Tham khảo sách “Social psychology & Human nature” – Roy F. Baumeister Và Brad J.Bushman
Những niềm tin giúp con người hiểu thế giới xung quanh họ. Điều này đặc biệt rõ ràng khi con người trải nghiệm những vấn đề nghiêm trọng như những thảm họa hoặc những bất hạnh. Thuật ngữ “đương đầu” (coping) chỉ về cách con người nỗ lực giải quyết với những sang chấn tâm lý và quay lại hoạt động hiệu quả trong cuộc sống. Nghiên cứu về đương đầu là 1 cơ hội quan trọng cho các nhà tâm lý học xã hội hiểu về những niềm tin.
1 số điều từng làm các nhà tâm lý không hiểu được trong nhiều thập kỷ là những ảnh hưởng tâm lý của sang chấn thường vượt quá mối nguy hại về thể chất và nguy hại thực tế. Con người đôi lúc khá khó chịu trước việc nhà họ bị trộm, dù họ có thể không bị mất những món đồ nhiều giá trị và hầu hết những tổn thất được bảo hiểm thanh toán. 1 số nạn nhân bị hiếp dâm có thể bị tổn thương tâm lý trong nhiều năm dù họ không chịu đựng những nguy hại về cơ thể kéo dài hoặc vĩnh viễn. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được những quá trình đó? Tổn thương về cơ thể và mất mát tiền bạc có thể là 2 yếu tố của tổn thương tâm lý, nhưng rõ ràng có 1 điều gì khác nữa.
1 câu trả lời quan trọng đó là những ảnh hưởng của 1 tội ác lên những niềm tin về thế giới của 1 nạn nhân. Nhà tâm lý học xã hội Ronnie Janoff-Bulman (1992) đã gọi đó là những niềm tin giả định về thế giới (assumptive worlds), 1 thuật ngữ bọc lộ quan điểm con người sống trong những thế giới xã hội dựa vào những giả định của họ về cách thức mọi việc hoạt động. Nó bao gồm 3 kiểu giả định chính giúp con người sống lành mạnh và hạnh phúc, nhưng bất cứ giả định nào cũng có thể bị tan vỡ khi 1 người là 1 nạn nhân của 1 tội ác:
Thế giới là nhân từ. Về cơ bản, mọi người là tử tế, cuộc sống là an toàn và 1 người có thể đếm những điều tốt đẹp xảy ra hầu hết thời gian. Niềm tin đối lập là thế giới là 1 nơi nguy hiểm đầy những người độc ác và không đáng tin.
Thế giới là công bằng và chính nghĩa. Thế giới là công bằng, do đó mọi người nhìn chung đạt được những điều họ xứng đáng. Nếu bạn tuân theo các quy tắc và đối xử với người khác 1 cách công bằng và tử tế, bạn có thể mong đợi được đối xử tương tự như vậy.
Tôi là 1 người tốt. Tôi là người có giá trị và do đó xứng đáng có những điều tốt đẹp đến với tôi.
Nếu có ai đó móc túi bạn, phá hỏng xe bạn, tấn công bạn thì điều này gây ra 1 vấn đề vì nó xâm phạm đến những niềm tin trên. Khi bạn cố gắng giải thích với bản thân làm thế nào 1 chuyện như vậy có thể xảy ra, bạn có thể cảm thấy bạn không thể tiếp tục lưu giữ 3 niềm tin trên như bạn đã làm trước đây. Cuối cùng, cách đương đầu hiệu quả có thể bao gồm việc xác định làm thế nào để giải thích tội ác trong khi vẫn cho phép bản thân tiếp tục tin rằng thế giới là nhân từ và công bằng và bạn là người tốt nên xứng đáng với những điều tốt.
