Tớ đã từng được xem chương trình "Người đương thời" về câu chuyện của 2 mẹ con cậu bạn Đỗ Minh Hội, và đã khóc. Nhưng trái với những gì mọi người hay nghĩ là sẽ bắt gặp trên màn ảnh hình ảnh của 2 mẹ con vất vả, đau khổ, khóc lóc; tớ ấn tượng vì cả 2 mẹ con luôn nở nụ cười, ánh mắt lạc quan và đầy nghị lực. Chính điều ấy đã làm tớ nhớ mãi, nhớ mãi về một câu chuyện cổ tích "xương thủy tinh" giữa cuộc đời này.
Mẹ và con trong “hành trình xương thủy tinh”
TTCT - Chàng thiếu niên 16 tuổi Đỗ Minh Hội, từng làm xúc động hàng ngàn trái tim bạn đọc bằng câu chuyện thật “Con phải sống mẹ ơi!” (bài viết đoạt giải 3 cuộc thi “Chuyện đời tự kể” do báo Tuổi Trẻ tổ chức), lại đang làm nên sự kiện mới: trở thành người đầu tiên ký hợp đồng trị giá 20 triệu đồng với website ngoisaoblog để viết tiếp nhật ký hành trình chống căn bệnh “xương thủy tinh” của mình.
Trong hành trình làm thổn thức trái tim bạn trẻ kiên cường ấy, còn có một hành trình khác của một người mẹ: đớn đau, cay đắng và kiên cường - chị Nguyễn Thị Thu Hương.
Đó là những dòng mang tên “Nhật ký thủy tinh” trong blog của chị. Nó xuất hiện mới có mười chương. Mỗi chương là một câu chuyện ngắn. Câu chuyện của trái tim người mẹ trong hành trình đứa con với khát khao lớn nhất: sẻ chia cùng chính con trai cái hành trình làm mẹ “xương thủy tinh” của mình.
“Ở đó, tôi đã sống với những con người thuộc vào bậc thấp nhất trong xã hội: một cô gái bia ôm dành dụm từng đồng nuôi chồng trong trại cai nghiện, những con người từng là giang hồ lại có thể bảo bọc nhau trong bước đường cùng... Tôi thấy nó đẹp vô cùng, bạn à!”.
Chuyện trên blog bắt đầu bằng giai đoạn hai mẹ con từ vùng sâu Gia Hiệp, Di Linh (Lâm Đồng) trở về để đối diện với nguy cơ xương thủy tinh đã đến giai đoạn điều trị cấp bách.
Vết thương của mẹ
Chị đang học năm thứ hai Đại học Nông nghiệp, bất thình lình bố chị, một chủ tịch huyện, bị tai nạn giao thông phải nằm nhà. Chị và em trai, người đang học, người đang làm luận văn thạc sĩ. Thôi thì phải có người ngưng việc học về quê nhà ở làng Đô Đò, xã Nam Quan, Nam Trực, Nam Định chăm sóc cha. Ngồi nhà chán, mở quán hàng rong, cha than: con cán bộ lại đi bán hàng rong. Chị cười: mình có làm gì xấu đâu bố. Rồi năm 1990, một người chú gọi vào làm việc ở một nhà máy của quân đội trong TP.HCM. Một năm sau có chồng. Chồng chị là một anh bộ đội hiền lành, tốt bụng và... nghèo. Rồi họ có đứa con đầu tiên. Rồi xí nghiệp gặp chuyện, không sản xuất được. Vợ chồng cùng nghỉ không lương. Họ được phân một căn nhà 26m2, vốn là một nhà vệ sinh trong khu quân đội cũ. Họ sinh con đầu lòng.
