Đó thực sự là một cuốn sách hay và khiến nhiều người xúc động.
Nếu ai đó hỏi rằng: “Bạn hãy nói lên cảm nhận của bạn về cuốn sách một cách ngắn gọn nhất?”, tôi sẽ trả lời bằng 1 từ: “Đáng yêu!”. Từ văn phong giản dị, từ hình vẽ minh hoạ ngộ nghĩnh, từ những lời đối thoại hồn nhiên, từ ngôi trường “trên những toa tàu” Tô-mô-e đến những nhân vật trong truyện: Tốt-tô-chan, thầy Kô-ba-y-a-si, con Rốc-ky, cậu bé Ka-ha-sa-ki, cậu bé bại liệt Y-o-sa-ki-chan… Tất thảy đều rất đáng yêu, khiến tôi thương mến và trân trọng. Một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống, cũng có những niềm vui lẫn sự mất mát, nhưng dưới góc nhìn hồn nhiên, lạc quan của Tốt-tô-chan, cả câu chuyện trở nên ấm áp và tràn đầy tin tưởng. Cuốn truyện kết thúc bằng cảnh ngôi trường Tô-mô-e bị thiêu cháy vì bom đạn chiến tranh đã làm không ít người phải khóc, nhưng dường như ai nấy đều tin tưởng rằng sẽ lại có một ngôi trường Tô-mô-e khác mọc lên, trường Tô-mô-e sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.
Cầm cuốn truyện trên tay, tôi đã rất ấn tượng với hình ảnh ở trang bìa. Tôi đoán cô bé trong hình là Tôt-tô-chan. Và tôi đã ngắm mãi hình ảnh cô bé hai má ửng hồng, đôi mắt cô bé nhìn xa xăm, và đáng yêu lắm. Cô bé Tốt-tô-chan không phải là một cô bé thần đồng, cũng không phải là một tài năng đặc biệt. Em chỉ là một cô bé vô tư, hồn nhiên và hiếu động, thậm chí em còn bị coi là một học sinh hư khi ở trường cũ. Thế nhưng, điều quan trọng là em đã sống chân thực và là Tốt-tô-chan chứ không phải là ai khác, chính nét trẻ thơ ấy của em lại khiến nguời đọc cảm thấy thật thích thú. Đọc Tốt-tô-chan, tôi như được trở về với những kỷ niệm tuổi thơ, như bản thân mình cũng hiện hữu đâu đó trong một vài tình tiết của câu chuyện. Tuổi thơ quả là một thế giới tuyệt vời, trẻ em cũng là những thiên thần tuyệt vời. Cuốn sách như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng: “Người lớn đừng bao giờ quên rằng mình đã từng là một đứa trẻ”, vì quên điều ấy mà đôi khi ta đã không chịu hiểu trẻ con , để rồi áp đặt và trách mắng. Tôi rất bất ngờ khi biết về những lý do mà Tốt-tô-chan giải thích cho hành động của mình. Tất cả đều rất hợp lý. Tôi không nghĩ là một em bé 5, 6 tuổi có thể có những suy nghĩ như vậy. Nhưng Tôt-tô-chan đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ của mình. Em liên tục mở và đóng nắp bàn là vì em rất thích bàn học có nắp nâng lên – nó khác bàn học ở nhà có các ngăn kéo, rồi lý do để em tiếp tục đứng bên cửa sổ khi đoàn hát rong đã đi qua cũng thật là thú vị “Thưa cô, có thể là ban nhạc khác sẽ đến. Và thật là tiếc nếu họ đến mà chúng em không được gặp”. Hay khi em giải thích cho cậu bạn Sác-ko-chan lý do vì sao không thấy ngôi sao nào khi nhìn xuống giếng "Tớ nghĩ sao ngủ vào ban ngày và thức dậy vào ban đêm để chiếu sáng”.
Cuốn truyện là một chuỗi những câu chuyện của Tốt-tô-chan, cũng là một chuỗi những điều thú vị đối với độc giả. Tôi bất ngờ vì sự kì lạ này đến sự kì lạ khác.Phần mở đầu khá dài, chưa bao giờ tôi thấy một lời mở đầu nào dài như vậy. Ban đầu tôi đã định bỏ qua, nhưng may thay, tôi đã đọc và xúc động thật sự khi biết chị Tét-su-ko viết về người thầy đáng kính của chị lúc bé. Biết được các mẩu chuyện đều là những sự kiện đã diễn ra và mục đích muốn chuộc lại một lời hứa không thực hiện được của chị, tôi trân trọng từng câu chữ trong truyện.