Quan điểm đương đầu này giúp giải thích 1 phát hiện gây ngạc nhiên đến từ 1 trong những nghiên cứu của Janoff-Bulman (Bulman & Wortman, 1977), kết luận rằng đổ lỗi cho bản thân thường là 1 cách đương đầu tốt. Nghiên cứu đã phỏng vấn những cá nhân từng bị tê liệt trong những tai nạn nghiêm trọng. Tất cả nạn nhân đều hỏi câu “Tại sao lại là tôi?” và gần như tất cả đều đi đến 1 câu trả lời. Không quan trọng những gì họ giải thích là do số phận, do chúa, do lỗi lầm của họ hoặc do những yếu tố khác. Sự khác biệt lớn là liệu họ có hay không có 1 lời giải thích. Những người tìm thấy 1 lời giải thích đã đương đầu tốt hơn những người không có lời giải thích, theo đánh giá của các nhân viên bệnh viện và những người khác. Phát hiện này đã gây ngạc nhiên vì hầu hết các nhà tâm lý ở thời điểm đó đã giả định là đổ lỗi cho bản thân vì những điều rủi ro bất hạnh là tiêu cực cho người đó. Các nhà trị liệu khi nghe 1 thân chủ đổ lỗi cho anh ta thường nhanh chóng khăng khăng rằng lời giải thích như vậy là sai và thân chủ nên tránh đổ lỗi cho bản thân. Nhưng đổ lỗi cho bản thân dường như hiệu quả trong việc giúp đỡ họ đương đầu. Lời giải thích của các nhà nghiên cứu là đổ lỗi bản thân có thể thực sự giúp con người đạt được 1 cảm giác kiểm soát. Những nạn nhân bị tê liệt sẽ nói những điều như “Đó là lỗi của tôi; tôi đã lái xe quá nhanh” hoặc “Tôi muốn gây ấn tượng với bạn bè của tôi do đó tôi đã nhảy dù tôi biết là mạo hiểm”. Nếu con người tin rằng những hành động dại dột của họ gây ra tai họa cho họ thì nó giúp họ cảm thấy họ có thể tránh được những rủi ro bất hạnh trong tương lai bằng cách không lặp lại những sai lầm đó. Ngược lại, những người không thể giải thích cho những bất hạnh của họ có nhiều khả năng nghĩ rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy đến với họ lần nữa, bất kể những gì họ làm. Họ cảm thấy bị tổn thương nhiều hơn và có 1 thời gian khó khăn để phục hồi.
Tất nhiên không phải tất cả những sự đổ lỗi bản thân đều tốt. Janoff-Bulman đã phân biệt giữa đổ lỗi bản thân vì những hành động của 1 người đối lập với đổ lỗi bản thân vì là 1 người xấu. 1 người phản ứng lại sau vụ cướp bằng cách suy nghĩ “Tôi là người vô giá trị và tôi xứng đáng bị những điều rủi ro xảy đến với tôi” sẽ không phục hồi hiệu quả. Sẽ có ích hơn nếu nghĩ “ Tôi về cơ bản là 1 người tốt và có năng lực, và tôi đã dại dột mạo hiểm gây nguy hại cho tôi – do đó nếu tôi hành động thông minh hơn trong tương lai, tôi có thể tránh được những rắc rối.”
Kết luận cuối cùng đó là những quá trình tinh thần đóng 1 vai trò trung tâm trong việc giúp con người đương đầu và phục hồi sau những bất hạnh. 1 lý thuyết lớn về đương đầu nhận thức (cognitive coping) của Shelley Taylor (1983) vạch ra những kiểu niềm tin khác nhau cần để giúp đỡ hoặc khôi phục sau sang chấn. Nghiên cứu ban đầu của bà tập trung vào những phụ nữ bị ung thư vú nhưng các quan điểm của nó cũng được áp dụng vào những bối cảnh khác.
1 kiểu đương đầu nhận thức quan trọng là dựa vào niềm tin rằng dù bất cứ điều gì xảy ra cũng có thể tồi tệ hơn, và do đó ít nhất người đó là may mắn. Thuật ngữ của nó là so sánh xuống (downward comparison) (Wills, 1981). Con người so sánh bản thân họ và tình huống của họ với người khác có hoàn cảnh tệ hơn và điều này làm con người cảm thấy tốt hơn về bản thân họ. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú phải phẫu thuật để lấy khối u ra khỏi vú so sánh bản thân họ với những phụ nữ mất toàn bộ ngực.