Chuyện bắt đầu từ những biểu hiện lạ: cậu con trai ốm yếu, không biết lật, bò... chỉ ngồi và lết đi. Rồi một ngày nọ, cậu bé tự dưng khóc thét lên. Người ta chụp X-quang, bảo cháu bị gãy xương. Đó là những ngày bệnh tật, không tiền nong, không công việc. Vài mớ rau, một ít trái cây không đủ xoay xở bệnh tật cho con. Mượn tiền. Bất cứ ai thân quen đều mượn. Mặt chai lì ra, người ta né đi bảo không có nhà, chị chờ tới tối để mượn cho bằng được. Rồi các nguồn “thân quen” cũng hết. Một ngày, bác sĩ gọi chị lên bảo: thằng bé có thể chết vì lá phổi yếu, hãy đưa nó ra vùng biển để thay đổi không khí thì họa may. Biển bao la mà đâu có người quen? Thôi thì lên vùng rừng núi vậy.
Căn nhà đem cho thuê được 500.000 đồng/tháng, chồng thì về nhà người chú, vợ ôm con lên vùng rừng núi Di Linh, tìm đến người quen ở xã Gia Hiệp, mượn đất cất lên mái lều nhỏ mua bán sản vật với người dân tộc K'Ho. Lấy măng rừng, rau củ quả và bán cho họ mắm muối, vài thước vải thỉnh thoảng đeo xe lấy được ở Sài Gòn. Hai năm, phổi thằng bé đỡ ra nhưng xương thì tệ hơn trước. Chị quyết định trở về!
Chị đi xin việc. Thấy một nhà hàng tuyển người, chị xin và người ta nhận vì thấy một cô Bắc kỳ xinh xinh. Vào ngày thứ nhất, thứ hai... chị phát hiện đó là một nhà hàng bia ôm. Ở đó mỗi tối, các cô gái đến làm và không hưởng lương nhưng tiền “boa” mà họ nhận được gấp nhiều lần lương của chị. Rồi một hôm, con gái chủ quán đề nghị chị ra tiếp khách. Chị phân vân: chưa hiểu mình sẽ phải làm gì nhưng những đồng tiền thì quá lớn và phía trước là đứa con và căn bệnh của nó. Chị thỏa thuận: tôi làm nhưng không được ép tôi làm bất cứ điều gì tôi không thích. Rồi lần một, lần hai, chị bắt đầu xoay xở theo cách của mình: cô Bắc kỳ nho nhỏ biết lẩy Kiều, đọc thơ và hát chèo “Xúy Vân giả dại” - những mánh nhỏ nhỏ ấy giúp chị tránh những cú va chạm, những phút ngồi chung. Một cô Bắc kỳ nho nhỏ có nhận tiền “boa” nhưng không bao giờ đi khách. Rồi một ngày không hiểu sao chuyện đến tai người chú. Ông gọi chị về, đạp bàn: “Tại sao mày đi làm công việc tội lỗi?”. “Cháu cùng đường, phải đi làm để lo cho con cháu. Công việc là công việc, tội lỗi nếu có, chính ở những người đến những nơi như thế. Cháu thấy cháu sống mà không ngượng mặt với lương tâm mình!”. Rồi chồng chị cũng biết. Anh buồn. Chị hỏi anh có tin chị không. Anh gật đầu nhưng buồn lắm. Rồi áp lực mọi thứ lớn dần.
Họ có một món nợ. Nó lớn dần ra, kèm những lần gãy chân của thằng Hội. Một năm bó bột hai lần là đủ hết ngày tháng và đào sạch tiền nong. Bán nhà. Mua một căn nhà xa hơn. Cứ thế, lùi dần, lùi dần. Họ từ Nguyễn Văn Đậu đến những nơi khác mỗi ngày xa một chút, xa một chút. Mỗi lần dời nhà là sự tính toán để dư ra một tí tiền cho... xương thủy tinh. Tất cả hơn mười lần họ phải dời nhà. Và mỗi lần như thế việc đầu tiên cho căn nhà mới là chị kêu Hội hỏi ý kiến nên lát gạch gì, màu sắc ra sao bởi trước đó, có một lần trái tim chị như vỡ tan khi Hội từ nhà đứa trẻ hàng xóm về nói với mẹ: “Nó bảo nhà nó gạch đẹp, láng... con qua chơi đi dơ nhà với lại lỡ trơn té gãy chân thì mang họa...”. Chị điếng người thương tổn!
Hành trình thủy tinh...
