Xong việc, tôi về nhà, tiếp tục lịch trao đổi công việc đã hẹn với Nga và Tuấn - hai đồng nghiệp đang sống ở TP HCM. Họ ngạc nhiên khi biết tôi vừa rời cuộc nhậu mà vẫn tỉnh táo làm việc. Với họ, đã nhập cuộc vui là sẽ kết thúc trong trạng thái ngà ngà, tệ hơn nữa là say nhũn. Dù là nam giới hay phụ nữ, họ không muốn từ chối những lời mời bia rượu vì "làm vậy rất kỳ".
Theo một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) vào năm 2014, bia rượu có tác dụng "lan truyền cảm xúc". Vì vậy, nhậu trước hết là vì nhu cầu cơ bản của bản thân người tham gia. Người đang có tâm trạng vui vẻ muốn được lan truyền niềm vui đó cùng nhiều người. Người đang buồn muốn được san sẻ để nỗi buồn nhanh chóng vơi đi. Tuy nhiên, tự lúc nào, các cuộc nhậu đã không còn vô tư và mang ý nghĩa tình cảm giữa con người nữa. Vì khả năng "lan truyền cảm xúc" của bia rượu, người ta cũng lợi dụng nó để gây tác động lên người khác nhằm đạt ý chí của mình: trong các cuộc gặp làm ăn và cả các cuộc liên hoan cá nhân.
Trong nhiều cuộc làm ăn, giữa không khí "lan truyền cảm xúc", những món quà hay khoản chi ngoài luồng dễ trở thành những thứ mang tính "tình nghĩa" và được chấp nhận. Rất nhiều quyết định quan trọng được đưa ra, rất nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết trên bàn nhậu. Do đó, các cuộc nhậu mưu cầu những lợi ích thực sự nằm trong tính toán của người tham gia và họ tự nguyện chấp nhận các cuộc tỉ thí đó để "hạ gục" phía kia và đạt mục đích.
Trong các cuộc vui liên hoan cá nhân, tôi đã chứng kiến rất nhiều người nêu quan điểm "nam vô tửu như kỳ vô phong". Quan điểm này trở thành cái cớ để người ta lợi dụng nó gây tác động lên người khác: hạ thấp vị thế người khác và nâng cao mình lên chỉ vì trình độ uống bia rượu. Sự ganh đua nhau trên bàn nhậu từng khiến hơn 6.000 người nhập viện vào một dịp Tết.
Theo công bố của Phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng), trong giai đoạn 2015 - 2019, mỗi năm Việt Nam có hơn bốn mươi nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến bia rượu. Sử dụng bia rượu quá mức sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy theo cả khía cạnh sức khỏe lẫn khía cạnh an toàn - văn minh xã hội.
Làm sao để thay đổi điều này?
Người ta đang sử dụng bia rượu làm phương tiện để đạt những mục đích của mình. Lần này qua lần khác, một người có thể ở thế chủ động nhưng cũng có thể là người bị động kéo vào những toan tính đấy. Dần dần, sử dụng bia rượu với số lượng nhiều hơn mức cơ thể có thể đáp ứng hay mong muốn; và ép người khác cũng như vậy trở thành một thói quen. Thói quen lâu ngày có thể được xem như một chứng nghiện. Sự thay đổi sẽ không dễ đạt được nếu chỉ trông chờ vào ý thức của các cá nhân riêng lẻ.
Trước hết, chúng ta có cơ sở pháp lý về việc sử dụng chất có cồn trong quá trình tham gia giao thông. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật đã không được tôn trọng từ cả phía người dân lẫn lực lượng chấp pháp - cảnh sát giao thông.
Thứ hai, chúng ta chưa có những ràng buộc về trách nhiệm liên đới do sử dụng bia rượu. Tại 43 bang của Mỹ, luật Quán rượu (Dram Shop Law) cho phép nạn nhân của các sự việc liên quan say xỉn có thể khởi kiện quán rượu vì đã để khách của mình say. Song song đó, luật Trách nhiệm của người tổ chức sự kiện cũng ràng buộc chủ nhân các bữa tiệc vào những hậu quả do khách từ các buổi ấy say xỉn gây ra.
Thứ ba, việc tiếp tục uống bia rượu ngoài ý muốn xuất phát hoặc từ sự tự ái cá nhân (không thể yếu, không thể thua) hoặc từ những vụ lợi. Nếu những buổi tiệc rạch ròi mục đích, là họp mặt cá nhân hay vì công việc, thì việc uống bia rượu sai cách có thể sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, khi mỗi người biết tự yêu thương bản thân mình hơn là cảm thấy "làm vậy rất kỳ", sự từ chối không còn là điều quá khó.
Sử dụng bia rượu trong mỗi cuộc vui là chuyện riêng của mỗi người, nhưng Chính phủ hoàn toàn có thể điều tiết bằng các chính sách cũng như bằng sự nghiêm túc khi thi hành chính sách. Ngành bia rượu đóng góp lớn cho ngân sách, nhưng không thể vì thế mà nhà nước dung túng cho nó.
Tết đang đến. Tết là để yêu thương, và trước hết là để yêu thương bản thân mình, đừng hành hạ bản thân chỉ vì hơn thua trên bàn nhậu. Yêu thương bản thân đồng nghĩa người đối diện cũng đáng được yêu thương và được tôn trọng sự lựa chọn của họ.