Những niềm tin khác trong đương đầu nhận thức gắn liền với lòng tự trọng và sự kiểm soát. Những nạn nhân của sang chấn và bất hạnh thường cần tìm ra 1 số cách để khôi phục niềm tin của họ rằng họ là người tốt và họ có thể có sự kiểm soát đối với những gì xảy đến với họ.
Kiểu niềm tin có ích khác là tất cả mọi việc xảy ra đều có 1 số mục đích có lợi hoặc cao hơn. Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu của Taylor đã thông báo về những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ đến từ việc mắc ung thư vú. Nhiều người đã nói họ đã học được cách trân trọng những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của họ như tình yêu và gia đình và học cách không tức giận trước những điều nhỏ nhặt. Những niềm tin tôn giáo cũng có ích cho những người chịu đựng những hoàn cảnh như vậy, vì con người có thể chấp nhận niềm tin chúa có 1 số mục đích khi để cho những rủi ro đó xảy đến với họ, hoặc sự đau khổ của họ giúp kiểm tra và thắt chặt niềm tin.
Khi con người gặp phải những thảm họa hoặc đau khổ, những niềm tin của họ phải giúp họ vượt qua và đôi khi những niềm tin đó phải thay đổi. Sự nhất quán là quan trọng để biết liệu các niềm tin là có lợi hay không. 1 số sang chấn dường như mâu thuẫn với những niềm tin – ví dụ như những giả định về thế giới là nơi an toàn, nhân từ và công bằng – mà con người cần niềm tin đó để tiếp tục sống. Sự đương đầu đòi hỏi bạn tìm ra 1 cách để làm cho sang chấn cỏ vẻ phù hợp hoặc thậm chí nhất quán với những niềm tin đó. Những niềm tin khác giúp cấu trúc lại vấn đề theo cách làm nó có thể chịu đựng được hơn, như niềm tin rằng bất hạnh có thể còn tồi tệ hơn hoặc tin là những sự kiện xấu dẫn đến 1 số mục đích tốt.
Những niềm tin giúp con người hiểu thế giới xung quanh họ. Điều này đặc biệt rõ ràng khi con người trải nghiệm những vấn đề nghiêm trọng như những thảm họa hoặc những bất hạnh. Thuật ngữ “đương đầu” (coping) chỉ về cách con người nỗ lực giải quyết với những sang chấn tâm lý và quay lại hoạt động hiệu quả trong cuộc sống. Nghiên cứu về đương đầu là 1 cơ hội quan trọng cho các nhà tâm lý học xã hội hiểu về những niềm tin.
1 số điều từng làm các nhà tâm lý không hiểu được trong nhiều thập kỷ là những ảnh hưởng tâm lý của sang chấn thường vượt quá mối nguy hại về thể chất và nguy hại thực tế. Con người đôi lúc khá khó chịu trước việc nhà họ bị trộm, dù họ có thể không bị mất những món đồ nhiều giá trị và hầu hết những tổn thất được bảo hiểm thanh toán. 1 số nạn nhân bị hiếp dâm có thể bị tổn thương tâm lý trong nhiều năm dù họ không chịu đựng những nguy hại về cơ thể kéo dài hoặc vĩnh viễn. Làm thế nào chúng ta có thể hiểu được những quá trình đó? Tổn thương về cơ thể và mất mát tiền bạc có thể là 2 yếu tố của tổn thương tâm lý, nhưng rõ ràng có 1 điều gì khác nữa.
1 câu trả lời quan trọng đó là những ảnh hưởng của 1 tội ác lên những niềm tin về thế giới của 1 nạn nhân. Nhà tâm lý học xã hội Ronnie Janoff-Bulman (1992) đã gọi đó là những niềm tin giả định về thế giới (assumptive worlds), 1 thuật ngữ bọc lộ quan điểm con người sống trong những thế giới xã hội dựa vào những giả định của họ về cách thức mọi việc hoạt động. Nó bao gồm 3 kiểu giả định chính giúp con người sống lành mạnh và hạnh phúc, nhưng bất cứ giả định nào cũng có thể bị tan vỡ khi 1 người là 1 nạn nhân của 1 tội ác:
Thế giới là nhân từ. Về cơ bản, mọi người là tử tế, cuộc sống là an toàn và 1 người có thể đếm những điều tốt đẹp xảy ra hầu hết thời gian. Niềm tin đối lập là thế giới là 1 nơi nguy hiểm đầy những người độc ác và không đáng tin.
