[Sách hay] Giáo dục vì cuộc sống

Tường Nguyên

Thanh viên kỳ cựu
Chào các bạn, sáng nay lên Tuổi trẻ Online và đọc thấy phần giới thiệu sách này. Tường Nguyên đã đọc kỹ phần nội quy của Box sách hay, và nhận thấy có vài yêu cầu của nội quy mà mình không đáp ứng được, nhưng vẫn muốn post cuốn sách này, vì nó là một cuốn sách giáo dục rất ý nghĩa.
Nhớ cách đây không lâu, Tường Nguyên đọc được trang mở đầu của cuốn sách Giáo dục và dân chủ của John Deway, đã xúc động vô cùng trước triết lý giáo dục của ông:" Vì giáo dục là bản thân cuộc sống nên không có chương trình giáo dục chung cho tất cả mọi đứa trẻ, và học là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Nói cách khác, giáo dục là một quá trình dân chủ sâu sắc."

Link:
Mã:
[/URL][URL]http://www.nxbtrithuc.com.vn/uploads/books/Tu-Sach-Tinh-Hoa/Dan%20chu%20va%20giao%20duc.pdf[/URL]

Giờ gặp lại triết lý này ở đây, Tường Nguyên muốn gửi đến tất cả những ai quan tâm đến giáo dục, và TN cũng sẽ mua về đọc để chia sẻ tiếp những cảm nhận của mình về cuốn sách này.
Rất mới, nên Tương Nguyên chưa đọc nó, và cũng chưa có ebook được, mọi người hãy thông cảm nhé.

Giáo dục để thành nhân

TT - Bằng một định nghĩa đơn giản đến bất ngờ nhưng hết sức xác đáng về sự trưởng thành: “Khả năng liên hệ một cách phù hợp với những thực tiễn khác ngoài thực tiễn của cá nhân mình”, Giáo dục vì cuộc sống mở ra cho các nhà giáo, các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội nhận diện cái làm nên sự trưởng thành của một con người không nằm đâu khác ngoài chính bản thân con người...


Ảnh: H.T.V.

Đề kiểm tra học kỳ II môn giáo dục công dân lớp 10 ở một trường THPT có các câu hỏi trắc nghiệm như thế này: câu 3: Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?; câu 7: Yêu đương quá sớm là điều nên tránh thứ mấy trong tình yêu?; câu 12: Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng thứ mấy của gia đình?
Đây là đoạn mở đầu của chuyên đề “Môn giáo dục công dân trong trường phổ thông: [URL="http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=318831&ChannelID=123"]Khó, khô và... khổ
” đăng trên tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-09, ra ngày 31-5-2009. Những người được hỏi đều cho biết đã bật cười dù không vui chút nào khi đọc qua đoạn văn trên.

Có điều gì không nghiêm túc trong đề kiểm tra này? Thật ra cách ra đề là rất nghiêm túc, nhưng ai cũng bật cười vì từ cách ra đề ấy, thiên hạ nhận ra rằng các môn đạo đức, giáo dục công dân, vốn phải là những môn học của cảm xúc, của trải nghiệm, nhưng hiện nay lại được giảng dạy răm rắp trong nhà trường theo đúng kiểu lý thuyết của một hệ thống khái niệm. Chuyện này giống hệt như thay vì cho con trẻ leo lên yên để tập chạy xe đạp, người lớn lại kỳ công giảng giải cho chúng học thuyết về sự cân bằng!
Nhưng căn bệnh nô lệ kiến thức nào chỉ có ở nước ta! Đọc Giáo dục vì cuộc sống (*), chúng ta sẽ thấy hiện ra một câu chuyện toàn cầu, khi nhân loại thường đánh đồng giữa trí khôn và kiến thức, độc tôn lối giảng dạy lý thuyết đi kèm với việc xem nhẹ những kinh nghiệm trực tiếp từ đời sống, chăm bẳm đào tạo những năng lực kỹ thuật mà đánh mất các giá trị tinh thần... Các nền giáo dục hiện đang bị điều khiển bởi ước muốn của các bậc cha mẹ.

Người lớn muốn con cái sau này làm gì? Bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, nhà lãnh đạo, nhà khoa học, hoặc sẽ làm vợ của những nhân vật kể trên? “Bởi vì đa số các bậc cha mẹ muốn con mình có được thuận lợi về vật chất, nên hệ thống giáo dục hiện đại được triển khai chủ yếu dựa theo mục tiêu này. Rất ít quan tâm, nếu không muốn nói là không có sự quan tâm, được dành cho việc giúp học sinh sinh viên thành nhân”.

