[Sinh Viên] Là sinh viên - bạn nghĩ gì về thực trạng này?

holan037

Thành viên
Là sinh viên, đang trên con đường trở thành nhà khoa học hoặc trở thành một thành phần trong công cuộc tạo ra tri thức mới, đọc bài báo sau, bạn cảm nhận và suy nghĩ như thế nào? Cùng chia sẻ nha!

"
...
Hoặc là khoa học nước nhà đang “có vấn đề”, hoặc là chức danh giáo sư chỉ là kết quả của quá trình “Sống lâu lên lão làng”
Năm 2004, đọc tiểu luận của NN đăng trên tạp chí Nghiên cứu Văn học, ngoài việc đề xuất một hướng nghiên cứu theo tôi còn rất “mông lung”, NN còn đưa tới cho tôi một nỗi kinh hoàng, ấy là bài viết chỉ quảng 10 trang giấy mà kèm theo tới 53 trích dẫn và chú thích! Khiếp quá, đọc một tiểu luận tần đầy các trích dẫn theo lối “ông John” cho rằng, “bà Smith” từng viết, rồi ông “ốp” ông “ép” đã nói…, tôi không thể nắm bắt đâu là khám phá, quan niệm học thuật của NN và đâu là khám phá, quan niệm “nói theo”. Ngẫm lại, thấy cũng không nên trách cứ NN, vì nhiều bậc thầy của anh vẫn thường làm như vậy và nếu có quan tâm, thì nên thừa nhận NN đã lập một kỷ lục!

MÊ HỒN TRẬN CÁC TRÍCH DẪN

Có một sự thật không thể chối cãi được rằng, không rõ tự bao giờ, trong rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội- nhân văn ở nước Nam ta luôn luôn ngổn ngang các trích dẫn, đến mức đôi khi tiếp xúc một công trình, người đọc như bị lạc vào giữa “mê hồn trận” các trích dẫn, các ý kiến của người khác…


Với những công trình như thế, ý tưởng khoa học thật sự của tác giả và hiệu quả thực tế thật đáng nghi ngờ. Tôi đã đọc khá nhiều công trình của một vị giáo sư văn học, và nhận ra mỗi khi đề xuất một nội dung nghiên cứu, giáo sư đều dẫn lại ý kiến của một danh nhân, một nhà khoa học đã từng nói… “y chang” với những gì ông đang trình bày. Kỳ thú nhất có lẽ phải kể tới vô số công trình nghiên cứu Thơ mới, trong đó hầu như cứ bàn đến Xuân Diệu là người viết cố chứng minh Xuân Diệu “tha thiết, nồng nàn”, bàn đến Huy Cận là người viết cố chúng minh chàng Huy Cận “buồn”, thậm chí gần đây còn có một cuốn sách xuất bản chỉ nhằm để khẳng điịnh Nguyễn Bính “chân quê” …, tóm lại là người ta dành khá nhiều công sức và chữ nghĩa nhằm chứng minh điều mà cách nay hơn nửa thế kỷ, trong Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã nói rồi!


Gần đây trong một công trình nghiên cứu văn chương được quảng bá khá hoành tráng, khi đề cập các nhà thơ dân tộc ít người có vị giáo sư chỉ tiến hành một thao tác nghiên cứu duy nhất là liệt kê một dãy tên tuổi từ Y Phương đến Lò Ngân Sủn, rồi không đưa ra ý kiến cá nhân nào, ông dẫn lại nhận xét của Lâm Tiến để đánh giá. Khi những sản phẩm như vậy cũng được coi là công trình nghiên cứu thì, hoặc là khoa học nước nhà đang “có vấn đề”, hoặc là chức danh giáo sư chỉ là kết quả của quá trình “sống lâu lên lão làng”!

Ấy là chưa kể tới việc người ta trích dẫn theo kiểu “ăn theo”. Ông X trích từ cuốn sách A một đoạn (không rõ ông X có thực đọc hay không?); ông Y thấy hay hay liền trích theo ông X; đến lượt ông Z tiếp tục “dẫn lại” từ ông Y … Thế là trong tính lên tục của nó, đoạn trích từ cuốn sách A dược dẫn lại trong công trình của X,Y,Z … và người dẫn lại không phải đọc, không cần phải truy nguyên.Tình huống trên thường diễn ra với các giả kinh điển. Toàn tập của các ông đã xuất bản từ hàng chục đến vài chục năm, vẫn thấy có người dẫn lại từ những cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước.

