TQV
Thanh viên kỳ cựu
Từ cổ chí kim cho đến khắp Đông Tây Nam Bắc,tình yêu thường hay vấp phải nghịch cảnh éo le. Thí dụ yêu nhưng không thể lấy được người mình yêu vì người ấy có vợ ( hoặc chồng), vì thù oán giữa hai dòng họ ( như trường hợp Romeo và Juliet), vì bị cha mẹ phản đối ngăn cấm, vì người yêu phản bội hay thoái hóa…
Theo quy luật Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, bất cứ việc gì, dẫu là chính trị, quân sự, kinh doanh, văn hóa văn nghệ hay yêu đương, hôn nhân… muốn thành công bao giờ cũng phải đủ ba điều kiện thuận lợi là Thiên thời (thời gian, thời cơ), Địa lợi (không gian), Nhân hòa (lòng người, người ở đây kể cả bản thân ta). Những kẻ gặp nghịch cảnh trong tình yêu phần đông đều bởi không nắm vững quy luật hoặc có biết nhưng cố tình vi phạm.
Tóm lại, nghịch cảnh là hoàn cảnh đi ngược lại quy luật: Thiên - Địa - Nhân.
Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lòng biết thuở nào ra
Trong bài ca dao này, cô gái trách chàng trai không biết Thiên thời, bỏ lỡ thời cơ, lúc nàng chưa chồng thì chẳng cầu hôn, khi lấy chồng rồi mới ngỏ lời.
Nghịch cảnh có khi do chính ta gây ra
Cả 3 mối tình của Kiều với Kim Trọng và Từ Hải thất vọng vì nghịch cảnh không tuân theo quy luật: Thiên - Địa - Nhân. Giá Kim Trọng không phải về quê, hộ tang chú hoặc có về nhưng ở gần, Kiều có thể dễ dàng đi bộ tìm đến, chắc chắn cô ta chẳng phải “bán mình chuộc cha”. Thiên bất lợi, Vương ông bị vu oan, Kim có chuyện buồn “nỗi nhà tang tóc”. Địa cũng bất lợi, Kim đi xa, “Liêu Dương cách trở sơn khê”. Đó là nghịch cảnh chống lại Kiều.
Tự bản thân tạo ra nghịch cảnh nói nôm na là “mua dây buộc mình” hoặc “ôm rơm dậm bụng”. Lắm người tuy chưa đến nỗi “chết đứng” như Từ Hải nhưng cũng bị nghịch cảnh làm cho “thất điên bát đảo”. Chẳng hạn như câu chuyện tôi sắp kể đây. Sau khi chiến tranh chống đế quốc kết thúc, sư đoàn chúng tôi từ trong Nam rút ra đóng quân ở một huyện miền Trung. Cậu Mai (M), chiến sĩ đại đội, yêu cô Nay (N), ngư dân địa phương. Ai đấy đều can ngăn M vì chúng tôi biết rõ gia đình M đã “chấm cho y cô hàng xóm hiền hậu đảm đang, là giáo viên mầm non”. Chúng tôi hoàn toàn không chê bai N, cô ta rất đẹp người đẹp nết, tuy là dân chài nhưng đã học hết cấp 3 (bây giờ gọi là trung học phổ thông). Chúng tôi chỉ băn khoăn N Vốn quen sống trên sông nước sau này về làm dâu nhà M ở thành phố, thật là nghịch cảnh. Nhưng M không nghe, y bảo duyên số đã ghép hai tên “ Nay - Mai”. Bất chấp đồng đội và lãnh đạo khuyên bảo, vừa mãn hạn tại ngũ, M cưới luôn N và đưa vợ ra Bắc. Quả như chúng tôi tiên đoán, N không thể quen cuộc sống tỉnh thành, chưa đầy nửa năm đã bỏ M về làng chài.
Tất nhiên nếu có nghị lực và quyết tâm, ta vẫn có thể khắc phục khó khăn, biến nghịch thành thuận. Song tốt hơn hết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước khi yêu hãy tìm cách chống lại nghịch cảnh. Tổ tiên ta đã dạy:
Làm người phải biết đắn đo
Biết lường rộng hẹp, biết dò nông sâu.
Làm sao phòng chống nghịch cảnh?
Khi tôi còn ở quân đội, một chiến hữu của tôi là thiếu úy Vũ Huyên thường phê phán mấy ông cán bộ hay tự gây phiền hà không đáng có cho bản thân và cho cấp dưới để loay hoay tháo gỡ rồi “báo cáo thành tích khắc phục khó khăn” Trong tình yêu cũng vậy, trừ phi “bất khả kháng”, nói chung ta chớ dại gây ra nghịch cảnh để “chui đầu vào tròng” . Biết ngăn ngừa nghịch cảnh mới là khôn ngoan, cũng như cẩn thận đề phòng hỏa hoạn, đừng để lửa bốc ngùn ngụt rồi mới cuống quýt “phôn” cảnh sát 114 đến chữa cháy thì nhà cửa đã ra tro. Để đề phòng nghịch cảnh, không nên dính líu vào 7 loại đối tượng sau:
1. Đang có vợ, chồng hoặc người yêu.