Trường Tô-mô-e quả là một ngôi trường kỳ lạ: ngôi trường với những lớp học là những toa tàu và luôn gần gũi với thiên nhiên, với lớp học mà các em được ngồi bất kỳ chỗ nào mà các em muốn, được học những gì mà các em thích thú, được mặc bất cứ quần áo nào mà các em thấy thoải mái để chạy nhảy, vui đùa, các em được học từ những điều gần gũi ngay trong đời sống: khi các em trồng cây, khi các em ăn trưa, khi đi dạo, khi tắm ở hồ bơi của trường… Tôi chắc hẳn rằng bất cứ ai đã đọc cuốn truyện này đều ấn tượng và yêu quý ngôi trường ấy. Sau khi đã quen với tất cả những điều kỳ đó, tôi ngẫm lại, mới nhận ra rằng đó là một ngôi trường mà ai ai cũng mơ ước, nên trong sự yêu quý của mỗi người còn gửi gắm cả ước mơ và hy vọng của một thời bé dại.
Cuốn sách đã để lại trong người đọc những ấn tượng rất đẹp về các nhân vật nổi bật trong truyện. Nếu Tôt-tô-chan cho tôi những thú vị của suy nghĩ con trẻ, thì vị hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si trường Tô-mô-e lại cho tôi những bài học bình thường mà quý báu trong nghề dạy học, nghề giáo. Thầy quả là một người thầy tuyệt vời, người thầy của tình yêu và niềm tin vô bờ dành cho học sinh và nghề giáo. Thầy coi các em như những người bạn của mình, tôn trọng và hiểu tâm lý các em, tạo điều kiện cho các em phát huy hết tiềm năng của mình. Đọc xong cuốn truyện, tôi đã từng ước mơ mình có thể là giáo viên trong trường của thầy, hay là học sinh cùng thời với Tôt-tô-chan, để nghe lời thầy nói: “Em thật là một cô bé ngoan”. Chắn chắn là điều đó không thể xảy ra, nhưng tôi vẫn muốn thầy là thầy của tôi. Trái tim luôn đón nhận và tràn đầy tình yêu của thầy khiến tôi cảm thấy thầy rất gần gũi. Phần kết của cuốn truyện kể về những người trò ngày xưa ở trường Tô-mô-e, họ đang sống, đang thành công ra sao. Tôi nghĩ rằng đó là hạnh phúc lớn nhất mà thầy Kô-ba-y-a-si hằng tâm huyết.
Mẹ của Tôt-tô-chan dù xuất hiện rất ít trong truyện, nhưng như chị Tét-su-ko kể lại, tôi thấy yêu quý bà lắm. Bà không chỉ là một người mẹ hiền từ mà còn là một nhà giáo dục rất tuyệt vời. Tôt-tô-chan là một cố bé may mắn và hạnh phúc khi có được người mẹ như bà. Cũng như thầy Kô-ba-y-a-si, bà cho tôi nhiều bài học về giáo dục,nhất là giáo dục trẻ em. Tôi thích nhất là việc bà hiểu được suy nghĩ của con mình và chấp nhận nó.
Không hẹn mà gặp, những người bạn khác của tôi khi đọc xong cuốn truyện Tốt-tô-chan cũng có những suy nghĩ giống tôi. Chúng tôi cảm thấy yêu biết mấy con đường giáo dục mà chúng tôi đang đi, hạnh phúc biết bao khi được gần gũi với trẻ thơ, và chúng tôi cũng phải nhìn nhận, suy tư về chính mình và nỗ lực của mình. Tôi cảm nhận rằng thầy Kô-ba-y-a- si đang truyền lại cho chúng tôi lòng nhiệt huyết với nghề, không chỉ có Tốt-tô-chan ước mơ trở thành cô giáo mà chúng tôi cũng mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp ấy, muốn gieo những mầm xanh cho cuộc đời.
Gặp lại những gì vô tư và trong sáng nơi cuốn sách Tôt-tô-chan, như một sự thanh lọc tâm hồn để chúng ta thoát khỏi những hẹp hòi, bon chen của người lớn mà nhìn nhận lại những ước mơ tốt đẹp nhất của một thời. Tôi học ở Tốt-tô-chan sự dám ước mơ, dám yêu thương chân thành, học cách tin yêu vào những người xung quanh và cuộc sống, học cách sống can đảm trung thực với chính mình. Dù đã cất truyện đi nhưng tôi vẫn thấy đâu đó hình ảnh của trường Tô-mô-e, của thầy hiệu trưởng, của bà mẹ, của Tôt-tô-chan và các bạn, cả của con Rốc-ky nữa. Đôi lần ngồi nhớ lại những trò ngô nghê của Tôt-tô-chan, tôi mỉm cười một mình…
Đó thật là một cuốn sách hay.
