Vũ Kim Hạnh
Thành viên mới
Báo Nikkei Asia của Nhật mới đây đã đăng một hình ảnh rất ấn tượng (xem ảnh ở dưới). Mối quan ngại về hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc đang như sóng thần tràn ngập các nước Đông Nam Á đang lớn dần. Các nước lo hàng giá rẻ của TQ có thể làm suy yếu các ngành công nghiệp địa phương. Những mặt hàng này thường được hưởng trợ cấp và ưu đãi do chính phủ Trung Quốc cung cấp, khiến chúng cạnh tranh hơn với các sản phẩm trong nước.
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ĐÃ CÓ NHỮNG CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ MỚI
Các quốc gia Đông Nam Á đang có động thái nâng cao rào cản đối với hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc, đặc biệt là những mặt hàng nhập khẩu thông qua các nền tảng thương mại điện tử.
Indonesia gần đây đã có phản ứng rõ rệt. Khoảng 49.000 công nhân Indonesia trong ngành dệt may và giày dép đã bị sa thải trong năm nay vì các nhà máy ở các tỉnh Banten, Tây Java và Trung Java đóng cửa. Để đáp lại lời kêu gọi của các nhà sản xuất hàng dệt may, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Zulkifli Hasan vào tháng 6 cho biết chính phủ sẽ xem xét ÁP THUẾ TỚI 200% VỚI VẢI NHẬP KHẨU.
Và các loại thuế mới cũng đang được xem xét để giải quyết tình trạng nhập khẩu gốm sứ, quần áo, giày dép, mỹ phẩm và đồ điện tử tăng mạnh.
MALAYSIA
Vào tháng 1, Malaysia đã áp dụng thuế bán hàng 10% đối với hàng hóa nhập khẩu được mua trực tuyến với giá dưới 500 ringgit (108 USD). Những mặt hàng như vậy trước đây được miễn thuế bán hàng, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt.
THÁI LAN
Thái Lan trong tháng này cũng đã mở rộng thuế giá trị gia tăng (VAT) 7% đối với các giao dịch mua hàng có giá trị dưới 1.500 baht (42 USD).
Tuy nhiên, các quan chức Đông Nam Á khẳng định rằng việc giám sát hàng nhập khẩu của họ không chỉ dành .Dư luận cho rằng, áp thuế và tang rào cản như thế vẫn là chưa đủ. Nhưng các nước cũng ngại “Chiến tranh thương mại” với Trung Quốc”’.
CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI PHÓ “KINH ĐIỂN”
Thông thường, các chính sách áp dụng của các quốc gia khi đối phó song thần hàng giá rẻ tràn vào sẽ là:
- Áp dụng Thuế quan và hạn ngạch mới
- Áp dụng các biện pháp chống bán phá giúa.
- Hỗ trợ thúc đầy các ngành công nghiệp địa phương
- Siết chặt tiêu chuẩn chất lượng
- Cải thiện cơ sở hạ tầng và hậu cần (bằng hiện đại hóa chuỗi cung ứng. Khuyến khích doanh nghiệp nội địa đổi mới và xây dựng thương hiệu. Đầu tư mạnh thêm cho R&D)Vấn đề tăng cường hợp tác các nước trong khu vực cũng được quan tâm.Và quan trọng nhất: chia sẻ mối quan tâm, nhìn xa nền kinh tế từ người tiêu dùng. Đặc biệt nhiều nơi nhấn mạnh Sáng kiến mua hàng địa phương
KẾT LUẬN
Tăng cường chính sách thương mại, thúc đẩy các ngành công nghiệp địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy đổi mới là một số biện pháp chính. Nhìn từ góc độ rộng hơn, các quốc gia phải phấn đấu vì một cách tiếp cận cân bằng, không chỉ tập trung vào các biện pháp bảo hộ mà còn vào các chiến lược dài hạn nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh toàn cầu của họ. Sự hợp tác giữa các quốc gia đang phải đối mặt với các vấn đề tương tự có thể dẫn đến các giải pháp hiệu quả và bền vững hơn.
Vũ Kim Hạnh