Phải hết sức cảnh giác với bọn “chán cơm thèm phở” hoặc “ bắt cá hai tay” .
2. Lai lịch không rõ ràng.
Không cẩn thận rất dễ vớ phải “sói đội nốt cừu”.
3. Tư tưởng, đạo đức thấp kém, tính nết tồi tệ, lắm thói hư tật xấu.
Kiên quyết loại trừ những tên nặng đầu óc “trọng nam khinh nữ”, biếng nhác, rượu chè, cờ bạc, vũ phu, tàn ác…
4. Trai hơn tuổi, gái quá chênh lệch.
Chớ nhẹ nhạ tin lời đường mật của bọn “chơi trống bỏi” dùng thủ đoạn “ cưa sừng làm nghé” để bịp bợm các cô gái ngây thơ, ngờ nghệch.
5. Làm việc bất lương.
Nghề có thể rất lương thiện nhưng “ nghiệp” lại bất lương. Chẳng hạn giáo viên, bác sĩ buôn lậu ma túy…
6. Thường trú xa quá, không thể tiếp cận.
Thí dụ chàng ở tít tận Cà Mau, nàng ở Tuyên Quang, gặp nhau trong một hội nghị lớp học nào đó đã vội yêu nhau.
7. Bị gia đình khống chế kiểm soát chặt chẽ.
Nếu đối tượng hoàn toàn độc lập, không chịu ảnh hưởng của gia đình thì dù cha mẹ có phản đối, tình yêu vẫn có thể suôn sẻ. Nhưng nếu “đối tượng” không thể thoát khỏi vùng “cương tỏa” của gia đình, ta khó lòng chống lại sự “phủ quyết” của cha mẹ.
Biết phòng tránh nghịch cảnh cũng như tài xế giỏi lái xe an toàn.
Theo quy luật Thiên - Địa - Nhân hợp nhất, bất cứ việc gì, dẫu là chính trị, quân sự, kinh doanh, văn hóa văn nghệ hay yêu đương, hôn nhân… muốn thành công bao giờ cũng phải đủ ba điều kiện thuận lợi là Thiên thời (thời gian, thời cơ), Địa lợi (không gian), Nhân hòa (lòng người, người ở đây kể cả bản thân ta). Những kẻ gặp nghịch cảnh trong tình yêu phần đông đều bởi không nắm vững quy luật hoặc có biết nhưng cố tình vi phạm.
Tóm lại, nghịch cảnh là hoàn cảnh đi ngược lại quy luật: Thiên - Địa - Nhân.
Ba đồng một mớ trầu cau
Sao anh chẳng hỏi những ngày còn không ?
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng, như cá cắn câu.
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lòng biết thuở nào ra
Trong bài ca dao này, cô gái trách chàng trai không biết Thiên thời, bỏ lỡ thời cơ, lúc nàng chưa chồng thì chẳng cầu hôn, khi lấy chồng rồi mới ngỏ lời.
Nghịch cảnh có khi do chính ta gây ra
Cả 3 mối tình của Kiều với Kim Trọng và Từ Hải thất vọng vì nghịch cảnh không tuân theo quy luật: Thiên - Địa - Nhân. Giá Kim Trọng không phải về quê, hộ tang chú hoặc có về nhưng ở gần, Kiều có thể dễ dàng đi bộ tìm đến, chắc chắn cô ta chẳng phải “bán mình chuộc cha”. Thiên bất lợi, Vương ông bị vu oan, Kim có chuyện buồn “nỗi nhà tang tóc”. Địa cũng bất lợi, Kim đi xa, “Liêu Dương cách trở sơn khê”. Đó là nghịch cảnh chống lại Kiều.
