mèo mắc ma
Thanh viên kỳ cựu
Con người ta chỉ được sinh ra một lần, và cũng chỉ được sống một lần. Chính vì vậy, phải sống sao cho không phí hoài từng giây phút, hay nói chính xác hơn, phải tìm ra một cách sống đẹp. Nhưng thế nào là một cách sống đẹp? Câu hỏi đó vang lên như từ một câu thơ trong bài “Một khúc ca xuân” của nhà thơ Tố Hữu : “Ôi! Thế nào là sống đẹp hỡi bạn?” Cuộc sống thì muôn hình vạn trạng, và câu trả lời cho câu hỏi ấy cũng đa dạng khôn cùng.
Hoạt động sống của con người ta không chỉ giản đơn là những nhu cầu để sinh tồn mà còn là cả một quá trình phấn đấu để trưởng thành trong suy nghĩ, nhận thức và hành động. Và cách sống của mỗi người có một ảnh hưởng nhất định với mọi người xung quanh. Vậy sống đẹp là sống thế nào? Trước hết, phải hiểu rằng cái đẹp ở đây không chỉ là thẩm mỹ hình thức bên ngoài mà còn là cái đẹp bên trong tâm hồn và nhân cách. Như một bản năng tự nhiên nhất, con người vươn tới cái đẹp, có nghĩa là, mỗi người tự hoàn thiện cái đẹp của riêng mình. Từ đó có thể suy ra rằng, sồng đẹp là một cách sống nhằm vươn tới cái đẹp về cả nội dung lẫn hình thức, là một nhu cầu có thực của mỗi cá nhân. Nói một cách đơn giản hơn, sống đẹp là cách ta ăn nói, đi đứng, cư xử… trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày sao cho khi người khác nhìn vào, họ có thể nhận ra vẻ đẹp tự nhiên nhất.
Sống đẹp trước hết là sống hết mình, sống có trách nhiệm. Sống hết mình là sống bằng cái tâm, sống một cách trọn vẹn từng giây phút, dốc hết tâm sức của bản thân. Khi làm bất cứ một điều gì, con người ta không chỉ cần có cái tài mà còn có cái tâm. Ý muốn xuất phát tận tâm chân thành nhất sẽ là động lực và sức mạnh để phấn đấu và vươn lên. Hãy nhìn lại 2 cuộc kháng chiến trường kì và thần thánh của cả dân tộc. Biết bao mái đầu xanh đã “hoá thân cho dáng hình xứ sở”, cho dải đất cong cong hình chữ S này. Đó là những người lính, chân chất và mộc mạc như anh lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” hay anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ đầy chất tếu táo lạc quan thì họ đều chiến đấu hết mình, bằng tất cả tinh thần và ý chí. Dù gặp khó khăn gian khổ, khi mà “Đời Cách Mạng từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề cận cổ sung kề tai/ Là mạng sống chỉ xem còn một nữa”, thì vẫn tin tưởng, vẫn cầm súng, vẫn chiến đấu, vẫn hoạt động. Chất lửa, chất thép cũng nằm ở đó. Dáng hình đất nước cũng từ đó mà tượng hình và cứ như thế, nhờ những bàn tay, nhờ những tấm lòng, nước Việt Nam có được vị thế như ngày hôm nay. Chỉ khi sống bằng tất cả nhiệt huyết, mới thấy mình đã không phí hoài dù chỉ là một giây, thấy được cả những thành quả tốt đẹp nảy nở từ trong thử thách, vấp váp. Sau nữa, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ý thức về trách nhiệm sẽ nhắc nhở và làm kim chỉ nam xuyên suốt cuộc đời. Trách nhiệm với bản thân không cho phép con người ta lùi bước trước những gập ghềnh trên con đường mà mình đã lựa chọn, không bị cám dỗ bởi cái xấu, cái ác. Trách nhiệm với gia đình để thấy mình không còn nhỏ bé mà đã lớn khôn, có vị trí, có tiếng nói để giữ gìn hạnh phúc đơn sơ mà thiêng liêng. Trách nhiệm với xã hội thôi thúc sự cống hiến và đóng góp vì tương lai, vì lợi ích chung. Tất cả tạo nên mối dây liên kết bền chặt. Thế mà đáng buồn thay, vẫn có một bộ phận không nhỏ ở độ tuổi thanh niên chỉ biết ăn chơi và hưởng thụ bằng mồ hôi nước mắt của bậc làm cha, làm mẹ. Vẫn còn đó vấn nạn bạo hành trong gia đình. Và vẫn còn nhiều, nhiều lắm những tệ nạn xã hội gây nhức nhối dư luận. 1 xã hội chỉ tốt đẹp khi có những gia đình tốt. Một gia đình tốt khi tất cả các thành viên tốt. Cuối cùng, mỗi thành viên chỉ thành người tốt, người có ích khi sống hết mình và có trách nhiệm trong bất kì hoàn cảnh, thời khắc nào. Đó là một nét đẹp, một phẩm chất cần được mài giũa và trân trọng.