Thế giới là công bằng và chính nghĩa. Thế giới là công bằng, do đó mọi người nhìn chung đạt được những điều họ xứng đáng. Nếu bạn tuân theo các quy tắc và đối xử với người khác 1 cách công bằng và tử tế, bạn có thể mong đợi được đối xử tương tự như vậy.
Tôi là 1 người tốt. Tôi là người có giá trị và do đó xứng đáng có những điều tốt đẹp đến với tôi.
Nếu có ai đó móc túi bạn, phá hỏng xe bạn, tấn công bạn thì điều này gây ra 1 vấn đề vì nó xâm phạm đến những niềm tin trên. Khi bạn cố gắng giải thích với bản thân làm thế nào 1 chuyện như vậy có thể xảy ra, bạn có thể cảm thấy bạn không thể tiếp tục lưu giữ 3 niềm tin trên như bạn đã làm trước đây. Cuối cùng, cách đương đầu hiệu quả có thể bao gồm việc xác định làm thế nào để giải thích tội ác trong khi vẫn cho phép bản thân tiếp tục tin rằng thế giới là nhân từ và công bằng và bạn là người tốt nên xứng đáng với những điều tốt.
Quan điểm đương đầu này giúp giải thích 1 phát hiện gây ngạc nhiên đến từ 1 trong những nghiên cứu của Janoff-Bulman (Bulman & Wortman, 1977), kết luận rằng đổ lỗi cho bản thân thường là 1 cách đương đầu tốt. Nghiên cứu đã phỏng vấn những cá nhân từng bị tê liệt trong những tai nạn nghiêm trọng. Tất cả nạn nhân đều hỏi câu “Tại sao lại là tôi?” và gần như tất cả đều đi đến 1 câu trả lời. Không quan trọng những gì họ giải thích là do số phận, do chúa, do lỗi lầm của họ hoặc do những yếu tố khác. Sự khác biệt lớn là liệu họ có hay không có 1 lời giải thích. Những người tìm thấy 1 lời giải thích đã đương đầu tốt hơn những người không có lời giải thích, theo đánh giá của các nhân viên bệnh viện và những người khác. Phát hiện này đã gây ngạc nhiên vì hầu hết các nhà tâm lý ở thời điểm đó đã giả định là đổ lỗi cho bản thân vì những điều rủi ro bất hạnh là tiêu cực cho người đó. Các nhà trị liệu khi nghe 1 thân chủ đổ lỗi cho anh ta thường nhanh chóng khăng khăng rằng lời giải thích như vậy là sai và thân chủ nên tránh đổ lỗi cho bản thân. Nhưng đổ lỗi cho bản thân dường như hiệu quả trong việc giúp đỡ họ đương đầu. Lời giải thích của các nhà nghiên cứu là đổ lỗi bản thân có thể thực sự giúp con người đạt được 1 cảm giác kiểm soát. Những nạn nhân bị tê liệt sẽ nói những điều như “Đó là lỗi của tôi; tôi đã lái xe quá nhanh” hoặc “Tôi muốn gây ấn tượng với bạn bè của tôi do đó tôi đã nhảy dù tôi biết là mạo hiểm”. Nếu con người tin rằng những hành động dại dột của họ gây ra tai họa cho họ thì nó giúp họ cảm thấy họ có thể tránh được những rủi ro bất hạnh trong tương lai bằng cách không lặp lại những sai lầm đó. Ngược lại, những người không thể giải thích cho những bất hạnh của họ có nhiều khả năng nghĩ rằng điều gì đó tồi tệ có thể xảy đến với họ lần nữa, bất kể những gì họ làm. Họ cảm thấy bị tổn thương nhiều hơn và có 1 thời gian khó khăn để phục hồi.