Nếu ai đó hỏi rằng: “Bạn hãy nói lên cảm nhận của bạn về cuốn sách một cách ngắn gọn nhất?”, tôi sẽ trả lời bằng 1 từ: “Đáng yêu!”. Từ văn phong giản dị, từ hình vẽ minh hoạ ngộ nghĩnh, từ những lời đối thoại hồn nhiên, từ ngôi trường “trên những toa tàu” Tô-mô-e đến những nhân vật trong truyện: Tốt-tô-chan, thầy Kô-ba-y-a-si, con Rốc-ky, cậu bé Ka-ha-sa-ki, cậu bé bại liệt Y-o-sa-ki-chan… Tất thảy đều rất đáng yêu, khiến tôi thương mến và trân trọng. Một bức tranh thu nhỏ về cuộc sống, cũng có những niềm vui lẫn sự mất mát, nhưng dưới góc nhìn hồn nhiên, lạc quan của Tốt-tô-chan, cả câu chuyện trở nên ấm áp và tràn đầy tin tưởng. Cuốn truyện kết thúc bằng cảnh ngôi trường Tô-mô-e bị thiêu cháy vì bom đạn chiến tranh đã làm không ít người phải khóc, nhưng dường như ai nấy đều tin tưởng rằng sẽ lại có một ngôi trường Tô-mô-e khác mọc lên, trường Tô-mô-e sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người.
Cầm cuốn truyện trên tay, tôi đã rất ấn tượng với hình ảnh ở trang bìa. Tôi đoán cô bé trong hình là Tôt-tô-chan. Và tôi đã ngắm mãi hình ảnh cô bé hai má ửng hồng, đôi mắt cô bé nhìn xa xăm, và đáng yêu lắm. Cô bé Tốt-tô-chan không phải là một cô bé thần đồng, cũng không phải là một tài năng đặc biệt. Em chỉ là một cô bé vô tư, hồn nhiên và hiếu động, thậm chí em còn bị coi là một học sinh hư khi ở trường cũ. Thế nhưng, điều quan trọng là em đã sống chân thực và là Tốt-tô-chan chứ không phải là ai khác, chính nét trẻ thơ ấy của em lại khiến nguời đọc cảm thấy thật thích thú. Đọc Tốt-tô-chan, tôi như được trở về với những kỷ niệm tuổi thơ, như bản thân mình cũng hiện hữu đâu đó trong một vài tình tiết của câu chuyện. Tuổi thơ quả là một thế giới tuyệt vời, trẻ em cũng là những thiên thần tuyệt vời. Cuốn sách như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng: “Người lớn đừng bao giờ quên rằng mình đã từng là một đứa trẻ”, vì quên điều ấy mà đôi khi ta đã không chịu hiểu trẻ con , để rồi áp đặt và trách mắng. Tôi rất bất ngờ khi biết về những lý do mà Tốt-tô-chan giải thích cho hành động của mình. Tất cả đều rất hợp lý. Tôi không nghĩ là một em bé 5, 6 tuổi có thể có những suy nghĩ như vậy. Nhưng Tôt-tô-chan đã khiến tôi thay đổi suy nghĩ của mình. Em liên tục mở và đóng nắp bàn là vì em rất thích bàn học có nắp nâng lên – nó khác bàn học ở nhà có các ngăn kéo, rồi lý do để em tiếp tục đứng bên cửa sổ khi đoàn hát rong đã đi qua cũng thật là thú vị “Thưa cô, có thể là ban nhạc khác sẽ đến. Và thật là tiếc nếu họ đến mà chúng em không được gặp”. Hay khi em giải thích cho cậu bạn Sác-ko-chan lý do vì sao không thấy ngôi sao nào khi nhìn xuống giếng "Tớ nghĩ sao ngủ vào ban ngày và thức dậy vào ban đêm để chiếu sáng”.
Cuốn truyện là một chuỗi những câu chuyện của Tốt-tô-chan, cũng là một chuỗi những điều thú vị đối với độc giả. Tôi bất ngờ vì sự kì lạ này đến sự kì lạ khác.Phần mở đầu khá dài, chưa bao giờ tôi thấy một lời mở đầu nào dài như vậy. Ban đầu tôi đã định bỏ qua, nhưng may thay, tôi đã đọc và xúc động thật sự khi biết chị Tét-su-ko viết về người thầy đáng kính của chị lúc bé. Biết được các mẩu chuyện đều là những sự kiện đã diễn ra và mục đích muốn chuộc lại một lời hứa không thực hiện được của chị, tôi trân trọng từng câu chữ trong truyện.