Tết mới, khẩu hiệu "không say không về" nên được đổi thành "không say, để về".
Võ Nhật Vinh
Theo một nghiên cứu của Đại học Pittsburgh (Mỹ) vào năm 2014, bia rượu có tác dụng "lan truyền cảm xúc". Vì vậy, nhậu trước hết là vì nhu cầu cơ bản của bản thân người tham gia. Người đang có tâm trạng vui vẻ muốn được lan truyền niềm vui đó cùng nhiều người. Người đang buồn muốn được san sẻ để nỗi buồn nhanh chóng vơi đi. Tuy nhiên, tự lúc nào, các cuộc nhậu đã không còn vô tư và mang ý nghĩa tình cảm giữa con người nữa. Vì khả năng "lan truyền cảm xúc" của bia rượu, người ta cũng lợi dụng nó để gây tác động lên người khác nhằm đạt ý chí của mình: trong các cuộc gặp làm ăn và cả các cuộc liên hoan cá nhân.
Trong nhiều cuộc làm ăn, giữa không khí "lan truyền cảm xúc", những món quà hay khoản chi ngoài luồng dễ trở thành những thứ mang tính "tình nghĩa" và được chấp nhận. Rất nhiều quyết định quan trọng được đưa ra, rất nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết trên bàn nhậu. Do đó, các cuộc nhậu mưu cầu những lợi ích thực sự nằm trong tính toán của người tham gia và họ tự nguyện chấp nhận các cuộc tỉ thí đó để "hạ gục" phía kia và đạt mục đích.
Trong các cuộc vui liên hoan cá nhân, tôi đã chứng kiến rất nhiều người nêu quan điểm "nam vô tửu như kỳ vô phong". Quan điểm này trở thành cái cớ để người ta lợi dụng nó gây tác động lên người khác: hạ thấp vị thế người khác và nâng cao mình lên chỉ vì trình độ uống bia rượu. Sự ganh đua nhau trên bàn nhậu từng khiến hơn 6.000 người nhập viện vào một dịp Tết.
Theo công bố của Phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Cục Y tế dự phòng), trong giai đoạn 2015 - 2019, mỗi năm Việt Nam có hơn bốn mươi nghìn ca tử vong do các bệnh liên quan đến bia rượu. Sử dụng bia rượu quá mức sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy theo cả khía cạnh sức khỏe lẫn khía cạnh an toàn - văn minh xã hội.
Làm sao để thay đổi điều này?
Người ta đang sử dụng bia rượu làm phương tiện để đạt những mục đích của mình. Lần này qua lần khác, một người có thể ở thế chủ động nhưng cũng có thể là người bị động kéo vào những toan tính đấy. Dần dần, sử dụng bia rượu với số lượng nhiều hơn mức cơ thể có thể đáp ứng hay mong muốn; và ép người khác cũng như vậy trở thành một thói quen. Thói quen lâu ngày có thể được xem như một chứng nghiện. Sự thay đổi sẽ không dễ đạt được nếu chỉ trông chờ vào ý thức của các cá nhân riêng lẻ.
Trước hết, chúng ta có cơ sở pháp lý về việc sử dụng chất có cồn trong quá trình tham gia giao thông. Tuy nhiên, quá trình thực thi pháp luật đã không được tôn trọng từ cả phía người dân lẫn lực lượng chấp pháp - cảnh sát giao thông.
Thứ hai, chúng ta chưa có những ràng buộc về trách nhiệm liên đới do sử dụng bia rượu. Tại 43 bang của Mỹ, luật Quán rượu (Dram Shop Law) cho phép nạn nhân của các sự việc liên quan say xỉn có thể khởi kiện quán rượu vì đã để khách của mình say. Song song đó, luật Trách nhiệm của người tổ chức sự kiện cũng ràng buộc chủ nhân các bữa tiệc vào những hậu quả do khách từ các buổi ấy say xỉn gây ra.
Thứ ba, việc tiếp tục uống bia rượu ngoài ý muốn xuất phát hoặc từ sự tự ái cá nhân (không thể yếu, không thể thua) hoặc từ những vụ lợi. Nếu những buổi tiệc rạch ròi mục đích, là họp mặt cá nhân hay vì công việc, thì việc uống bia rượu sai cách có thể sẽ được giảm bớt. Ngoài ra, khi mỗi người biết tự yêu thương bản thân mình hơn là cảm thấy "làm vậy rất kỳ", sự từ chối không còn là điều quá khó.
Sử dụng bia rượu trong mỗi cuộc vui là chuyện riêng của mỗi người, nhưng Chính phủ hoàn toàn có thể điều tiết bằng các chính sách cũng như bằng sự nghiêm túc khi thi hành chính sách. Ngành bia rượu đóng góp lớn cho ngân sách, nhưng không thể vì thế mà nhà nước dung túng cho nó.
Tết đang đến. Tết là để yêu thương, và trước hết là để yêu thương bản thân mình, đừng hành hạ bản thân chỉ vì hơn thua trên bàn nhậu. Yêu thương bản thân đồng nghĩa người đối diện cũng đáng được yêu thương và được tôn trọng sự lựa chọn của họ.
Tết mới, khẩu hiệu "không say không về" nên được đổi thành "không say, để về".
Võ Nhật Vinh