Những thầy thuốc nổi tiếng nhất Sài Gòn chị tìm đến. Chị chầu chực ở cửa bất cứ vị giáo sư nào có thể am hiểu lĩnh vực “xương thủy tinh” này. Người ta bảo với chị là không còn cách nào khác. Chị căm thù màu trắng. Cái màu trắng bó bột trên cánh tay thằng Hội. Thấy gì liên quan đến màu trắng là chị điên lên nhưng rồi từng ngày, từng ngày... màu trắng hiện diện xung quanh chị mãi. Một ý khác lóe lên: sao không đi cùng với nó đi, mắc gì chị phải sợ, phải giận hờn khi không thay đổi mọi sự được. Vậy là chị bắt đầu nhìn thẳng vào hai cẳng tay, vào hai cẳng chân bó bột của thằng Hội khi nó dịch chuyển về phía trước. Thấy đầy cứng cỏi và đầy nghị lực. Chị hiểu rằng ấy là cuộc sống. Ấy là những gì đang hiện diện trước mắt mình. Ấy là sự tồn tại quí giá của thằng Hội. Phải tận hưởng nó từng phút giây, thay vì chán nản, nguyền rủa, hãy mỉm cười tận hưởng và làm tất cả cho con: chọn những dịch vụ tốt nhất khi nằm viện, gõ cửa những thầy thuốc uy tín nhất, lăn lộn đến từng con hẻm, ngả đường để săn lùng những lọ thuốc đặc trị người ta xách tay từ nước ngoài về. Chị cầm cố nhà khi biết có một loại thuốc đang thử nghiệm. Mua được thuốc mà không bác sĩ nào dám truyền. Chị năn nỉ một vị bác sĩ - ngày xưa vị này từng có cảm tình khi thấy chị một mình ngồi đầu giường canh cha bệnh suốt tám ngày đêm. Năm mười lần, rồi ông đồng ý truyền cho thằng Hội. Mấy tiếng đồng hồ truyền thuốc, chị vã mồ hôi lần tràng hạt đọc kinh. Vị bác sĩ vừa bực vừa thấy thương tình.
Con trai chị chuyển về một nơi mới, nó ngồi rút người lại nhìn lũ trẻ con hàng xóm qua lại ngó nghiêng nhìn thằng bé cứ bò chứ không đi thẳng. Chị hiểu nó buồn. Trung thu đến và chị lén chồng đi cầm đôi bông tai, tổ chức một buổi trung thu linh đình mời tất cả trẻ con trong xóm đến chung vui cùng con chị. Vậy là Hội có bạn bè. Hội chỉ học hết lớp 3 trường tiểu học rồi phải chuyển sang học đêm vì ngắt quãng của những lần nằm viện. Tối, chị giành quyền chở con đi và ngồi vào một góc nào đó chở con về. Muỗi cắn nát chân chị không buồn đập. Rồi thấy con buồn, một ngày người mẹ đem về dàn vi tính.
Chị rơi nước mắt khi thấy con bắt đầu có thế giới riêng, ở đó con chị có bạn bè, có học hành, có trao đổi, có những người cùng cảnh ngộ. Con vui và lòng mẹ nở hoa.
- “Con trai thân mến! Nếu tính cả tuổi ta thì con đã được 17 tuổi rồi. Qua mỗi một năm, mẹ lại có thêm một cái mốc ghi dấu sự hạnh phúc rằng: con vẫn sống trên đời. Con đã trưởng thành dẫu thân xác vẫn nhỏ bé và bệnh tật. Mẹ bỗng nảy ra ý nghĩ hãy để cho con biết cuộc sống với tất cả các mặt và sắc màu của nó, bằng cách hồi tưởng lại hành trình sống của mẹ con ta. Ta “giao kèo” thế này, con trai nhé: mỗi ngày con hãy dành một chút thời gian ghi lại giùm mẹ hành trình của chúng ta. Con sẽ thấy: sau những bức tường mà mẹ con ta đang cùng sống, thế giới vẫn đang tồn tại mãnh liệt như chính cuộc đời của chúng ta...”.
