mình muốn thì vô chừng, nên khó thể nói thế nào là thành công. Tôi là người hạnh phúc.

Câu hỏi cuối cùng. Khởi nghiệp ở tuổi 33 như anh, là sớm hay muộn?

- Với cá nhân tôi thì là vừa sức. Nếu sớm hơn thì tôi hơi đuối, nếu trễ hơn thì mình sẽ bị sức ì.

Xin cảm ơn anh!

Thượng Tùng thực hiện

Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần


==================================================
Đây là một bài trên mạng về anh Công - khách mời trong chương trình của "Ngày phát triển các nhà lãnh đạo 2009". Mình thấy khá hay nên gửi mọi người tham khảo và học hỏi
Hay nhỉ. Hôm trước mình mới gặp anh Công và anh Trung ở buổi học kỹ năng hoạch định cuộc đời. Hôm nay mới đọc xong bài này, mới thấy thành công cũng thật là gian truân. Cũng mừng cho mình vì mãi còn lận đận. He! Vài bữa có ai trong CLB thành ông chủ thì mình xin ké cái chân gác cổng cũng mừng :embarrassed:
 

longteo

[♣]Thành Viên CLB
Offline DLD 9/5/2009



Chào các bạn, mình là Dũng, 1 member từ sự kiện "developing leaders day". Sau buổi DLD, mọi người muốn giữ liên lạc, làm quen và kết bạn nên đề nghị chúng ta có 1 buổi gặp gỡ khác vì vậy với sự đóng góp của mọi người Dũng và các bạn Hương, Hồng, Ngân đã "vác tù và" ^^ để tổ chức 1 buổi gặp gỡ tiếp theo vào thứ bảy, 9/5 vào lúc 19h đến 22h tại quán trà sữa Blog số 210 Nguyễn Đình Chiểu P.6 Q.3 với nội dung chương trình như sau:

6h30 - 7h15 - Gặp gỡ, giao lưu ngoài giờ

7h15 - 7h45 - Trò chơi thinking of you
Tạo không khí thoải mái và tạo cơ hội để các bạn được tiếp xúc làm quen, hiểu về nhau hơn.


7h50 - 8h10
- Trò chơi when we talk about you
Tạo một trò chơi để các bạn được relax thực sự…cười…cười…và cười thật lớn


8h15 - 9h
- Team building game
Thể hiện khả năng bản thân, hiểu hơn các đồng đội, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp - đàm phán. Thể hiện chiến lược và chiến thuật trong kinh doanh


9h - 10h
- Open discussion
Bàn về phương hướng, mục tiêu tương lai của nhóm



Để tham gia chương trình các bạn vui lòng gửi đăng ký hãy gửi về địa chỉ dung.dang@eleven.vn đến hết ngày 07/05 (Dũng đã có thông báo trước 2 tuần về chương trình ^^ nên deadline đã hết, nhưng thông báo thêm cho các bạn chưa biết)
với:

  • Title: OFFLINE_TEN_TRUONG ví dụ OFFLINE_Quoc Dung_DHQT
  • Nội dung:
    • Họ tên
    • Truờng
    • Email
    • Điện thoại liên lạc
Phí tham dự: Tiền thức uống tại quán (12 - 20.000d)
Chi phí tổ chức - 15.000d (tiền mua phần thưởng)



Thay mặt BTC,




Đặng Quốc Dũng
 

Bình luận bằng Facebook

Top