Sống đẹp cũng có nghĩa là sống biết yêu thương và sẻ chia. Tình yêu là ngọn nguồn mọi điều đẹp đẽ. Tình yêu tự bản thân nó có một sức mạnh kì diệu. Cái tình, cái nghĩa nối kết những trái tim với nhau. Tôi đã từng đọc được những vần thơ thế này :
Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Phải, đúng rồi, người sống với người thế nào đây? Đất, cây cỏ, nước còn biết nương tựa vào nhau thì thử hỏi con người chúng ta liệu có thể thua những sự vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy? Câu trả lời là không thể. Vì người sống với nhau cũng để tôn nhau lên, để cái tôi riêng vẫn có màu sắc riêng khi hoà vào cái ta chung. Người với người sống để làm cuộc đời đủ đầy hơn, vẹn tròn hơn. Người sống với người sao cho cùng nhau tìm đến được những chân trời mới. Người với người sống bằng tình, bằng nghĩa. Nghĩa phu thê, nghĩa phụ tử, nghĩa đồng bào. Có yêu mới hiểu và cảm thông. Có yêu mới có đủ sức mạnh bên nhau trong những lúc khó khăn nhất. Có yêu mới thấy mình cần sẻ chia, cần trải lòng mình ra, để muôn vạn tấm lòng xích lại gần nhau hơn. Niềm vui được chia sẻ là niềm vui nhân đôi. Nỗi buồn được san sẻ là nỗi buồn vơi đi một nửa. Nét sống đẹp này có thể bắt gặp rất dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong thành phần sinh viên học sinh. Họ, những chiến sĩ tình nguyện, sẵn sàng vươn tay ra để nâng những mảnh đời chịu khiếm khuyết hình thể hay tâm hồn. Những chiến dịch, những kế hoạch hừng hực như ngọn lửa trong lòng. Đi và thấy mình còn may mắn hơn bao người. Đi để thấy mình cũng có thể làm được một điều gì đó để xoa dịuvết thương của chiến tranh, vết thương lòng. Liều thuốc cho trái tim là chính muôn vàn trái tim khác. Sống ích kỉ làm chi, lo vun vén cho bản thân làm gì? Con người rồi cũng trở về với cát bụi, cái còn lại đâu phải danh vọng tiền tài mà là một điều khác lớn lao hơn rất nhiều : sự thanh thản nhẹ nhõm trong tâm hồn. Và con người ta chỉ thật sự cảm thấy thanh thản nhẹ nhõm khi đã làm được chút gì đó có ích cho đời, cho người.Tình yêu giữa người với người sẽ lớn dần lên thành tình yêu dân tộc, tình yêu Tổ quốc. Có thể nói, lòng yêu nước của nhân dân ta đã là sức mạnh rất lớn, và hơn thế nữa, nó là một trong những nét đẹp tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất cả những chân lý đều bắt đầu từ những lẽ phải rất đỗi giản dị. Tất cả những khái niệm trừu tượng hay lớn lao đều có thể được giải thích bằng từ ngữ, hình ảnh rất đỗi quen thuộc gần gũi, giống như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng truy nguyên về “Đất Nước” trong miếng trầu, trong cái búi tóc sau đầu của mẹ, trong tên gọi của cái kèo, cái cột….Vậy có thể suy ra, cách sống đẹp có thể được định nghĩa là cách đối xử, thái độ với người, với đời bằng tình yêu, bằng trái tim để nhìn thấy phần tốt đẹp trong bản thân mỗi con người, đề hàn gắn vết thương, để khơi dậy niềm hi vọng, niềm tin, để cống hiếnvì một ngày mai tươi sáng hơn.