Đó là những gì chị viết cho con trai mình. Sau 16 năm, mọi thứ giờ đã khác. Gia đình chị lạc quan hơn người ta tưởng. Con làm một trang blog và dành thêm một trang “mecuatoi” để dành cho mẹ mình. Mẹ và con viết những dòng nhật ký cuộc đời song hành giữa thế giới thường nhật hằng ngày.
Con nghĩ về tương lai, chị hồi tưởng lại những dẫn dắt của con đường đã chọn. Đó là những điều mà người mẹ có thể nói thật với con mình. Về một vị khách nào đó trong quán bia ôm từng theo chị về nhà rồi chứng kiến chị nuôi con với chồng trong bệnh viện và giữ lời hứa không ghé vào quán bia ôm đó nữa. Về những giây phút chị bị những kẻ ngồi ghế quan đòi “xét người” vì nghi ngờ một điều gì đó... Tất cả đã được chị nói không né tránh với con của mình. Chị nói chỉ muốn dạy con mình có mấy điều: “Không được tham lam, không được độc ác. Cái gì mình đã có dịp ăn rồi, hãy nhường cho người khác chưa từng được thưởng thức nó...”.
Căn nhà heo hút trong tận cùng của một xóm ở ấp 2, Đông Thạnh, Hóc Môn - mà chị đặt tên là xóm không chồng, xóm mả lạng... Ngày tôi đến, có một người đàn bà đang ngồi chia từng con heo tiết kiệm cho lũ trẻ con trong xóm. Chị đang chuẩn bị mở lại lớp Anh văn thường niên cho tụi nhỏ vì hè đã đến rồi. Chị đang chuẩn bị đi thăm vài người già cô đơn nào đó giữa cuộc đời. Và đặc biệt hơn, người phụ nữ này đã vượt qua được hành trình thủy tinh để có thể cầm tay và biến mình thành chỗ dựa cho những người bị nhiễm AIDS ở giai đoạn cuối.
Hành trình thủy tinh đã trở về sự trong veo và lấp lánh của nó...
“...Qua hai tuổi, con gãy tay. Chưa tháo bột lại... gãy chân. Con làm mẹ sợ lắm, con trai ạ. Những vị bác sĩ khả kính không ai nói rõ con bị bệnh gì... Chỉ là những toa thuốc đắt đỏ và khó kiếm.
Lần này người ta cho con lên băng ca đẩy sang Bệnh viện nhi quốc tế Lê Thánh Tôn. Con nằm đó, bé tí tẹo, người trắng xóa là bột. Hôm ấy, ngày 20-11, nhà ta may mắn gặp được ông bác sĩ người Tây tốt bụng. Có lẽ ông ấy cũng cảm động vì bó hoa hồng thật đẹp mẹ tặng cho ông. Ông cho con chụp X-quang từ đầu đến chân. Phòng khám số 5 thật đông với ông Tây và những vị bác sĩ học trò. Họ tranh luận với nhau lâu lắm. Quá chiều họ mời mẹ vào phòng. Qua lời người bác sĩ phiên dịch, mẹ biết con mang một căn bệnh lạ lùng: tạo xương bất toàn - còn gọi là “xương thủy tinh” - sẽ còn gãy thật nhiều, sẽ tật nguyền, và mắt con sẽ ngày càng... xanh biếc...
Ôi “Thủy Tinh” mong manh của mẹ!!! Hỡi hạnh phúc cũng mong manh... Trời trong xanh và nắng vàng của Sài Gòn đều... vô nghĩa...
Đêm ấy là đêm dài nhất trong những đêm dài, mẹ mở cửa rón rén ra ngồi dưới gốc phượng. Con có tin không? Lần đầu tiên trong đời mẹ... uống rượu...
Uống mà chẳng thể say... Uống mà đầu óc quay cuồng: THUỐC... NGÀY MAI... TIỀN... rồi lại... THUỐC...Đúng!!! Phải có THUỐC! Trong cái toa cầm về chiều nay có tới mấy loại thuốc - tính ra cũng mấy trăm ngàn - đã thế có thứ lại còn không mua được vì... không có. Nhà thuốc bảo: “Hiếm lắm!”....