Hai chữ thành nhân, theo cách tác giả J. Donald Walters trình bày trong sách, đòi hỏi “thực hành một hệ thống giáo dục chuẩn bị cho trẻ em có bản lĩnh đối đầu với những thử thách của cuộc sống, chứ không chỉ giúp trẻ có được việc làm hoặc thực hiện những đeo đuổi về mặt trí tuệ”, và “toàn bộ cuộc sống là giáo dục, một nền giáo dục không chỉ giới hạn trong những năm tháng đến trường”. Đó cũng chính là mục đích của tác phẩm được các chuyên gia giáo dục của Mỹ đánh giá là “hiện tượng sư phạm hiếm có” này.
Bằng một định nghĩa đơn giản đến bất ngờ nhưng hết sức xác đáng về sự trưởng thành: “Khả năng liên hệ một cách phù hợp với những thực tiễn khác ngoài thực tiễn của cá nhân mình”, Giáo dục vì cuộc sống mở ra cho các nhà giáo, các bậc cha mẹ, các nhà hoạt động xã hội nhận diện cái làm nên sự trưởng thành của một con người không nằm đâu khác ngoài chính bản thân con người, với bốn công cụ: năng lượng thể chất và sự tự kiềm chế bản thân (1), sự bình ổn cảm xúc và tình cảm mở rộng (2), sức mạnh năng động và sự kiên trì của ý chí (3), trí tuệ sáng suốt và thực tế (4).

Sự phát triển của một con người phụ thuộc vào sự phát triển toàn vẹn và hoàn thiện của cả “công thức” bốn mặt trên, không được bóp méo hay thổi phồng một mặt nào. Và bằng cách chỉ ra các giai đoạn trưởng thành của trẻ với những năm tháng đặt nền móng, những năm phát triển tình cảm, ý chí, tư duy, Giáo dục vì cuộc sống bàn đến chương trình học trong nhà trường, gợi ý về việc nhân bản hóa cách giảng dạy từ toán, lịch sử đến cả ngoại ngữ. Cuốn sách đề xuất mô hình những ngôi trường mang tên Ananda, theo tiếng Phạn, đó là niềm vui.
Giáo dục vì cuộc sống còn là một cuộc đối thoại về nghệ thuật sống dành cho mọi người, xứng đáng xếp chung ngăn sách với Sống đẹp của Lâm Ngữ Đường, Hành trình nội tại của Osho, dù đó không phải là mục đích chính của tác giả - một nhà giáo, nhà văn, nhà thuyết giảng, nhà hoạt động xã hội, nhà soạn nhạc, và một nhiếp ảnh gia, trong tác phẩm này.

DUYÊN TRƯỜNG
(*) Giáo dục vì cuộc sống - chuẩn bị cho trẻ em bản lĩnh để đối đầu với những thách thức trong cuộc sống. J.Donald Walters, Hà Hải Châu dịch, NXB Trẻ, 2009.​
 

ting

[♣]Thành Viên CLB
Hay lắm,
" Vì giáo dục là bản thân cuộc sống nên không có chương trình giáo dục chung cho tất cả mọi đứa trẻ, và học là quá trình của người học chứ không phải của người dạy. Nói cách khác, giáo dục là một quá trình dân chủ sâu sắc."
Hãy nhìn lại giáo dục của chúng ta thời PT: chúng ta có một chương trình giáo dục chung cho tất cả mọi trẻ em, một hệ thống lý thuyết cũ kĩ ( như môn Giáo Dục Công Dân trong bài viết ). Học không còn là khám phá, là cảm nhận sự sung sướng khi hiểu biết được mở rộng nữa mà là sự trói buộc trong cách nghĩ của người đứng lớp, của một hệ thống phương pháp lỗi thời. Việc học đã mất đi tính dân chủ và trở thành sự áp đặt, tiếp nhận một chiều. Thanks Tường Nguyên, có gì post lên típ nhé!
 

TQV

Thanh viên kỳ cựu
Nội quy cũng không quá khắt khe đâu bạn, bài của bạn đã đạt yêu cầu của nội quy rồi đó.
Cảm ơn bạn vì quyển sách rất hay.
 