LƯỜI NHÁC TRONG LAO ĐỘNG TRÍ TUỆ

Dẫn lại, chú thích ý kiến của người khác trong các công trình nghiên cứu khoa học vốn là việc bình thường, trong từng trường hợp cụ thể đó là yêu cầu bắt buộc, nhưng khi sự trích dẫn, chú thích đã đạt đến tình trạng “lạm phát” thì tôi lại thiếu tin cậy vào tác giả. Buộc tôi phải đạt ra các khả năng:​
Một, “ý tưởng” khoa học chỉ là “đồng dạng phối cảnh” với ý tưởng của người khác;​
Hai, “ý tưởng” chưa đủ độ chín tác giả không đủ bản lĩnh, không dám chịu trách nhiệm về mình, cần được “bảo lãnh”;​
Ba, tác giả chỉ là một người “thuộc bài”?​
Xét đến cùng, ba khả năng trên đều có chung một nguồn gốc, ấy là khi nhà khoa học lười nhác trong lao động trí tuệ, tồi tệ hơn, là không có khả năng nghiên cứu khoa học. Tương tự như vậy, có thể đặt ra nhiều câu hỏi đối với các nhà khoa học được tin tưởng giao trọng trách “nghiệm thu” một công trình nào đó mà sau khi nghiệm thu nó lại bị dư luận phê phán. Họ không đọc? họ không có khả năng phân biệt đúng sai? Họ nể nang? Họ …? Phải chăng từ những khả năng trên đây vô số công trình nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn có kinh phí từ vài chục triệu đồng đến hàng tỷ đồng đã không được công bố để cho những người trong nghề tham khảo, học hỏi?

Nói thật đơn giản, để các phát minh khoa học, các công trình nghiên cứu có thể sinh tồn và hữu ích với hoạt động của con người, trước hết đó phải là sự giải đáp các câu hỏi liên quan trực tiếp đến lĩnh vực nào đó thuộc về tự nhiên - xã hội - con người, là sự nắm bắt các nhu cầu và tìm ra, xây dựng khả năng đáp ứng nhu cầu …

Như vậy, muốn đạt một câu hỏi, muốn nắm bắt một nhu cầu, từ nền tảng một tri thức nhất định, người nghiên cứu cần khảo sát cụ thể về thực tiễn, suy ngẫm, luận chứng và đề xuất…, nếu có “kế thừa” ý tưởng của người đi trước thì phải là sự “nâng cấp” chứ không phải là sự “nhai lại”. Nói cách khác, với nghiên cứu khoa học, người ta phải suy nghĩ từ “cái đầu” của chính mình chứ không phải từ cái đầu của người khác. Nếu yêu cầu đó trở thành một thước đo nghiêm cẩn trong nghiên cứu khoa học xã hội - nhân văn ở Việt Nam, liệu bao nhiêu công trình sẽ phải tự triệt tiêu từ “khoa học”. Câu trả lời xin dành cho các nhà khoa học, nếu như họ đủ tự trọng “tự vấn” về công trình của mình." (Nguyễn Hoà - Báo Thể thao & Văn hóa)
Để đăng bài này, chính mình cũng một lần nữa tự nguyện làm một nạn nhân của "nạn lạm phát trích dẫn" này. Cũng chỉ cách đây 2 ngày, mình đã nộp một bài thi với phần mở đầu cũng vô số những lời trích dẫn...
33.gif
Trích dẫn chắc chắn là điều phải làm khi công bố một công trình nghiên cứu, nhưng cứ làm dụng thói quen này mà không thay đổi và từ bỏ, biết đến bao giờ những thành quả mình tạo ra mới thật sự là của chính mình???
 

Ngoc Ngo

[♣]Thành Viên CLB
quả thật đây là một vấn đề khó và trong một sớm một chiều không thể nào thay đổi được
 

youcan

Thành viên năng động
để trở thành "giáo sư -tiến sĩ-khoa học" thì cần phải có đề tài nghiên cứu khoa hoc, tham gia viết báo, hướng dẫn một vài nghiên cứu sinh làm đề tài. Đã có những quy định như vậy, nên không thể không có những đề tài vô bổ, những bài báo không có giá trị thông tin và tệ hại hơn nữa là tạo ra một vài nghiên cứu sinh thiếu bản lĩnh. KHông có học vị cao thì khó có danh vọng, nên thực trạng này ngày càng nhiều.
 

ac4him2ntu

Thanh viên kỳ cựu
một cách đơn giản để không còn hiện trạng trích dẫn nữa là ..... bỏ đi dấu ngoặc kép và các chú thích trích dẫn . :nghichngom:
[Chuẩn rồi . khỏi chỉnh :p ]
 

yuchi

Thành viên năng động
vấn đề ở đây cần được nói đến là một nền giáo dục cả một quốc gia chứ không riêng gì những việc như vậy.chính sự lõng lẽo trong quy định,chạy theo bằng cấp còn năng lực thực sự thì không có bao nhiêu.tất cả luôn luôn diễn ra ở mọi cấp độ từ học sinh đến cả những bậc giáo sư tiến sĩ kia.tôi luôn đặt câu hỏi trong đầu "tại sao chúng ta có nhiều vị tiến sĩ giáo sư như vậy mà không có được bao nhiêu công trình nghiên cứu thiết thực cho xã hội ta ?".
 

thaihabooks

Thanh viên kỳ cựu
làm luận án tiến sĩ chỉ để thêm cái học vị dễ kiếm tiền và quyền hơn chứ không có chủ đích đóng góp cho ngành khoa học và cho đất nước. Đây chính là vấn đề. Thế nên những luận án như vậy chỉ mang tính "đối phó".
 