Sống hết mình, sống có trách nhiệm, sống mà biết yêu thương và chia sẻ với mọi người chung quanh thì không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân mà còn đem lại nụ cười cho nhiều người khác.Tâm tính, nhân cách của con người khi ấy cũng hoàn thiện hơn và những phẩm chất tốt đẹp bên trong sẽ được thể hiện ra trong 1 gia đình, 1 cộng đồng. Hay nói một cách khác, con người đã tự hoàn thiện mình hơn một bước. Và đó cũng là ý nghĩa sâu xa nhất của cách sống đẹp, đẹp cả trong mắt của bản thân và xã hội. Thế nhưng,1 lối sồng đẹp không thể có trong một sớm một chiều mà là kết quả của cả một quá trình tự phấn đấu và nhận thức. Nhân tố ngoại cảnh xung quanh cũng có một tác động rất lớn đến việc hình thành 1 cách sống. Điều này có nghĩa là con người ta cần cố gắng rèn luyện và tạo ra cho bản thân 1 môi trường sống lành mạnh. Việc này không có gì phức tạp, chỉ đơn giản là học và làm việc hết mình, đối xử thân ái, yêu thương với bạn bè người thân và cả với những mảnh đời đang cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.Cuộc đời không phải chỉ toàn một màu hồng nhưng khi ta biết cách sống đẹp, sống có ích ta sẽ thấy điều kì diệu mà cuộc sống này mang lại
“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương”
Hoạt động sống của con người ta không chỉ giản đơn là những nhu cầu để sinh tồn mà còn là cả một quá trình phấn đấu để trưởng thành trong suy nghĩ, nhận thức và hành động. Và cách sống của mỗi người có một ảnh hưởng nhất định với mọi người xung quanh. Vậy sống đẹp là sống thế nào? Trước hết, phải hiểu rằng cái đẹp ở đây không chỉ là thẩm mỹ hình thức bên ngoài mà còn là cái đẹp bên trong tâm hồn và nhân cách. Như một bản năng tự nhiên nhất, con người vươn tới cái đẹp, có nghĩa là, mỗi người tự hoàn thiện cái đẹp của riêng mình. Từ đó có thể suy ra rằng, sồng đẹp là một cách sống nhằm vươn tới cái đẹp về cả nội dung lẫn hình thức, là một nhu cầu có thực của mỗi cá nhân. Nói một cách đơn giản hơn, sống đẹp là cách ta ăn nói, đi đứng, cư xử… trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày sao cho khi người khác nhìn vào, họ có thể nhận ra vẻ đẹp tự nhiên nhất.