Heineken

Thanh viên kỳ cựu
C
Đề kiểm tra học kỳ II môn giáo dục công dân lớp 10 ở một trường THPT có các câu hỏi trắc nghiệm như thế này: câu 3: Lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái?; câu 7: Yêu đương quá sớm là điều nên tránh thứ mấy trong tình yêu?; câu 12: Nuôi dưỡng và giáo dục con cái là chức năng thứ mấy của gia đình?
Đây là đoạn mở đầu của chuyên đề “Môn giáo dục công dân trong trường phổ thông: Khó, khô và... khổ” đăng trên tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần số 21-09, ra ngày 31-5-2009. Những người được hỏi đều cho biết đã bật cười dù không vui chút nào khi đọc qua đoạn văn trên.

[/RIGHT]
Hay lắm,

Hãy nhìn lại giáo dục của chúng ta thời PT: chúng ta có một chương trình giáo dục chung cho tất cả mọi trẻ em, một hệ thống lý thuyết cũ kĩ ( như môn Giáo Dục Công Dân trong bài viết ). Học không còn là khám phá, là cảm nhận sự sung sướng khi hiểu biết được mở rộng nữa mà là sự trói buộc trong cách nghĩ của người đứng lớp, của một hệ thống phương pháp lỗi thời. Việc học đã mất đi tính dân chủ và trở thành sự áp đặt, tiếp nhận một chiều. Thanks Tường Nguyên, có gì post lên típ nhé!

Muốn thành công, chúng ta phải nuôi dưỡng, cái gì cũng vậy.
Tớ rất tiếc là không thể đồng ý với Tường nguyên và ting về những điều mà 2 bạn đã nói.

Khi còn học lớp 6, thầy cô luôn dậy chúng ta phải nhớ công ơn cha mẹ, nhưng lúc ấy những đứa trẻ 11-12 tuổi đâu thể biết công ơn cha mẹ là gì. Mục đích của nền giáo dục khi ấy chỉ là để đứa trẻ nhớ rằng cha mẹ có công với chúng và lớn lên chúng sẽ hiểu... đơn giản chỉ là nuôi dưỡng những khái niệm vào đầu óc trẻ thơ.

Những câu trả lời trong đề kiểm tra ấy không phải là cái đích mà nền giáo dục hướng tới, không phải để đứa trẻ ấy nhận thức rằng yêu đương quá sớm điều nên tránh thứ mấy...rồi đứa trẻ cũng sẽ quên mất. Nhưng nó sẽ nhớ rằng yêu đương quá sớm là điều nên tránh, và trong đầu óc của chúng sẽ xuất hiện khái niệm lương tâm chứ không quan trọng là chúng có thể nhận thức được lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái hay lương tâm là gì? Đó là mục đích của giáo dục phổ thông: Hình thành và phát triển những khái niệm!

Nước Mỹ đã độc lập được hàng trăm năm và nền giáo dục của họ đã có hàng trăm năm tồn tại và phát triển, có hàng trăm năm để rút kinh nghiệm giáo dục. Còn chúng ta, nền giáo dục Việt Nam chỉ mới phát triển được vài chục năm,văn hóa khác nhau, con người khác nhau, nhiều thứ khác nhau... đem so sánh không tránh khỏi khập khiễng. Quan trọng là tiếp thu có chọn lọc và ứng dụng một cách khôn ngoan! Chúng ta đang làm vậy, nhưng phải làm từng bước, không thể nôn nóng đốt cháy giai đoạn: đứa trẻ sinh ra phải học đi rồi mới học chạy, nếu bắt nó chạy ngay thì làm sao gân cốt nó đủ sức, giáo dục cũng vậy!

Tớ không nói rằng nền giáo dục Việt Nam hiện nay như thế nào, vì chúng ta không đủ kiến thức, không đủ tư duy, không đủ trải nghiệm, không đủ bất cứ thứ gì để chúng ta trao cho mình quyền phán xét.
Chúng ta hay bàn luận nhưng hãy thận trọng nhé. Đôi điều trao đổi có lẽ cũng chưa thật rõ ý, mong Tn và ting không giận heineken!

Cuốn sách rất hay nhưng hãy đặt nó vào tập tài liệu tham khảo trước đã!
 