(Trích blog: www.ngoisaoblog.com/mecuatoi của chị Nguyễn Thị Thu Hương, mẹ Đỗ Minh Hội)
NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG
(Trích Báo Tuổi trẻ)
Mẹ và con trong “hành trình xương thủy tinh”
TTCT - Chàng thiếu niên 16 tuổi Đỗ Minh Hội, từng làm xúc động hàng ngàn trái tim bạn đọc bằng câu chuyện thật “Con phải sống mẹ ơi!” (bài viết đoạt giải 3 cuộc thi “Chuyện đời tự kể” do báo Tuổi Trẻ tổ chức), lại đang làm nên sự kiện mới: trở thành người đầu tiên ký hợp đồng trị giá 20 triệu đồng với website ngoisaoblog để viết tiếp nhật ký hành trình chống căn bệnh “xương thủy tinh” của mình.
Trong hành trình làm thổn thức trái tim bạn trẻ kiên cường ấy, còn có một hành trình khác của một người mẹ: đớn đau, cay đắng và kiên cường - chị Nguyễn Thị Thu Hương.
Đó là những dòng mang tên “Nhật ký thủy tinh” trong blog của chị. Nó xuất hiện mới có mười chương. Mỗi chương là một câu chuyện ngắn. Câu chuyện của trái tim người mẹ trong hành trình đứa con với khát khao lớn nhất: sẻ chia cùng chính con trai cái hành trình làm mẹ “xương thủy tinh” của mình.
“Ở đó, tôi đã sống với những con người thuộc vào bậc thấp nhất trong xã hội: một cô gái bia ôm dành dụm từng đồng nuôi chồng trong trại cai nghiện, những con người từng là giang hồ lại có thể bảo bọc nhau trong bước đường cùng... Tôi thấy nó đẹp vô cùng, bạn à!”.
Chuyện trên blog bắt đầu bằng giai đoạn hai mẹ con từ vùng sâu Gia Hiệp, Di Linh (Lâm Đồng) trở về để đối diện với nguy cơ xương thủy tinh đã đến giai đoạn điều trị cấp bách.
Vết thương của mẹ
Chị đang học năm thứ hai Đại học Nông nghiệp, bất thình lình bố chị, một chủ tịch huyện, bị tai nạn giao thông phải nằm nhà. Chị và em trai, người đang học, người đang làm luận văn thạc sĩ. Thôi thì phải có người ngưng việc học về quê nhà ở làng Đô Đò, xã Nam Quan, Nam Trực, Nam Định chăm sóc cha. Ngồi nhà chán, mở quán hàng rong, cha than: con cán bộ lại đi bán hàng rong. Chị cười: mình có làm gì xấu đâu bố. Rồi năm 1990, một người chú gọi vào làm việc ở một nhà máy của quân đội trong TP.HCM. Một năm sau có chồng. Chồng chị là một anh bộ đội hiền lành, tốt bụng và... nghèo. Rồi họ có đứa con đầu tiên. Rồi xí nghiệp gặp chuyện, không sản xuất được. Vợ chồng cùng nghỉ không lương. Họ được phân một căn nhà 26m2, vốn là một nhà vệ sinh trong khu quân đội cũ. Họ sinh con đầu lòng.
Chuyện bắt đầu từ những biểu hiện lạ: cậu con trai ốm yếu, không biết lật, bò... chỉ ngồi và lết đi. Rồi một ngày nọ, cậu bé tự dưng khóc thét lên. Người ta chụp X-quang, bảo cháu bị gãy xương. Đó là những ngày bệnh tật, không tiền nong, không công việc. Vài mớ rau, một ít trái cây không đủ xoay xở bệnh tật cho con. Mượn tiền. Bất cứ ai thân quen đều mượn. Mặt chai lì ra, người ta né đi bảo không có nhà, chị chờ tới tối để mượn cho bằng được. Rồi các nguồn “thân quen” cũng hết. Một ngày, bác sĩ gọi chị lên bảo: thằng bé có thể chết vì lá phổi yếu, hãy đưa nó ra vùng biển để thay đổi không khí thì họa may. Biển bao la mà đâu có người quen? Thôi thì lên vùng rừng núi vậy.
