ting
[♣]Thành Viên CLB
TT - Tôi đã chọn nghề như thế nào? Một điều đã rõ mồn một là tôi khá về khoa học xã hội mà rất sợ các môn khoa học tự nhiên. Cho nên dù ba tôi có dỗ dành cách mấy để tôi theo học các ngành mà chính ông thích như nông lâm, rồi y, dược tôi cũng lắc đầu.
Hồi ở phổ thông tôi khá Anh, Pháp nên vừa ham vui vừa háo thắng, tôi mơ trở thành nhà ngoại giao với bốn năm ngoại ngữ và suốt đời xách vali đi máy bay cho oách. Với ý tưởng này tôi lên đường du học tại Mỹ.
Mới tới sân bay Orly ở Paris, anh chủ tịch Hội sinh viên công giáo VN hỏi tôi định học ngành nào. Nghe tôi trả lời, anh phán một câu: “Trời ơi, đất nước còn nghèo đang cần trí thức ở sát với dân mà em lại đòi đi chu du thế giới. Thôi chọn một trong hai ngành rất cần cho đất nước là xã hội học hay giáo dục học đi!”.
Dù chưa hiểu gì nhưng tôi cũng cởi mở với ý tưởng chọn nghề không chỉ vì mình mà còn vì nhu cầu của xã hội nữa. Rồi tôi nhớ lại bức thư của ông giám đốc chương trình học bổng có câu: “đất nước mới giành độc lập, có rất nhiều việc phải làm. Du học sinh sẽ là những lãnh đạo của tương lai”. Rồi tôi tự nhủ: “Mình cũng quan trọng thế sao, vậy phải làm gì có ích chứ!”.
Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, năm 1955 tôi được gọi về nước tham gia một chương trình chăm lo cho các bạn gái trẻ di cư từ miền Bắc bị thất lạc gia đình. Tôi hăng hái đáp ứng và gạt qua một bên ý định học thạc sĩ.
Rồi tôi được mời đi thành lập một trung tâm cộng đồng ở một khu dân cư của người di cư từ miền Bắc với vai trò một công tác viên phát triển cộng đồng mà tôi chưa hề học. Sau đó tôi được mời tham gia ban sáng lập trường công tác xã hội công lập đầu tiên. Để đủ tiêu chuẩn làm giảng viên tôi phải lấy bằng thạc sĩ. Lần này không còn phải tìm tòi do dự nữa, tôi biết rõ rằng mình phải học môn phát triển cộng đồng, một ngành học mới toanh chỉ mới bắt đầu ở Ấn Độ và Philippines. Và tôi chọn đi Philippines sau 15 năm làm việc.
Qua kinh nghiệm bản thân, tôi rút ra được các bài học dưới đây. Nghề nghiệp như hôn nhân là cả một cuộc đời. Chỉ có mình mới quyết định cho mình.
Tôi đã “cãi”, không nghe lời cha tôi mà đi theo con đường mình thích. Thoạt đầu ba tôi chống đối việc tôi đi Mỹ vì người ta đồn rằng thanh niên Mỹ quá tự do. Ba tôi sợ tôi hư. Khi tôi viết thư về cho hay rằng tôi chọn xã hội học, cha tôi vì không biết xã hội học là gì nên hỏi: “Con chọn cái nghề từ thiện của ông cha bà phước sau này làm sao mà sống?”.
Nhưng khi tôi về nước hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội, ít tiền thật nhưng đầy ý nghĩa thì ba tôi rất hãnh diện và ủng hộ tôi hết mình. Ngày nay sau 55 năm, tôi nghĩ rằng chắc chắn các bậc phụ huynh phóng khoáng hơn và bạn trẻ tự quyết nhiều hơn trong lựa chọn nghề nghiệp nhưng dường như tôi thấy điều ngược lại.
Nghề nghiệp là cả cuộc đời của mình nên phải yêu nó, tìm niềm vui nơi nó. Do đó phải chọn nghề phù hợp với sở thích và năng khiếu. Nhờ đó mình mới hoàn thành tốt nhiệm vụ và hơn thế nữa là mỗi ngày một phát huy tài năng. “Ôm” một cái nghề mà mình không thích không khác nào sống với một người vợ/chồng mà mình không yêu. Đó là chưa nói tới sự trọng vọng mà xã hội dành cho những người xuất sắc trong nghề nghiệp.
Cảm thấy mình có ích là một nguồn động viên lớn cho mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh. Chọn nghề không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì nhu cầu của xã hội. Làm đúng việc mình thích, lại có ích cho xã hội cho ta một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Định hướng nghề nghiệp không thể chờ nước tới chân mới nhảy như hiện nay với những cuộc tư vấn rầm rộ. Nó bắt đầu từ tấm bé trong gia đình, trong sự hình thành nhân cách, quan trọng nhất bạn trẻ phải biết mình là người có những sở trường sở đoản nào và biết mình muốn gì cho tương lai.
Cuối cùng ảnh hưởng vô tình hay cố ý của người lớn rất quan trọng. Có thể họ không biết nhưng cuộc đối thoại với anh chủ tịch hội sinh viên ở Paris và bức thư của ông giám đốc chương trình học bổng đã để lại một dấu ấn không nhỏ trong đời tôi.