Sóng

Thanh viên kỳ cựu
Thành viên BQT
Sóng đã đọc bài của các bạn, và đính chính giùm Tường Nguyên là phần trích của bạn Heiniken nêu ra là do tác giả ở Tuổi trẻ Online viết, chứ không phải ý kiến của Tường Nguyên.
Nói về ý kiến của Heiniken, rất đồng ý với bạn về việc mục đích của giáo dục phổ thông là hình thành khái niệm và việc tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa giáo dục thế giới. Tuy nhiên, khái niệm ở đây là gì? Đó không phải là những định nghĩa mà trẻ con đọc thuộc trong sách giáo khoa, đó là khả năng thực tiễn của một con người đối với một đối tượng cụ thể nào đó, đúng với chức năng và thực chất của đối tựợng đó. Lấy ví dụ, có thể đứa trẻ không thể nêu ra một định nghĩa hoàn hảo về cái ly nhưng nếu nó biết cái ly là cái gì, biết sử dụng cái ly như thế nào thì có nghĩa là nó có khái niệm về cái ly. Hồi học Tâm lý sư phạm, cả lớp mình mất cả 2 buổi điên đầu vì "khái niệm" này, để hiểu rằng dạy học thực sự không phải là câu chữ mà là hình thành khái niệm cho trẻ, và điều đó thật không dễ dàng.
Tuy nhiên, có vài điều mà Sóng không đồng ý:
Thứ nhất, nền giáo dục của Việt Nam không phải chỉ có vài chục năm, nó có lịch sử còn lâu đời hơn cả mấy trăm năm của nước Mỹ. Giáo dục gắn liền với văn hoá dân tộc, và ta có quyền tự hào về văn hoá hiếu học của dân tộc mình.
Thứ hai, hiện đã có một môn khoa học là Giáo dục học so sánh tại Việt Nam và thế giới. Dĩ nhiên, không thể có một nền giáo dục chung hoặc giống nhau cho mọi quốc gia, nhưng không có nghĩa là không thể so sánh. Vấn đề là sự so sánh đó là để học hỏi, rút kinh nghiệm. Và giáo dục Việt Nam, muốn xoá bỏ những lối mòn, bất cấp, cần phải có quá trình so sánh và rút ra bài học cho mình để tiến lên. Dĩ nhiên, không đốt cháy giai đoạn, nhưng là chọn con đường đi khoa học và ngắn nhất.
Sóng rất hoan nghênh tinh thần tranh luận của các bạn về vấn đề này. Thực ra, giáo dục là một vấn nạn của nước ta nên không khỏi có nhiều người bức xúc. chúng ta không phủ định sạch trơn mọi thành quả giáo dục và con đường giáo dục mà chúng ta đang đi, nhưng để thay đổi được thực trạng hiện tại cần phải có những triết lý giáo dục như thế này. Sóng đề nghị các bạn thử tìm đọc, và sau đó tiếp tục chia sẻ cảm nhận về cuốn sách này.
 

Heineken

Thanh viên kỳ cựu
Đọc bài của Sóng, tớ bỗng nghĩ đến một câu nói, nội dung đại loại thế này: Sự vật sẽ khác đi khi nhìn nó ở nhiều góc độ!, không biết có giống ở đây không?

Thứ nhất, nói về giáo dục Việt Nam và văn hóa Việt: Văn hóa Việt có bề dày truyền thống hàng nghìn năm và giáo dục Viết Nam cũng từng ấy thời gian phát triển và tồn tại. Cái mà tớ muốn nói đến là giáo dục hiện đại, nền giáo dục mà chúng ta thật sự mở cửa, tiếp thu tinh hoa nhân loại và phát triển. Giáo dục thời phong kiến trước 1945 cậu nghĩ rằng chúng ta đã học hỏi được gì về giáo dục ngoài việc "tự cung tự cấp", có chăng từ Trung quốc và từ Pháp( sau 1858), một số điều ít ỏi là cần thiết còn lại đa số phải đáng quên . Tớ muốn nói đến nền giáo dục hiện đại của chúng ta còn rất non trẻ, đương nhiên cần phải học hỏi và tiếp thu nhưng học hỏi và tiếp thu thế nào để phù hợp với dân tộc, không phải cứ thấy tốt là áp dụng. Cách mà sóng trả lời vẫn chưa hiểu ý tớ!