Căn nhà đem cho thuê được 500.000 đồng/tháng, chồng thì về nhà người chú, vợ ôm con lên vùng rừng núi Di Linh, tìm đến người quen ở xã Gia Hiệp, mượn đất cất lên mái lều nhỏ mua bán sản vật với người dân tộc K'Ho. Lấy măng rừng, rau củ quả và bán cho họ mắm muối, vài thước vải thỉnh thoảng đeo xe lấy được ở Sài Gòn. Hai năm, phổi thằng bé đỡ ra nhưng xương thì tệ hơn trước. Chị quyết định trở về!
Chị đi xin việc. Thấy một nhà hàng tuyển người, chị xin và người ta nhận vì thấy một cô Bắc kỳ xinh xinh. Vào ngày thứ nhất, thứ hai... chị phát hiện đó là một nhà hàng bia ôm. Ở đó mỗi tối, các cô gái đến làm và không hưởng lương nhưng tiền “boa” mà họ nhận được gấp nhiều lần lương của chị. Rồi một hôm, con gái chủ quán đề nghị chị ra tiếp khách. Chị phân vân: chưa hiểu mình sẽ phải làm gì nhưng những đồng tiền thì quá lớn và phía trước là đứa con và căn bệnh của nó. Chị thỏa thuận: tôi làm nhưng không được ép tôi làm bất cứ điều gì tôi không thích. Rồi lần một, lần hai, chị bắt đầu xoay xở theo cách của mình: cô Bắc kỳ nho nhỏ biết lẩy Kiều, đọc thơ và hát chèo “Xúy Vân giả dại” - những mánh nhỏ nhỏ ấy giúp chị tránh những cú va chạm, những phút ngồi chung. Một cô Bắc kỳ nho nhỏ có nhận tiền “boa” nhưng không bao giờ đi khách. Rồi một ngày không hiểu sao chuyện đến tai người chú. Ông gọi chị về, đạp bàn: “Tại sao mày đi làm công việc tội lỗi?”. “Cháu cùng đường, phải đi làm để lo cho con cháu. Công việc là công việc, tội lỗi nếu có, chính ở những người đến những nơi như thế. Cháu thấy cháu sống mà không ngượng mặt với lương tâm mình!”. Rồi chồng chị cũng biết. Anh buồn. Chị hỏi anh có tin chị không. Anh gật đầu nhưng buồn lắm. Rồi áp lực mọi thứ lớn dần.
Họ có một món nợ. Nó lớn dần ra, kèm những lần gãy chân của thằng Hội. Một năm bó bột hai lần là đủ hết ngày tháng và đào sạch tiền nong. Bán nhà. Mua một căn nhà xa hơn. Cứ thế, lùi dần, lùi dần. Họ từ Nguyễn Văn Đậu đến những nơi khác mỗi ngày xa một chút, xa một chút. Mỗi lần dời nhà là sự tính toán để dư ra một tí tiền cho... xương thủy tinh. Tất cả hơn mười lần họ phải dời nhà. Và mỗi lần như thế việc đầu tiên cho căn nhà mới là chị kêu Hội hỏi ý kiến nên lát gạch gì, màu sắc ra sao bởi trước đó, có một lần trái tim chị như vỡ tan khi Hội từ nhà đứa trẻ hàng xóm về nói với mẹ: “Nó bảo nhà nó gạch đẹp, láng... con qua chơi đi dơ nhà với lại lỡ trơn té gãy chân thì mang họa...”. Chị điếng người thương tổn!
Hành trình thủy tinh...