NGUYỄN THỊ OANH
Ngôồn: Báo Tuổi Trẻ
Hồi ở phổ thông tôi khá Anh, Pháp nên vừa ham vui vừa háo thắng, tôi mơ trở thành nhà ngoại giao với bốn năm ngoại ngữ và suốt đời xách vali đi máy bay cho oách. Với ý tưởng này tôi lên đường du học tại Mỹ.
Mới tới sân bay Orly ở Paris, anh chủ tịch Hội sinh viên công giáo VN hỏi tôi định học ngành nào. Nghe tôi trả lời, anh phán một câu: “Trời ơi, đất nước còn nghèo đang cần trí thức ở sát với dân mà em lại đòi đi chu du thế giới. Thôi chọn một trong hai ngành rất cần cho đất nước là xã hội học hay giáo dục học đi!”.
Dù chưa hiểu gì nhưng tôi cũng cởi mở với ý tưởng chọn nghề không chỉ vì mình mà còn vì nhu cầu của xã hội nữa. Rồi tôi nhớ lại bức thư của ông giám đốc chương trình học bổng có câu: “đất nước mới giành độc lập, có rất nhiều việc phải làm. Du học sinh sẽ là những lãnh đạo của tương lai”. Rồi tôi tự nhủ: “Mình cũng quan trọng thế sao, vậy phải làm gì có ích chứ!”.
Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, năm 1955 tôi được gọi về nước tham gia một chương trình chăm lo cho các bạn gái trẻ di cư từ miền Bắc bị thất lạc gia đình. Tôi hăng hái đáp ứng và gạt qua một bên ý định học thạc sĩ.
Rồi tôi được mời đi thành lập một trung tâm cộng đồng ở một khu dân cư của người di cư từ miền Bắc với vai trò một công tác viên phát triển cộng đồng mà tôi chưa hề học. Sau đó tôi được mời tham gia ban sáng lập trường công tác xã hội công lập đầu tiên. Để đủ tiêu chuẩn làm giảng viên tôi phải lấy bằng thạc sĩ. Lần này không còn phải tìm tòi do dự nữa, tôi biết rõ rằng mình phải học môn phát triển cộng đồng, một ngành học mới toanh chỉ mới bắt đầu ở Ấn Độ và Philippines. Và tôi chọn đi Philippines sau 15 năm làm việc.
Qua kinh nghiệm bản thân, tôi rút ra được các bài học dưới đây. Nghề nghiệp như hôn nhân là cả một cuộc đời. Chỉ có mình mới quyết định cho mình.
Tôi đã “cãi”, không nghe lời cha tôi mà đi theo con đường mình thích. Thoạt đầu ba tôi chống đối việc tôi đi Mỹ vì người ta đồn rằng thanh niên Mỹ quá tự do. Ba tôi sợ tôi hư. Khi tôi viết thư về cho hay rằng tôi chọn xã hội học, cha tôi vì không biết xã hội học là gì nên hỏi: “Con chọn cái nghề từ thiện của ông cha bà phước sau này làm sao mà sống?”.
Nhưng khi tôi về nước hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội, ít tiền thật nhưng đầy ý nghĩa thì ba tôi rất hãnh diện và ủng hộ tôi hết mình. Ngày nay sau 55 năm, tôi nghĩ rằng chắc chắn các bậc phụ huynh phóng khoáng hơn và bạn trẻ tự quyết nhiều hơn trong lựa chọn nghề nghiệp nhưng dường như tôi thấy điều ngược lại.
Nghề nghiệp là cả cuộc đời của mình nên phải yêu nó, tìm niềm vui nơi nó. Do đó phải chọn nghề phù hợp với sở thích và năng khiếu. Nhờ đó mình mới hoàn thành tốt nhiệm vụ và hơn thế nữa là mỗi ngày một phát huy tài năng. “Ôm” một cái nghề mà mình không thích không khác nào sống với một người vợ/chồng mà mình không yêu. Đó là chưa nói tới sự trọng vọng mà xã hội dành cho những người xuất sắc trong nghề nghiệp.
Cảm thấy mình có ích là một nguồn động viên lớn cho mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh. Chọn nghề không chỉ vì lợi ích cá nhân mà còn vì nhu cầu của xã hội. Làm đúng việc mình thích, lại có ích cho xã hội cho ta một cuộc đời đầy ý nghĩa.
Định hướng nghề nghiệp không thể chờ nước tới chân mới nhảy như hiện nay với những cuộc tư vấn rầm rộ. Nó bắt đầu từ tấm bé trong gia đình, trong sự hình thành nhân cách, quan trọng nhất bạn trẻ phải biết mình là người có những sở trường sở đoản nào và biết mình muốn gì cho tương lai.
Cuối cùng ảnh hưởng vô tình hay cố ý của người lớn rất quan trọng. Có thể họ không biết nhưng cuộc đối thoại với anh chủ tịch hội sinh viên ở Paris và bức thư của ông giám đốc chương trình học bổng đã để lại một dấu ấn không nhỏ trong đời tôi.
NGUYỄN THỊ OANH
Ngôồn: Báo Tuổi Trẻ