Thứ hai, nói về so sánh. Đương nhiên phải so sánh để đi lên. Nhưng lấy ưu điểm của họ để so sánh với khuyết điểm của mình, rồi tự ti thì đáng để cả dân tộc trách phạt. Tớ chỉ nhìn nhận một cách khách quan và không bảo thủ, tất nhiên cần phải nhận ra khuyết điểm của mình và sửa chữa nhưng để sửa chữa có thể chúng ta phải mất nhiều thế hệ, đó là điều đương nhiên. Hãy nhìn lại cải cách giáo dục những năm 90, các cậu sẽ thấy!

Giáo dục Việt Nam đương nhiên có khuyết điểm và giáo dục nước nào cũng thế. Ở nước Mỹ những năm gần đây nhiều học sinh sợ đến trường chỉ vì không muốn là nạn nhân của những vụ thảm sát- diễn ra ngày càng nhiều, thậm chí trong cặp học sinh Mỹ còn có súng, ngoài ra giáo dục của họ còn rất nhiều sự ô nhiễm...đó là khuyết điểm của họ mà giáo dục chúng ta phải tránh khi học hỏi những ưu điểm trong cách làm, khó lắm nhưng tất nhiên vẫn làm được nếu chúng ta thận trọng.

Giáo dục nước nhà tuy còn những khuyết điểm nhưng đối với tớ, đó là cả một sự tuyệt vời nếu nhìn từ những xuất phát điểm, nếu nhìn từ sự cố gắng chuyển mình. Giáo dục Việt Nam đã tạo ra biết bao con người ưu tú và giáo dục vẫn làm tốt những điều mà văn hóa yêu cầu, Việt Nam là một trong số ít các dân tộc được cho là hạnh phúc nhất thế giới và sau này có lẽ vẫn vậy.
Tớ không lạc quan tếu!
 