Những thầy thuốc nổi tiếng nhất Sài Gòn chị tìm đến. Chị chầu chực ở cửa bất cứ vị giáo sư nào có thể am hiểu lĩnh vực “xương thủy tinh” này. Người ta bảo với chị là không còn cách nào khác. Chị căm thù màu trắng. Cái màu trắng bó bột trên cánh tay thằng Hội. Thấy gì liên quan đến màu trắng là chị điên lên nhưng rồi từng ngày, từng ngày... màu trắng hiện diện xung quanh chị mãi. Một ý khác lóe lên: sao không đi cùng với nó đi, mắc gì chị phải sợ, phải giận hờn khi không thay đổi mọi sự được. Vậy là chị bắt đầu nhìn thẳng vào hai cẳng tay, vào hai cẳng chân bó bột của thằng Hội khi nó dịch chuyển về phía trước. Thấy đầy cứng cỏi và đầy nghị lực. Chị hiểu rằng ấy là cuộc sống. Ấy là những gì đang hiện diện trước mắt mình. Ấy là sự tồn tại quí giá của thằng Hội. Phải tận hưởng nó từng phút giây, thay vì chán nản, nguyền rủa, hãy mỉm cười tận hưởng và làm tất cả cho con: chọn những dịch vụ tốt nhất khi nằm viện, gõ cửa những thầy thuốc uy tín nhất, lăn lộn đến từng con hẻm, ngả đường để săn lùng những lọ thuốc đặc trị người ta xách tay từ nước ngoài về. Chị cầm cố nhà khi biết có một loại thuốc đang thử nghiệm. Mua được thuốc mà không bác sĩ nào dám truyền. Chị năn nỉ một vị bác sĩ - ngày xưa vị này từng có cảm tình khi thấy chị một mình ngồi đầu giường canh cha bệnh suốt tám ngày đêm. Năm mười lần, rồi ông đồng ý truyền cho thằng Hội. Mấy tiếng đồng hồ truyền thuốc, chị vã mồ hôi lần tràng hạt đọc kinh. Vị bác sĩ vừa bực vừa thấy thương tình.
Con trai chị chuyển về một nơi mới, nó ngồi rút người lại nhìn lũ trẻ con hàng xóm qua lại ngó nghiêng nhìn thằng bé cứ bò chứ không đi thẳng. Chị hiểu nó buồn. Trung thu đến và chị lén chồng đi cầm đôi bông tai, tổ chức một buổi trung thu linh đình mời tất cả trẻ con trong xóm đến chung vui cùng con chị. Vậy là Hội có bạn bè. Hội chỉ học hết lớp 3 trường tiểu học rồi phải chuyển sang học đêm vì ngắt quãng của những lần nằm viện. Tối, chị giành quyền chở con đi và ngồi vào một góc nào đó chở con về. Muỗi cắn nát chân chị không buồn đập. Rồi thấy con buồn, một ngày người mẹ đem về dàn vi tính.
Chị rơi nước mắt khi thấy con bắt đầu có thế giới riêng, ở đó con chị có bạn bè, có học hành, có trao đổi, có những người cùng cảnh ngộ. Con vui và lòng mẹ nở hoa.
- “Con trai thân mến! Nếu tính cả tuổi ta thì con đã được 17 tuổi rồi. Qua mỗi một năm, mẹ lại có thêm một cái mốc ghi dấu sự hạnh phúc rằng: con vẫn sống trên đời. Con đã trưởng thành dẫu thân xác vẫn nhỏ bé và bệnh tật. Mẹ bỗng nảy ra ý nghĩ hãy để cho con biết cuộc sống với tất cả các mặt và sắc màu của nó, bằng cách hồi tưởng lại hành trình sống của mẹ con ta. Ta “giao kèo” thế này, con trai nhé: mỗi ngày con hãy dành một chút thời gian ghi lại giùm mẹ hành trình của chúng ta. Con sẽ thấy: sau những bức tường mà mẹ con ta đang cùng sống, thế giới vẫn đang tồn tại mãnh liệt như chính cuộc đời của chúng ta...”.
Đó là những gì chị viết cho con trai mình. Sau 16 năm, mọi thứ giờ đã khác. Gia đình chị lạc quan hơn người ta tưởng. Con làm một trang blog và dành thêm một trang “mecuatoi” để dành cho mẹ mình. Mẹ và con viết những dòng nhật ký cuộc đời song hành giữa thế giới thường nhật hằng ngày.