Sống đẹp trước hết là sống hết mình, sống có trách nhiệm. Sống hết mình là sống bằng cái tâm, sống một cách trọn vẹn từng giây phút, dốc hết tâm sức của bản thân. Khi làm bất cứ một điều gì, con người ta không chỉ cần có cái tài mà còn có cái tâm. Ý muốn xuất phát tận tâm chân thành nhất sẽ là động lực và sức mạnh để phấn đấu và vươn lên. Hãy nhìn lại 2 cuộc kháng chiến trường kì và thần thánh của cả dân tộc. Biết bao mái đầu xanh đã “hoá thân cho dáng hình xứ sở”, cho dải đất cong cong hình chữ S này. Đó là những người lính, chân chất và mộc mạc như anh lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp “áo vải chân không đi lùng giặc đánh” hay anh bộ đội Cụ Hồ trong kháng chiến chống Mỹ đầy chất tếu táo lạc quan thì họ đều chiến đấu hết mình, bằng tất cả tinh thần và ý chí. Dù gặp khó khăn gian khổ, khi mà “Đời Cách Mạng từ khi tôi đã hiểu/ Dấn thân vô là phải chịu tù đày/ Là gươm kề cận cổ sung kề tai/ Là mạng sống chỉ xem còn một nữa”, thì vẫn tin tưởng, vẫn cầm súng, vẫn chiến đấu, vẫn hoạt động. Chất lửa, chất thép cũng nằm ở đó. Dáng hình đất nước cũng từ đó mà tượng hình và cứ như thế, nhờ những bàn tay, nhờ những tấm lòng, nước Việt Nam có được vị thế như ngày hôm nay. Chỉ khi sống bằng tất cả nhiệt huyết, mới thấy mình đã không phí hoài dù chỉ là một giây, thấy được cả những thành quả tốt đẹp nảy nở từ trong thử thách, vấp váp. Sau nữa, mỗi cá nhân đều có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Ý thức về trách nhiệm sẽ nhắc nhở và làm kim chỉ nam xuyên suốt cuộc đời. Trách nhiệm với bản thân không cho phép con người ta lùi bước trước những gập ghềnh trên con đường mà mình đã lựa chọn, không bị cám dỗ bởi cái xấu, cái ác. Trách nhiệm với gia đình để thấy mình không còn nhỏ bé mà đã lớn khôn, có vị trí, có tiếng nói để giữ gìn hạnh phúc đơn sơ mà thiêng liêng. Trách nhiệm với xã hội thôi thúc sự cống hiến và đóng góp vì tương lai, vì lợi ích chung. Tất cả tạo nên mối dây liên kết bền chặt. Thế mà đáng buồn thay, vẫn có một bộ phận không nhỏ ở độ tuổi thanh niên chỉ biết ăn chơi và hưởng thụ bằng mồ hôi nước mắt của bậc làm cha, làm mẹ. Vẫn còn đó vấn nạn bạo hành trong gia đình. Và vẫn còn nhiều, nhiều lắm những tệ nạn xã hội gây nhức nhối dư luận. 1 xã hội chỉ tốt đẹp khi có những gia đình tốt. Một gia đình tốt khi tất cả các thành viên tốt. Cuối cùng, mỗi thành viên chỉ thành người tốt, người có ích khi sống hết mình và có trách nhiệm trong bất kì hoàn cảnh, thời khắc nào. Đó là một nét đẹp, một phẩm chất cần được mài giũa và trân trọng.
Sống đẹp cũng có nghĩa là sống biết yêu thương và sẻ chia. Tình yêu là ngọn nguồn mọi điều đẹp đẽ. Tình yêu tự bản thân nó có một sức mạnh kì diệu. Cái tình, cái nghĩa nối kết những trái tim với nhau. Tôi đã từng đọc được những vần thơ thế này :
Tôi hỏi đất:
-Ðất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
-Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
-Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Phải, đúng rồi, người sống với người thế nào đây? Đất, cây cỏ, nước còn biết nương tựa vào nhau thì thử hỏi con người chúng ta liệu có thể thua những sự vật tưởng chừng vô tri vô giác ấy? Câu trả lời là không thể. Vì người sống với nhau cũng để tôn nhau lên, để cái tôi riêng vẫn có màu sắc riêng khi hoà vào cái ta chung. Người với người sống để làm cuộc đời đủ đầy hơn, vẹn tròn hơn. Người sống với người sao cho cùng nhau tìm đến được những chân trời