Bình luận bằng Facebook

Similar threads
Thread starter Tiêu đề Diễn đàn Trả lời Date
quaden [Sinh Viên] kinh nghiệm thi B là gì? Học Tập - Thi Cử 1
_xU_kUt3_ [Sinh viên] Học tập theo phương pháp P.O.W.E.R cho sinh viên năm 1 Học Tập - Thi Cử 1
T [Sinh Viên] Lịch Khai Giảng Tháng 08/2011 - CISNET (Ưu đãi đặc biệt giảm 20-30% HP) Học Tập - Thi Cử 1
lady [Sinh Viên] Sự thật về kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Học Tập - Thi Cử 5
K [Sinh Viên] 7 sai lầm khi học anh văn của người việt và pp học anh văn hiệu quả (p.1) Học Tập - Thi Cử 7
tangnam2 [Sinh Viên][you] sẽ nhắn gì với các sĩ tử của chúng ta? Học Tập - Thi Cử 38
huxu456 [Sinh Viên] Khi khối C 'trượt giá' Học Tập - Thi Cử 1
_xU_kUt3_ [Sinh Viên] Làm thế nào học bài nhanh thuộc và nhớ lâu ? Học Tập - Thi Cử 3
lecaoson9192 [Sinh Viên] Chữa bệnh mất lửa trong khi học Học Tập - Thi Cử 2
cogaihoabachhop [Sinh Viên] Tương lai ơi...! Học Tập - Thi Cử 0
lecaoson9192 [Sinh Viên] Làm sao cho hết bệnh... lười? Học Tập - Thi Cử 2
txtzeus [Sinh Viên] Thi học kỳ, Ôi sao mà mệt. Học Tập - Thi Cử 0
KendyDat [Sinh Viên] Khảo sát giúp Ten Millions Team Học Tập - Thi Cử 7
benny [Sinh Viên] Bí quyết học thi Học Tập - Thi Cử 1
benny [Sinh Viên] Bản đồ tư duy Học Tập - Thi Cử 1
bachtuocdo [Sinh Viên] HỘI THẢO LỚN :ỨNG DỤNG TƯ DUY ĐỘT PHÁ TRONG KINH DOANH 31/10/2010 Học Tập - Thi Cử 0
D [Sinh Viên] Tỷ lệ “chọi” vào các trường Học Tập - Thi Cử 0
tritai [Sinh Viên] Bác nào học luật kinh tế giúp em với Học Tập - Thi Cử 0
B [Sinh Viên] Khuân viên Trường Đại Học???? Học Tập - Thi Cử 7
KendyDat [Sinh Viên] Cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT và ĐH, CĐ 2010 Học Tập - Thi Cử 0
trantuya6 [Sinh Viên] Nghe nhạc Baroque trong khi học giúp nâng cao năng suất học tập. Học Tập - Thi Cử 6
tritai [Sinh Viên] Cần các bro giúp đây Học Tập - Thi Cử 6
M [Sinh Viên] Cách học lạ mà hiệu quả Học Tập - Thi Cử 4
swynts [Sinh Viên] Học Tiếng Việt , Giáo Trình Học Tiếng Việt ? Học Tập - Thi Cử 1
ananchip [Sinh Viên] [you] có học TOEIC? Học Tập - Thi Cử 119
lapdong [Sinh Viên] Những điều cấn biết dành cho tân sinh viên Học Tập - Thi Cử 3
M [Sinh Viên] Địa điểm thi các trường ĐH năm 2009 Học Tập - Thi Cử 1
thanhdat1004 [Sinh Viên] Phương pháp nghiên cứu khoa học trong sinh viên Học Tập - Thi Cử 1
kieuphuong [Sinh Viên] Kinh nghiệm học tiếng anh hiệu quả Học Tập - Thi Cử 5
P [Sinh Viên] Học TOEF ITP Học Tập - Thi Cử 2
LuckyStar [Sinh Viên] Chương trình Khởi nghiệp cùng Prudential Học Tập - Thi Cử 2
Sóng [Sinh Viên] Trường Đại học hay Cao đẳng nào thú vị nhất? Học Tập - Thi Cử 27
Thiên Sứ Nghiên cứu khoa học là gì? Học Tập - Thi Cử 3

Similar threads

Similar threads

Similar threads

Top