Trường Tô-mô-e quả là một ngôi trường kỳ lạ: ngôi trường với những lớp học là những toa tàu và luôn gần gũi với thiên nhiên, với lớp học mà các em được ngồi bất kỳ chỗ nào mà các em muốn, được học những gì mà các em thích thú, được mặc bất cứ quần áo nào mà các em thấy thoải mái để chạy nhảy, vui đùa, các em được học từ những điều gần gũi ngay trong đời sống: khi các em trồng cây, khi các em ăn trưa, khi đi dạo, khi tắm ở hồ bơi của trường… Tôi chắc hẳn rằng bất cứ ai đã đọc cuốn truyện này đều ấn tượng và yêu quý ngôi trường ấy. Sau khi đã quen với tất cả những điều kỳ đó, tôi ngẫm lại, mới nhận ra rằng đó là một ngôi trường mà ai ai cũng mơ ước, nên trong sự yêu quý của mỗi người còn gửi gắm cả ước mơ và hy vọng của một thời bé dại.
Cuốn sách đã để lại trong người đọc những ấn tượng rất đẹp về các nhân vật nổi bật trong truyện. Nếu Tôt-tô-chan cho tôi những thú vị của suy nghĩ con trẻ, thì vị hiệu trưởng Sô-sa-ku Kô-ba-y-a-si trường Tô-mô-e lại cho tôi những bài học bình thường mà quý báu trong nghề dạy học, nghề giáo. Thầy quả là một người thầy tuyệt vời, người thầy của tình yêu và niềm tin vô bờ dành cho học sinh và nghề giáo. Thầy coi các em như những người bạn của mình, tôn trọng và hiểu tâm lý các em, tạo điều kiện cho các em phát huy hết tiềm năng của mình. Đọc xong cuốn truyện, tôi đã từng ước mơ mình có thể là giáo viên trong trường của thầy, hay là học sinh cùng thời với Tôt-tô-chan, để nghe lời thầy nói: “Em thật là một cô bé ngoan”. Chắn chắn là điều đó không thể xảy ra, nhưng tôi vẫn muốn thầy là thầy của tôi. Trái tim luôn đón nhận và tràn đầy tình yêu của thầy khiến tôi cảm thấy thầy rất gần gũi. Phần kết của cuốn truyện kể về những người trò ngày xưa ở trường Tô-mô-e, họ đang sống, đang thành công ra sao. Tôi nghĩ rằng đó là hạnh phúc lớn nhất mà thầy Kô-ba-y-a-si hằng tâm huyết.
Mẹ của Tôt-tô-chan dù xuất hiện rất ít trong truyện, nhưng như chị Tét-su-ko kể lại, tôi thấy yêu quý bà lắm. Bà không chỉ là một người mẹ hiền từ mà còn là một nhà giáo dục rất tuyệt vời. Tôt-tô-chan là một cố bé may mắn và hạnh phúc khi có được người mẹ như bà. Cũng như thầy Kô-ba-y-a-si, bà cho tôi nhiều bài học về giáo dục,nhất là giáo dục trẻ em. Tôi thích nhất là việc bà hiểu được suy nghĩ của con mình và chấp nhận nó.
Không hẹn mà gặp, những người bạn khác của tôi khi đọc xong cuốn truyện Tốt-tô-chan cũng có những suy nghĩ giống tôi. Chúng tôi cảm thấy yêu biết mấy con đường giáo dục mà chúng tôi đang đi, hạnh phúc biết bao khi được gần gũi với trẻ thơ, và chúng tôi cũng phải nhìn nhận, suy tư về chính mình và nỗ lực của mình. Tôi cảm nhận rằng thầy Kô-ba-y-a- si đang truyền lại cho chúng tôi lòng nhiệt huyết với nghề, không chỉ có Tốt-tô-chan ước mơ trở thành cô giáo mà chúng tôi cũng mong muốn được đóng góp vào sự nghiệp ấy, muốn gieo những mầm xanh cho cuộc đời.
Gặp lại những gì vô tư và trong sáng nơi cuốn sách Tôt-tô-chan, như một sự thanh lọc tâm hồn để chúng ta thoát khỏi những hẹp hòi, bon chen của người lớn mà nhìn nhận lại những ước mơ tốt đẹp nhất của một thời. Tôi học ở Tốt-tô-chan sự dám ước mơ, dám yêu thương chân thành, học cách tin yêu vào những người xung quanh và cuộc sống, học cách sống can đảm trung thực với chính mình. Dù đã cất truyện đi nhưng tôi vẫn thấy đâu đó hình ảnh của trường Tô-mô-e, của thầy hiệu trưởng, của bà mẹ, của Tôt-tô-chan và các bạn, cả của con Rốc-ky nữa. Đôi lần ngồi nhớ lại những trò ngô nghê của Tôt-tô-chan, tôi mỉm cười một mình…
Đó thật là một cuốn sách hay.