Con nghĩ về tương lai, chị hồi tưởng lại những dẫn dắt của con đường đã chọn. Đó là những điều mà người mẹ có thể nói thật với con mình. Về một vị khách nào đó trong quán bia ôm từng theo chị về nhà rồi chứng kiến chị nuôi con với chồng trong bệnh viện và giữ lời hứa không ghé vào quán bia ôm đó nữa. Về những giây phút chị bị những kẻ ngồi ghế quan đòi “xét người” vì nghi ngờ một điều gì đó... Tất cả đã được chị nói không né tránh với con của mình. Chị nói chỉ muốn dạy con mình có mấy điều: “Không được tham lam, không được độc ác. Cái gì mình đã có dịp ăn rồi, hãy nhường cho người khác chưa từng được thưởng thức nó...”.
Căn nhà heo hút trong tận cùng của một xóm ở ấp 2, Đông Thạnh, Hóc Môn - mà chị đặt tên là xóm không chồng, xóm mả lạng... Ngày tôi đến, có một người đàn bà đang ngồi chia từng con heo tiết kiệm cho lũ trẻ con trong xóm. Chị đang chuẩn bị mở lại lớp Anh văn thường niên cho tụi nhỏ vì hè đã đến rồi. Chị đang chuẩn bị đi thăm vài người già cô đơn nào đó giữa cuộc đời. Và đặc biệt hơn, người phụ nữ này đã vượt qua được hành trình thủy tinh để có thể cầm tay và biến mình thành chỗ dựa cho những người bị nhiễm AIDS ở giai đoạn cuối.
Hành trình thủy tinh đã trở về sự trong veo và lấp lánh của nó...
“...Qua hai tuổi, con gãy tay. Chưa tháo bột lại... gãy chân. Con làm mẹ sợ lắm, con trai ạ. Những vị bác sĩ khả kính không ai nói rõ con bị bệnh gì... Chỉ là những toa thuốc đắt đỏ và khó kiếm.
Lần này người ta cho con lên băng ca đẩy sang Bệnh viện nhi quốc tế Lê Thánh Tôn. Con nằm đó, bé tí tẹo, người trắng xóa là bột. Hôm ấy, ngày 20-11, nhà ta may mắn gặp được ông bác sĩ người Tây tốt bụng. Có lẽ ông ấy cũng cảm động vì bó hoa hồng thật đẹp mẹ tặng cho ông. Ông cho con chụp X-quang từ đầu đến chân. Phòng khám số 5 thật đông với ông Tây và những vị bác sĩ học trò. Họ tranh luận với nhau lâu lắm. Quá chiều họ mời mẹ vào phòng. Qua lời người bác sĩ phiên dịch, mẹ biết con mang một căn bệnh lạ lùng: tạo xương bất toàn - còn gọi là “xương thủy tinh” - sẽ còn gãy thật nhiều, sẽ tật nguyền, và mắt con sẽ ngày càng... xanh biếc...
Ôi “Thủy Tinh” mong manh của mẹ!!! Hỡi hạnh phúc cũng mong manh... Trời trong xanh và nắng vàng của Sài Gòn đều... vô nghĩa...
Đêm ấy là đêm dài nhất trong những đêm dài, mẹ mở cửa rón rén ra ngồi dưới gốc phượng. Con có tin không? Lần đầu tiên trong đời mẹ... uống rượu...
Uống mà chẳng thể say... Uống mà đầu óc quay cuồng: THUỐC... NGÀY MAI... TIỀN... rồi lại... THUỐC...Đúng!!! Phải có THUỐC! Trong cái toa cầm về chiều nay có tới mấy loại thuốc - tính ra cũng mấy trăm ngàn - đã thế có thứ lại còn không mua được vì... không có. Nhà thuốc bảo: “Hiếm lắm!”....
(Trích blog: www.ngoisaoblog.com/mecuatoi của chị Nguyễn Thị Thu Hương, mẹ Đỗ Minh Hội)
NGUYỄN VĂN TIẾN HÙNG
(Trích Báo Tuổi trẻ)
Last edited by a moderator: