Mình hay đọc sách - thói quen từ nhỏ đến giờ. Điều kỳ diệu khi bạn đọc một cuốn sách hay là bạn có khả năng bước vào một thế giới khác, xuyên không gian và thời gian, và cảm nhận mình trong đó. Cuộc sống của mình đã giàu có lên cũng nhờ rất nhiều điều mình đã đọc được từ sách.
Đọc nhiều đến nỗi, khi cầm một cuốn sách đọc, mình biết ngay nó sẽ ở vị trí nào trong tủ sách nhà mình: Loại “đọc một lần”, “đọc vài lần tham khảo” hay là “đọc rất nhiều lần”. Có những cuốn sách mình đọc rất nhiều lần, và biết chắc sẽ còn đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa. Có những cuốn sách rất đặc biệt bởi sự bao quát khủng khiếp của nó, đến mức nó trở thành một thứ từ điển riêng của mình, để mỗi khi gặp chuyện gì, mình lại lật “từ điển” ra tìm câu trả lời.
Mình vô tình đọc được những bài viết của Phạm Lữ Ân. Sự sâu sắc nhưng không kém phần thi vị của những câu chuyện, những dòng chữ đã khiến mình mỗi lúc một mê say cuộc sống. Không mê say sao được, khi càng trải nghiệm thực tế, mình lại càng thấy thấm thía những dòng chữ ấy vô cùng.
Và như cơn mưa dầm thấm đất, những bài viết của Phạm Lữ Ân trở thành cuốn từ điển của tâm hồn mình từ lúc nào chẳng biết. “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng trong đó là những trải nghiệm của cả đời người, nhưng trải nghiệm mà hầu hết chúng ta đều sẽ đi qua: sự sống, cái chết, tình mẫu tử, tình gia đình, tình anh em, lòng dũng cảm, sự tự do, cảm xúc, tình yêu thật sự… Bởi thế, nó chạm đến những sự xúc động sâu xa trong lòng mình, giữ cho bản thân mình bình an và vững vàng trước những bộn bề của cuộc sống.
Điều kỳ diệu của một cuốn từ điển tâm hồn là luôn luôn cho ta cơ hội để tìm ra những điều mới mẻ, trong những điều tưởng chừng đã rất cũ, rất quen. Cũng như chính ta, mỗi ngày là khám phá thêm những điều thú vị trong chính con người mình, hay trong vũ trụ mà ta đã rất thân thuộc này. Như hôm nay, mình đã lại đọc thấy điều này:
“Có những điều, nếu bạn hiểu được bản chất của nó, nếu bạn gọi tên nó ra, nếu bạn thoát khỏi ảo giác, bạn không còn mong muốn có nó nữa. Ngược lại có những điều, nếu bạn hiểu được nó, bạn nhận thức được giá trị của nó, bạn sẽ không bỏ qua nó như đã từng. Ví như cơn gió rất trong lành này. Nếu bạn biết bạn đã không bỏ đi ngay mà đã dừng lại, nhắm nắt và hít một hơi dài, thật sâu. Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn luôn thấy mình đã sống rất sâu. Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…?”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân.)
Đọc nhiều đến nỗi, khi cầm một cuốn sách đọc, mình biết ngay nó sẽ ở vị trí nào trong tủ sách nhà mình: Loại “đọc một lần”, “đọc vài lần tham khảo” hay là “đọc rất nhiều lần”. Có những cuốn sách mình đọc rất nhiều lần, và biết chắc sẽ còn đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa. Có những cuốn sách rất đặc biệt bởi sự bao quát khủng khiếp của nó, đến mức nó trở thành một thứ từ điển riêng của mình, để mỗi khi gặp chuyện gì, mình lại lật “từ điển” ra tìm câu trả lời.
Mình vô tình đọc được những bài viết của Phạm Lữ Ân. Sự sâu sắc nhưng không kém phần thi vị của những câu chuyện, những dòng chữ đã khiến mình mỗi lúc một mê say cuộc sống. Không mê say sao được, khi càng trải nghiệm thực tế, mình lại càng thấy thấm thía những dòng chữ ấy vô cùng.
Và như cơn mưa dầm thấm đất, những bài viết của Phạm Lữ Ân trở thành cuốn từ điển của tâm hồn mình từ lúc nào chẳng biết. “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” - Cuốn sách nhỏ nhưng chứa đựng trong đó là những trải nghiệm của cả đời người, nhưng trải nghiệm mà hầu hết chúng ta đều sẽ đi qua: sự sống, cái chết, tình mẫu tử, tình gia đình, tình anh em, lòng dũng cảm, sự tự do, cảm xúc, tình yêu thật sự… Bởi thế, nó chạm đến những sự xúc động sâu xa trong lòng mình, giữ cho bản thân mình bình an và vững vàng trước những bộn bề của cuộc sống.
Điều kỳ diệu của một cuốn từ điển tâm hồn là luôn luôn cho ta cơ hội để tìm ra những điều mới mẻ, trong những điều tưởng chừng đã rất cũ, rất quen. Cũng như chính ta, mỗi ngày là khám phá thêm những điều thú vị trong chính con người mình, hay trong vũ trụ mà ta đã rất thân thuộc này. Như hôm nay, mình đã lại đọc thấy điều này:
“Có những điều, nếu bạn hiểu được bản chất của nó, nếu bạn gọi tên nó ra, nếu bạn thoát khỏi ảo giác, bạn không còn mong muốn có nó nữa. Ngược lại có những điều, nếu bạn hiểu được nó, bạn nhận thức được giá trị của nó, bạn sẽ không bỏ qua nó như đã từng. Ví như cơn gió rất trong lành này. Nếu bạn biết bạn đã không bỏ đi ngay mà đã dừng lại, nhắm nắt và hít một hơi dài, thật sâu. Ồ, cuộc đời cũng như hơi thở vậy thôi. Ta không thể hít một hơi dài quá khả năng của mình. Nhưng ta có thể hít sâu hết khả năng của mình trong từng hơi thở. Tôi vẫn tin rằng nếu bạn thực sự biết hưởng thụ, bạn luôn thấy mình đã sống rất sâu. Nếu đã biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu…?”
(Trích “Nếu biết trăm năm là hữu hạn” – Phạm Lữ Ân.)