mới. Người với người sống bằng tình, bằng nghĩa. Nghĩa phu thê, nghĩa phụ tử, nghĩa đồng bào. Có yêu mới hiểu và cảm thông. Có yêu mới có đủ sức mạnh bên nhau trong những lúc khó khăn nhất. Có yêu mới thấy mình cần sẻ chia, cần trải lòng mình ra, để muôn vạn tấm lòng xích lại gần nhau hơn. Niềm vui được chia sẻ là niềm vui nhân đôi. Nỗi buồn được san sẻ là nỗi buồn vơi đi một nửa. Nét sống đẹp này có thể bắt gặp rất dễ dàng trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt trong thành phần sinh viên học sinh. Họ, những chiến sĩ tình nguyện, sẵn sàng vươn tay ra để nâng những mảnh đời chịu khiếm khuyết hình thể hay tâm hồn. Những chiến dịch, những kế hoạch hừng hực như ngọn lửa trong lòng. Đi và thấy mình còn may mắn hơn bao người. Đi để thấy mình cũng có thể làm được một điều gì đó để xoa dịuvết thương của chiến tranh, vết thương lòng. Liều thuốc cho trái tim là chính muôn vàn trái tim khác. Sống ích kỉ làm chi, lo vun vén cho bản thân làm gì? Con người rồi cũng trở về với cát bụi, cái còn lại đâu phải danh vọng tiền tài mà là một điều khác lớn lao hơn rất nhiều : sự thanh thản nhẹ nhõm trong tâm hồn. Và con người ta chỉ thật sự cảm thấy thanh thản nhẹ nhõm khi đã làm được chút gì đó có ích cho đời, cho người.Tình yêu giữa người với người sẽ lớn dần lên thành tình yêu dân tộc, tình yêu Tổ quốc. Có thể nói, lòng yêu nước của nhân dân ta đã là sức mạnh rất lớn, và hơn thế nữa, nó là một trong những nét đẹp tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Tất cả những chân lý đều bắt đầu từ những lẽ phải rất đỗi giản dị. Tất cả những khái niệm trừu tượng hay lớn lao đều có thể được giải thích bằng từ ngữ, hình ảnh rất đỗi quen thuộc gần gũi, giống như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng truy nguyên về “Đất Nước” trong miếng trầu, trong cái búi tóc sau đầu của mẹ, trong tên gọi của cái kèo, cái cột….Vậy có thể suy ra, cách sống đẹp có thể được định nghĩa là cách đối xử, thái độ với người, với đời bằng tình yêu, bằng trái tim để nhìn thấy phần tốt đẹp trong bản thân mỗi con người, đề hàn gắn vết thương, để khơi dậy niềm hi vọng, niềm tin, để cống hiếnvì một ngày mai tươi sáng hơn.
Sống hết mình, sống có trách nhiệm, sống mà biết yêu thương và chia sẻ với mọi người chung quanh thì không chỉ mang lại niềm vui cho bản thân mà còn đem lại nụ cười cho nhiều người khác.Tâm tính, nhân cách của con người khi ấy cũng hoàn thiện hơn và những phẩm chất tốt đẹp bên trong sẽ được thể hiện ra trong 1 gia đình, 1 cộng đồng. Hay nói một cách khác, con người đã tự hoàn thiện mình hơn một bước. Và đó cũng là ý nghĩa sâu xa nhất của cách sống đẹp, đẹp cả trong mắt của bản thân và xã hội. Thế nhưng,1 lối sồng đẹp không thể có trong một sớm một chiều mà là kết quả của cả một quá trình tự phấn đấu và nhận thức. Nhân tố ngoại cảnh xung quanh cũng có một tác động rất lớn đến việc hình thành 1 cách sống. Điều này có nghĩa là con người ta cần cố gắng rèn luyện và tạo ra cho bản thân 1 môi trường sống lành mạnh. Việc này không có gì phức tạp, chỉ đơn giản là học và làm việc hết mình, đối xử thân ái, yêu thương với bạn bè người thân và cả với những mảnh đời đang cần sự giúp đỡ từ cộng đồng.Cuộc đời không phải chỉ toàn một màu hồng nhưng khi ta biết cách sống đẹp, sống có ích ta sẽ thấy điều kì diệu mà cuộc sống này mang lại
“Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm một ngày nữa để yêu thương”
CLB Sống đẹp - NHH 2skul