Tường Nguyên

Thanh viên kỳ cựu
Tường Nguyên nghĩ Sóng không có ý phê phán gì với ý kiến của Heiniken cũng như giáo dục Việt Nam. Về lịch sử giáo dục, không nên phủ nhận rằng đó là một quá trình phát triển, nên giáo dục Việt Nam hiện đại dĩ nhiên cũng bị ảnh hưởng rất nặng bởi nền giáo dục cũ, trong đó có cả những điều hay và dở (cho đến tận bây giờ vẫn còn lối dạy "thầy đọc trò chép" là vì thế). Nếu hỏi lại những người đi trước thì nền giáo dục vào khoảng những năm 70-80 của Việt Nam cũng có nhiều điều hay hơn bây giờ, chẳng hạn như giáo dục tập thể và giáo dục lao động rất được đề cao, điều này có thể thấy rõ trong một số tác phẩm văn học thời kỳ này. Nền giáo dục của Mỹ hay các nước Tây Âu để phát triển cũng phải trải qua quá trình đi từ số 0 đi lên, nhưng họ vượt bậc hơn ta quá nhiều, điều đó đáng để ta suy ngẫm chứ? Còn việc học hỏi chọn lọc là dĩ nhiên rồi, TN đồng ý.
Trong vấn đề này, với tư duy mở, chúng ta không có gì phải tự ti cả, vấn đề chỉ là học hỏi một tư tưởng mới. Đọc cuốn sách và suy ngẫm, chọn lọc cái hay của họ chính là một cách để nâng tầm. Ai cũng muốn giáo dục VN phát triển, có nhiều cách để đi đến đó, nhưng nếu có một cách có thể thúc đẩy quá trình đó nhanh hơn thì có lý do gì ta không đón nhận?
Cuối cùng, vì Tường Nguyên cũng là một người lạc quan, nên TN tin rằng những điều Heiniken nói không phải là lạc quan tếu. Và những người trẻ có tâm huyết sẽ là những người có thể thay đổi được cục diện của giáo dục Việt Nam so với nền giáo dục quốc tế, không phải để so sánh, mà để NÂNG TẦM của người Việt.
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
thaihabooks Sách hay: Chuyện nhỏ Sài Gòn Tủ Sách 0
Sóng [Sách hay] cuốn từ điển tâm hồn: "Nếu biết trăm năm là hữu hạn" Tủ Sách 0
C [sách hay]Tha thứ cũng là nghệ thuật Tủ Sách 1
bluesea88 [Sách Hay][you] hãy chia sẻ những cuốn sách tâm đắc của mình! Tủ Sách 44
tuyettinhlinh [Sách hay]" ĐÁNH THỨC CON NGƯỜI PHI THƯỜNG TRONG BẠN" Tủ Sách 5
songha [Sách hay] Quyền của con người, quyền của người phụ nữ Tủ Sách 1
perfwill [Sách hay] Làm cách nào để ngủ ít hơn mà vẫn làm việc nhiều hơn Tủ Sách 8
Sóng [Sách hay] Tại sao lại chần chừ? Tủ Sách 4
KendyDat [Sách hay] Buổi trao giải Sách Hay 2011 - Gạn đục khơi trong Tủ Sách 0
B [Sách hay] Buổi giao lưu sách “Quảng gánh lo đi và Vui sống” Tủ Sách 0
Fly_and_drive [Sách hay] Bạn có thể đàm phán bất cứ điều gì. Tủ Sách 1
ihope [Sách hay] Bạn có thể cứu hành tinh Tủ Sách 1
benny [Sách hay] Lãnh đạo và sự tự lừa dối Tủ Sách 1
Sóng [Sách hay] Quà của bố Tủ Sách 0
D [Sách hay] Đắc Nhân Tâm – Cuốn Sách Hay Nhất Của Mọi Thời Đại Đưa Bạn Đến Thành Công Tủ Sách 0
keepthefaith [Sách hay] Mặt Phải Tủ Sách 0
T [Sách hay] Quyền năng của bây giờ - Eckhart Tolle Tủ Sách 2
huxu456 [Sách hay] Đừng bảo không có thời gian với sách Tủ Sách 1
elsonhoang [Sách hay] Eat the Frog Tủ Sách 2
elsonhoang [Sách hay] Phép tắc của loài sói - La Vũ Tủ Sách 6
auror_1102 [Sách hay] Help me Tủ Sách 2
benny [Sách hay] Nothstar: Building skills for the TOEFL iBT advanced Tủ Sách 0
benny [Sách hay] Tuyển tập trọn bộ New Headway Tủ Sách 0
motnetcamthethoi [Sách hay] Yêu em từ cái nhìn đầu tiên - Cố Mạn Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] LÃNH ĐẠO HƯỚNG NỘI - Những thế mạnh tiềm ẩn cần được khai phá Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] STARGIRL - Bạn có dám là chính mình hay không? Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Có gì đặc biệt trong cuốn sách đặc biệt chào mừng ngày 20/11 Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Người gieo hi vọng Tủ Sách 0
ducanhdhcs_t48 [Sách hay] Một cẩm nang về lãnh đạo quản lý Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] NGƯỜI GIEO HY VỌNG - Ngợi ca những người thầy hết lòng vì học sinh Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] Ba sai lầm khiến bạn không thể trở thành lãnh đạo Tủ Sách 0
P [Sách hay] sách tư duy mới ra lò nè các bạn Tủ Sách 1
thaihabooks [Sách hay] Bestseller tháng 09 Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] 10 món quà đang chờ đón bạn Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] 30 tuổi không có thói quen đọc sách là… hết cách Tủ Sách 5
thaihabooks [Sách hay] Lãnh đạo hướng nội – Phát huy thế mạnh tiềm ẩn nhờ Quy trình 4P Tủ Sách 2
thaihabooks [Sách hay] Cuộc thi viết số 2 – Giá trị của sách - Thái Hà Books Tủ Sách 0
Thiên Sứ [Sách hay] Sự hình thành tinh thần khoa học Tủ Sách 0
anducnhan [Sách hay]Tải miễn phí 64 quyển sách đặc sắc hàng đầu thế giới về phát triển bản thân Tủ Sách 16
KendyDat [Sách hay] Quên hôm qua sống cho ngày mai Tủ Sách 5
Thiên Sứ [Sách hay] Phút Nhìn Lại Mình Tủ Sách 3
canh buom do [Sách hay] Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Tủ Sách 1
sand_love_sea [Sách hay] Con gái về trễ Tủ Sách 0
nhoccan219 [Sách hay] Nghệ Thuật Giao Tiếp Để Thành Công Tủ Sách 0
T [Sách hay] Những cuốn sách dành cho cuộc sống - Osho (pdf bản đẹp) Tủ Sách 8
T [Sách hay] Chiến tranh tiền tệ. Tủ Sách 1
Sóng [Sách hay] Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim Tủ Sách 9
motnetcamthethoi [Sách hay] MOMO - Michael Ende Tủ Sách 0
Y [Sách hay] Karl Marx - Ý tưởng mới từ các kinh tế gia tiền bối Tủ Sách 0
thaihabooks [Sách hay] The fine art of Small Talk! Tủ Sách 2

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top