Nhưng suy nghĩ cho cùng, dù sao chăng nữa, Nhân cũng đóng vai trò quyết định. Kiều gặp nạn chính là do mình khờ dại, ngộ nhận hai chữ hiếu và trung một cách mù quáng. Chẳng hạn khi Vương Ông bị bắt, Viên Thơ lại họ Chung gợi ý “có 300 lạng việc này mới xuôi”, Kiều có thể nấn ná “tìm kế hoãn binh” để cầu cứu họ hàng làng nước giúp đỡ hoặc cho vay mỗi nhà một ít, há phải bán mình cho Mã Giám Sinh? Khi Từ Hải đang “chọc trời khuấy nước” , Kiều lại xui chàng “bó thân về với Triều Đình” để hưởng “lộc trọng quyền cao” khiến Từ Hải mắc mưu Hồ Tôn Hiến, “ hẹn kỳ thúc giáp, quyền đường giải binh”, rồi bị Hồ tiêu diệt.Tự bản thân tạo ra nghịch cảnh nói nôm na là “mua dây buộc mình” hoặc “ôm rơm dậm bụng”. Lắm người tuy chưa đến nỗi “chết đứng” như Từ Hải nhưng cũng bị nghịch cảnh làm cho “thất điên bát đảo”. Chẳng hạn như câu chuyện tôi sắp kể đây. Sau khi chiến tranh chống đế quốc kết thúc, sư đoàn chúng tôi từ trong Nam rút ra đóng quân ở một huyện miền Trung. Cậu Mai (M), chiến sĩ đại đội, yêu cô Nay (N), ngư dân địa phương. Ai đấy đều can ngăn M vì chúng tôi biết rõ gia đình M đã “chấm cho y cô hàng xóm hiền hậu đảm đang, là giáo viên mầm non”. Chúng tôi hoàn toàn không chê bai N, cô ta rất đẹp người đẹp nết, tuy là dân chài nhưng đã học hết cấp 3 (bây giờ gọi là trung học phổ thông). Chúng tôi chỉ băn khoăn N Vốn quen sống trên sông nước sau này về làm dâu nhà M ở thành phố, thật là nghịch cảnh. Nhưng M không nghe, y bảo duyên số đã ghép hai tên “ Nay - Mai”. Bất chấp đồng đội và lãnh đạo khuyên bảo, vừa mãn hạn tại ngũ, M cưới luôn N và đưa vợ ra Bắc. Quả như chúng tôi tiên đoán, N không thể quen cuộc sống tỉnh thành, chưa đầy nửa năm đã bỏ M về làng chài.
Tất nhiên nếu có nghị lực và quyết tâm, ta vẫn có thể khắc phục khó khăn, biến nghịch thành thuận. Song tốt hơn hết “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước khi yêu hãy tìm cách chống lại nghịch cảnh. Tổ tiên ta đã dạy:
Làm người phải biết đắn đo
Biết lường rộng hẹp, biết dò nông sâu.
Làm sao phòng chống nghịch cảnh?
Khi tôi còn ở quân đội, một chiến hữu của tôi là thiếu úy Vũ Huyên thường phê phán mấy ông cán bộ hay tự gây phiền hà không đáng có cho bản thân và cho cấp dưới để loay hoay tháo gỡ rồi “báo cáo thành tích khắc phục khó khăn” Trong tình yêu cũng vậy, trừ phi “bất khả kháng”, nói chung ta chớ dại gây ra nghịch cảnh để “chui đầu vào tròng” . Biết ngăn ngừa nghịch cảnh mới là khôn ngoan, cũng như cẩn thận đề phòng hỏa hoạn, đừng để lửa bốc ngùn ngụt rồi mới cuống quýt “phôn” cảnh sát 114 đến chữa cháy thì nhà cửa đã ra tro. Để đề phòng nghịch cảnh, không nên dính líu vào 7 loại đối tượng sau:
1. Đang có vợ, chồng hoặc người yêu.
Phải hết sức cảnh giác với bọn “chán cơm thèm phở” hoặc “ bắt cá hai tay” .
2. Lai lịch không rõ ràng.
Không cẩn thận rất dễ vớ phải “sói đội nốt cừu”.
3. Tư tưởng, đạo đức thấp kém, tính nết tồi tệ, lắm thói hư tật xấu.
Kiên quyết loại trừ những tên nặng đầu óc “trọng nam khinh nữ”, biếng nhác, rượu chè, cờ bạc, vũ phu, tàn ác…
4. Trai hơn tuổi, gái quá chênh lệch.
Chớ nhẹ nhạ tin lời đường mật của bọn “chơi trống bỏi” dùng thủ đoạn “ cưa sừng làm nghé” để bịp bợm các cô gái ngây thơ, ngờ nghệch.
5. Làm việc bất lương.
Nghề có thể rất lương thiện nhưng “ nghiệp” lại bất lương. Chẳng hạn giáo viên, bác sĩ buôn lậu ma túy…
6. Thường trú xa quá, không thể tiếp cận.
Thí dụ chàng ở tít tận Cà Mau, nàng ở Tuyên Quang, gặp nhau trong một hội nghị lớp học nào đó đã vội yêu nhau.
7. Bị gia đình khống chế kiểm soát chặt chẽ.
Nếu đối tượng hoàn toàn độc lập, không chịu ảnh hưởng của gia đình thì dù cha mẹ có phản đối, tình yêu vẫn có thể suôn sẻ. Nhưng nếu “đối tượng” không thể thoát khỏi vùng “cương tỏa” của gia đình, ta khó lòng chống lại sự “phủ quyết” của cha mẹ.
Biết phòng tránh nghịch cảnh cũng như tài xế giỏi lái xe an toàn.
Theo Hạnh phúc gia đình
Last edited by a moderator: