Đọc sách nghe ra tưởng chừng đơn giản nhưng lại không đơn giản chút nào. Chúng ta sẽ cùng tìm cách để đọc sách hiệu quả với sự hứng thú và lôi cuốn nhé!
Tạo cho mình một thói quen thích đọc
Để có được thói quen này thì bạn phải thật sự là người ham thích học hỏi và khám phá. Bởi vì, bạn biết mình được gì khi ôm khư khư cuốn sách trên tay để đọc nó cho hết.
Đọc sách gì?
Đó là những sách cần thiết cho bạn. Bạn say mê lĩnh vực nào thì bạn sẽ tìm hiểu các loại sách đó. Sách cũng có rất nhiều loại và mỗi loại có một đặc trưng khác nhau. Do đó, chúng ta phải lựa chọn những cuốn sách vừa hay vừa phù hợp với công việc học tập hay làm việc của mình để khi đọc xong chúng ta sẽ lĩnh hội được nội dung mà nó truyền tải.
Đọc như thế nào?
Điều này thì cần phải chú ý nhiều hơn. Mỗi chúng ta có những sở thích và cách làm việc khác nhau, vì vậy cách đọc sách cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những điểm chung nào đó cho các bạn, chẳng hạn:
- Cầm một cuốn sách thì hãy đọc lướt qua về nội dung của nó xem nó viết gì và đoạn nào là trọng tâm hơn cả. Bạn hãy coi phần mục lục để thấy được toàn bộ kết cấu cũng như bố cục của cuốn sách. Thông qua các tiêu đề chúng ta sẽ nắm được sơ lược về toàn bộ cuốn sách. Ở mỗi đoạn thường đặt câu chủ đề, bạn cũng đọc nhanh ở phần đó để hiểu ý của các đoạn. Cuối mỗi chương thường có những tiểu kết nhỏ về nội dung của chương, bài hay mục. Đọc phần này coi như bạn đã hiểu được phần đó có nội dung là gì, rất nhanh mà lại không bị nhàm chán khi ngồi đọc từ đầu tới cuối.
- Bạn có thể đọc to hay đọc nhỏ là tuỳ vào bản thân bạn sao cho thoải mái nhất để có thể tiếp thu nội dung sách. Nếu bạn đọc nhỏ không thành tiếng thì bạn có thể tập trung nhiều hơn để suy nghĩ về nội dung mình đọc. Còn nếu đọc to mà bạn vẫn hiểu về nội dung và ý nghĩa cuốn sách thì tại sao lại không?
- Khi đọc sách, các bạn nên tạo cho mình thói quen đánh dấu những phần “khác thường” như in nghiêng, in đậm hay những từ ngữ “đắt giá” của cuốn sách. Bởi vì, ở những điểm nhấn đó nội dung thường đặc sắc và thú vị rất nhiều.
- Các bạn hãy cố gắng tập trung khi đọc sách nhé. Làm bất kỳ điều gì cũng vậy chứ không riêng gì việc đọc sách. Chỉ khi chúng ta tập trung vào việc mình đang làm thì hiệu quả nó sẽ cao hơn và chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian hơn. Và như thế bạn sẽ không phải đọc lại nhiều lần trên cùng một cuốn sách.
- Hãy hiểu nội dung mà cuốn sách truyền tải. Đọc sách là để tìm kiếm thông tin và ý nghĩa của những điều mà mình quan tâm. Do vậy, bạn cố gắng hiểu ý nghĩa, nội dung trong từng câu chữ và có thể đặt các câu hỏi rồi tự mình trả lời. Nếu làm như vậy bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy.
- Khi đọc sách cũng nên có sự biến đổi. Có đoạn chỉ cần đọc lướt qua cũng có thể hiểu nội dung của nó nhưng cũng có đoạn phải nghiền ngẫm suy nghĩ thì mới thấy được “cái hồn” và những đều ý nghĩa nhất.
Nên nhận xét sau khi đọc
- Bạn phải đánh giá mức độ hay dở của cuốn sách mình vừa đọc. Nội dung của nó thế nào, có gì mới mẻ không? Văn phong có gì đáng lưu ý… với cách làm này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều về kỹ năng đọc sách.
- Mỗi cuốn sách hay đều có nội dung hấp dẫn. Vì thế, bạn có thể ghi lại nội dung của nó vào một cuốn sổ tay để khi cần thiết bạn chỉ cần coi lại mấy dòng tóm lược đó.
- Vốn từ vựng của bạn sẽ ngày càng giàu hơn khi các bạn tiếp cận nhiều hơn với sách vở, báo chí. Với những kỹ năng đọc như thế này, hy vọng chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn khi đọc sách.
Chúng ta không nên đếm xem mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách mà hãy chú ý vào việc mỗi cuốn sách mình đã thu về những gì. Đó là một số điều về kỹ năng đọc, trong thời buổi mà thông tin mạng bùng nổ cũng như sách báo luôn có sẵn. Nếu bạn có một phương pháp đọc hiệu quả, một kỹ năng thu lượm và tìm kiếm thông tin thì tin rằng bạn sẽ nhận được nhiều kiến thức bổ ích.
Theo HieuHoc
Tạo cho mình một thói quen thích đọc
Để có được thói quen này thì bạn phải thật sự là người ham thích học hỏi và khám phá. Bởi vì, bạn biết mình được gì khi ôm khư khư cuốn sách trên tay để đọc nó cho hết.
Đọc sách gì?
Đó là những sách cần thiết cho bạn. Bạn say mê lĩnh vực nào thì bạn sẽ tìm hiểu các loại sách đó. Sách cũng có rất nhiều loại và mỗi loại có một đặc trưng khác nhau. Do đó, chúng ta phải lựa chọn những cuốn sách vừa hay vừa phù hợp với công việc học tập hay làm việc của mình để khi đọc xong chúng ta sẽ lĩnh hội được nội dung mà nó truyền tải.
Đọc như thế nào?
Điều này thì cần phải chú ý nhiều hơn. Mỗi chúng ta có những sở thích và cách làm việc khác nhau, vì vậy cách đọc sách cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những điểm chung nào đó cho các bạn, chẳng hạn:
- Cầm một cuốn sách thì hãy đọc lướt qua về nội dung của nó xem nó viết gì và đoạn nào là trọng tâm hơn cả. Bạn hãy coi phần mục lục để thấy được toàn bộ kết cấu cũng như bố cục của cuốn sách. Thông qua các tiêu đề chúng ta sẽ nắm được sơ lược về toàn bộ cuốn sách. Ở mỗi đoạn thường đặt câu chủ đề, bạn cũng đọc nhanh ở phần đó để hiểu ý của các đoạn. Cuối mỗi chương thường có những tiểu kết nhỏ về nội dung của chương, bài hay mục. Đọc phần này coi như bạn đã hiểu được phần đó có nội dung là gì, rất nhanh mà lại không bị nhàm chán khi ngồi đọc từ đầu tới cuối.
- Bạn có thể đọc to hay đọc nhỏ là tuỳ vào bản thân bạn sao cho thoải mái nhất để có thể tiếp thu nội dung sách. Nếu bạn đọc nhỏ không thành tiếng thì bạn có thể tập trung nhiều hơn để suy nghĩ về nội dung mình đọc. Còn nếu đọc to mà bạn vẫn hiểu về nội dung và ý nghĩa cuốn sách thì tại sao lại không?
- Khi đọc sách, các bạn nên tạo cho mình thói quen đánh dấu những phần “khác thường” như in nghiêng, in đậm hay những từ ngữ “đắt giá” của cuốn sách. Bởi vì, ở những điểm nhấn đó nội dung thường đặc sắc và thú vị rất nhiều.
- Các bạn hãy cố gắng tập trung khi đọc sách nhé. Làm bất kỳ điều gì cũng vậy chứ không riêng gì việc đọc sách. Chỉ khi chúng ta tập trung vào việc mình đang làm thì hiệu quả nó sẽ cao hơn và chúng ta sẽ rút ngắn được thời gian hơn. Và như thế bạn sẽ không phải đọc lại nhiều lần trên cùng một cuốn sách.
- Hãy hiểu nội dung mà cuốn sách truyền tải. Đọc sách là để tìm kiếm thông tin và ý nghĩa của những điều mà mình quan tâm. Do vậy, bạn cố gắng hiểu ý nghĩa, nội dung trong từng câu chữ và có thể đặt các câu hỏi rồi tự mình trả lời. Nếu làm như vậy bạn sẽ thấy thú vị lắm đấy.
- Khi đọc sách cũng nên có sự biến đổi. Có đoạn chỉ cần đọc lướt qua cũng có thể hiểu nội dung của nó nhưng cũng có đoạn phải nghiền ngẫm suy nghĩ thì mới thấy được “cái hồn” và những đều ý nghĩa nhất.
Nên nhận xét sau khi đọc
- Bạn phải đánh giá mức độ hay dở của cuốn sách mình vừa đọc. Nội dung của nó thế nào, có gì mới mẻ không? Văn phong có gì đáng lưu ý… với cách làm này bạn sẽ học hỏi được rất nhiều về kỹ năng đọc sách.
- Mỗi cuốn sách hay đều có nội dung hấp dẫn. Vì thế, bạn có thể ghi lại nội dung của nó vào một cuốn sổ tay để khi cần thiết bạn chỉ cần coi lại mấy dòng tóm lược đó.
- Vốn từ vựng của bạn sẽ ngày càng giàu hơn khi các bạn tiếp cận nhiều hơn với sách vở, báo chí. Với những kỹ năng đọc như thế này, hy vọng chúng ta sẽ thu thập được nhiều thông tin hơn khi đọc sách.
Chúng ta không nên đếm xem mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách mà hãy chú ý vào việc mỗi cuốn sách mình đã thu về những gì. Đó là một số điều về kỹ năng đọc, trong thời buổi mà thông tin mạng bùng nổ cũng như sách báo luôn có sẵn. Nếu bạn có một phương pháp đọc hiệu quả, một kỹ năng thu lượm và tìm kiếm thông tin thì tin rằng bạn sẽ nhận được nhiều kiến thức bổ ích.
Theo HieuHoc