Tất nhiên không phải tất cả những sự đổ lỗi bản thân đều tốt. Janoff-Bulman đã phân biệt giữa đổ lỗi bản thân vì những hành động của 1 người đối lập với đổ lỗi bản thân vì là 1 người xấu. 1 người phản ứng lại sau vụ cướp bằng cách suy nghĩ “Tôi là người vô giá trị và tôi xứng đáng bị những điều rủi ro xảy đến với tôi” sẽ không phục hồi hiệu quả. Sẽ có ích hơn nếu nghĩ “ Tôi về cơ bản là 1 người tốt và có năng lực, và tôi đã dại dột mạo hiểm gây nguy hại cho tôi – do đó nếu tôi hành động thông minh hơn trong tương lai, tôi có thể tránh được những rắc rối.”
Kết luận cuối cùng đó là những quá trình tinh thần đóng 1 vai trò trung tâm trong việc giúp con người đương đầu và phục hồi sau những bất hạnh. 1 lý thuyết lớn về đương đầu nhận thức (cognitive coping) của Shelley Taylor (1983) vạch ra những kiểu niềm tin khác nhau cần để giúp đỡ hoặc khôi phục sau sang chấn. Nghiên cứu ban đầu của bà tập trung vào những phụ nữ bị ung thư vú nhưng các quan điểm của nó cũng được áp dụng vào những bối cảnh khác.
1 kiểu đương đầu nhận thức quan trọng là dựa vào niềm tin rằng dù bất cứ điều gì xảy ra cũng có thể tồi tệ hơn, và do đó ít nhất người đó là may mắn. Thuật ngữ của nó là so sánh xuống (downward comparison) (Wills, 1981). Con người so sánh bản thân họ và tình huống của họ với người khác có hoàn cảnh tệ hơn và điều này làm con người cảm thấy tốt hơn về bản thân họ. Ví dụ, phụ nữ bị ung thư vú phải phẫu thuật để lấy khối u ra khỏi vú so sánh bản thân họ với những phụ nữ mất toàn bộ ngực.
Những niềm tin khác trong đương đầu nhận thức gắn liền với lòng tự trọng và sự kiểm soát. Những nạn nhân của sang chấn và bất hạnh thường cần tìm ra 1 số cách để khôi phục niềm tin của họ rằng họ là người tốt và họ có thể có sự kiểm soát đối với những gì xảy đến với họ.
Kiểu niềm tin có ích khác là tất cả mọi việc xảy ra đều có 1 số mục đích có lợi hoặc cao hơn. Hầu hết phụ nữ trong nghiên cứu của Taylor đã thông báo về những thay đổi tích cực trong cuộc sống của họ đến từ việc mắc ung thư vú. Nhiều người đã nói họ đã học được cách trân trọng những gì thực sự quan trọng trong cuộc sống của họ như tình yêu và gia đình và học cách không tức giận trước những điều nhỏ nhặt. Những niềm tin tôn giáo cũng có ích cho những người chịu đựng những hoàn cảnh như vậy, vì con người có thể chấp nhận niềm tin chúa có 1 số mục đích khi để cho những rủi ro đó xảy đến với họ, hoặc sự đau khổ của họ giúp kiểm tra và thắt chặt niềm tin.
Khi con người gặp phải những thảm họa hoặc đau khổ, những niềm tin của họ phải giúp họ vượt qua và đôi khi những niềm tin đó phải thay đổi. Sự nhất quán là quan trọng để biết liệu các niềm tin là có lợi hay không. 1 số sang chấn dường như mâu thuẫn với những niềm tin – ví dụ như những giả định về thế giới là nơi an toàn, nhân từ và công bằng – mà con người cần niềm tin đó để tiếp tục sống. Sự đương đầu đòi hỏi bạn tìm ra 1 cách để làm cho sang chấn cỏ vẻ phù hợp hoặc thậm chí nhất quán với những niềm tin đó. Những niềm tin khác giúp cấu trúc lại vấn đề theo cách làm nó có thể chịu đựng được hơn, như niềm tin rằng bất hạnh có thể còn tồi tệ hơn hoặc tin là những sự kiện xấu dẫn đến 1 số mục đích tốt.